Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Giáo sư Allen Weiner: Điều 79, 88 ở VN là các điều luật vô hạn, với câu chữ mơ hồ, không phù hợp với một nhà nước pháp quyền. ( HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG LUẬT ĐẠI HỌC STANFORD: ĐIỀU 79, 88 ĐI NGƯỢC LẠI VỚI LUẬT QUỐC TẾ )




HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG LUẬT ĐẠI HỌC STANFORD: ĐIỀU 79, 88 ĐI NGƯỢC LẠI VỚI LUẬT QUỐC TẾ



Giáo sư Allen Weiner hiệu trưởng chương trình luật quốc tế của trường Luật đại học Stanford vừa có bài xã luận về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trên nhật báo hàng đầu của Mỹ tờ Washington Post nhan đề "Hoa Kỳ không nên đổi chác nhân quyền tại Việt Nam" [1].

Giáo sư Allen Weiner trình bày thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam với các vụ bắt bớ những nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến và cho rằng Hoa Kỳ không nên phát triển các mối quan hệ thương mại sâu hơn với VIệt Nam mà không cùng lúc thúc đẩy Hà Nội phải tôn trọng các cam kết của họ với quốc tế về tôn trọng nhân quyền.

Giáo sư Weiner đề nghị các giới chức Mỹ nên yêu cầu Việt Nam nên bắt đầu bằng việc phóng thích 17 nhà hoạt động Công giáo trẻ bị bắt giữ từ năm ngoái và những nhà tranh đấu nhân quyền khác bị giam cầm chỉ vì đã tìm một tiếng nói cho tương lai của đất nước.

Giáo sư Weiner nói Hoa Kỳ không nên tưởng thưởng cho chính quyền Hà Nội bằng cách đồng ý để cho Việt Nam vào Đối tác Xuyên Thái Bình Dương trong khi mà Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng các luật lệ mơ hồ của họ để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng và vi phạm nhân quyền của công dân.

Mới đây, Giáo sư Weiner vừa đại diện cho 17 nhà hoạt động trẻ đang bị giam cầm tại Việt Nam gửi đơn thư lên Ủy ban Điều tra về Giam giữ tùy tiện của Liên hiệp quốc (UNWGAD) trình bày về việc Hà Nội bắt giữ bất hợp pháp, giam giữ kéo dài các nhà hoạt động này và đề nghị cơ quan của Liên hiệp quốc kêu gọi Việt Nam phải phóng thích họ ngay lập tức. [2]

Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 3/8 bày tỏ lo ngại trước tin tức nói blogger và người dùng internet bị cấm đoán bày tỏ quan điểm tự do ở Việt Nam.

Bà Ravina Shamdasani, phát ngôn nhân của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền (OHCHR), bày tỏ quan điểm với các phóng viên ở Geneva. "Chúng tôi lo ngại dường như không gian để tự do bày tỏ ngày càng bị hạn chế ở Việt Nam."

Bà Shamdasani nói tiếp: "Một số vụ bắt giữ và kết án nặng nề những năm gần đây cho thấy xu hướng đáng ngại về việc hạn chế tự do bày tỏ, ý kiến và việc tập hợp của các blogger, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền, những người chất vấn chính sách chính phủ theo cách hòa bình." [3]

Trà lời phòng vấn đài VOA Giáo sư Weiner nói: Tôi là một người am hiểu về luật quốc tế. Tôi nghiên cứu và làm việc về luật quốc tế. Tôi cống hiến cả đời mình tìm hiểu về luật quốc tế. Tôi nhìn vào các trường hợp bị bắt giữ này tại Việt Nam và rõ ràng rằng đây là những vi phạm nhân quyền, vi phạm luật quốc tế. Những người như tôi, giảng dạy và nghiên cứu về luật quốc tế cũng phải có nghĩa vụ tìm cách đánh động sự lưu tâm của các chính phủ và tổ chức quốc tế đối với các trường hợp vi phạm những cam kết với quốc tế như chính phủ Việt Nam đang làm. Tôi cho rằng các luật lệ mà Việt Nam dựa vào để buộc tội những người thực thi các quyền này như điều 79 hay 88 ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’ hay ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là các điều luật vô hạn, với câu chữ mơ hồ, không phù hợp với một nhà nước pháp quyền. Những gì mà chính quyền Việt Nam đang làm cho thấy chỉ vì không thích các quan điểm chỉ trích các chính sách của nhà nước, và thay vì giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu của người dân đòi được dân chủ hơn, thì nhà nước lại dùng quyền lực để bắt bớ họ. Luật quốc tế không cho phép làm như thế.” [4]

[1] http://www.washingtonpost.com/opinions/the-us-shouldnt-sell-out-human-rights-in-vietnam/2012/08/26/519d8c80-ef9f-11e1-adc6-87dfa8eff430_story.html
[2] http://blogs.law.stanford.edu/newsfeed/2012/07/25/stanford-law-schools-allen-weiner-files-petition-with-the-united-nations-working-group-on-arbitrary-detention-on-behalf-of-seventeen-vietnamese-social-and-political-activists/
[3] http://www.un.org/apps/news/story.asp?NewsID=42620&Cr=Viet+Nam&Cr1
[4] http://www.voatiengviet.com/content/hoa-ky-khong-nen-doi-chac-nhan-quyen-tai-vietnam/1496308.html

Nhật ký yêu nước

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét