Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Tập đoàn điện lực VN (EVN) bên bờ phá sản . Tin Reuters: Nguy cơ vỡ nợ đằng sau những doanh nghiệp lớn của nhà nước / XEM THÊM : “Có điện để sống, không phải có điện để chết” . EVN vẫn chưa có phản hồi gì sau khi đã thất hẹn với người dân Đại Từ - Thái Nguyên.



TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM ( EVN ) BÊN BỜ PHÁ SẢN


Tin Reuters: Nguy cơ vỡ nợ đằng sau những doanh nghiệp lớn của nhà nước 


do Đàn Chim Việt dịch

Hà Nội - Từ những khu trung tâm ở nông thôn cho đến những thành phố bị nạn kẹt xe trầm trọng, khó mà không thấy được sự hiện diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tập đoàn này xây chung cư, lập ngân hàng, giám sát dịch vụ mua bán chứng khoán, cung cấp điện cho hằng triệu nhà và có 100.000 nhân viên làm việc cho mình.

Ngày nay, công ty cung cấp điện duy nhất của Việt Nam, được biết đến như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã trải rộng địa bàn hoạt động một cách sai lầm, theo một viên chức cao cấp trong ngành, người hiểu biết rành rẽ với tập đoàn cho hay. Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện là con bệnh mới nhất của nhà nước đang đối diện với sự xem xét kỹ lưỡng giữa lúc đang có những món nợ lớn, đã làm cho giới đầu tư nghi ngờ đến và tập đoàn này cũng tượng trưng cho sự xuống dốc của một đất nước mà đã một lần được mệnh danh là ngôi sao kinh tế mới của Đông Nam Á châu.

Một số người e rằng so với số nợ mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang mang, thì số nợ của Vinashin trước đây chẳng là bao, Vinashin là một tập đoàn nhà nước khác đã vỡ món nợ 600 triệu đô-làm tổn hại uy tín Việt Nam đối với giới đầu tư quốc tế, mặc dù sự độc quyền (về điện lực) này không lôi cuốn nhiều sự chú ý của quốc tế.

“Tôi có thể nói là món nợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn tệ hơn Vinashin nhiều, có lẽ hằng tỉ tỉ đồng,” một viên chức trong ngành nắm vững món nợ của EVN cho hay, nhưng yêu cầu được dấu tên.

Việc bắt giam một trùm tư bản nổi tiếng trong tuần này ông Nguyễn Đức Kiên, một người giàu hằng triệu và là người thành lập ngân hàng có giá trị đứng hàng thứ tư của Việt Nam là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), làm tăng thêm nỗi sợ hãi về cơn bệnh tài chánh ở nước bị cai trị theo thể chế cộng sản với khoảng 90 triệu người dân.

Việc bắt giam ông ta làm bùng lên nỗi lo âu về một lãnh vực vốn lạm quyền nhờ những mối quan hệ với những doanh nghiệp nhà nước nợ như chúa chỗm, bao gồm nhiều tập đoàn như EVN chẳng hạn, là công ty đi lệch hẳn ra ngoài khỏi chuyên nghành của mình khi những người cầm cân nảy mực muốn xây một tập đoàn tầm cỡ thế giới rập theo khuôn mẫu “chaebol” của Nam Hàn.

Ngân hàng trung ương buộc lòng phải lên tiếng bảo đảm công chúng là tiền gởi ở ngân hàng ACB an toàn khi khách hàng sắp hàng chờ rút tiền ra, trong lúc chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam tuột dốc 9 phần trăm trong tuần.

Tập đoàn Vinashin gần như sụp đổ trong năm 2010 và rắc rối lớn ở tập đoàn Vinaline trong năm nay, với tổng số nợ lên tới 6 tỉ 5 đô-la, đã làm cho nhà nước hứa hẹn gia tăng cải cách những doanh nghiệp nhà nước, vốn chiếm một phần ba nền kinh tế của cả nước và không cho đầu tư tư nhân đổ vào những lãnh vực này.

Nhưng những đề nghị mới đây nhất được thông báo hôm tháng Bảy tuồng như không giải quyết được những gian dối và ưu tiên hỗn loạn, nhập nhằng đã cho phép 100 tập đoàn doanh nghhiệp lớn nhất của nhà nước mang món nợ lên tới 50 tỉ đô-la -- gần bằng một nữa sản phẩm kinh tế hằng năm của Việt Nam trong năm 2010.

Vấn đề ở chỗ, theo chuyên viên ngân hàng và ngành kỹ nghệ, nằm sâu và xa hơn cả Vinashin và Vinalines.

“Đó chỉ là cái chóp của tảng băng chìm dưới lòng biển,” ông David Koh, một chuyên gia Việt Nam của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á châu ở Singapore nói.

Sự thất bại của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chẳng hạn, sẽ có một tác động lớn hơn rất nhiều lên toàn bộ nền kinh tế vì sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng rẽ và đó là mạch máu cho lãnh vực sản xuất.

Bản báo cáo của Sài Gòn Thời báo hôm tháng Năm trích lại bản tài liệu của ban Kiểm tra Nhà nước cho hay Tập đoàn Điện lực Việt Nam nợ 11 tỉ 5 đô-la vào cuối năm 2010, gần gấp ba lần số nợ của Vinashin cùng thời điểm đó.

Báo Tuổi Trẻ tường thuật hôm tháng Mười Hai rồi là Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ 8 tỉ 4 đồng Việt Nam, 12 lần nhiều hơn con số của Tập đoàn đưa ra.

Những con số này đã không được ban Kiểm tra Nhà nước đề cập đến trong bản báo cáo chính thức gởi cho báo chí hôm tháng Bảy.

Viên chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã không trả lời nhiều cuộc gọi của hãng thông tấn Reuters nhằm xin bình luận.

Tình trạng tài chính thật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước lớn đứng hàng thứ năm của Việt Nam với thu nhập gần 5 tỉ trong năm 2011 theo tường thuật của báo chí Việt Nam – thì khó mà biết được.
Tập đoàn độc quyền cung cấp điện này báo cáo lỗ 3 tỉ 5 đồng trong năm 2011, nhưng nhiều nhà kinh tế hoài nghi về sự chính xác của những thông báo tài chánh của nhà nước.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có thông báo một số kết qủa cho báo chí trong nước, nhưng họ không công bố chi tiết sổ sách tài chánh.

Nguồn:

(1) Insight: Debt risks lurk in Vietnam's unreformed state giants. Reuters, by Stuart Grudgings, 25 August 2012
(2) Tựa đề do DCVOnline đặt, và chỉ lược dịch phần liên quan đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam của tác giả Stuart Grudgings.

Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào
http://phamvietdao2.blogspot.com/2012/08/tap-oan-ien-luc-viet-nam-evn-ben-bo-pha.html

___________

XEM THÊM :

“Có điện để sống, không phải có điện để chết”


Đã gần một tuần kể từ khi cuộc đối thoại dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 17/8 giữa người dân Đại Từ - Thái Nguyên với tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo tập đoàn vẫn chưa có phản hồi gì sau khi đã thất hẹn với luật sư, các nhà khoa học và 33 hộ dân Đại Từ.

Photo courtesy of blogforum. hueic.edu.vn
Hệ thống giây điện chằng chịt đầy nguy cơ trên các cột điện.


Hiện người dân Đại Từ vẫn cắm trụ trước cổng EVN để đòi hỏi quyền lợi di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Nhiều lần lỗi hẹn


Sau khi bất ngờ thay đổi địa điểm vào phút chót, tức vào ngày 16/8, chỉ 1 ngày trước khi buổi đối thoại dự kiến diễn ra, tập đoàn EVN đã không tiếp các hộ dân Đại Từ tại trụ sở ở Hà Nội như quyết định đã được hai bên đồng ý trước đó, mặc dù phía luật sư trợ lý pháp lý cho các hộ dân đã gửi thư đại khẩn thông báo không đồng ý việc thay đổi địa điểm.

Chính vì vậy sáng 17/8, 33 hộ dân Đại Từ, luật sư, nhà báo và các nhà khoa học vẫn đến trụ sở EVN như đã hẹn để được đối thoại với EVN về những ảnh hưởng nghiêm trọng trên sức khỏe và tính mạng của các hộ dân khi đường dây truyền tải điện 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên được xây dựng và vận hành trên đất và nhà của họ. Tuy nhiên, việc gặp gỡ đã không diễn ra. Phía EVN không tiếp đón các hộ dân, mà ngược lại, cấm cả luật sư đại diện và các nhà khoa học bước vào bên trong trụ sở tập đoàn này.

Công nhân điện lực đang sửa điện. AFP photo.

Đại diện của 33 hộ dân thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết họ kiên quyết cắm trụ biểu tình trước trụ sở của EVN tại Hà Nội cho đến khi nào lãnh đạo tập đoàn này chịu tiếp dân mới thôi. Tuy nhiên, thời tiết mưa bão đã khiến một số người bị bệnh nhưng các nhà trọ xung quanh khu vực lại được lệnh không được chứa chấp các hộ dân này. Một người trong nhóm cho biết tình hình hiện tại:

“Vừa rồi một số bà con về dưới này vào đúng hôm mưa bão, nằm mưa bị ướt, nước vào người bị ốm, thế là vào nhà trọ. Họ cho trọ được hai tối, xong rồi nó cho công an vào bảo là nghiêm cấm không cho những người đi kiện EVN vào trọ, thế là họ không cho trọ. Con gái của cụ nhà trọ bảo là “Các chị ơi, hôm nay không được trọ ở đây. Công an nó thông báo rồi, nếu nhà nào mà chứa chấp những người đi kiện ở cổng EVN thì nó phạt”. Thế là bà con không cho trọ mà bà con chỉ giúp đỡ cho tắm nhờ, mỗi người 5.000 đồng thôi chị ạ.”

Trong thông báo gửi cho các cơ quan báo chí, truyền thông, văn phòng luật sư Trần Vũ Hải, trợ lý pháp lý cho các hộ dân Đại Từ, cho rằng “lãnh đạo EVN đã không muốn dư luận và báo chí biết rõ về hoàn cảnh thương tâm của các hộ dân trên nên tìm cách né tránh tổ chức buổi họp”.

33 hộ dân Đại Từ hiện đang đồng khiếu kiện EVN về công trình đường dây tải điện 220 KV đi ngang qua nóc nhà khiến cho nhiều trường hợp tai nạn nghiêm trọng đã diễn ra. Thậm chí, sau khi dân Đại Từ gửi hàng trăm lá đơn kêu cứu về tình trạng mất an toàn điện sau khi công trình được đưa vào vận hành từ năm 2007, tổ công tác liên bộ gồm đại diện UBND xã, huyện, tỉnh Thái Nguyên, cùng với đại diện Văn phòng chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Y tế bộ Khoa học Công Nghệ đã đến khảo sát khu vực vào cuối năm 2007 và cũng đã bị điện giật. Thế nhưng sự việc đã bị bỏ lửng và từ đó đến nay người dân tiếp tục gặp các tai nạn điện nghiêm trọng.

Chị Tiến, một trong các hộ dân ở đây cho biết:

“Đau đầu, tức ngực, khó thở, mệt mỏi, choáng váng, giật, bỏng… Thằng bé con đứng trong nhà mà điện phóng vào bỏng hết nửa lưng phải mang đi cấp cứu. Có người bị điện phóng xuống chết đi sống lại cách đây khoảng 2 tuần, bây giờ cắm bút thử điện vào người là sáng rực lên như cắm vào ổ điện. Nhà tôi không ở được. Các con vật đẻ con bị dị dạng, chân không có ngón, mồm không có, không có mắt, chết dần chết mòn. Gà nuôi 8 tháng có 3 lạng, toàn khối u trên đầu thôi. Chúng tôi không biết bây giờ phải sống như thế nào. Gia đình tôi bây giờ tay trắng hết, không có nhà, không có đất, không có gì cả.

Nhà tôi các đoàn kiểm tra về bị điện giật bỏ chạy, không báo cáo trung thực, khách quan mà báo cáo sai hết bằng văn bản. Ông điện lực này ông trốn tránh, bỏ chạy, không ký biên bản làm việc. Ông làm việc với dân mà không ký biên bản, chạy, vác máy quay chạy hết. Chúng tôi đề nghị và trong văn bản hứa với chúng tôi là mùng 2/8 vừa rồi đối thoại trực tiếp với chúng tôi nhưng rồi lại hoãn lại, làm văn bản và lại hứa 17. Bây giờ lại quay ra lật lọng 180 độ, làm rất sai trái, lừa đảo, hành hạ bà con.”

"Có điện để mà ngất, có điện để mà chết, không được!"


Hệ thống giây điện chằng chịt trên các cột điện. RFA photo.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, người được mệnh danh là “Ông già Ozon”, trong một lần đi hướng dẫn người dân trồng chè sạch và bảo quản chè ở khu vực này, đã phát hiện ra sự mất an toàn điện ở đây. Ông cho biết:

“Nhà người ta đã có từ năm 1986, 1990, đang sống bình yên, bây giờ tự nhiên có một đường dây điện cao thế 220 KV đi qua đầu nhà mình, bên cạnh đấy lại là một đườngdây cao thế 110 KV, khi các máy sao chè chạy, chúng ta biết là khi cọ sát thì sẽ xảy ra hiện tượng tích điện và lập tức sét đánh. Khi quạt, ti vi chạy trước lúc trời mưa, đặc biệt là ở những vùng như Núi Hồng là mỏ than thì hơi độc ngưng tụ lại, tích rất nhiều điện tích, mà lúc đó lại sắp mưa, có mây tích nhiều điện tích thì sẽ xảy ra hiện tượng sét đánh. Kết quả là cháu Sơn đã bị sét đánh cháy bỏng lưng.

Hôm trước, sau khi bà con xuống trụ sở điện lực trở về, lại có một trận mưa. Trước cơn mưa có sét đánh làm cháy máy sao chè của nhà bà Sen. Đây là lần thứ hai máy sao chè bị cháy. Tất nhiên với tư cách cá nhân, tôi cũng chỉ nói chuyện được với một số nhà để chỉ họ cách phòng chống.”

Theo TS Nguyễn Văn Khải, việc người dân sinh sống dưới đường dây tải điện 220 KV sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng người dân, đồng thời ảnh hưởng cả trên công việc sản xuất.

“Nếu đọc lại tất cả tài liệu trên thế giới, người ta chỉ nói người công nhân làm ở trong hành lang điện hoặc dưới lưới điện bao nhiêu giờ, không có tài liệu nào nói rằng người dân bình thường có thể sống, sinh hoạt ở ngay dưới mạng lưới truyền tải điện với hiệu điện thế 220 KV như vậy. Bởi vì một anh công nhân vào làm việc hai giờ khác hẳn với một người đàn bà 70 tuổi bế một cháu 2 tuổi suốt ngày ở dưới lưới điện đó. Hiện tượng phơi nhiễm điện sẽ rất lớn.”

Sau khi người dân Đại Từ ủy quyền cho văn phòng luật sư Trần Vũ Hải trợ lý pháp lý cho việc khiếu kiện, tập đoàn EVN lên tiếng khẳng định đã tuân thủ quy định của pháp luật về các thông số về khoảng cách an toàn, giá trị đo đạc về điện từ trường đối với hành lang lưới điện. Thế  nhưng, TS Nguyễn Văn Khải cho rằng ngay cả quy định của điện lực Việt Nam mà thủ tướng Phan Văn Khải đã ký vào năm 2006 với chỉ một điều kiện là thông số cường độ điện trường là chưa đầy đủ, giống như kiểu “đau bụng uống nhân sâm… thì tắc tử”, bởi vì có thể với cùng một cường độ điện trường nhưng với độ từ thẩm của môi trường vùng đất, với độ tích điện của từ trường đó thì sẽ xảy ra nhiễu khác nhau.

“Là một nhà khoa học, tôi thấy khi xét đến ảnh hưởng của từ trường và các thông số của điện từ trường ấy thì phải xét cường độ của điện trường, độ lớn cảm ứng từ và cường độ của dòng điện cảm ứng. Nhưng trong quy chuẩn của điện lực Việt Nam chỉ đưa một thông số là cường độ điện trường. Không thể có một cái kiềng nào một chân! Cái kiềng này phải ba chân.”

Chính vì những khúc mắc xung quanh việc xây dựng và thực tế vận hành dự án đường dây điện 220 KV Tuyên Quang – Thái Nguyên mà phía luật sư và các nhà khoa học đề nghị EVN và các cơ quan quản lý liên quan cùng đối thoại với người dân để tìm cách giải quyết. Thế nhưng EVN đã nhiều lần lỗi hẹn trong việc đối thoại với người dân.

TS Nguyễn Văn Khải nói:

“Điện là cần thiết. Điện cần cho tất cả các gia đình. Ủng hộ việc lắp đặt các lưới truyền tải điện nhưng phải đảm bảo an toàn điện bởi vì người ta có điện để sống chứ không phải có điện để mà chết.

Nếu thực sự họ muốn đem lại hạnh phúc cho nhân dân, họ muốn đời sống của người dân trở nên tốt hơn thì họ phải giải quyết vấn đề an toàn điện, phải giải quyết những vụ cháy các thiết bị điện, các vụ bỏng điện. Gần đây nhất, chưa đầy một tháng trước, một người bị điện giật ngất. Họ phải giải quyết như thế nào chứ? Có điện để mà ngất, có điện để mà chết, không được!”

Theo TS Nguyễn Văn Khải, chỉ có hai cách để giải quyết vấn đề là thay đổi đường dây hoặc di dời các hộ dân bên dưới đường dây truyền tải điện. Tuy nhiên, việc thay đổi đường dây sẽ rất tốn kém và gây thiệt thòi cho người dân khu vực nên giải pháp tốt nhất vẫn là hỗ trợ cho người dân di dời.

Theo dòng thời sự:


Khánh An, phóng viên RFA
2012-08-26

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét