Mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa dưới bàn tay của những tên phù thủy "Cái Gì Cũng Ăn & Rút Ruột"
Trường mới xây đã... sắp sập
Thứ Ba, 21/08/2012 10:24
Ngày học đầu tiên của Trường THCS Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) cũng là ngày thầy trò trường này “bỏ của chạy lấy người” khi mới đặt chân vào các phòng học. Rất nhiều mảng tường bị nứt, nền sụp lún đổ hẳn về một bên, có thể sập bất cứ lúc nào.
Bậc thềm trường học bị nứt toạc - Ảnh: Ngọc Tài
Ngay sau ngày học đầu tiên 13-8, khoảng 700 học sinh của trường đã được di dời khẩn cấp sang điểm Trường Tiểu học Đốc Binh Kiều 1 học tạm.
Sửa chỗ này bung chỗ khác
Nhìn từ xa, Trường THCS Đốc Binh Kiều nổi bật với màu sơn còn tươi mới. Trường có hai khu được xây dựng kết cấu một trệt và một lầu khá khang trang. Tuy nhiên, khi đến gần thì thấy vô số vết nứt trên tường, nền nhà.
"Thứ bảy tuần rồi các em vào trường để thi. Tôi đứng coi thi mà một con mắt phải để ở ngọn cây bên ngoài trường xem gió thế nào. Gió mạnh là tôi lo muốn rớt tim ra ngoài luôn vì sợ trường sập" Thầy Võ Thanh Long (giáo viên Trường THCS Đốc Binh Kiều) |
Một số vết nứt đã được trám, trét tạm bợ nhìn thấy ớn lạnh. Bậc tam cấp hiện đã tách khỏi chân tường hơn 20 cm, dễ dàng cảm nhận khu nhà đã bị nghiêng về phía sau.
Trên nền gạch có nhiều dấu vết của những lần sửa chữa, thay gạch mới nhưng sửa chỗ này thì chỗ khác bung lên hay sụp xuống. Hiện trạng này được một số phụ huynh mô tả như là “bãi chiến trường”.
Chúng tôi đến trường đúng vào giờ ra chơi nhưng sân trường và trong các phòng học, hành lang không có tiếng lao xao của học trò. Không có bất cứ học sinh nào chạy nhảy, nô đùa mà lại “đi nhẹ, nói khẽ”. Một học sinh giải thích: “Thầy cô dặn trường bị yếu nên đừng nô đùa nhiều, nguy hiểm lắm”.
Thầy Võ Thanh Long, giáo viên dạy môn địa lý, kể: “Thứ bảy tuần rồi các em vào trường để thi. Tôi đứng coi thi mà một con mắt phải để ở ngọn cây bên ngoài trường xem gió thế nào. Gió mạnh là tôi lo muốn rớt tim ra ngoài luôn vì sợ trường sập”.
Đầu năm học nhà trường tạm bố trí cho học sinh học trên lầu vì trên đó... ít bị nứt hơn. Thầy Phan Thanh Thảo, hiệu trưởng, giải thích: “Ban giám hiệu và giáo viên ở tầng trệt, nếu xảy ra chuyện gì thì cũng thiệt hại nhẹ hơn. Các em cần ở chỗ an toàn hơn”.
Sửa chữa liên miên
Theo Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Tháp Mười, đơn vị này làm chủ đầu tư hạng mục xây dựng 22 phòng học, nhà vệ sinh, sân, san lấp mặt bằng của Trường THCS Đốc Binh Kiều. Nhà thầu thi công là Công ty cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai.
Thời gian thi công từ tháng 5-2006 đến tháng 12-2007. Công trình được phê duyệt với kinh phí gần 3,5 tỉ đồng, nhưng giá trúng thầu chỉ còn dưới 3 tỉ đồng. Công trình này nghiệm thu và đưa vào sử dụng từ năm 2008.
Còn hạng mục ba phòng bộ môn thí nghiệm thực hành, thư viện, công trình phụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công là liên danh doanh nghiệp tư nhân Diễm Tường và doanh nghiệp tư nhân Vân Tuyết. Thời gian thi công từ tháng 6-2010 đến 11-2011. Theo kế hoạch, các bên sẽ tiến hành nghiệm thu trong vài ngày tới. Gói thầu này được phê duyệt gần 5,8 tỉ đồng, còn giá trúng thầu là 4,8 tỉ đồng.
Sau khi hạng mục 22 phòng học đưa vào sử dụng, nhà trường đã tổ chức sửa chữa lớn hai lần với tổng kinh phí khoảng 500 triệu đồng. Ngoài ra còn nhiều lần sửa chữa nhỏ, đến mức tất cả thời gian rảnh rỗi không học như nghỉ hè, nghỉ tết, thứ bảy, chủ nhật đều được tận dụng để sửa chữa trường.
Ông Ngô Thanh Sang, Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười, cho biết nguyên nhân khiến trường mới xây đã xuống cấp đang được Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp cử cán bộ đến khảo sát để kết luận. Để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, tạm thời nhà trường sẽ chuyển các em qua cơ sở Trường Tiểu học Đốc Binh Kiều 1 để học tạm.
Sau khi Sở Xây dựng tìm ra nguyên nhân khiến trường xuống cấp và sửa chữa, khắc phục xong thì nhà trường sẽ cho học sinh trở lại học. Riêng hạng mục ba phòng bộ môn thí nghiệm thực hành, thư viện và công trình phụ chưa nghiệm thu thì nhà thầu phải có trách nhiệm khắc phục sự cố.
Chúng tôi đặt câu hỏi mà nhiều phụ huynh đã đặt ra: “Đến khi nào học sinh được yên tâm ngồi học mà không sợ trường sập?”, nhưng cả lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tháp Mười và lãnh đạo nhà trường không ai dám khẳng định.
Chiều 13-8, chúng tôi gặp một số phụ huynh đi đón con, họ bảo rất xót xa khi nhìn con em mình phải đi rón rén, nói năng nhỏ nhẹ trong khu nhà nứt toác trong khi tuổi các em là tuổi chơi, tuổi lớn. Nhiều phụ huynh đứng ngoài cổng trường nhìn vào bên trong với vẻ mặt rất căng thẳng, đến khi gặp con em thì họ ôm vào lòng hôn lấy hôn để.
Bà N.T.C. vừa đón con xong, quay sang nói với chúng tôi: “Đêm qua nghe con nói còn học ở trường này mà tui rầu ngủ không được. Giờ gặp nó bình an thế này mừng lắm”.
Còn bà N.T.A. bảo: “Nhiều lúc tui muốn cho con nghỉ học hay chuyển sang trường khác chứ học ở trường này sợ lắm, không yên tâm làm gì hết”..
Nhiều người vừa đón con xong đã vội vã đưa con rời khỏi trường vì sợ nguy hiểm...
Theo Ngọc Tài - Thúy Hằng (Tuổi Trẻ)
nld
---------------------------
XEM THÊM
NGÀY 20 THÁNG 8 NĂM 2012
Hố tử thần do đâu ?
Nhìn cái hố sụt cắt ngang đường Lê Văn Lương gần nhà mình mà ngán quá. Xem các ảnh chụp của phóng viên báo GDVN phang lên thế thì toi các chú em nhà thầu rồi, mau mà mang rào tôn ra rào kín ngay kẻo dân trong nghề đường xá nó đang thất nghiệp mà kéo đến xem, chụp ảnh rồi phang lên mạng thì toi cả nút.
Hai bố con bác kia liều quá !
Thế này mà nhà chung cư của dân đang ở thì sao ?
Sao lại để báo chí chụp ảnh ruột gan thế ?
Lớp nhựa cho đường tải trọng A.
Hai quả nhà chung cư khu này toi rồi, bán khó đây.
Cống bê tông từng khúc vùi trong cát, chả hiểu tiêu chuẩn gì.
Đường và em ( nhà thầu ) là đôi bạn thân ...
Nói dại chứ bố nào đang đi con xe ca vài chục chỗ vào đúng lúc đi qua miệng hố này thì thôi, a di đà phật - Ăn chuối cả nải ! đúng là không biết thế nào mà lần, đang bon bon bỗng rụp ! kêu ai đây?
Nhìn cái hố thì bệnh nghề nghiệp bỗng nhiên ngứa ngáy, cho dù chú em thân thiết của mình đang làm trong ban Nam Cường nhưng cũng không khỏi buột mồm chửi đổng một câu : đường đểu!
Đểu ở cái chỗ là ai lại đi lắp ống từng khúc ngầm trong nền đường, dưới phần cát. Làm sao để đảm bảo rằng các mối nối của các khúc ống kín khít như ống liền. Nếu nó chỉ rò rỉ vài chục lít mỗi ngày thôi là cũng có thể gây chảy cát rồi thành cái hố to trong thời gian rất nhanh. Vì thế TCVN bắt buộc phải lắp ống liền, chịu áp lực khi đi ngầm qua đường là vậy. Thường thì thiết kế chọn việc đổ bê tông những cống qua đường, hoặc chí ít thì cũng phải lắp ống Composit hoặc kim loại không rỉ để loại trừ việc bục mối nối, gây thổi bay đường như hôm trước bục đường dẫn nước Sông đà làm sạt đường cao tốc Thăng Long vậy. Ừ thì thiết kế chỉ tính cho ống thoát là chảy không đầy ống, nhưng ông nào dám đứng ra vỗ ngự bảo chỗ này nó không đấy ống, chỗ kia đầy ống mà còn áp lực cao ? có mà Thánh.
Cuối cùng thì nhà thầu sẽ phải khẩn trương khắc phục, làm lại chỗ này. Tuy nhiên, nếu tất cả các hệ đường ống thoát trên trục đường này mà thi công như thế thì liệu chừng, sẽ còn nhiều hố tử thần nữa sụp bất kỳ lúc nào lúc trời lại có mưa. Riêng điểm sạt lở này, nếu lại lắp như cũ thì mai mưa trận nữa lại sụp 100% vì chỗ đó là điểm thoát cuối của khu vực, ống của các bố lắp như thế nào có được thử kín đâu mà biết nó không rò rỉ trong nền cát ?
Còn chuyện mái đất sét, phần base, phần nhựa thô và lớp mịn có đủ dày và đủ thành phần hay không để đường chịu được tải trong cho xe contener đi ( Loại A) thì đó là việc của mấy chú chuyên môn vào chém gió nhá.
Riêng phần đường ống lắp như thế thì hãy đợi đấy, còn cả trăm hố đang chờ sụp, cứ ngồi đấy mà đổ lỗi cho nhau.
Quả nhiên sáng nay đường đã rào kín, thế chứ, cứ để bọn báo chí nó mò đến chụp ảnh quay phim loạn lên thì lại chết toi cả nút.
Rào rồi, kín như bưng nhá.
vào lúc 20.8.12
http://quehuongcualua.blogspot.com/2012/08/ho-tu-than-do-au.html?spref=fb
Alfonso Vova
Đường Lê Văn Lương thi công sai tiêu chuẩn kỹ thuật :
- Không cho phép lắp đặt cống có mối nối ngầm trong phần đường có cống đi qua.
- Không cho phép lắp ống cống ngầm trong đất/nền/ hạ tầng mà không có gối đỡ và phần bên tông bao quanh mối nối.
- Phần nền đường theo ảnh đã bị ăn bớt phần đá và base ( phần cứng trước khi trải thảm thô atphal nhựa, và phần hạt mịn ).
- Lắp đặt ống cống từng đoạn ngắn như vậy sẽ không cho phép lu lèn với K 90 trở lên vì khi đã đặt cống trên nền cát như vậy sẽ không còn cho lu nữa, vì nếu lu sẽ gây lún cục bộ từng đoạn cống, gãy nứt mối nối. sau này sẽ rò rỉ nước qua mối nối - gây chảy cát và tạo hố rỗng.
Để xác định các sai phạm rất dễ dàng : cho khoan khảo sát các điểm bất kỳ trên mặt đường Lê Văn Lương để thấy các lớp, kiểm tra được độ chặt của từng lớp xem có đủ như chỉ tiêu thiết kế hay không, căn cứ vào tải trọng loại gì được để ra trước khhi thiết kế.
Nếu các đoạn cống khác trên toàn bộ tuyến Lê Văn Lương cũng được lắp như đoạn đã sụt thì tương lai còn cả loạt đoạn sẽ sụp khi mùa mưa bão, nước cứ chảy gỉ qua khe mối nối và chảy cát xung quanh gây rỗng thành hầm hố.
Nguy cơ này là có thật và sự cố sẽ xảy ra tiếp theo mà không cần phải ông thanh tra thanh mẹ nào phán tìm nguyên nhân.
Tôi từng giám sát thi công nền, đường, hạ tầng có nhiều cống ngầm kích thước lớn và các bài học kinh nghiệm trải qua khá nhiều. Các trò ăn bớt độ chặt do tốn ca máy lu đã khiến nhà thầu ăn bớt ca lu khiến độ chặt không đạt K như thiết kế đề ra cho tải trọng đường được chủ đầu tư yêu cầu.
BÀI ĐÃ ĐĂNG :
Thứ hai, ngày 20 tháng tám năm 2012
:-O Công trình hầm 'ếch' chống “bôm hột nhưn” ngay tại thủ đô Hà Nội !! ( Hà Nội: Sạt lở kinh hoàng, đường tách làm đôi / Sụt lún đường Lê Văn Lương gần cổng chào của khu đô thị Dương Nội ngày 19/08/2012 / Sập hầm thủy điện Nậm Pông (Quỳ Châu, Nghệ An), nhiều công nhân bị vùi lấp )
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/o-cong-trinh-ham-ech-chong-bom-hot-nhun.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét