Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Bắt Bố Già Kiên,"ông trùm" của các Ngân hàng Việt Nam, phanh phui ra toàn bộ đường dây lũng đoạn kinh tế - Chính trị với Trầm Bê và Nguyễn Thanh Phượng - Nguyễn Tấn Dũng. Cổ phiếu ngân hàng sáng nay lao dốc, bị bán mạnh và giảm sàn. Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên cũng được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật.



XEM THÊM

BƯỚC ĐẦU PHÁT HIỆN PHẠM PHÁP CỦA BỐ GIÀ KIÊN TẠI NGÂN HÀNG ACB

TÀI SẢN CỦA BỐ GIÀ KIÊN

HỒ SƠ RIÊNG VỤ ÁN BỐ GIÀ KIÊN




Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012

BỐ GIÀ KIÊN ĐÃ BỊ BẮT!



Xin thông báo đến toàn thể độc giả: Bố già Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt sau một chuyên án đặc biệt được lập lên do chính Bộ Trưởng Trần Đại Quang trực tiếp lãnh đạo phối hợp cùng Tổng Cục 2 đã phanh phui ra toàn bộ đường dây lũng đoạn kinh tế - Chính trị của bố già Kiên, Trầm Bê và Nguyễn Thanh Phượng - Nguyễn Tấn Dũng.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến Quý bạn độc để chia vui ... Cho thấy Tổng bí thư và Chủ tịch nước đang làm thật chứ không còn là những anh tuyên giáo....

Quan làm báo
http://quanlambao.blogspot.com/2012/08/bo-gia-kien-bi-bat.html

at 01:00  
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên Facebook
Labels: CÁC MAFIA VIỆT NAM



7 nhận xét:

Nặc danh nói...
Đó là hậu quả của kẻ ngạo mạng. Nếu hắn ta chỉ có hối lộ để làm kinh tế mà thôi thì có lẽ chưa bị bắt đâu. Đàng này lão Kiên quá tham vọng muốn khuấy động cả chính trị trong chế độ này thì xem ra hắn quá mạo hiểm và có lẽ không nhìn thấy cái gương của những người đi trước. Riêng Trầm Bê thì có lẽ khôn ngoan hơn vì ít có phán xét bừa bãi. Hơn nữa Trầm Bê là người "biết điều" với TT Nguyễn Tấn Dũng nên có lẽ ông ta sẽ được chống ô dù. Nếu làm thẳng tay thì có lẽ toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ sụp đỗ. Thực tế thì ai cũng thấy gia đình Trầm Bê làm "xiếc" như thế nào để từ chổ mất thanh khoảng ở Ngân hàng Phương Nam, sau đó được Thủ tướng và Thống đốc ngân hàng Nhà nước bảo kê để rót tiền xuống dưới hình thức cho vay để Trầm Bê lấy tiền đi vay đó đi thao túng Sacombank. Nói cho cùng thì những người này chẳng còn tiền mà lợi dụng nạn tham nhũng để trục lợi cá nhân. Nếu ông Ty Sang và Phú Trọng nhúng tay làm sạch điều này thì tôi sẽ giúp kiêu gọi hàng triệu Sinh viên Việt Nam lên tiếng để lật tẩy những nhân vật cầm quyền thao nhũng này!
01:06 Ngày 21 tháng 8 năm 2012
NGƯỜI NGHÈO nói...
TRỜI CAO CÓ MẮT. NGÀY VUI ĐÃ ĐẾN CHO DÂN TỘC VN.
01:07 Ngày 21 tháng 8 năm 2012
click2begin nói...
Hoan hô quanlambao!
01:08 Ngày 21 tháng 8 năm 2012
Nặc danh nói...
Bố già Kiên bị tó có thật không?Đừng làm chúng tôi mừng hụt,phải bắt hết bọn chúng ra hầu tòa tịch thu tất cả tài sản của bọn chúng,phong tỏa tất cả tài sản của bọn chúng gởi ngân hàng ở nước ngoài,bất kỳ nước nào trên thế giới
01:50 Ngày 21 tháng 8 năm 2012
Nặc danh nói...
có tin mừng này thật sao?
02:05 Ngày 21 tháng 8 năm 2012
Nặc danh nói...
vang chinh xac .tui mafia nay phai nghiem tri lam guong cho nhung phan tu co y do tao dung toi pham o viet nam phai dung ngay. xin chuc mung tong 2 va bo truong
02:10 Ngày 21 tháng 8 năm 2012
Nặc danh nói...
Wow ... QuanLamBao nói chơi hay nói giởn vậy?

Tui đã dạo một vòng thế giới của các trang blog mà chưa thấy ai đăng tải thông tin này, ngoại trừ QuanLamBao.
04:47 Ngày 21 tháng 8 năm 2012
Đăng một Nhận xét




----------------------------

Thứ Ba, 21/08/2012, 08:45 (GMT+7)

Bắt bầu Kiên

TTO - Sáng nay 21-8, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) xác nhận với Tuổi Trẻ Cơ quan CS điều tra đã bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, ngõ 27 đường Xuân Diệu, Q.Tây Hồ, Hà Nội).


Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) - Ảnh: Sĩ Huyên


Ông Nguyễn Đức Kiên (48 tuổi) là Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội, là cổ đông tại nhiều ngân hàng thương mại như ACB...

Được biết, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt giữ để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế của ông này.

Ngay trong tối 20-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại Hà Nội. Việc khám xét kéo dài khoảng hơn một giờ. Cơ quan công an đã thu giữ một số tài liệu liên quan đến hành vi đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên.
Trước đó, vào 15g chiều 20-8, ông Nguyễn Đức Kiên đã gặp và trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ tại khách sạn Hilton - Hà Nội. Tại cuộc trả lời phỏng vấn, ông Kiên trao đổi nhiều về các nội dung liên quan đến tổng kết mùa giải 2012 của bóng đá Việt Nam.

M.QUANG - K.XUÂN
tuoitre




-------------------------

Thứ Ba, 21/08/2012, 08:17 GMT

"Bầu" Kiên - "ông trùm" của các Ngân hàng Việt Nam


Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.
Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.

`Bầu` Kiên - `ông trùm` của các Ngân hàng Việt Nam 
Bầu Kiên - tâm điểm cúa bóng đá Việt Nam trong năm 2011

Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF

Là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.

Khi giới truyền thông được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói sa sả về những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.

Sau cú ra đòn bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…, buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.

Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.

VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch



Siêu xe bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy


Bầu Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận, không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.

Tuy nhiên, mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.

Với những cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy…CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch.


Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc

Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.


Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.


Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.


Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.


Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.


Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).


Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.


Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.


Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu trước đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.


Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.


Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.

Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình

.
Theo Nhịp cầu Đầu tư
baomoi


-----------------------------------

Thứ ba, 21/8/2012, 10:54 GMT+7

Cổ phiếu ngân hàng lao dốc sau tin bầu Kiên bị bắt giữ

Cổ phiếu EIB, ACB, STB sáng nay bị bán mạnh và giảm sàn sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên - cổ đông lớn của nhiều ngân hàng bị bắt vào chiều qua.

> Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt / ACB không còn liên quan tới bầu Kiên

Hai sàn phủ đầy sắc đỏ từ khi mở cửa. Đợt 1 Vn-Index rớt 6,4 điểm, xuống 430,79 điểm, giao dịch 6,7 triệu chứng khoán, tương đương 116 tỷ đồng.

EIB là cổ phiếu hiếm hoi trên sàn TP HCM giảm hết biên độ từ đầu phiên và trong tình trạng xả hàng mạnh. Lúc 9h30, dư bán giá sàn của mã này trên 2 triệu cổ phiếu, chưa tính tới các mức giá thấp khác và không hề có dư mua. Tuy nhiên, tại mã này vẫn có lực mua của khối ngoại, với 50.000 cổ phiếu, trong số 231.300 cổ phiếu EIB đã được chuyển nhượng, tính tới 9h45.

Tương tự EIB, cổ phiếu ACB trên sàn Hà Nội đột ngột bị bán mạnh từ đầu ngày, với dư bán giá sàn luôn hiện hữu trên 1 triệu. Mặc dù chịu áp lực bán lớn nhưng mã này vẫn giao dịch tới 802.300 cổ phiếu, lúc 9h45.

STB ban đầu chỉ mất điểm nhẹ nhưng cũng đã nhanh chóng giảm xuống mức sàn và bị bán mạnh. Trong khi đó, MBB, VCB, SHB tuy chưa giảm hết biên độ nhưng cũng mất điểm 0,4-1,1 điểm.




*
Cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh. Ảnh: B.H

Diễn biến xấu từ cổ phiếu ngân hàng đã ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán sáng nay. Cả 2 sàn ngập sắc đỏ, cổ phiếu kéo nhau mất điểm, giảm sàn hàng loạt, ngay sau khi ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giữ để làm rõ hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế.

Từ 10h trở đi, không chỉ có cổ phiếu ngân hàng rớt giá mạnh hoặc giảm hết biên độ mà nhóm dầu khí, khoáng sản, bất động sản cũng đồng loạt giảm sàn. Nhà đầu tư bán sàn mạnh, lệnh mua tại HOSE lúc này khá khiêm tốn, cung lấn át cầu. Blue-chip lao dốc theo nhóm cổ phiếu ngân hàng, không một mã nào trong rổ VN30 tăng giá lúc 10h30, VN30-Index giảm 22,98 điểm tương đương 4,4%.

Lúc 10h30, Vn-Index giảm tới 19,7 điểm, xuống 417,58 điểm. Thanh khoản tại HOSE ở mức 58 triệu chứng khoán, đạt hơn 966 tỷ đồng. HNX-Index rớt 3,7 điểm, xuống 66,95 điểm, giao dịch 44,3 triệu chứng khoán, đạt 421 tỷ đồng.

Bạch Hường - Hà Thanh
vnexpress



----------------------------



Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật

Tháng Tám 21, 2012


Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.

Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao

Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước kế hoạch đánh án. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long còn được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu.

Trung tướng Nguyễn Văn Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”. Viên tướng này bị chột 1 mắt do dính mảnh lựu đạn nổ khi bắt tội phạm lúc ông này còn làm ở Phòng Cảnh sát hình sự tỉnh Nam Định. Sau vụ đó, ông được phong Anh hùng LLVT. Gần đây, ông lại được đeo lon Trung tướng. Nếu Trung tướng cứ tận tụy phục vụ “bên Đảng” như thế này thì vụ Kiên “bạc” rất có thể là bực thang đầu tiên để ông bước lên chức Thứ trưởng Bộ CA. Hiện, ghế của thứ trưởng Ngọ đang lung lay bởi ông bị rất nhiều người –  trong đó có những nhân vật tên tuổi – đâm đơn kiện, nhưng quan trọng hơn, trong con mắt của “bên Đảng”, ông là người của Thủ tướng.


Cầu Nhật Tân
Caunhattan



________________


NHỮNG BÀI LIÊN QUAN


- Thứ sáu, ngày 24 tháng tám năm 2012 Chứng khoán "bốc hơi" 5,6 tỷ USD sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt / Ðây là lúc những người dân bình thường phải quyết định http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/chung-khoan-boc-hoi-56-ty-usd-sau-3.html

- Thứ sáu, ngày 24 tháng tám năm 2012 Trầm Bê xin được quản thúc? Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta. / GIA ĐÌNH TRẦM BÊ KẺ THÂU TÓM SAMCOMBANK - GIÁN ĐIỆP TÀU? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/tram-be-trieu-phu-usd-tre-nhat-tren-san.html

- Thứ sáu, ngày 24 tháng tám năm 2012 Những bản tin & hình ảnh khám nhà ông Lý Xuân Hải - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) đã bị gỡ xuống trên các báo TT, TN, NLĐ, VNE,... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/nhung-ban-tin-hinh-anh-kham-nha-ong-ly.html

- Thứ năm, ngày 23 tháng tám năm 2012
Bố Già Kiên chuẩn bị khai? Nếu đúng như vậy thì phen này sẽ có khối đồng chí đồng chác đi ... ăn mày. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/bo-gia-kien-chuan-bi-khai-neu-ung-nhu.html

- Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012
Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cũng đã bị bắt sau bố già Nguyễn Đức Kiên. Chứng khoán Việt Nam mất 36,500 tỷ đồng (1.8 tỷ USD) trong một phiên ngày 21/08. / Thị trường hỗn loạn, vàng tăng đột biến, người dân tấp nập rút tiền.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/tong-giam-oc-ngan-hang-acb-cung-bi-bat.html

- Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012
Bố già Kiên và Trầm Bê đi đêm có ngày gặp ma. HAI BẢN ÁN ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN TRONG ĐÊM 21/8/2012 - GIÂY PHÚT TRÙM TƯ BẢN ĐỎ "BẦU KIÊN" BỊ BẮT http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/bo-gia-kien-va-tram-be-i-em-co-ngay-gap.html

- Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012
Xem lại bài "BỐ GIÀ KIÊN THÁCH THỨC TRẦN ĐẠI QUANG" nhân sự kiện nóng hôm nay. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/xem-lai-bai-bo-gia-kien-thach-thuc-tran.html

- Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012
Bố Già Kiên,"ông trùm" của các Ngân hàng Việt Nam đã bị bắt, phanh phui ra toàn bộ đường dây lũng đoạn kinh tế - Chính trị với Trầm Bê và Nguyễn Thanh Phượng - Nguyễn Tấn Dũng. Cổ phiếu ngân hàng sáng nay lao dốc, bị bán mạnh và giảm sàn. Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên cũng được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/bo-gia-kien-bi-bat-phanh-phui-ra-toan.html

2 nhận xét:

  1. Sáng ngày 21/8/2012, sau khi bắt ông Nguyễn Đức Kiên (thường gọi là “bầu” Kiên) cơ quan cảnh sát điều tra đã bắt giữ ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng ACB.

    Chứng khoán Việt Nam mất 36,500 tỷ đồng (1.8 tỷ USD) trong một phiên ngày 21/08

    ====> http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/tong-giam-oc-ngan-hang-acb-cung-bi-bat.html 

    Trả lờiXóa
  2. Thứ tư, ngày 15 tháng tám năm 2012

    Scandal Securency-in tiền Polymer: Hai nhà báo Úc lại tiếp tục đưa ra một số tình tiết mới, chỉ đích danh tên của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

    "...Việt Hà: Trong bài báo lần này, các ông lần đầu tiên nêu tên thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là người mà đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ thân thiết. Xin ông cho biết vai trò của thủ tướng Việt Nam trong vụ án này?

    Nick McKenzie: Những gì mà các nhà ngoại giao úc và tình báo úc tìm được là đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ rất gần gũi với thủ tướng Việt Nam. Một cựu quan chức cấp cao của Úc nói với chúng tôi là ông Lương Ngọc Anh được chính phủ Úc coi như người nhận tiền cho thủ tướng và cho nhóm thân cận của thủ tướng. Đó là những gì mà các cơ quan chức năng úc tin và do đó chúng tôi viết về điều này trên bài báo..."

    http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/scandal-securency-in-tien-polymer-hai.html

    Trả lờiXóa