Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Scandal Securency-in tiền Polymer: Hai nhà báo Úc lại tiếp tục đưa ra một số tình tiết mới, chỉ đích danh tên của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. / Tòa Úc nghe lời khai về vụ tiền polymer




XEM THÊM

- Thứ hai, ngày 13 tháng tám năm 2012

Scandal Securency-in tiền Polymer: Vụ án tình, tiền...Cáo buộc quan hệ tình ái bí mật giữa ông Lương Ngọc Anh và cựu đại diện của cơ quan xúc tiến thương mại Úc (Austrade)

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/vu-securency-cao-buoc-quan-he-tinh-ai.html



Những tình tiết mới của vụ Securency



Hai nhà báo Nick McKenzie và Richard Baker của báo The Age mới đây lại tiếp tục đưa ra một số tình tiết mới liên quan đến vụ đút lót các quan chức Việt Nam của công ty Securency để lấy được hợp đồng in tiền polymer cho Việt Nam vào đầu những năm 2000.

AFP photo
Một cựu nhân viên từ một trong hai công ty in tiền liên quan đến ngân hàng trung ương Úc rời tòa án, sau khi bị buộc tội hối lộ các quan chức châu Á để bảo đảm các hợp đồng in tiền của họ, tại Melbourne vào ngày 01 tháng 7 năm 2011.


Trong bài báo mới, các nhà báo Úc đã chỉ đích danh tên của một giới chức Úc có liên quan và tên của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Để tìm hiểu thêm chi tiết các tiết lộ mới, Việt Hà phỏng vấn nhà báo Nick McKenzie, đồng tác giả bài báo điều tra.

Tình và tiền



Trước hết, nhà báo Nick McKenzie nói về những chi tiết mới của vụ án như sau:

Những bằng chứng mới được tiết lộ cho thấy một quan chức cấp cao của đại sứ quán Úc tại Việt Nam vào những đầu năm 2000 đã làm việc chặt chẽ với công ty có những biểu hiện tham nhũng là Securency, công ty này bị cáo buộc là đã trả tiền cho đại tá Lương Ngọc Anh 20 triệu đô la tiền đút lót. Quan chức cấp cao này của Úc có tên là Elizabeth Masamune, đại diện của Austrade tại Việt Nam. Bà ta không chỉ khuyến khích Securency trả tiền cho Lương Ngọc Anh, mà chính bản thân bà ta còn có quan hệ tình cảm với đại tá Lương Ngọc Anh. Và quan hệ này đã đặt ra rất nhiều câu hỏi nghi ngờ

Việt Hà: Vậy thì mối quan hệ này bắt đầu khi nào và kéo dài bao lâu?

Nick McKenzie: Chúng tôi không biết chi tiết cụ thể về mối quan  hệ này nhưng chúng tôi biết chắc chắn là bà Masamune có thừa nhận là có mối quan hệ này với đại tá Lương Ngọc Anh. Và trong thời gian họ có quan hệ thì bà Masamune đang nắm giữ chức vụ quan trọng ở đại sứ quán Úc và do đó bà ta được xác minh 'lý lịch tuyệt sạch’ rồi. Khi đó bà ta đã không thông báo cho giới chức có liên quan của Úc biết về mối quan hệ với ông Lương Ngọc Anh, người phục vụ trong bộ công an của Việt nam lúc bấy giờ.

Việt Hà: Bà Masamune có thừa nhận là bà biết là sai khi có quan hệ này với ông Lương Ngọc Anh trong khi khuyến khích Securency trả hàng triệu đô la cho ông ta để lấy hợp đồng?

Nick McKenzie: Bà Masamune đã từ chối trả lời câu hỏi là bà ta có biết đây là hành động sai trái hay không. Những gì mà chúng tôi đưa lên báo và những gì mà chính phủ Úc biết trong nhiều năm là ông Lương Ngọc Anh là một sĩ quan an ninh tình báo, ông ta làm việc chặt chẽ với bộ công an, có quan hệ mật thiết với thủ tướng Việt Nam.

Tất nhiên bất cứ ai biết Việt nam thì đều hiểu là một người có công ty tư như ông Lương Ngọc Anh thì thường phải có  quan hệ với chính phủ. Bố ông ta là một quan chức cấp cao của Đảng cộng sản, cho nên ông ta không chỉ có quan hệ mật thiết với chỉnh phủ mà bản thân ông ta cũng là người của chính phủ mặc dù ông ta có công ty riêng. Cho nên ông ta là đại diện của chính phủ. Theo luật của Úc, nếu bạn chỉ trả một đô la cho một đại diện chính phủ nước ngoài để bôi trơn hợp đồng thì đã vi phạm luật chống tham nhũng của Úc.

Gây sức ép lên chính phủ Úc



Việt Hà: Theo ông thì những tình tiết mới này có ý nghĩa thế nào trong việc tạo áp lực lên chính phủ Úc để yêu cầu mở một cuộc điều tra rộng hơn trong các cơ quan chính phủ liên quan đến vụ này?

Nick McKenzie: Điều xảy ra ở úc là chính phủ Úc đã từ chối thực hiện các cuộc điều tra rộng khắp trong các quan chức Úc phục vụ đại sứ quán úc tại Việt Nam liên quan đến những cáo buộc về việc thu xếp cho các vụ đút lót nghiêm trọng xảy ra. Còn ở phía Việt Nam, chính phủ Việt Nam cũng từ chối giúp Úc điều tra vụ án. Đã có một số lãnh đạo công ty của Úc tham gia đút lót chính phủ Việt Nam đã bị bắt nhưng chúng ta vẫn chưa đạt được sự minh bạch hòan toàn. Cho nên câu hỏi lớn đặt ra cho chính phủ cả hai nước là tai sao họ không thực hiện các cuộc điều tra cần thiết để tìm hiểu bao nhiêu người tham gia và bao nhiêu tiền được đút lót, ai là người nhận tiền ở Việt nam.

Cựu thống đốc ngân hàng Việt Nam Lê Đức Thúy. AFP photo


Việt Hà: Vậy ông có hy vọng là sẽ sớm có một cuộc điều tra tại Úc sau khi những tình tiết này được công bố?

Nick McKenzie:Không, tôi không nghĩ như vậy, họ đã từ chối điều tra ngay từ đầu. Sức ép đang tăng dần và chính phủ lo sợ những gì có thể được tìm thấy. và đó là lý giải cho câu hỏi tại sao chính phủ Úc không muốn thực hiện cuộc điều tra các quan chức chính phủ. Nhưng sẽ có nhiều bằng chứng nữa tiếp tục được đưa ra. Những gì chúng tôi tìm thấy và những gì cảnh sát Úc đưa ra tại tòa cho thấy có những quan chức Úc liên quan đến vụ này.

Việt Hà: Trong bài báo lần này, các ông lần đầu tiên nêu tên thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng là người mà đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ thân thiết. Xin ông cho biết vai trò của thủ tướng Việt Nam trong vụ án này?

Nick McKenzie: Những gì mà các nhà ngoại giao úc và tình báo úc tìm được là đại tá Lương Ngọc Anh có quan hệ rất gần gũi với thủ tướng Việt Nam. Một cựu quan chức cấp cao của Úc nói với chúng tôi là ông Lương Ngọc Anh được chính phủ Úc coi như người nhận tiền cho thủ tướng và cho nhóm thân cận của thủ tướng. Đó là những gì mà các cơ quan chức năng úc tin và do đó chúng tôi viết về điều này trên bài báo.

Việt Hà: Theo ông thì nếu như trường hợp chính phủ Úc kêu gọi một cuộc điều tra rộng khắp thì liệu điều này có ảnh hưởng thế nào đến cuộc điều tra tương tự ở Việt Nam (nếu có)?

Nick McKenzie: Cả hai bên đều có những cái phải che giấu, thủ tướng Việt Nam và quan chức cấp cao ở Úc biết là với sự tham gia của những quan chức cấp cao thì vụ này có thể dẫn đến một vụ tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng cho nên chúng ta có thể đoán là họ không muốn vụ này được công khai. Chúng ta cũng biết là cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã bị chỉ đích danh là người nhận tiền đút lót tại Anh. Theo tòa án thì tiền học của con của cựu thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam, đồng thời cũng là đảng viên, được trả bởi Securency và do đó có thể coi là tham nhũng.


Theo luật của Úc, nếu bạn chỉ trả một đô la cho một đại diện chính phủ nước ngoài để bôi trơn hợp đồng thì đã vi phạm luật chống tham nhũng của Úc.
Nick McKenzie


Vậy chính phủ Việt Nam còn cần thêm những bằng chứng nào nữa để chứng minh là vụ tham nhũng đã xảy ra. Đáng ra họ phải điều tra ngay lập tức và công khai. Chính phủ Úc cũng muốn che giấu, họ không muốn công chúng biết vụ scandal này trong chính phủ. Nhưng bằng chứng sẽ tiếp tục được đưa ra cho đến khi có một đề nghị điều tra toàn bộ vụ án để đi đến ngọn ngành vấn đề.

Việt Hà: Như vậy là nếu chính phủ Úc điều tra thì sẽ tạo sức ép lên chính phủ Việt Nam phải tiến hành điều tra các quan chức của mình?

Nick McKenzie: Tôi tin là như vây, nếu chính phủ Úc làm công việc của mình, và yêu cầu một cuộc điều tra toàn bộ vào vụ án này thì sẽ tạo sức ép lên chính phủ Việt Nam, và phải khiến việt Nam có một cuộc điều tra về những quan chức nào có liên quan vào vụ Securency . Lúc này chúng ta vẫn chưa biết vì chính phủ Úc vẫn chưa có một yêu cầu điều tra rộng khắp và họ cũng không gây sức ép lên chính phủ Việt Nam. Cho nên một khi chính phủ Úc tự hào nói mình là một chính phủ có trách nhiệm thì họ cần phải làm ngay những gì cần thiết, theo đó thì phía Việt Nam cũng phải theo bước và do đó cho thấy một thông điệp là tham nhũng cần phải được xử lý.

Việt Hà: Liệu sẽ có những tình tiết mới liên quan đến vụ án trong thời gian tới?

Nick McKenzie: Sắp tới bà masamune sẽ được tòa Victoria gọi đến như một người làm chứng trong vài tuần tới. có thể là phiên tòa sẽ diễn ra bí mật. Hôm qua, chính phủ Úc đã đề nghị một phiên tòa đóng khi có những người quan trọng đưa bằng chứng. Và khi phiên tòa này diễn ra như vậy thì tất nhiên công chúng Úc cũng như Việt Nam không thể biết điều gì xảy ra, cho nên theo tôi phiên tòa cần phải diễn ra một cách công khai.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Theo dòng thời sự:


Việt Hà, phóng viên RFA
2012-08-14


----------------

Tòa Úc nghe lời khai về vụ tiền polymer

Cập nhật: 17:36 GMT - thứ ba, 14 tháng 8, 2012


Các email được đọc tại tòa nhắc đến ông Lương Ngọc Anh và bà Elizabeth Masamune


Tám người từng giữ các chức vụ lãnh đạo ở công ty Securency và Note Printing Australia đã ra tòa hôm 14/8 để nghe chứng cứ chống lại họ trong vụ án tiền polymer.

Phiên tòa ở Melbourne đã nghe phía công tố cáo buộc hai công ty, trực thuộc Ngân hàng Trung ương Úc, trả hàng triệu đôla cho người môi giới ở Việt Nam, Indonesia và Malaysia để giành hợp đồng in tiền polymer.

Công tố viên Nicholas Robinson nói cựu giám đốc Securency, Myles Curtis, đóng vai trò chính trong âm mưu hối lộ giới chức ngân hàng ở ba nước Đông Nam Á.


Cáo buộc hối lộ ở Việt Nam


Ông Robinson nói bà Elizabeth Masamune, khi đó là đại diện của cơ quan xúc tiến thương mại Úc (Austrade) ở Hà Nội, liên lạc với ông Curtis vào năm 2000 để giới thiệu người môi giới, Lương Ngọc Anh.

Theo một email được đọc tại tòa, bà Masamune nói ông Anh đã tiếp xúc với một viên chức ngân hàng Việt Nam, người muốn hợp tác với Úc trong vụ in tiền.

“Có thể có vai trò quan trọng cho Securency,” bà Masamune nói trong email.

Sau đó, cũng năm 2000, người phụ trách bán hàng của Securency, Clifford Gerathy, email cho bà Masamune bày tỏ lo ngại là Securency được yêu cầu đài thọ cho một phó thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam thăm Úc.

Bà Masamune trả lời “thật không may là người ta trông đợi” các công ty nước ngoài trả tiền cho các chuyến đi như vậy.

“Thực tế cuộc đời là nếu anh không trả, sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh trả,” bà nói.

Tòa án của Úc cũng nghe cáo buộc Securency đồng ý trả tiền du học cho con trai của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khi đó, ông Lê Đức Thúy.

Trong một số vụ, tiền hối lộ được che giấu qua các hóa đơn cho người phiên dịch, tiền đi lại và quảng cáo.

“Người môi giới được hứa trả tiền dựa trên căn bản và sự hiểu biết rằng từ số tiền này, ông ta sẽ hối lộ quan chức ngân hàng để có hợp đồng,” công tố viên Robinson nói.

Ông Robinson nói trong 5 năm, hai công ty đã giành nhiều hợp đồng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi trả hơn 15 triệu đôla Úc vào các tài khoản ở nhiều nước của ông Lương Ngọc Anh.

Trong một email trao đổi khi ông Anh yêu cầu tăng tiền thù lao, ông Gerathy trả lời rằng sẽ tăng nếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản trao hợp đồng cho Securency thay vì buộc họ tham gia đấu thầu.

“Chúng tôi sẽ sẵn sàng tăng tiền thù lao lên 10% vì thành tựu quan trọng,” ông này viết.


Xóa email


Các email đọc tại tòa còn cho thấy một cựu giám đốc bán hàng của Note Printing Australia, Christian Boillot, đã yêu cầu không trao đổi qua email vì lo ngại có thể ra tòa vì tội hối lộ một người môi giới Malaysia.

Có cáo buộc Securency trả tiền học phí cho con trai ông Lê Đức Thúy


Ông Boillot viết thư cho người môi giới Malaysia, Abdul Kayum, rằng đừng bao giờ gửi email hay fax “với các vấn đề nhạy cảm thế này”.

“Tôi có thể phải ra tòa, nên ông làm ơn làm sạch hệ thống. Chúng ta chỉ bàn về các việc này (khi gặp mặt hay qua điện thoại),” ông Boillott nói, theo bên công tố.

Ba ông Boillot, Curtis và Gerathy bị truy tố tội có âm mưu dành các lợi ích phi pháp cho quan chức chính phủ nước ngoài.

Năm bị cáo khác cũng bị truy tố tội danh tương tự.

Phiên nghe lời khai tại tòa án Úc dự kiến kéo dài thêm hai tháng nữa.


Chính phủ đòi xử kín


Tờ báo Úc The Age, nơi đầu tiên phát giác về vụ bê bối, tường thuật rằng Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc yêu cầu phiên xử kín với lý do sợ tiết lộ thông tin “gây hại cho quan hệ ngoại giao của Úc và gây thiên kiến cho việc thực thi công lý”.

Nhưng luật sư của tờ The Age đã thuyết phục được tòa rằng vụ án “vô cùng quan trọng” vì “lợi ích công chúng”.

“Việc gây xấu hổ hay nhạy cảm” cho chính phủ không phải là lý do để xử kín, luật sư Veronica Scott biện luận.

Cũng tờ báo The Age vừa đưa ra cáo buộc bà Elizabeth Masamune từng có quan hệ "thân mật" với ông Lương Ngọc Anh trong giai đoạn công tác ở Hà Nội.

Sau cáo buộc này, văn phòng Bộ trưởng Thương mại Úc Craig Emerson cho biết quy chế tiếp cận thông tin mật của bà Masamune đang được xem lại.

Các bài liên quan



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét