Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Chứng khoán "bốc hơi" 5,6 tỷ USD sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt, hệ thống ngân hàng bị đe dọa / Ðây là lúc những người dân bình thường phải quyết định: Dân Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đóng vài khán giả coi những vở tuồng nhơ bẩn như đang diễn ra trước mắt; hay phải đứng dậy, xóa bỏ cái sân khấu ô nhục này? ( TUỒNG NHƠ BẨN TRÊN SÂN KHẤU Ô NHỤC )





TUỒNG NHƠ BẨN TRÊN SÂN KHẤU Ô NHỤC

Cuộc đấu giữa các phe phái trong đảng cộng sản Việt Nam đe dọa cả tình hình kinh tế, sau vụ bắt giam ông Nguyễn Ðức Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB - lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.

Các mạng đã truyền tin ngay trong đêm Bầu Kiên bị bắt giữ, sáng hôm sau, 21 Tháng Tám, báo chí mới bắt đầu đưa tin, nhưng giới có tiền không chờ đọc tin của nhà nước.

Theo bản tin từ trang DVSC.com của công ty Ðại Việt, thị trường chứng khoán trong nước đã “lao dốc, chứng khoán rớt thê thảm, các nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu ngân hàng.” Theo tính toán của các chuyên gia thì hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Sài Gòn đã mất tổng cộng 35,600 tỷ đồng, tương đương gần 1.8 tỷ đô la Mỹ.

Các nhà tư bản đỏ mất tiền không đáng kể. Mối nguy là dân chúng không còn tin ở hệ thống ngân hàng. Giá vàng đã tăng vọt. Theo tin trên mạng, dân chúng kéo nhau đến rút tiền từ ngân hàng ACB, buổi chiều một số chi nhánh ngân hàng ACB đã hết sạch tiền. Các chi nhánh lớn hơn thì đông nghẹt người chờ rút tiền. Ngân hàng ACB đã yêu cầu các chi nhánh tạm ngưng việc trao tiền cho người đã được chấp thuận vay. Ban giám đốc ACB yêu cầu các trưởng, phó đơn vị không được rời khỏi nhiệm sở. Tổng giám đốc ngân hàng ACB là ông Lý Xuân Hải cũng đã bị công an bắt giữ.

Bộ Công An ở Hà Nội đã đưa ra thông cáo trấn an dư luận, nhưng không biết kết quả sẽ tới đâu trước tâm lý bất an của những người có tiền tiết kiệm đang lo bị mất vì các “ông lớn” trong đảng cộng sản đang “làm thịt” lẫn nhau. Mấy ngày nữa chúng ta mới biết tâm lý hoảng hốt của người dân có được trấn an hay không. Trước đây đã có phong trào chuyển tiền ra nước ngoài. Chắc chắn phong trào này đang được đẩy tới mạnh hơn.

Thống Ðốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình trấn an với lời hứa Ngân Hàng Nhà Nước sẵn sàng hỗ trợ ngân hàng ACB trong trường hợp xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt. Nhưng dư luận cũng biết ông Bình chính là người được Bầu Kiên dùng tiền để mua cho địa vị thống đốc, đồng thời cũng là người lo làm tiền cho Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nếu dân tiếp tục rút tiền thì chỉ trong mấy ngày sẽ gây khủng hoảng. Người gửi tiền ở ngân hàng khác cũng lo đi rút tiền về. Làm sao cấm được?

Trong khi đó không ai biết việc cứu hay không cứu ngân hàng ACB sẽ do ai quyết định? Người nắm ghế thủ tướng hay người nắm Bộ Chính Trị? Làm sao dân tin được là những người này sẽ đồng ý được với nhau trong một thời gian ngắn?

Vì cuộc đấu giữa hai phe đã đến mức độ thù hằn, không thể nào thỏa hiệp được. Mạng Quan Làm Báo là tiếng nói của phe chống Nguyễn Tấn Dũng tiết lộ Bầu Kiên có quan hệ làm ăn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Dũng. Mạng này được coi là thuộc phe Trương Tấn Sang, chủ tịch nước, đã liên tiếp tấn công Nguyễn Tấn Dũng với đủ thứ tội từ lâu nay. Phe Trương Tấn Sang có blog Quanlambao, phe Nguyễn Tấn Dũng làm blog Tư Sang như để trả đòn.

Trên mạng Tư Sang, phe Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lá thư tố cáo: “...Trương Tấn Sang làm bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (1997-1999) chỉ mới 2 năm nhưng sai phạm nhiều việc, bị tố cáo cụ thể nên Trung Ương phải rút ra Hà Nội để kiểm điểm, mà lớn nhất là liên quan đến vụ Năm Cam đầy tội ác và vụ bao che cho người Hoa (khi anh Sang làm chủ tịch thành phố) để nhận tiền vàng... Vợ chồng chị Hồng, giám đốc công ty xuất nhập khẩu Quận 3, tố cáo hành vi thiếu đạo đức của Trương Tấn Sang, một bí thư Thành Ủy ép một giám đốc nữ phải ngủ với mình, đi Singapore để cung phụng và làm gái bao qua đêm cho mình, người ta không chịu thì ra lệnh công an bắt bỏ tù...” Nhưng lời tố cáo nặng nề nhất là Trương Tấn Sang đã chịu làm tay sai cho Trung Cộng.

Sau khi Bầu Kiên đã bị bắt, trên blog Quanlambao mới tiết lộ những cuộc điện đàm của Bầu Kiên và đàn em, trong đó có Nguyễn Văn Bình, thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, “Cái lão Trọng này đáng chết! Vậy mày gọi điện cấm các báo không được bình luận, chỉ đăng nó bị bắt vì kinh doanh trái phép ở mấy công ty, không được nói gì về ngân hàng cả...” Trọng là Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, đang đứng chung phe với Tư Sang. Hai người đã bí mật lập chuyên án đặc biệt giao cho Bô Trưởng Trần Ðại Quang trực tiếp chỉ huy, chỉ báo cáo cho tổng bí thư và chủ tịch nước!

Mạng này còn “sáng tác” ra lời Nguyễn Văn Bình đề nghị với Bầu Kiên chạy chữa để ngăn chặn việc điều tra ngay, vì nếu phanh phui hết ra có thể làm hệ thống các ngân hàng thương mại lâm nguy: “Anh ơi bây giờ phải lấy cớ: Ổn định hệ thống ngân hàng, không làm dân hoảng loạn, lấy cớ ngân hàng nhạy cảm để không cho bọn cảnh sát điều tra và bọn TC2 mở rộng sang các ngân hàng Phương Nam, Eximbank, Techcombank, Bắc Á, Việt Bank, Kiên Long, SHB, Bản Việt... nếu không thì sờ đến đâu chết đến đó anh ơi...” Ðiều này chứng tỏ phe Trọng và Sang cũng biết ảnh hưởng nguy hiểm cho thị trường tài chánh và kinh tế, nhưng vẫn hạ thủ Dũng.

Trên blog Quanlambao mới viết: “Mấy lời với thầy trò Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Văn Hưởng (Hưởng là tướng công an, phe Dũng): Hãy mau mau lập công chuộc tội thì còn được khoan hồng, bằng không anh y tá sẽ thí mạng các người là điều chắc chắn!”

Anh y tá đây là Nguyễn Tấn Dũng.

Cuộc đấu giữa hai phe trong đảng cộng sản được dân chúng Việt Nam coi như một tấn tuồng, vì dù phe nào thắng, phe nào bại thì cũng vẫn là vở tuồng cũ. Kịch bản chính sẽ không thay đổi, họ vẫn bảo vệ một chế độ độc quyền chuyên chế cho một nhóm trên cùng chia nhau lợi lộc. Nhưng đây là một dấu hiệu cho thấy các phe phái trong đảng cộng sản không còn thỏa thuận được với nhau cách chia chác quyền lợi âm thầm bên trong nội bộ nữa.

Trước đây, những vụ tranh chấp trong đảng cộng sản đều diễn ra trong hậu trường, Võ Nguyên Giáp giành với Lê Duẩn; Lê Ðức Thọ với Trường Chinh; Lê Ðức Anh, Ðỗ Mười với Võ Văn Kiệt, vân vân, có thể đưa tới những vụ thủ tiêu, ám sát, nhưng ngoài các đảng viên cao cấp ra, không ai được biết có tranh chấp nội bộ. Trận đấu giữa hai phe hiện nay không còn giữ kín được nữa. Vì quyền lợi quá lớn, phe nào đang được ăn nhiều thì sẽ quyết tâm giữ mâm cỗ đến cùng, không thể bỏ được. Trước đại hội đảng vừa qua, phe Tư Sang đã tấn công phe Ba Dũng bằng việc phanh phui ổ tham nhũng Vinashin. Hơn nữa, các mạng lưới thông tin mới khiến mỗi phe lại tìm cách vận động dư luận bên ngoài bằng cách phơi bày các tội lỗi của đối thủ. Nhờ vậy, người dân bình thường mới được biết chi tiết về các tội lỗi đó.

Nhưng cuối cùng, những tội lỗi đó do đâu mà ra? Không phải những cá nhân như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Bầu Kiên đã soạn ra vở tuồng tranh giành lợi lộc này. Trong hệ thống xã hội đó, bất cứ lúc nào cũng có những người trong đảng cộng sản tìm cơ hội giành nhau các quyền lợi lớn lao không lo bị ai kiểm soát, nhờ địa vị độc tôn của đảng cộng sản. Chính hệ thống độc quyền chính trị đã sinh ra tình cảnh này. Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, hay Trương Tấn Sang cũng tuồng trong cùng một kịch bản.

Ðây là lúc những người dân bình thường phải quyết định: Dân Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đóng vài khán giả coi những vở tuồng nhơ bẩn như đang diễn ra trước mắt; hay phải đứng dậy, xóa bỏ cái sân khấu ô nhục này?

Ngô Nhân Dụng
Người Việt  

Bắt bầu Kiên, một đại gia ngành ngân hàng ở Việt Nam   


 

______________

Thứ sáu 24 Tháng Tám 2012 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 24 Tháng Tám 2012

Chứng khoán Việt Nam mất hơn 5 tỉ đô la, hệ thống ngân hàng bị đe dọa

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Hà Nội
REUTERS

Thụy My

Theo AFP ngày 24/08/2012, thị trường chứng khoán Việt Nam đã thiệt hại 5,62 tỉ đô la trong tuần, từ khi liên tiếp xảy ra vụ bắt giữ nhà tài phiệt Nguyễn Đức Kiên rồi đến nguyên Tổng giám đốc ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Các chuyên gia cảnh báo, xì-căng-đan này thậm chí có nguy cơ gây khủng hoảng cho cả hệ thống ngân hàng vốn đang dễ bị tổn thương.


Sau ba ngày xuống dốc, thị trường chứng khoán hôm nay đã tăng trở lại với chỉ số VN Index tăng 1,75%. Tuy nhiên AFP dẫn số liệu của VietStock cho biết, cả hai thị trường chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã bị giảm giá trị 5,62 tỉ đô la từ hôm thứ Hai 20/8.

Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) bị bắt vào thứ Hai, hôm qua đến lượt ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ngân hàng này bị bắt giữ vì « cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng ». Tin đồn ông Hải bị bắt đã lan ra 48 giờ trước đó. Cuối giờ chiều hôm qua, ACB cho biết ông Lý Xuân Hải từ nhiệm, và đến tối thì báo chí trong nước loan tin ông Hải đã bị bắt. Tuy vậy các bài viết liên quan ít lâu sau đó đã bị gỡ xuống, và hôm nay mới xuất hiện trở lại.

Theo AFP, nay thì rất khó khăn cho chính quyền khi muốn bảo vệ cho ACB, ngân hàng tư nhân lớn nhất nước khỏi bị suy sụp, kéo theo sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống tài chính Việt Nam. Cho dù hôm nay không có dấu hiệu hoảng loạn nào tại các chi nhánh ACB ở Hà Nội, nhưng người gởi tiền đã rút khỏi ngân hàng này trên 380 triệu đô la.

Reuters trích nhận xét của cơ quan thẩm định tài chính Fitch cho biết, xì-căng-đan này làm tăng khả năng đánh giá tiêu cực về hệ thống ngân hàng Việt Nam, vốn có điểm tín nhiệm thuộc loại thấp nhất châu Á - Thái Bình Dương.

Một chuyên gia ngoại quốc giấu tên nhận định, ngoài nguy cơ người dân không còn tin tưởng các ngân hàng và rút tiền hàng loạt, còn có nguy cơ khủng hoảng hệ thống.

Sau một thập kỷ tự do hóa vừa thô bạo lại vừa hỗn độn, lãnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay gồm 42 ngân hàng công và tư, trong đó có nhiều ngân hàng đang bị nợ xấu. Năm ngoái, bị thúc bách trước nạn lạm phát và thiếu tiền mặt, Việt Nam đã tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng bằng cách cho sáp nhập, nhưng việc cải cách diễn ra quá chậm chạp.

Ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có thể đã tham gia vào chiến dịch quy mô « dọn dẹp » các ngân hàng. « Bầu » Kiên, khuôn mặt nổi bật trong giới kinh doanh và bóng đá đã kéo theo nhiều người khi quỵ ngã.

Sự thất thế của ông Nguyễn Đức Kiên, theo như một nhà phân tích Việt Nam ở Hà Nội, thì có thể là do đấu đá tranh giành quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo. Điều này cho thấy rõ là môi trường kinh doanh tại Việt Nam rất bất ổn, mà theo nhà phân tích trên thì « Ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp rất mong manh. Người ta có thể thành công hôm nay và trở thành tội phạm ngày mai ».

Theo báo chí trong nước, ông Kiên đã thành lập những công ty gần như là bình phong và phát hành cổ phiếu, trái với luật pháp Việt Nam. Với số tiền thu được, ông ta mua cổ phần trong các ngân hàng khác dưới tên những người thân trong gia đình, rồi lại đi vay những món mới của các ngân hàng này.

Cả tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng bảo vệ cho ACB, nói rằng ông Nguyễn Đức Kiên chỉ nắm không đến 5% cổ phiếu. Nhưng việc bắt giữ Tổng giám đốc Lý Xuân Hải, một người làm việc tại ACB suốt 15 năm qua, đã khiến công việc này ngày thêm khó khăn. Cổ phiếu của ACB đã mất giá 20% từ thứ Hai.

Ông Lê Thẩm Dương, trường đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng vụ này có thể có tác động tích cực về lâu về dài. Theo ông thì không thể tiếp tục duy trì hệ thống như hiện nay, đây là lúc để lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Tony Nash, thuộc công ty tư vấn IHS ở Singapore cảnh báo, trong khi chờ đợi, các nhà đầu tư nước ngoài nóng lòng muốn thấy được giải pháp cho khủng hoảng. Theo ông, thì hai vụ bắt giữ trên « vẫn chưa hình thành được bản cáo trạng lớn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam ».

rfi

_______________


Thứ Năm, 23/08/2012 - 14:43

Chứng khoán "bốc hơi" 5,6 tỷ USD sau 3 ngày bầu Kiên bị bắt


Hôm nay là ngày thứ 3 sau sự kiện bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục lao dốc. Hàng tỷ USD trên cả 2 sàn "bốc hơi" nhanh chóng; khối tài sản trên sàn của các đại gia trong Top giàu nhất cũng "đội nón ra đi".

>>  Gia đình bầu Kiên mất 164 tỷ đồng trong ngày "đen tối" của chứng khoán Việt

>>  "Bầu" Kiên bị bắt, chứng khoán lao dốc

>>  “Bầu” Kiên bị bắt để điều tra hoạt động kinh tế


Kể từ thời điểm ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) bị bắt hồi cuối ngày 20/8, giao dịch trên thị trường chứng khoán của 3 phiên gần đây (tính đến hết phiên sáng nay) đã bị tác động một cách "thái quá" - theo như nhận định của giới tài chính.

Bất chấp những nỗ lực kể từ đầu năm, thị trường lao dốc xuống mức kịch biên. Màu xanh lơ và đỏ phủ khắp cả hai sàn. Đến hết phiên sáng nay, trên sàn TP.HCM (HoSE), chỉ số VN-Index giảm 16,66 điểm, tương ứng giảm 4,06% xuống 393,57 điểm, mất ngưỡng 400. Chỉ số của rổ VN30 cũng mất 20,49 điểm, tương ứng mất 4,21% xuống 465,83 điểm.

Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index giảm 3,59 điểm, tương ứng mất 5,55% xuống 61,06 điểm. HNX30-Index mất 8,03 điểm, tương ứng mất 6,59% xuống 113,7 điểm.

Tất cả các chỉ số ngành đều mất điểm, nhóm ngân hàng giảm 5,05%, nhóm khai khoáng giảm 5,62%, nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm 5,24%, bất động sản giảm 4,21%.

Tổng vốn hóa thị trường (market cap) theo thống kê của Vietstock đến sáng nay là 687.645,12 tỷ đồng (tương ứng khoảng 32,7 tỷ USD). Như vậy, so với ngày 20/8, vốn hóa thị trường đã bị mất tới 5,62 tỷ USD trong 3 ngày.

Riêng ngày 21/8, ngày sau hôm Bầu Kiên bị bắt thì tổng vốn hóa thị trường trên cả hai sàn HoSE và HNX của phiên giao dịch 21/8 đã mất gần 19,119 tỷ đồng, tương ứng 920 triệu USD, giảm còn 778,457 tỷ đồng, tương ứng khoảng 37,4 tỷ USD.

Hệ quả của vụ việc không chỉ gây tổn thất với thị trường chung mà các đại gia trên sàn chứng khoán cũng "ngậm ngùi" nhìn khối tài sản của mình "bốc hơi".

Sự việc bắt Bầu Kiên đã tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán trong 3 ngày nay.


Vợ chồng Bầu Kiên (cổ phiếu ACB) mất 361 tỷ đồng

Theo thông báo từ 2 ngân hàng Á Châu (ACB) và Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ông Kiên đang lần lượt là 3,75% ứng với 35.167.245 cổ phiếu và 0,2%. Riêng tại ACB, vợ ông Kiên còn nắm 38.512.975 cổ phiếu ngân hàng này.

Từ mức đóng cửa 25.900 hôm 20/8, chốt phiên sáng nay, ACB chỉ còn 21.000 đồng/cp, mất 4.900 đồng/cp.

Như vậy, với tổng lượng cổ phiếu mà ông Kiên và vợ đang sở hữu ở ACB, giá trị nắm giữ của vợ chồng vị đại gia này đã "không cánh mà bay" hơn 361 tỷ đồng chỉ trong 3 ngày.


Gia đình ông Đặng Văn Thành (STB) mất 308 tỷ đồng

Việc cổ phiếu STB của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) liên tục giảm sàn cũng ảnh hưởng không nhỏ tới một loạt các gia đình đại gia khác có nắm cổ phần tại đây.

Tại gia đình Chủ tịch Đặng Văn Thành, ông Thành hiện nắm 42.696.108 cổ phiếu, con trai ông là ông Đặng Hồng Anh thành viên HĐQT Sacombank và là Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR)cũng nắm 37.146.539 cổ phiếu STB và nắm 35.607.000 SCR. Giá đóng cửa phiên 20/8 là 9.300 đồng/cp,

Giá đóng cửa phiên 20/8 của STB là 22.800, đến hết phiên sáng nay giảm còn 19.700 đồng, mất 3.100 đồng/cp. Sau 3 ngày, cha con ông Đặng Văn Thành mất 247,5 tỷ đồng do STB sụt giá. Ngoài ra, ông Hồng Anh còn thiệt hại thêm 60,5 tỷ đồng vì giá SCR rớt xuống còn 7.600 đồng/cp từ mức 9.300 đồng/cp vào cuối ngày 20/8. Tổng thiệt hại của hai cha con ông Thành lên đến 308 tỷ đồng.


Gia đình ông Trầm Bê (STB) mất 223,46 tỷ đồng

Liên quan đến STB, gia đình ông Trầm Bê hiện cũng sở hữu cổ phiếu tại ngân hàng, với lần lượt: ông Trầm Trọng Ngân (con trai ông Trầm Bê) sở hữu 48.000.000 đơn vị, ông Trầm Khải Hòa (con trai) sở hữu 20.820.000 đơn vị, bà Trầm Thuyết Kiều (con gái ) sở hữu 3.148.953 đơn vị.

Ông Trầm bê chỉ sở hữu khiêm tốn 115.000 cổ phiếu STB, phần lớn cổ phiếu ông này nằm tại SouthernBank với 33.459.558 đơn vị, chiếm tỉ lệ 10,42% và Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh - BCI với  2.214.453 đơn vị, chiếm 3,06%.

STB giảm giá đã khiến 223,46 tỷ đồng của cha con ông Trầm Bê bốc hơi trong 3 ngày.

Ngoài ra, ông Trầm Trọng Ngân còn sở hữu 7.456.653 cổ phiếu SouthernBank, 1.220.000 cổ phiếu PNS. Bà Trầm Thuyết Kiều cũng có 29.420.263 cổ phần tại SouthernBank, 4.950.000 tại NJC.


Ông Trần Phát Minh (STB): 149,1 tỷ đồng

Một nhân vật khác là ông Trần Phát Minh cũng không tránh khỏi "liên lụy" khi nắm 48.123.557 cổ phần tại STB chiếm 4,94%. Do vậy, với diễn biến thị trường trong 3 ngày vừa qua, vị đại gia này cũng mất 149,1 tỷ đồng.


Bầu Long (HPG): 330 tỷ đồng

Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG), ông Trần Đình Long (Bầu Long) với sở hữu 84.216.000 cổ phiếu HPG, chiếm tỷ lệ 24,12%. Vợ ông là bà Vũ Thị Hiền cũng nắm tới 25.793.460 cổ phần tại Hòa Phát.

Trong 3 ngày, từ mức đóng cửa hôm 20/8 là 22.900 đồng/cp, nay cổ phiếu này chỉ còn 19.900 đồng, đã gây thiệt hại cho vợ chồng Bầu Long 330 tỷ đồng.

Trong khi tài sản trên sàn của các đại gia ngân hàng bị tác động thì tài sản những "ông lớn" trong ngành bất động sản cũng không tránh khỏi bị "vạ lây".


Gia đình Bầu Hiển (SHB): 53,6 tỷ đồng

Ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển), Chủ tịch HĐQT tại NHTMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và CTCP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nắm 25.419.006 cổ phần SHB cũng đành "ngậm ngùi" nhìn 35,6 tỷ đồng "bốc hơi" khi giá SHB giảm từ 7.800 đồng/cp hôm 20/8 xuống còn 6.400 đồng/cp trong sáng nay. Chị gái ông Hiển, bà Đỗ Thị Thu Hà sở hữu 12.838.100 cổ phiếu SHB nên cũng mất gần 18 tỷ đồng.

Tài sản của các đại gia chứng khoán bị "bốc hơi" hàng tỷ đồng.


Bầu Đức (HAG): 805 tỷ đồng

Do giá HAG sáng nay bị giảm còn 27.300 đồng/cp từ 30.400 đồng/cp hôm 20/8, với khối lượng sở hữu 259.670.859 đơn vị, chiếm tỷ lệ 48,32% vốn điều lệ HAG, ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức), Chủ tịch CTCP Hoàng Anh Gia Lai bị tổn thất rất nặng nề với khối tài sản trên sàn hao hụt đến gần 805 tỷ đồng.

Trong khi đó, ông Đoàn Nguyên Thu 5.225.348 mất gần 16,2 tỷ đồng.


Nhà Cường "đô-la": 36,7 tỷ đồng

Tại Quốc Cường Gia Lai, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch kiêm Tổng Giám Đốc công ty đang nắm 60.582.799 cổ phiếu QCG. Con trai bà, ông Nguyễn Quốc Cường nắm 537.500 đơn vị. Đóng cửa phiên 20/8, giá QCG là 9.000 đồng/cp. Sáng nay, cổ phiếu này giảm còn 8.400 đồng/cp. Như vậy, thiệt hại của hai mẹ con bà Loan là 36,7 tỷ đồng.


Chị em bà Đặng Thị Hoàng Yến - Đặng Thành Tâm: 78,4 tỷ đồng

Trong đợt giảm sút của thị trường trong 3 ngày nay, cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo giảm từ 6.700 đồng/cp chiều 20/8 xuống 5.800 đồng/cp, mất 900 đồng. Theo thống kê, đến nay bà Đặng Thị Hoàng Yến, Chủ tịch HĐQT công ty này đang sở 49.417.081 cổ phiếu ITA (chiếm tỉ lệ 11,12%), ông Đặng Thành Tâm đang nắm 24.262.055 đơn vị. ITA giảm giá khiến chị em bà Yến mất 66,3 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Đặng Thành Tâm với vai trò là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc TCT Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) và Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) còn đang sở hữu 101.250.000 cổ phiếu KBC, 14.827.692 cổ phiếu NVB, 44.000.000 cổ phiếu SQC (giữ nguyên giá 80.000 không có lệnh đặt), 17.530.37 cổ phiếu SGT.

Trừ SGT và SQC không biến động giá thì các mã còn lại do ông Tâm sở hữu đều giảm điểm: KBC giảm từ 9.700 đồng/cp còn 8.500 đồng/cp (mất 1.200 đồng/cp), NVB giảm từ 8.200 đồng/cp xuống còn 8.000 đồng (mất 200 đồng/cp). Tính ra, ông Tâm còn "hao" thêm 12,1 tỷ đồng tại KBC và gần 3 tỷ đồng tại NVB.


Ông Hồ Hùng Anh (MSN): 213 tỷ đồng; bà Nguyễn Hoàng Yến: 294 tỷ đồng

"Bão" giảm giá cũng không chừa cổ phiếu của Masan. Đóng cửa phiên 20/8, MSN ấn định 101.000 đồng/cp thì đến hôm nay chỉ còn 87.500 đồng, mất đến 13.500 đồng chỉ trong 3 ngày giao dịch.

Nằm trong Top những nhân vật giàu nhất trên sàn chứng khoán, bà Nguyễn Hoàng Yến, thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Masan đang sở hữu 21.779.528 cổ phiếu MSN. Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan và Chủ tịch HĐQT tại 3 tổ chức NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - TCB), Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương và Công ty TNHH Quản lý Quỹ Kỹ thương sở hữu 15.768.269 cổ phiếu MSN.

MSN giảm giá mạnh đã khiến tài sản của Yến giảm mất hơn 294 tỷ đồng, của ông Hùng Anh mất đến gần 213 tỷ đồng.


Bà Mai Kiều Liên (VNM): 15 tỷ đồng

"Nữ hoàng" ngành sữa Việt Nam, được vinh danh trên Forbes, bà Mai Kiều Liên - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Sữa Việt Nam với việc sở hữu 1.510.320 cổ phiếu VNM cũng bị thiệt hại đáng kể. Giá đóng cửa VNM ngày 20/8 là 112.000 đồng/cp thì đến nay còn 102.000 đồng/cp, mất 10.000 đồng/cp. Tổng cộng, bà Liên tổn thất trên 15 tỷ đồng.

Bích Diệp
dantri




________________


NHỮNG BÀI LIÊN QUAN




- Thứ sáu, ngày 24 tháng tám năm 2012 Trầm Bê xin được quản thúc? Trầm Bê hiện nay đã được Ban chuyên án quản thúc nhằm bảo vệ tính mạng cho ông ta. / GIA ĐÌNH TRẦM BÊ KẺ THÂU TÓM SAMCOMBANK - GIÁN ĐIỆP TÀU? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/tram-be-trieu-phu-usd-tre-nhat-tren-san.html

- Thứ sáu, ngày 24 tháng tám năm 2012 Những bản tin & hình ảnh khám nhà ông Lý Xuân Hải - nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB) đã bị gỡ xuống trên các báo TT, TN, NLĐ, VNE,... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/nhung-ban-tin-hinh-anh-kham-nha-ong-ly.html

- Thứ năm, ngày 23 tháng tám năm 2012
Bố Già Kiên chuẩn bị khai? Nếu đúng như vậy thì phen này sẽ có khối đồng chí đồng chác đi ... ăn mày. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/bo-gia-kien-chuan-bi-khai-neu-ung-nhu.html

- Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012
Tổng giám đốc Ngân hàng ACB cũng đã bị bắt sau bố già Nguyễn Đức Kiên. Chứng khoán Việt Nam mất 36,500 tỷ đồng (1.8 tỷ USD) trong một phiên ngày 21/08. / Thị trường hỗn loạn, vàng tăng đột biến, người dân tấp nập rút tiền.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/tong-giam-oc-ngan-hang-acb-cung-bi-bat.html

- Thứ tư, ngày 22 tháng tám năm 2012
Bố già Kiên và Trầm Bê đi đêm có ngày gặp ma. HAI BẢN ÁN ĐÃ ĐƯỢC TUYÊN TRONG ĐÊM 21/8/2012 - GIÂY PHÚT TRÙM TƯ BẢN ĐỎ "BẦU KIÊN" BỊ BẮT http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/bo-gia-kien-va-tram-be-i-em-co-ngay-gap.html

- Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012
Xem lại bài "BỐ GIÀ KIÊN THÁCH THỨC TRẦN ĐẠI QUANG" nhân sự kiện nóng hôm nay. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/xem-lai-bai-bo-gia-kien-thach-thuc-tran.html

- Thứ ba, ngày 21 tháng tám năm 2012
Bố Già Kiên,"ông trùm" của các Ngân hàng Việt Nam đã bị bắt, phanh phui ra toàn bộ đường dây lũng đoạn kinh tế - Chính trị với Trầm Bê và Nguyễn Thanh Phượng - Nguyễn Tấn Dũng. Cổ phiếu ngân hàng sáng nay lao dốc, bị bán mạnh và giảm sàn. Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên cũng được Bộ trưởng CA giữ tuyệt mật.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/bo-gia-kien-bi-bat-phanh-phui-ra-toan.html

2 nhận xét:

  1. Lạc Việt: Đặc biệt xin giới blogger và giới đấu tranh lưu ý cảnh báo này: trang blog của blogger Paulus Lê Sơn bị dính mã độc. Có thể tin tặc nhà nước đã hack vào blog của Paulus để cài mã độc. Xin các bạn tìm hiểu thêm bên dưới và giúp thông báo tin này để người khác.

    Admin Angelina Huỳnh.

    http://nofirewall.blogspot.com/2012/08/canh-bao-blog-paulus-le-son-co-ma-oc.html

    Trả lờiXóa
  2. Cầu trời khấn phật phù hộ độ trì cho dân được hưởng hồng phúc của các tiền nhân đã giải phóng dân tộc để lại. Bọn quan tham cấu kết với giới tài phiệt VN để ăn cắp tiền của nhân dân và lũng đoạn thị trường tài chính phải xuống địa ngục mà đền tội. Kính chúc các bác, các chú, các anh kiên trì và có đủ quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ, đó cũng là mong ước của các doanh nghiệp và quyền mưu cầu hạnh của nhân dân. Chúng tôi là người dân và cũng là những nhà trí thức đã cảm nhận rất rõ việc thao túng tài chính của một bộ phận cá nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi, lợi ích của nhân dân và các thành phần kinh tế khác trong xã hội. Nếu không quyết tâm loại trừ bọn quan và giới tài phiệt bất chính tại thời điểm này thì cái u nhọt này sẽ là một tai họa cho tương lại và vận mệnh của đất nước sau này. Nếu không nhổ được khối u này thì nhà nước VN cùng người dân và các thành phần kinh khác sẽ mãi làm kiếp nô lệ phục vụ cho một số bộ phận cá nhân là bọn quan tham và con cháu của chúng.

    Việt Nam ơi ….

    Biển tổ quốc chưa một ngày yên ả
    Đã nhiều lần giặc đến từ biển Đông
    Ai đã đưa “Giắn” về cắn “Gà”
    “3D” biết và anh “Tư” cũng biết

    Bão tham nhũng làm muôn dân nghèo đói
    Doanh nghiệp phá sản, trí thức đói ăn
    Liên minh gã “Tài phiệt”, cấu kết thằng “Ma Quỷ”
    Hòng biến ta thành nô lệ khổ sai ư

    Dm! nhọt “3D” mọc khắp cơ thể
    Nhằm hút máu, gặm tế bào của tao
    Ôi! thương anh “Tư” nhiều phen vất vả
    Bảo vệ lãnh thổ và máu thịt của muôn dân

    Trả lờiXóa