Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Hà Tỉnh: Nguyên nhân của xô xát: Nhà cầm quyền xã Yên Lộc đã lấy đất sân bóng chuyền để gán trừ nợ cho một doanh nghiệp trong khi chưa có bất cứ một thông báo hay thỏa thuận nào với người dân. Đặc biệt, CA xã Yên Lộc kết hợp với CA huyện Can Lộc đã bắt giam một số người dân nhưng không nói rõ lí do. ( XEM THÊM: Yên Lộc (Hà Tĩnh): Phá lúa dân, trưởng công an xã bị đánh nhập viện )

BÀI LIÊN QUAN

- Thứ năm, ngày 16 tháng tám năm 2012 Hà Tĩnh: Tức nước vỡ bờ. Người dân nổi giận, bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung công an, cán bộ vì Ủy Ban xã trưng thu đất sai mục đích (?) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/ha-tinh-tuc-nuoc-vo-bo-nguoi-dan-noi.html



Cướp Đất Sân Bóng của nhà cầm quyền xã Yên Lộc, Hà Tỉnh là nguyên nhân của xô xát

16TH. 8



Với tựa đề rất hấp dẫn “Người dân bao vây đập phá trụ sở xã, hành hung cán bộ”. Tờ ANTĐ[1] chỉ loanh quanh với những luận điệu quen thuộc nhằm kết tội người dân như vốn dĩ các tờ báo của đảng vẫn thường làm. Lý do phức tạp hơn. Phần lỗi ở nhà cầm quyền, không phải người dân!

Tác giả bài viết chỉ đưa ra thông tin môt chiều theo chỉ thị của đảng. Cả một bài viết dài đưa tin về sự việc và để “đi tìm nguyên nhân” mà chỉ có duy nhất một thông tin từ ông Dương Trí Điềm, Bí thư Đảng ủy xã Yên Lộc. Theo tờ báo này, nguyên nhân ban đầu là “do đối tượng Đặng Công (khoảng 30 tuổi, ở xóm Tràng Sơn-Yên Lộc) ủi chiếm phần đất thuộc quản lý của UBND xã. Khi cán bộ xã xuống nhắc nhở thì bị Công gây rối và chống đối”. Thử hỏi, nguyên nhân đơn giản chỉ thế thôi sao? Người dân các miền nông thôn Việt Nam được biết đến là hiền lành, cần cù, chịu khó... Như vậy, trước một sự kiện mà họ tỏ ra bức xúc như thế chắc hẳn phải có một sự khuất tất nào đó từ phía chính quyền. Không thể có chuyện tự dưng người dân đưa máy ra ủi đất của xã để chiếm?


*
Công an đánh dân oan trong vụ cướp đất ở Văn
Giang Hưng Yên  - Ảnh: Blog Xuân Diện




Vì không mấy xa lạ với việc cán bộ các cấp lợi dung quyền hành trong tay để áp đặt cũng như vu oan, giáng hoạ cho người dân. Trong đó phải kể đến vụ chính quyền huyện Tiên Lãng chiếm, cướp đất đai của gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn; vụ cướp đất đai tại Văn Giang, Hưng Yên; Vụ Bản, Nam Định…chính quyền luôn toa rập với các cán bộ đảng viên để dồn người dân vào thế tận cùng và khi đã xảy ra sự việc thì họ sẵn sang bỏ tù người dân.


Ngoài thông tin do vị linh mục chính xứ Tràng Đình, cha Trần Văn Lợi, cho Đài Á Châu Tự Do(RFA)[2] biết là vì chính quyền xã Yên Lộc, Hà Tỉnh đã âm thầm, lấy đất chung của sân bóng chuyền mà người dân dùng để chơi thể thao, nên đã tạo nên sự bức xúc của nhân dân. Để biết thêm thông tin, chúng tôi đã có mặt tại nơi xảy ra sự kiện, thì được người dân cho biết thêm nguyên nhân dẫn đến việc bất bình, không đơn thuần như các tờ ANTĐ và TNO đã đưa tin. Theo lời kể, UBND xã Yên Lộc đã lấy đất sân bóng chuyền để gán trừ nợ cho một doanh nghiệp trong khi chưa có bất cứ một thông báo hay thỏa thuận nào với người dân. UBND xã Yên Lộc đã vay của một doanh nghiệp hơn 5 tỉ đồng nhưng đến nay không có khả năng chi trả nên đã tìm cách gán nợ cho doanh nghiệp một sân bong, để đền. Nhà cầm quyền xã Yên Lộc tìm cách dấu nhẹm. Việc gán nợ của xã chỉ bị bại lộ khi người dân đang cùng nhau tu bổ lại sân bóng thì doanh nghiệp được chính quyền bảo kê đã kéo người ra gây hấn với người dân. Bức xúc trước việc “ném đá dấu tay” cũng như lợi dụng quyền hành của phía chính quyền. Đặc biệt, công an xã Yên Lộc kết hợp với công an huyện Can Lộc đã bắt giam một số người dân nhưng không nói rõ lí do. Vì lo sợ có việc chẳng lành sau cái chết tức tưởi của anh Lê Quang Trọng trong nhà tạm giam của huyện Can Lộc vào tháng 3 năm 2012, nên người thân và hàng xóm của những người bị bắt đã tập trung đến trụ sở UBND xã mục đích để nhận được một sự giải thích thỏa đáng nhưng họ lại nhận được thái độ thách thức, hăm dọa và xem thường từ phía các cán bộ xã nên đã dẫn đến to tiếng và xô xát.

*
Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lộc được cho là nhập viện với nhiều vết thương nặng



Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ, nguyên nhân mà tờ ANTĐ và TNO nói là người dân“ủi chiếm phần đất thuộc sự quản lý của UBND xã” chính lại là việc các cán bộ xã đã lạm dụng quyền hành của mình để chèn ép, xem thường người dân.

Hiện tại, cả hai anh Đặng Văn Định và Đặng Công đang bị giam giữ ở đâu người thân và gia đình không biết. Đây là cách hành xử của các cấp chính quyền khi họ cố tình che đậy sai trái của họ. Chúng tôi ước mong tất cả những ai yêu công lý và sự thật hãy tìm mọi cách để lên tiếng bênh vực những người dân hiền lành nơi đây. Hiện tại, họ đang bị bao trùm bởi nỗi sợ hãi trước sự hăm doạ, khủng bố tinh thần đến từ nhà cầm quyền Hà Tỉnh.

Anthony Thiên Ân(TNCG)

Chú thích:
[1] http://www.anninthudo.vn/xa-hoi/

[2]http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/village-people-committee-office-beseiged-attacked-gm-08152012093558.html

http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2012/08/cuop-at-san-bong-cua-nha-cam-quyen-xa.html


-----------------------



Người dân lại bao vây ủy ban xã phản đối trưng thu đất

Gia Minh, biên tập viên RFA
2012-08-15

Chiều 14/8 hàng trăm người dân bức xúc kéo nhau bao vây trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và có hành động quá khích do bất bình vì đất đai bị trưng thu sai mục đích.

Courtesy hatinh.org.vn


Văn phòng Ủy ban nhân dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh chiều 14-08-2012.
Vụ việc mới nhất về tình hình dân chúng phẫn nộ bao vây trụ sở ủy ban và tấn công chủ tịch, phó chủ tịch được báo mạng Dân Trí loan tin vào ngày 15 tháng 8.

Theo thông tin mà báo đưa ra thì từ chiều ngày 14 đến sáng ngày 15 tháng 8 vừa qua, hằng trăm người dân xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh kéo nhau đến bao vây, khống chế người rồi đánh một số cán bộ xã bị thương nặng. Những người dân còn đập phá trụ sở ủy ban nhân dân xã.

Vào tối ngày 15 tháng 8, chúng tôi gọi điện đến số máy di động của ông chủ tịch xã Yên Lộc, Nguyễn Huy Quế và được ông cho biết ông đang nằm tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để điều trị. Ông nói là bị dân chúng hành hung nhưng trời tối nên không nhận dạng rõ người gây hại cho ông.

Ông Nguyễn Huy Quế đưa ra nhận định về nguyên nhân vụ việc:

Ở đó hôm trước có ‘thằng’ chống người thi hành công vụ nên bị công an bắt tạm giam. Bắt tạm giam buổi sáng, thì buổi chiều anh em ‘nó’ đến gây sự, rồi cả làng gây sự.

Gia Minh: Người làm sai như vậy nhưng sao lại có những người đồng tình cùng đến bao vây ủy ban nhân dân xã, một cơ quan chức năng, như vậy?

Ông Nguyễn Huy Quế: Nhiều người cũng hùa vô đó, có thể cả những người thuộc đoàn thanh niên cũng ‘hùa’ vô đó, làm ào ào thế đó. Còn bộ phận a dua chủ yếu là giáo dân. Đó là xứ đạo Tràng Đình có linh mục quản xứ khoảng 43 tuổi, Trần Văn Lợi.

Gia Minh: Tại sao giáo dân làm chuyện đó?

Ông Nguyễn Huy Quế: Tại sao giáo dân làm việc đó tôi cũng không nắm được. Tình hình giáo dân hiện nay có xu hướng bành trướng và có thái độ thách thức chính quyền. Dùng sức người, lấy thịt đè người. Có những đối trọng mà chính quyền cơ sở có những chỗ buộc phải nhân nhượng. Chính quyền cơ sở cũng ít, mức độ nào đó thôi, chứ không dám dùng vũ lực, mà chỉ bằng tuyên truyền thuyết phục thôi; mà tuyên truyền thuyết phục không nghe và có những việc dùng vũ lực thì không giải quyết được.

Gia Minh: Vì những mâu thuẫn gì mà xảy ra những chuyện như thế?

Ông Nguyễn Huy Quế: Xã có một vài ‘thằng’ tự động đào đất trái phép, rồi chống người thi hành công vụ. Cơ quan điều tra phát lệnh bắt tạm giam; bắt buổi sáng thì buổi chiều chúng bắt đầu gây sự. ‘Nó’ đòi trả người đó về, rồi nó sinh sự ra thôi."

Gia Minh: Họ đào đất để làm gì?

Ông Nguyễn Huy Quế: Họ đào đất để làm sân bóng nhưng chưa thông qua chính quyền mà tự động làm. Sân bóng vẫn cho họ làm nhưng họ tự động đào bới không thông qua chính quyền địa phương, và làm không đúng qui hoạch. Đất đó thuộc đất nhà nước quản lý.

Theo trình bày của ông chủ tịch xã Yên Lộc Nguyễn Huy Quế thì người dân kéo đến bao vây ủy ban nhân dân xã và hành hung bản thân ông cũng như vị phó chủ tịch đến bị thương là những người theo đạo Công giáo thuộc xứ đạo Tràng Đình, địa phận Vinh.

Do dân quá bức xúc



Người dân xã Liên Hiệp giăng biểu ngữ ngay trong sân UBND xã. Ảnh minh họa. Photo courtesy of worldpress


Chúng tôi hỏi thăm linh mục chính xứ Tràng Đình, Trần Văn Lợi, về tình hình liên quan và được chính vị linh mục cho biết:

Người ta rất bức xúc, mà những lương dân cũng ủng hộ việc làm của những người đó. Lý do họ bức xúc vì một xóm đông dân cư như vậy mà không có một sân chơi nào hết. Chỉ có một sân bóng chuyền nhỏ để sau một ngày lao động nặng ra đó để giảm ‘stress’, nhưng lại lấy của người ta; nên tôi nghĩ những người đó cũng tranh đấu cho việc tập thể, việc chung mà thôi, chứ không phải riêng của gia đình họ đâu.

Tờ Dân Trí thì cho rằng nguyên nhân ban đầu do hai đối tượng Đặng Văn Định và Đặng Công ở xóm 5, xã Yên Lộc đứng ra thuê máy múc đất để xây tường rào trên thửa đất thuộc quản lý của ủy ban nhân dân xã nên cán bộ xã xuống nhắc nhở và đình chỉ. Báo này cũng nói Đặng Công dùng gậy đánh phó chủ tịch Dương Chí Thanh bị thương.

Anh Đặng Văn Minh, người thân của anh Đặng Văn Công cho biết thông tin từ phía gia đình:
Thuê máy múc để múc nước cho sân bóng sạch mà đánh bóng, chứ không phải phá bức tường đâu. Chủ tịch và phó chủ tịch có xuống đình chỉ công việc, nhưng máy vẫn làm. Sau đó không biết bao nhiêu ngày thì có lệnh triệu tập của huyện lên xã làm việc.

Lần thứ nhất Định và Công không có ở nhà thì bà lên; đến lệnh triệu tập thứ hai thì cả Công, cả Định sau khi đi đám cưới của em về đều lên và cả hai đều về; sang giấy triệu tập thứ ba thì hai đứa lên nhưng không hiểu sao Định về mà Công thì ở trên ủy ban công an đưa đi luôn. Đưa đi từ sáng hôm qua đến nay cũng không có tin tức gì. Bắt người mà không ai biết.

Lý do họ bức xúc vì một xóm đông dân cư như vậy mà chỉ có một sân bóng chuyền nhỏ để sau một ngày lao động nặng ra đó để giảm ‘stress’, nhưng lại lấy của người ta.

LM. Trần Văn Lợi


Đây không phải làm việc cho cá nhân mà làm việc cho một tập thể của đoàn viên thanh niên xóm 5. Dân bảo xã và công an huyện làm sai nên dân ào lên…

Trong thời gian gần đây, tại nhiều nơi ở Việt Nam đã xảy ra những vụ dân chúng bức xúc về hành xử của cơ quan chức năng đã kéo nhau đến để bày tỏ phản đối. Đó là trường hợp hồi ngày 24 tháng 7 vừa qua, dân chúng mang xác một người đột tử tại công an huyện đến ủy ban nhân dân huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau để khiếu nại về cái chết bất minh đó.

Trước vụ này chừng vài ngày, cả ngàn dân xã Liên hiệp, huyện Phúc Thọ, Hà Nội tập trung nấu cháo tại sân trụ sở ủy ban yêu cầu trả lại đất tham nhũng và kỷ luật 11 cán bộ xã liên quan trong vụ đó.

Theo dòng thời sự:



rfa.



--------------------------------------


Dân Làm Báo

Chào các bạn,

Nhân sự kiện người dân xã Yên Lộc tấn công trụ sở Ủy ban vừa qua, mời các bạn xem lại một bài phóng sự trước đây nói về những mâu thuẫn gay gắt giữa người dân và chính quyền Yên Lộc trong việc cưỡng ép dân gieo lúa.

Đây không phải là lần đầu tiên nhân dân xã Yên Lộc phản ứng chính quyền bằng hành động. Trước đó, trưởng công an xã Yên Lộc là ông Nguyễn Khắc Toàn đã bị người dân đánh gục tại chỗ sau khi ông này kéo quân đến phá lúa của dân. Hậu quả là ông trưởng CA phải nhập viện nhiều ngày.


Yên Lộc (Hà Tĩnh): Phá lúa dân, trưởng công an xã bị đánh nhập viện




Đêm ngày 14, rạng sáng 15/08/2012, hàng trăm người dân xã Yên Lộc (Hà Tĩnh) đã kéo đến tấn công trụ sở Ủy ban, đánh trọng thương nhiều công an và cán bộ. Những nguồn thông tin độc lập khẳng định nguyên nhân xảy ra cuộc tấn công xuất phát từ việc chính quyền xã ngang nhiên cướp đất và bắt giam người dân trong xã.

Đây không phải là lần đầu tiên nhân dân xã Yên Lộc phản ứng chính quyền bằng hành động. Trước đó,  trưởng công an xã Yên Lộc là ông Nguyễn Khắc Toàn đã bị người dân đánh gục tại chỗ sau khi ông này kéo quân đến phá lúa của dân. Hậu quả là ông trưởng CA phải nhập viện nhiều ngày.

Cuộc tấn công đêm ngày 15/08 là kết quả của những bất mãn tích tụ bấy lâu nay của người dân trước các thế lực cường hào, ác bá mới tại xã Yên Lộc.


Nhân dịp này, mời bạn đọ xem lại một bài phóng sự của tác giả Lê Thông, Hà Vy trên báo Tầm Nhìn nói về những mâu thuẫn gay gắt giữa người dân và chính quyền Yên Lộc trong việc cưỡng ép dân gieo lúa.

Bài phóng sự cũng có nhắc đến ông Nguyễn Huy Quế ( PV nhầm thành Nguyễn Viết Quế?) chủ tịch UBND xã Yên Lộc. Ông Chủ tịch Quế là người cũng đã bị nhân dân đánh trọng thương vào đêm 15/08 vừa qua.


Danlambao

Lê Thông/Hà Vy (Tamnhin.net)Tại xã Yên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh), trưởng CA xã khi tổ chức phá lúa IR 1820 đã bị dân đánh nhập viện nhiều ngày.

Cán bộ ra tận đồng để… cấm dân gieo lúa

Tại xã Yên Lộc, mặc dù chính quyền địa phương đã cấm triệt để bà con nông dân sản xuất giống lúa cũ IR-1820, thế nhưng vì giống lúa này còn được người dân ưa chuộng nên đã có một số bộ phận bà con vẫn âm thầm gieo cấy bất chấp lệnh xã.

Để thực hiện cho được chủ trương chung của huyện cấm dân sản xuất giống lúa cũ, UBND xã Yên Lộc đã cử người của xã ra tận các cách đồng ngăn cản nông dân sản xuất.



Nhiều hộ nông dân lâm cảnh khốn đốn khi giống lúa mới bị chết quá nhiều

Tuy nhiên, việc làm này đã gặp phải sự phản đối kịch liệt từ người dân.

Ông Trần Hoàng Tam bức xúc: "Thấy thời tiết cứ rét đậm kéo dài, nếu sản xuất nhóm lúa trà trung thì sớm muộn gì cũng hỏng hết. Cho nên nguời dân ở xã tôi lại đem giống IR 1820 ra để sản xuất. Đây là giống lúa có khả năng chịu rét tốt, lại được người dân ưa chuộng. Do bị xã cấm triệt để loại lúa này nên sự thể là bây giờ giống lúa mới đã bị chết hàng loạt".

Nhiều người dân rất nhiệt tình chỉ cho PV xem những mảnh ruộng gieo lúa mới bị chết rét. Mặc dù ở đây tỷ lệ chết không cao như ở Song Lộc, nhưng rất nhiều khoảng tỷ lệ chết cũng trên 30%, chủ yếu là lúa gieo thẳng.

Mặc dù việc sản xuất giống lúa mới là chủ trương chung của huyện, nhưng khi gieo, cấy không đúng thời vụ lúa bị chết thì người nông dân lại phải hứng chịu hậu quả.

"Nhà tôi gieo 8 sào với giống B290, mua từ xã hết 32 kg giống, với giá 9.000 đồng/1 kg nay đã bị chết hết. Để sản xuất lại gia đình tôi lại phải tiếp tục mua lại từ xã loại giống lúa 108, với giá 12.000/ 1kg để gieo. Dù là mua lại lần thứ hai thóc giống về gieo nhưng chỉ được xã hỗ trợ có 5.000đồng/ 1kg", ông Dương Xuân, ở xóm 8 Yên Lộc ngậm ngùi.

*
Sau khi triển khai giống mới mảnh ruộng này chỉ còn trơ đất (ảnh chụp tại xã Song Lộc)


Khi chúng tôi hỏi số diện tích lúa bị chết là do gieo không đúng thời vụ có được UBND xã hoàn lại tiền thóc giống không thì tất cả những người dân cho biết là không có.

Trưởng Công an xã bị đánh nhập viện vì phá lúa dân

Do bị ép trong việc cấm sản xuất giống lúa IR-1820, một số nơi đã diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa người dân với lãnh đạo xã.

Một thửa ruộng IR 1820 xanh tốt mà ông đã không phá hủy theo lệnh xã

Theo thông tin người dân cung cấp thì tại xã Yên Lộc khi ông Nguyễn Khắc Toàn, Trưởng Công an xã ra phá lúa dân xóm 5 thì bị người dân phản ứng, đánh gục tại chỗ. Ông Toàn phải nhập viện điều trị nhiều ngày.

Để kiểm chứng thông tin này chúng tôi đã liên lạc với ông Nguyễn Viết Quế, chủ tịch UBND xã Yên Lộc để xác minh thì được ông Quế cho biết: "Việc đưa giống mới vào sản xuất bước đầu một số người dân đã không nhất trí. Nguyên nhân là do thói quen và tập tính sản xuất của người dân đã quen với giống lúa cũ. Còn việc dẫn đến xung đột giữa một cán bộ xã với dân là do họ có mâu thuẫn cá nhân từ trước. Nhân chuyện này họ đã vin vào để gây sự thôi".

Tuy nhiên khi chúng tôi trao đổi với người dân thì họ nhất mực khẳng định nguyên nhân là do ông Toàn đã ra tận đồng cấm dân không cho sản xuất giống lúa cũ.

(Còn nữa)

Lê Thông- Hà Vy
http://tamnhin.net/Tieu-diem/19380/Pha-lua-dan-truong-cong-an-xa-bi-danh-nhap-vien.html

| 16.8.12

danlambaovn



XEM THÊM

- Thứ sáu, ngày 23 tháng ba năm 2012

Hà Tĩnh: Người dân tấn công, đập phá trụ sở xã vì nghi CA đánh chết người  

http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/03/nguoi-dan-tan-cong-ap-pha-tru-so-xa-vi.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét