Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Điều trần tại Hạ viện Mỹ tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền ----- Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp người dân và bị chỉ trích mạnh về nhân quyền ------ Hai Dân biểu Ed Royce và Christopher Smith hứa sẽ quan tâm đến trường hợp của hai sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha ----- Thế giới giờ đã biết rõ bộ mặt xảo trá "hèn với giặc, ác với dân" của Đảng và Nhà nước ta .

Thứ sáu, ngày 07 tháng sáu năm 2013 
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ hứa thúc đẩy VN trả tự do cho 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên, Nguyên Kha . Hạ viện Mỹ cũng nêu vụ trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam tại phiên điều trần có chủ đề “Các mối quan hệ Việt-Mỹ” , do Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ tổ chức hôm 5/6/2013 . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/06/pho-tro-ly-ngoai-truong-my-hua-thuc-ay.html

VN bị chỉ trích mạnh về nhân quyền

Cập nhật: 10:47 GMT - thứ tư, 5 tháng 6, 2013

Người biểu tình chống Trung Quốc bị cảnh sát mặc thường phục tấn công hôm 2/6

Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba 4/6 đã nghe điều trần tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, trong đó đề cập nhiều tới các vi phạm.

Đây là phiên điều trần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng về chủ đề này sau phiên họp tương tự hồi tháng Tư.

Phiên điều trần kéo dài hai ngày diễn ra dưới sự điều khiển của dân biểu Chris Smith, ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và là chủ tịch Tiểu ban châu Phi, Y tế, Nhân quyền toàn cầu và Các tổ chức quốc tế trực thuộc ủy ban này.



Tôn giáo và đất đai

Trong phát biểu mở đầu phiên điều trần, dân biểu Smith đã nêu bật tình trạng đàn áp tôn giáo và cưỡng chế đất đai của người dân Việt Nam hiện nay.

Vị dân biểu này gọi Việt Nam là ‘nước vi phạm quyền tự do tôn giáo tồi tệ nhất trên thế giới’.


Quốc gia Đông Nam Á này từng năm trong danh sách ‘Các nước cần quan tâm đặc biệt’, tức CPC, về tự do tôn giáo. Tuy nhiên đến năm 2006, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách cho đến nay.


Báo cáo mới nhất về tự do tôn giáo thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 20/5 cũng không đề nghị đưa Việt Nam vào lại CPC.



"Có vẻ như Bộ Ngoại giao đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế và sự bạo tàn trong vấn đề đàn áp tôn giáo của Chính phủ Việt Nam."
Chris Smith, ủy viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ

Ông Smith kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ làm theo kiến nghị của Ủy ban Tự do Tôn giáo của nước này hồi năm ngoái, tức là đưa Việt Nam trở lại vào CPC với lý do Hà Nội ‘kiểm soát mọi nhóm tôn giáo, hạn chế và trừng phạt gắt gao những hoạt động tín ngưỡng độc lập’.

“Có vẻ như Bộ Ngoại giao đã để cho những toan tính chính trị lấn át thực tế,” ông nói và lên án nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam là ‘che dấu khiếm khuyết’.


Dân biểu Smith dẫn chứng bằng các trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đức Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Linh mục Nguyễn Văn Lý đang bị giam cầm cũng như vụ đàn áp giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu, Đà Nẵng.


Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh tình trạng cưỡng chế thu hồi đất đai.


“Chính phủ đã cướp đoạt phi pháp tài sản của các hộ dân... và nếu chủ sở hữu hợp pháp... chống cự thì các lực lượng an ninh sẽ được huy động để trấn áp,” ông nói.


Các nghị sỹ Hoa Kỳ cũng nghe một số nhân chứng điều trần về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.



Đòi bồi thường


Người dân Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, biểu tình phản đối cưỡng chiếm đất đai

Ông Joseph Cao, cựu dân biểu, kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi của những người Mỹ gốc Việt có tài sản đất đai bị chính quyền Việt Nam tịch thu ‘bất hợp pháp’ sau khi họ bỏ lại tất cả để trốn chạy ‘sự tàn ác’ của chế độ cộng sản.

Holly Ngo, một thuyền nhân vượt biên hồi năm 1978 và hiện đã định cư tại tiểu bang California, kể tại phiên điều trần về câu chuyện gia đình ông bị chính quyền tịch thu tài sản. Ông nói rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng gia đình ông mà của rất nhiều người Mỹ gốc Việt.


Ông kể rằng nhà cửa đất đai của ông, tính theo thời giá hiện nay là 800.000 Mỹ kim, đã bị chính quyền quốc hữu hóa vì không có ai ở.


Ngoài ra, gần 2,4 kg vàng, trị giá gần 136.000 Mỹ kim vào thời điểm hiện nay, cũng bị chính quyền buộc gia đình ông phải ký gửi tại nhà băng quốc doanh hồi năm 1977 và không hề được trả lại.



"Đó là hình ảnh Việt Nam ngày nay: một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa bình và trấn áp những người dám thách thức chính quyền hay dám kêu gọi dân chủ."
John Sifton, HRW

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành của tổ chức giúp thuyền nhân Việt Boat People SOS, ước tính rằng trong vòng 38 năm qua Chính phủ Việt Nam đã tịch thu đất đai, nhà cửa và các tài sản khác của người Mỹ gốc Việt với tổng trị giá trong khoảng từ 50 đến 100 tỷ Mỹ kim.

Ông cho biết là nhiều Việt kiều đã về Việt Nam để đòi lại tài sản nhưng chỉ rất ít trong số họ thành công sau khi đã lót tay rất nhiều tiền cho các cán bộ có quyền hành.


Ông Thắng yêu cầu Chính phủ Mỹ gây áp lực buộc Việt Nam bồi thường tài sản của những người Mỹ gốc Việt đã bị tịch thu và đưa điều kiện này trong quá trình đàm phán Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.


Ông cho rằng đây là ‘lợi ích quốc gia’ của Mỹ vì có liên quan đến hàng trăm ngàn công dân Mỹ với thiệt hại lên đến hàng chục tỷ Mỹ kim.


Ngày càng tệ


Tổ chức Theo dõi nhân quyền HRW cũng cử đại diện đến phiên điều trần để mô tả tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.


Đại diện HRW John Sifton lưu ý rằng ‘tình hình đang ngày càng tồi tệ ở Việt Nam’ vì ‘chỉ trong vòng có vài tháng đầu năm 2013 mà số người bị kết tội trong các phiên tòa chính trị nhiều hơn cả năm ngoái’.


Chính phủ Việt Nam đang gia tăng đàn áp những người chống đối

Theo số liệu mà HRW đưa ra thì trong năm 2012 có ít nhất 40 người bị bỏ tù vì chống đối chế độ. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm nay đã có hơn 50 người bị đưa ra xét xử trong các phiên tòa chính trị.

Ông Sifton đưa ra là dẫn chứng là phiên tòa xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất, vụ bỏ tù 8 người Thượng theo đạo Hà Mòn, việc chính quyền tìm cách giải tán các buổi ‘dã ngoại nhân quyền’ hồi đầu tháng Năm và vụ đàn áp những người biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm Chủ nhật 2/6.


Ngoài ra ông cũng nêu lên các hành vi vi phạm nhân quyền khác của chính quyền Việt Nam như thu hồi đất tùy tiện, cấm các tổ chức công đoàn không có phép, các phiên tòa ‘trình diễn’, nạn bạo hành của công an đối với những người bị giam cầm và việc cưỡng bức cai nghiện và cưỡng bức lao động đối với những người nghiện ma túy.


“Đó là hình ảnh Việt Nam ngày nay: một chính quyền tàn ác và đàn áp có hệ thống các quyền tự do biểu đạt, tự do lập hội và tập hợp hòa bình và trấn áp những người dám thách thức chính quyền hay dám kêu gọi dân chủ,” ông phát biểu trước các nghị sỹ Mỹ.



"Đã đến lúc Chính phủ Hoa Kỳ nên nhìn nhận mọi việc theo đúng những gì đang xảy ra."
John Sifton, HRW

“Đã từng có hy vọng rằng việc đưa ra đối thoại chiến lược quân sự và đàm phán tự do thương mại với Việt Nam có thể khuyến khích đất nước này thay đổi,” ông nói.

“Giờ đây dường như hy vọng này đã được đặt không đúng chỗ. Nhà cầm quyền Việt Nam không hề thả lỏng nắm đấm của họ.”


“Đã đến lúc Chính phủ Hoa Kỳ nên nhìn nhận mọi việc theo đúng những gì đang xảy ra,” ông kêu gọi.


Nghị sỹ Chris Smith cho biết ông đã đề xuất trở lại Dự luật nhân quyền Việt Nam có tên là H.R. 1897. Dự luật này đang chờ được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện xem xét.


Dự luật này đề xuất chính quyền Hoa Kỳ chỉ tăng viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam hơn mức của năm tài chính 2012 chỉ khi nào Tổng thống Barack Obama xác nhận rằng chính quyền Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thực thi dân chủ và thúc đẩy nhân quyền.


Tuy nhiên các đề xuất tương tự đã nhiều lần bị chặn lại ở Thượng viện.


BBC


_____________



HAI DÂN BIỂU ED ROYCE VÀ CHRISTOPHER SMITH HỨA SẼ QUAN TÂM ĐẾN TRƯỜNG HỢP CỦA HAI EM PHƯƠNG UYÊN VÀ NGUYÊN KHA


(06/05/2013 07:33 PM)


Tin Hoa Thịnh Đốn - Nhạc sĩ Trúc Hồ đang có mặt tại Hoa Thịnh Đốn cho biết anh đã tiếp xúc với hai Dân biểu Ed Royce và Christopher Smith để yêu cầu can thiệp về trường hợp của hai sinh viên trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, và hai ông đã hứa đưa việc này vào cuộc điều trần diễn ra ngày hôm nay tại Hạ Viện Hoa Kỳ. Hai vị Dân biểu cũng tuyên bố sẽ làm mọi cách để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC tức danh sách những quốc gia bị quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo. Hình ảnh của buổi điều trần được phóng viên SB-TN DC ghi lại như sau:




XEM VIDEO : SBTN


VIDEO Chairman Royce Questions Witnesses at Hearing on U.S. Relations with Vietnam




TỔNG HỢP NHỮNG TIN TỨC LIÊN QUAN VỀ VỤ ÁN HAI SINH VIÊN YÊU NƯỚC NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN & ĐINH NGUYÊN KHA Ở LONG AN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/tong-hop-nhung-tin-tuc-lien-quan-ve-vu.html



_______________




Điều trần tại Hạ viện Mỹ tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền


Chủ tọa buổi điều trần, Dân biểu Chris Smith.
Chủ tọa buổi điều trần, Dân biểu Chris Smith.

Tin liên hệ
Thêm một buổi điều trần diễn ra tại Hạ viện Hoa Kỳ hôm 4/6 tố cáo thực trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng của chính phủ Việt Nam.

Buổi điều trần “Chính quyền Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” do Tiểu ban phụ trách các vấn đề Y tế-Nhân quyền Toàn cầu, Châu Phi, và các Tổ chức Quốc tế thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức.


Trong lời mở đầu, Chủ tọa buổi điều trần cũng là Chủ tịch Tiểu ban, dân biểu Chris Smith, nhận xét:


“Mặc dù bang giao Việt-Mỹ đã cải thiện đáng kể từ năm 1995 tới nay khi đôi bên bình thường hóa quan hệ song phương, nhưng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn không cải thiện. Trong khi Hoa Kỳ nâng cấp mậu dịch với Việt Nam thì Hà Nội vẫn tiếp tục vi phạm hàng loạt các nhân quyền căn bản của công dân.”



Đây là hình ảnh Việt Nam hôm nay: một chính quyền tàn bạo và đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, thường xuyên đàn áp những người chất vấn các việc làm của nhà nước hay đòi hỏi các giải pháp dân chủ khác.

Minh chứng cho nhận định này, dân biểu Smith nói dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quyết định bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo CPC năm 2006, Việt Nam vẫn là một trong số các nước vi phạm quyền tự do tôn giáo trầm trọng nhất trên thế giới.

Ông Smith trích báo cáo mới đây của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế USCIRF nêu rằng Hà Nội vẫn kiểm soát tất cả các cộng đồng tôn giáo, nghiêm cấm và trừng phạt việc sinh hoạt tôn giáo độc lập, và đàn áp các cá nhân hay tập thể nào bị xem là thách thức quyền lực của nhà nước. Ông cũng nhắc lại đề nghị của Ủy ban USCIRF một lần nữa kêu gọi đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.



Giám đốc Vận động Ban Á Châu thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch John Sifton (Ảnh: HRW.org)Giám đốc Vận động Ban Á Châu thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch John Sifton (Ảnh: HRW.org)

Trong số các nhân chứng tại buổi điều trần có Giám đốc Vận động Ban Á Châu thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, ông John Sifton. Ông Sifton khẳng định tình hình nhân quyền Việt Nam ngày một xấu đi, hầu như không có một sự cải thiện nào, mà chỉ có thêm án tù.

Ông Sifton phát biểu:


"Đây là hình ảnh Việt Nam hôm nay: một chính quyền tàn bạo và đàn áp có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, thường xuyên đàn áp những người chất vấn các việc làm của nhà nước hay đòi hỏi các giải pháp dân chủ khác.”


Ông Sifton tố cáo Hà Nội vẫn tiếp tục tống giam các tù nhân chính trị, sách nhiễu các hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đàn áp những người lên tiếng phê phán đảng và nhà nước hoặc tố cáo tham nhũng.


Ông Sifton nói các hành vi bất đồng chính kiến tại Việt Nam luôn bị coi là tội phạm hình sự chiếu theo các điều luật mơ hồ và độc đoán cấm công khai phê phán chính phủ và đảng cộng sản.

Điều trần tại Hạ viện Mỹ tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền
Dẫn dụ cụ thể, ông Sifton cho biết từ năm 2010 tới nay, số người bị kết án tù vì bất đồng chính kiến một cách ôn hòa tại Việt Nam không ngừng leo thang. Theo thống kê của Human Rights Watch, trong năm 2012 vừa qua có ít nhất 40 trường hợp như thế và chỉ trong nửa đầu năm nay đã có trên 50 người bị kết án trong các phiên toà chính trị, tức cao hơn tổng số của cả năm ngoái.

Thêm vào đó, vẫn theo lời ông Sifton, tình trạng côn đồ sách nhiễu, hành hung những người bất đồng chính kiến cũng liên tục gia tăng. Tại Việt Nam, ngày càng có nhiều trường hợp các nhà hoạt động bị côn đồ hay “quần chúng tự phát” đánh đập mà không được công an can thiệp hay được pháp luật bảo vệ.


Ông Sifton nói lẽ ra tất cả các giới chức quân đội, ngoại giao, hay thương mại của Hoa Kỳ phải đề cập đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam khi giao tiếp với Hà Nội, nhưng thực tế cho thấy điều này không xảy ra thường xuyên đúng mức cần thiết.


Các vấn đề về tự do thông tin, tự do báo chí, đàn áp tôn giáo, cưỡng chế đất đai, xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người Việt trong nước và người Việt hải ngoại cũng được đề cập đến trong buổi điều trần.



Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS.Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS.

Một nhân chứng khác, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, nêu vấn đề rằng đã 10 tháng qua chính phủ Mỹ vẫn chưa hồi đáp thỉnh nguyện thư với hàng chục ngàn chữ ký gửi Tòa Bạch Ốc yêu cầu bênh vực quyền lợi, tài sản, đất đai của công dân Mỹ gốc Việt bị Hà Nội chiếm đoạt, xâm phạm kể từ sau cuộc chiến Việt Nam kết thúc.

Tiến sĩ Thắng:


“Thông qua Tiểu ban này, chúng tôi kêu gọi đại diện thương mại của chính phủ Mỹ, trong các cuộc thương lượng với Hà Nội về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đòi hỏi Việt Nam bồi thường cho tất cả công dân Mỹ bị thiệt hại, kể cả công dân Mỹ gốc Việt, đồng thời yêu cầu Hà Nội phải ngừng các hoạt động tịch thu, cưỡng chiếm đất đai.”


Tiến sĩ Thắng cũng kêu gọi Washington đình chỉ tất cả mọi hỗ trợ cho Hà Nội cho đến sau khi các cuộc thương lượng này đạt kết quả.


Đại diện của Human Rights Watch tại buổi điều trần cho rằng Hoa Kỳ phải nhìn sự việc đúng thực chất. Ông Sifton nói kỳ vọng của chính phủ Mỹ rằng các cuộc đối thoại quân sự chiến lược và đàm phán thương mại với Việt Nam có thể khuyến khích Hà Nội thay đổi, cải thiện thành tích nhân quyền là sai lầm và là một phương pháp không hiệu quả vì chính quyền Việt Nam không hề nới lỏng nắm đấm của họ.


Ông Sifton:


“Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề nghị Tiểu ban này và toàn bộ Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ chất vấn chính quyền của Tổng thống Obama một cách nghiêm khắc về nội dung cuộc đối thoại hiện nay với Việt Nam.”



Mặc dù bang giao Việt-Mỹ đã cải thiện đáng kể từ năm 1995 tới nay khi đôi bên bình thường hóa quan hệ song phương, nhưng tình hình nhân quyền tại Việt Nam vẫn không cải thiện.

Human Rights Watch nhấn mạnh đã đến lúc chính phủ Hoa Kỳ cần có hành động trước thái độ bất khoan nhượng kéo dài của Hà Nội chẳng hạn như bỏ qua Việt Nam trong các cuộc đàm phán TPP và các cuộc thương lượng mậu dịch song phương khác cũng như bắt đầu xem lại các hoạt động giao tiếp-hợp tác quân sự với Việt Nam.

Buổi điều trần kết thúc với lời cam kết rằng Tiểu ban phụ trách các vấn đề Y tế-Nhân quyền Toàn cầu, Châu Phi,và các Tổ chức Quốc tế thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc về vấn đề nhân quyền Việt Nam bởi lẽ dân Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn bị đàn áp bởi những kẻ cầm quyền độc tài, tàn bạo là một thực trạng không thể bỏ qua và Hoa Kỳ cần phải đứng về phía những người khao khát tự do, những người phản đối độc tài và đàn áp.


Cuộc điều trần chiều 4/6 nằm trong khuôn khổ hàng loạt các hoạt động trong 2 ngày Tổng vận động Nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu từ hôm 3/6 do Ủy ban Cứu Người Vượt biển BPSOS khởi xướng.


Trong số các nhân chứng tham gia điều trần còn có cựu dân biểu Mỹ gốc Việt Cao Quang Ánh, nhà sư Danh Tol thuộc Giáo Hội Phật Giáo Khmer, một nạn nhân bị đàn áp tôn giáo đã chạy sang Thái Lan lánh nạn sau khi mãn hạn tù vì tranh đấu cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, và bà Holly Ngo, công dân Mỹ gốc Việt là nạn nhân bị chính quyền Việt Nam tịch thu tài sản.


Một buổi điều trần kế tiếp sẽ diễn ra hôm nay 5/6 tại Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương cũng thuộc Ủy ban Đối Ngoại Hạ viện Mỹ.


Các giới chức hành pháp trong chính phủ của Tổng thống Barack Obama ra điều trần về “Các mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam” bao gồm Quyền Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương, Joseph Yun, và Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động, Daniel Baer, người đã dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ sang Hà Nội đối thoại nhân quyền hôm 12/4 vừa qua.







_________________




Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp

2013-06-04

photo1-305
Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013.
RFA PHOTO

Chiều nay thứ Ba ngày 4/6, tại Quốc Hội Hoa Kỳ vừa diễn ra buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” về nhân quyền, tự do tôn giáo và dân chủ.


Điều trần tại Hạ viện Hoa Kỳ

Cùng trong chương trình Ngày Vận Động cho Nhân Quyền Việt Nam, hôm 4/6, hàng trăm người Mỹ gốc Việt từ nhiều tiểu bang Hoa Kỳ tụ tập về thủ đô Washington DC để lên tiếng với các vị dân biểu của tiểu bang mình, nhằm thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ cần có trách nhiệm hơn để cải thiện tình hình dân chủ, nhân quyền cũng như tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Trước khi buổi điều trần chính thức diễn ra vào buổi chiều, từ 10 giờ sáng, một chương trình khác mang tên “Gặp mặt Việt Nam – Hoa Kỳ” cũng được tổ chức tại Quốc hội, do Ủy ban Đối ngoại và Hội nghị Hạ viện Đảng Cộng hòa đứng ra chủ trì. Tại đây, một số vị dân biểu từ các tiểu bang như Texas, New Jersey, Nebraska, Virginia đều có mặt để gửi lời chào đến những người Mỹ gốc Việt đang tụ họp về thủ đô Washington.


Buổi gặp mặt diễn ra trong bầu không khí thân thiện với những lời hứa hẹn của các vị dân cử trước cộng đồng người Việt rằng họ sẽ thực hiện tốt hơn vai trò của mình, rằng họ sẽ đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp lý cho người Việt đang sinh sống trên mảnh đất Hoa Kỳ cũng như những ý nguyện mà cộng đồng người Việt tại đây muốn cải thiện tình hình dân chủ và nhân quyền cho đồng bào trong nước.



Chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có nhiều những phiên tòa chính trị xét xử, 40 người, hơn tất cả những phiên tòa xét xử hồi năm ngoái, với một lý do đơn giản là tự do ngôn luận.
-DB Ed Royce

Ngay sau khi cuộc gặp mặt kết thúc vào lúc 11.30 phút, chúng tôi đã có cơ hội trao đổi trực tiếp với vị Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, là dân biểu Ed Royce và được ông cho biết suy nghĩ của mình như sau:


“Mối quan ngại của chúng tôi là Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) đã đúng khi cho rằng chính phủ Việt Nam đã không làm những gì lẽ ra phải làm trên mọi mức độ, đó là tự do lập hội, tự do bày tỏ ý kiến, tự do tôn giáo; tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho rằng trên tất cả mọi lĩnh vực này Việt Nam đều không thi hành những gì họ đã cam kết. Chẳng hạn như, chỉ trong vòng mấy tháng đầu năm nay, Việt Nam đã có nhiều những phiên tòa chính trị xét xử, 40 người, hơn tất cả những phiên tòa xét xử hồi năm ngoái, với một lý do đơn giản là tự do ngôn luận. Rõ ràng đây không phải là một bước tiến, mà đây là một điều quan ngại.”



Gia tăng đàn áp



20130604_154724-250
Ông John Sifton phát biểu tại Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013. RFA PHOTO.

Vào lúc 2.30 phút chiều, buổi điều trần chính thức mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” khai mạc, chủ tọa là Dân biểu Christopher Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ. Trong phần phát biểu của mình, một lần nữa D.B Smith cho rằng kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1995, mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia đã có nhiều tiến triển, thế nhưng tình hình nhân quyền tại Việt Nam lại không cải thiện, ông cho rằng, trong khi Hoa Kỳ củng cố hơn vị thế thương mại của Việt Nam, thì Chính phủ Việt Nam lại tiếp tục vi phạm những quyền căn bản của con người trên diện rộng.


Đặc biệt, ông nhắc tới phúc trình mới nhất của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ về Tình Hình Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ban hành hôm 20/5, trong đó đã không đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC), ông kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ cần phải thực hiện điều này, đồng thời, vị chủ tịch cũng phản đối việc xét duyệt Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ với việc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay.


Ngay sau phần phát biểu của ông Smith là hai phần trình bày của các vị dân biểu Lowenthal và Meadows, cả hai vị đều tập trung về mối quan hệ phát triển kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Hoa Kỳ với vấn đề dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Các vị cho rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục cam kết cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, cần yêu cầu Việt Nam đáp ứng chặt chẽ hơn nữa các nguyên tắc của một nền kinh tế thị trường, chặn đứng nạn buôn người, dừng việc thu hồi đất đai trái phép, đảm bảo tự do ngôn luận, thông tin, hội họp…cho người dân. Hai vị dân biểu này đều cho rằng Hoa Kỳ phải đặt vấn đề nhân quyền trên bàn cân khi thương thảo với Việt Nam về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra.



Thông điệp hôm nay tôi muốn gửi tới Chính quyền Obama là liệu họ sẽ tiếp tục đối thoại với Việt Nam trong bao lâu nữa, lúc nào họ sẽ dừng lại và có những đàm phán cứng rắn hơn.
-Ô. John Sifton
Phía nhân chứng trong cuộc điều trần bao gồm một số gương mặt quen thuộc như Cựu dân biểu Joseph Cao Quang Ánh, T.S Nguyễn Đình Thắng của tổ chức PBSOS, Giám đốc Vận Động, ban Á Châu của Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) ông John Sifton, ngoài ra là bà Holly Ngô, nạn nhân của một vụ trưng thu đất tại Việt Nam trước đây và Đức Danh Tol, nạn nhân của một vụ đàn áp tôn giáo.

Trong phần trao đổi với đài ACTD, T.S Nguyễn Đình Thắng cho rằng có hai nội dung cần phải nêu bật đối với tiểu ban đặc trách vấn đề nhân quyền của Hạ viện Hoa Kỳ:


“Tình trạng nhân quyền tại Việt Nam càng ngày càng đi lùi vì một trong các lý do là hành pháp Hoa Kỳ đã lên tiếng nhiều nhưng sự lên tiếng không đi đôi với hành động cụ thể. Nội dung thứ hai, chúng tôi kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ, vì lý do đó, cần phải tham dự vào để xem những luật hiện hành liệu hành pháp có thực hiện đúng đắn hay không, thứ hai, cần phải đưa ra thêm những luật mới để có những phương tiện, nhắm thẳng vào Việt Nam, chứ không phải chung của thế giới.”


Tuy nhiên, một vấn đề khá mới được đưa ra trong buổi điều trần lần này là vấn đề đất đai của Việt Nam, từ luật đất đai quy định Nhà nước là chủ sở hữu, cho đến việc trưng thu đất đai bất hợp lý cũng như vấn đề sở hữu nhà và bất động sản của những người Việt rời khỏi Việt Nam sau năm 1975:




20130604_114703-250

Các vị đại biểu tham dự Buổi điều trần mang tên “Việt Nam vẫn duy trì chính sách đàn áp” tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 4/6/2013. RFA PHOTO.

“Mối nguy cận kề là cuối tháng 9 năm nay, nông dân VN sẽ bị mất đất đai hàng loạt vì quyền sử dụng đất ruộng chỉ có 20 năm mà thôi, nó khởi sự từ tháng 10/1993, nghĩa là hết tháng 9 năm nay 2013, mọi đất ruộng sẽ phải phân bổ lần nữa. Chúng tôi muốn để quốc hội Hoa Kỳ biết là chính sách của Việt Nam là quốc hữu hóa tất cả đất đai, thu hồi đất đai hoàn toàn tùy tiện, nhiều khi là mục đích đàn áp tôn giáo hoặc lòng tham của các giới chức cao cấp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các công dân Hoa Kỳ vì khi Chính quyền Việt Nam quản lý và sử dụng tài sản của công dân Việt Nam bỏ nước ra, lúc đó, họ chưa quốc hữu hóa ngay mà mãi nhiều năm sau, 2003 mới có luật quốc hữu hóa, lúc này, nhiều chủ nhân của các tài sản đó đã trở thành công dân Hoa Kỳ.”


Trước khi buổi điều trần kết thúc là bài phát biểu của ông John Sifton, trong đó, ông có nêu ra một vài điểm cơ bản như chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, tại Việt Nam, các phiên tòa chính trị kết án nhiều người hơn cả số bị kết án trong toàn năm 2012, xu hướng cho thấy tình hình nhân quyền tại Việt Nam ngày càng tội tệ. Đồng thời, ông Sifton cũng tin tưởng rằng để hối thúc Việt Nam thay đổi và cải thiện vấn đề nhân quyền thì các cuộc đối thoại về hợp tác thương mại hay đối tác chiến lược quân sự sẽ là những công cụ mà Hoa Kỳ cần phải sử dụng.


Ông Sifton nhận xét:


“Thông điệp hôm nay tôi muốn gửi tới Chính quyền Obama là liệu họ sẽ tiếp tục đối thoại với Việt Nam trong bao lâu nữa, lúc nào họ sẽ dừng lại và có những đàm phán cứng rắn hơn, cho Việt Nam hiểu rằng như thế là đủ rồi, Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục đàm phán về thương mại, không tiếp tục thảo luận về đối tác chiến lược quân sự chừng nào Việt Nam còn không cải thiện về nhân quyền. Một điều đơn giản là chính quyền Hoa Kỳ cần phải biết nói “thế là đủ rồi đó.”


Được biết, buổi điều trần tiếp theo sẽ diễn ra vào sáng ngày 5/6, trong đó, các vị dân biểu của phiên điều trần ngày 4/6 sẽ có nhiều thông tin hơn, đặt ra được những câu hỏi kỹ càng hơn trước Quốc hội Hoa Kỳ với sự chứng kiến của 2 giới chức bộ Ngoại giao, nhằm thẩm định rõ ràng hơn và chính xác hơn về tình hình nhân quyền, tôn giáo và tự do tín ngưỡng tại Việt Nam.





Vũ Hoàng, phóng viên RFA




XEM THÊM :



- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . ---------  Free Citizens: Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to continue. WE - the Free Citizens -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html

....................................


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét