Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Tổ chức HRW: Việt Nam gia tăng đàn áp giới blogger . Cần có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ và hành hung gần đây ----------- Tổ chức Phóng viên Không biên giới RSF lên tiếng mạnh mẽ về các vụ bắt giữ blogger ở VN . Trong vòng chưa đầy một tháng , 3 blogger bị bắt .



HRW: Việt Nam gia tăng đàn áp giới blogger

Đăng bởi lúc


VRNs (20.06.2013) – New York, USA - Cần có phản ứng ngoại giao mạnh mẽ trước các vụ bắt giữ và hành hung gần đây

New York, ngày 20 tháng Sáu năm 2013 – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần phóng thích vô điều kiện những blogger mới bị bắt trong thời gian gần đây và chấm dứt các vụ hành hung nhằm vào những người lên tiếng phê phán. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần công khai yêu cầu chính quyền nước này hủy bỏ việc áp dụng luật hình sự để trừng phạt các nhà hoạt động ôn hòa.


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người mới bị bắt trong thời gian gần đây, là blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào và nhà hoạt động trên mạng internet Đinh Nhật Uy, đồng thời tiến hành điều tra các tố cáo về việc công an hành hung các nhà hoạt động trên mạng gồm Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các, những công dân cần được chính quyền bảo vệ an ninh.

“Chính sách đàn áp mọi tiếng nói phê phán, dù lớn hay nhỏ, của Việt Nam sẽ chỉ đưa đất nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng,” ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Những vụ bắt giữ và tấn công các blogger mới đây cho thấy chính quyền sợ thảo luận công khai về dân chủ và nhân quyền đến mức nào.”

Rất nhiều vụ bắt giữ được áp dụng theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam, một trong các điều luật mơ hồ và có độ co giãn cao thường được dùng để đàn áp những người thực thi quyền tự do ngôn luận. Các vụ bắt giữ và hành hung trong thời gian gần đây gồm có:

+ Ngày 26 tháng Năm năm 2013, lực lượng an ninh Bộ Công An bắt giữ blogger Trương Duy Nhất vì đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân,” theo tờ báo Thanh Niên ở Việt Nam. Vụ bắt giữ blogger 49 tuổi tại nhà riêng của ông ở thành phố Đà Nẵng diễn ra sau khi ông đăng tải trên blog cá nhân “Một góc nhìn khác” nổi tiếng một bài kêu gọi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng từ chức, cho rằng họ đã dẫn dắt đất nước Việt Nam lún sâu hơn vào những khó khăn chính trị và kinh tế.

+ Ngày mồng 7 tháng Sáu năm 2013, năm người được cho là công an hành hung blogger Nguyễn Hoàng Vi, 26 tuổi (còn được biết với tên An Đổ Nguyễn) và nhà hoạt động pháp lý Phạm Lê Vương Các trên một con đường ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo giới blogger Việt Nam, những kẻ tấn công đã theo dõi Nguyễn Hoàng Vi và gia đình cô trong suốt mấy ngày rồi đánh cô ngã, gây ra những vết thương phải vào bệnh viện chữa trị. Nguyễn Hoàng Vi là một người nổi tiếng trên mạng Internet; cô đã từng bị tấn công trong hai ngày mồng 5 và 6 tháng Năm năm 2013 sau những nỗ lực tổ chức buổi “dã ngoại nhân quyền” ở thành phố Hồ Chí Minh với vai trò chủ chốt.

+ Vào ngày 13 tháng Sáu, công an bắt giữ blogger Phạm Viết Đào tại nhà riêng ở Hà Nội, cũng với lý do “lợi dụng tự do dân chủ,” theo tuyên bố của Bộ Công An, một tín hiệu cho thấy khả năng ông sẽ bị truy tố theo điều 258. Tương tự như Trương Duy Nhất, trang mạng của Phạm Viết Đào cũng từng lên tiếng phê phán một số nhà lãnh đạo chính trị Việt Nam.

+ Ngày 15 tháng Sáu, Đinh Nhật Uy bị bắt theo điều 258. Em trai anh, Đinh Nguyên Kha, đã bị xử tám năm tù vào ngày 16 tháng Năm năm 2013 vì phát tán tờ rơi phê phán các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Việt Nam. Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, bị bắt ở tỉnh Long An sau khi phát động một phong trào đòi trả tự do cho em trai mình trên mạng Internet và đăng tải các hình ảnh và bài viết qua tài khoản Facebook của mình. Theo Thông tấn xã Việt Nam – cơ quan thông tấn chính thức của Việt Nam, anh bị cáo buộc vì “nội dung sai sự thật, xuyên tạc làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước.”

Điều 258 được áp dụng để truy tố những người bị chính quyền coi là “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” và quy định mức án lên đến bảy năm tù đối với những người bị coi là phạm tội này trong “các trường hợp nghiêm trọng.” Các tòa án theo mệnh lệnh chính trị ở Việt Nam thường áp dụng các điều khoản nói trên để xử tù những người công khai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét chính quyền Việt Nam liên tiếp gia tăng đàn áp các tiếng nói chỉ trích tham nhũng và chuyên quyền. Những người bị chính quyền nhắm tới trong thời gian gần đây đại diện cho nhiều thành phần công luận, vì Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Nguyễn Chí Đức từng làm việc cho bộ máy chính quyền, Trương Duy Nhất từng làm cho báo chí chính thống, Phạm Viết Đào từng là cán bộ nhà nước còn Nguyễn Chí Đức từng là đảng viên Đảng Cộng sản. Đinh Nhật Uy, Nguyễn Hoàng Vi và Phạm Lê Vương Các phản ánh tiếng nói bất đồng của một thế hệ trẻ hơn, không có ràng buộc gì với bộ máy nhà nước.

“Các nhà tài trợ và đối tác thương mại cần đứng về phía những người Việt Nam đang đấu tranh cho các quyền tự do của mình, và lên tiếng công khai rằng không ai có thể bị bắt hay hành hung vì bày tỏ ý kiến,” ông Adams nói. “Họ cần khẳng định rằng tương lai duy nhất của các nước muốn phát triển và hiện đại hóa là một xã hội tự do và cởi mở, ở đó các tiếng nói phê phán được chính quyền ghi nhận là một phần bình thường của tiến trình chính trị.”

Human Rights Watch
Gởi trực tiếp cho VRNs

__________




Tổ chức Phóng viên Không biên giới lên tiếng mạnh mẽ về các vụ bắt giữ blogger gần đây

RSF - Lê Anh Hùng dịch 

Việt nam: 3 Blogger bị bắt trong vòng chưa đầy một tháng


Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) lên án vụ bắt giữ blogger Đinh Nhật Uy tại tỉnh Long An ngày 15.6 với cáo buộc đăng các bức ảnh và bài viết trên blog cá nhân “xuyên tạc sự thật và bôi nhọ các tổ chức nhà nước”.
Anh bị tạm giam ba tháng trong khi nhà chức trách tiến hành điều tra cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.


Uy là anh trai của Đinh Nguyên Kha, một blogger bị giam giữ từ tháng 10.2012. Một toà án tại tỉnh Long An đã tuyên án Kha 8 năm tù giam và 3 năm quản chế hôm 16.5.

 06.17.2013 : Blogger và là cựu quan chức của Đảng bị bắt, blog bị khoá


Tổ chức Phóng viên Không biên giới lên án vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào, một nhà văn kiêm blogger ngày càng phê phán chính quyền và các quan chức cấp cao trên blog với bút danh Phúc Lộc Thọ.

Ông Phạm Viết Đào hiện là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng phòng Thanh tra hành chính và chống tham nhũng (Bộ VH-TT-DL).

Ông bị bắt giữ ngày 13.6 tại Hà Nội theo Điều 258 Bộ luật Hình sự của nước CHXHCN Việt Nam, điều luật trừng phạt hành vi lợi dụng “các quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân” với mức án tối đa lên đến 7 năm tù.

“Đây là lần thứ hai trong chưa đầy một tháng một blogger bị bắt theo theo Điều 258, một điều luật – giống như Điều 88 – đủ mơ hồ để cho nhà cầm quyền có thể sử dụng nhằm bịt miệng những blogger bị coi là rắc rối và phê phán quá mức”, tổ chức Phóng viên Không biên giới nói.

“Chúng tôi cảnh báo nhà cầm quyền Việt Nam về bất kỳ sự tăng cường truy bức nào nhằm vào những người cung cấp tin tức. Sau các nghị quyết gần đây của Nghị viện Châu Âu lên án việc Việt Nam bắt giữ các blogger và lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế về việc mở rộng tự do thông tin và tự do ngôn luận ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần hiểu rõ rằng duy trì chính sách khủng bố nhằm vào các blogger và những người bất đồng chính kiến trên mạng sẽ chỉ dẫn đến việc tự cô lập mình trên trường quốc tế, kể cả trong phạm vi các cơ chế liên chính phủ.”

Chưa rõ động cơ chính xác trong vụ bắt giữ ông Phạm Viết Đào là gì song một blogger Việt Nam yêu cầu ẩn danh nhận định rằng nguồn cơn có thể là từ sự phê phán của ông sau kết quả bỏ phiếu tín nhiệm gần đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Nhà cầm quyền coi Phạm Viết Đào như một nguồn tuyên truyền chống nhà nước, thể hiện lệch lạc đường lối và chính sách của Đảng”, blogger nói trên nhận xét.

Sinh ra tại Nghệ An, một tỉnh nằm ở phía bắc miền Trung, năm 1952 Phạm Viết Đào sang du học ở Rumania, nơi ông nhận tấm bằng văn chương năm 1974. Sau khi trở về Việt Nam, ông làm việc cho Vụ Điện ảnh của Bộ Văn hoá. Ông là Trưởng phòng Thanh tra hành chính và chống tham nhũng của Bộ Văn hoá từ năm 1992 đến 2007.

Sau khi về hưu tháng Sáu năm 2012, ông dành nhiều thời gian duy trì một vài blog, thường đăng những bài mang màu sắc chính trị. Ông đã bị công an triệu tập thẩm vấn một số lần và các blog của ông từng là mục tiêu của ba cuộc tấn công mạng.

Năm ngoái, sau khi Thủ tướng ban hành Công văn 7169, ra lệnh trấn áp các blog “phản động”, ông Phạm Viết Đào cho điều đó là “lố bịch” và nói không thể gây áp lực lên những nền tảng blog với máy chủ nằm ngoài Việt Nam. Thay vì thế, ông đề xuất là các phương tiện truyền thông nhà nước nên tìm cách tạo ra  sự “cạnh tranh lành mạnh” cho các blog đối tượng.

Blog phamvietdao3.blogspot.com của ông bị hack ngày 9.3, khiến ông phải mở blog phamvietdao4.blogspot.com, đã bị khoá sau khi ông bị bắt.

Trước vụ ông Phạm Viết Đào bị bắt giữ là vụ bắt giữ blogger Trương Duy Nhất, người bị tạm giam tại Hà Nội theo Điều 258 từ ngày 26.5.

Các vụ bắt giữ mới nhất đưa tổng số blogger và công dân mạng hiện bị giam giữ tại Việt Nam lên đến 35 người. Ngày 23.5, một toà án phúc thẩm đã giữ nguyên mức án tù từ 4 đến 13 năm tù giam dành cho 5 blogger – Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Thái Văn DungTrần Minh Nhật.

Việt Nam được xếp hạng 172 trên tổng số 179 nước trong chỉ số tự do báo chí năm 2013 của Tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Nguồn: RSF





XEM THÊM :



-  Luật sư Lê Quốc Quân sẽ ra tòa ngày 9/7/2013 với màn kịch hết sức lố bịch mang tên 'trốn thuế' , thường xuyên được cơ quan CA mang ra sử dụng , nhằm đàn áp các tiếng nói đối lập . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/06/luat-su-le-quoc-quan-se-ra-toa-ngay.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . ---------  Free Citizens: Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to continue. WE - the Free Citizens -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét