Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Chẳng ai sợ sự dọa dẫm của Top 20 để làm vừa lòng trung quốc . Không thể bịt miệng hơn 80 triệu dân . ---------- Điều 258 của Bộ luật hình sự và sự lạm dụng quyền lực . Đâu là Quyền công dân ?

Thứ ba, ngày 25 tháng sáu năm 2013 
Đã có danh sách 20 blogger VN chống Tàu sắp bị bắt? 20 blogger yêu nước này là ai ? TẬP CẬN BÌNH: PHẢI NGĂN CHẶN KHÔNG ĐỂ VẤN ĐỀ NAM HẢI LÀM NHIỄU QUAN HỆ HAI NƯỚC TRUNG-VIỆT . ------------ GỬI THỦ TƯỚNG BA DŨNG . ----------- Xu hướng đàn áp bất đồng ở VN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/06/20-blogger-chong-tau-se-bi-bat-20.html


Top 20, sự dọa dẫm không làm ai sợ

2013-06-26

Blogger Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định buộc thôi học vĩnh viễn
Blogger Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định buộc thôi học vĩnh viễn
Source danlaambao
Nghe bài này

Một danh sách đuợc cho là rò rỉ từ trong phái đoàn chủ tịch nuớc Trương Tấn Sang cho biết có 20 blogger, facebooker có thể sẽ bị bắt trong những ngày sắp tới đã khiến cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi.

Sau khi hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt các trang mạng xã hội Việt Nam chừng như bị cuốn vào dòng xoáy của các vụ bắt bớ có màu sắc thanh toán nội bộ và tính hăm dọa lộ ra rất rõ.


Muốn làm vừa lòng Trung Quốc

Vụ bắt giữ Đinh Nhật Uy tiếp theo Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha một lần nữa khiến dư luận lại càng đoan chắc rằng Trung Quốc đứng phía sau thúc giục nhà cầm quyền Việt Nam dọn sạch sẽ những gì mà họ cho là chống họ trước khi ông Trương Tấn Sang lên đường sang Bắc Kinh nói chuyện về các chính sách giao hảo giữa hai nước.

Trang blog của nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo mới đây có bài viết thố lộ rằng một nguồn từ Bắc Kinh cho biết 20 blogger, người chơi facebook có thể sẽ bị bắt trong những ngày sắp tới.

Từ tiết lộ này, người ta tin rằng danh sách top 20 nếu có cũng là món quà mà Việt Nam nhã ý cho Bắc Kinh thấy sự cam đoan của Hà Nội giữ vững những điều đã hứa. Tuy nhiên món quà này theo nhận xét của nhiều người chỉ là món quà ảo, hay thực ra là “rung cây nhát khỉ” bởi trong hoàn cảnh hiện nay cuộc vây bắt cùng lúc 20 người như thế là khó thể thực hiện nếu không muốn nói là liều lĩnh. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh là một trong số những người có ý kiến như thế:

Tôi rất tin anh Nguyễn Trọng Tạo ảnh là người đàng hoàng, có uy tín ảnh không thể nói sai nhưng người điện về cho ảnh thì có thể họ nói sai. Có thể người nào đó muốn mượn anh Tạo để tung ra thông tin uy hiếp mọi người. Bởi vì danh sách tới 20 thì nó không thể có, không tưởng, làm sao mà bắt tới 20 người trong lúc này được. Cũng có khi là danh sách theo dõi, nếu vậy thì để cảnh báo để ngăn chặn thì có thể hơn nhưng nói danh sách để bắt thì tôi không tin.


(Tứ trái và trên xuống) Blogger Từ Anh Tú, Trương Duy Nhất,  Phạm Viết Đào,  Phuơng Uyên, Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy
(Từ trái và trên xuống) Blogger Từ Anh Tú, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy . File photos


Sáng ngày 25 tháng Sáu, anh sinh viên Từ Anh Tú là người bị “nhập kho” đầu tiên sau khi tin tức về danh sách Top 20 lộ ra ngoài. Thực ra công an không bắt giam anh mà chỉ mời anh để tìm hiểu về những cuốn sách “Bên thắng cuộc” mà anh đem theo khi làm việc. Từ Anh Tú nói với chúng tôi:

Hôm nay tầm 9 giờ rưỡi cháu đang làm việc ở công ty thì có chừng 15 tới 20 công an họ ập vào họ hỏi một số vấn đề về quyển sách “Bên thắng cuộc”. Sau đó thì họ thu giữ quyển sách và đưa cháu về công an làm việc. Họ điều tra để xác minh “Bên thắng cuộc” do đâu mà có thì cháu nói là nhặt được giữa đường.

Họ chủ yếu hỏi vấn đề đấu tranh dân chủ đa nguyên của cháu, Họ cũng hỏi cháu ủng hộ hay phản đối mối quan hệ của cháu với một số nhân vật bị bắt truớc đây. Sau đó họ hỏi nội dung cuốn sách thì cháu cũng chỉ nói chung chung là cuốn sách viết về một giai đoạn lịch sử Việt Nam.

Nếu để hỏi những câu hỏi đơn giản như thế thì đâu cần phải huy động một lúc 15 tới 20 công an mà chỉ một công an khu vực cũng đủ đề làm công việc này. Công an phô trương lực luợng không cần thiết như thế phần nào chứng minh sự dọa dẫm của nhà nước trước những con người khó bẻ cong như Từ Anh Tú là chính và việc bắt giữ anh không phải là giải pháp tối ưu.

Không thể bịt miệng hơn 80 triệu dân

Một ngày sôi động cũng chấm dứt khi Từ Anh Tú được thả. Người ta nhắn tin cho nhau qua facebook về những câu chuyện bên lề của việc anh bị bắt. Hình như facebook đang thực hiện chức năng lớn nhất của nó là truyền đi những thông tin với cấp số nhân đến tất cả thành viên của nó. Sức mạnh thông tin này phải chăng là điều mà nhà nước đang lo dối phó nhất hiện nay?

Họa sĩ Ngô Nhật Đăng, một thành viên của trang mạng xã hội này cho biết cảm nghĩ của ông về lợi ích của facebook:

Theo tôi nghĩ mỗi một thế hệ điều quan trọng nhất là tiếng nói của họ. Phản ảnh thời họ đang sống bằng suy nghĩ của họ và đo là nhu cầu tối thiểu rất cần thiết của con người. Qua những ý kíến của các bạn trẻ về tình hình chính trị đất nuớc và cuộc sống cũng như mọi thứ xảy ra chung quanh trên facebook thì phần lớn nó có giá trị rất tích cực.

Tuy nhiên blogger Huỳnh Ngọc Chênh cẩn thận hơn đối với facebook. Ông cho rằng với số lượng người tham gia to lớn như hiện nay thì không nên kỳ vọng quá nhìêu vào một tập thể hỗn tạp như thế, thay vào đó ông chia sẻ cảm nghĩ của mình về các blogger mà ông cho là đứng đắn:

Facebook thì tôi không dám có ý kiến bởi nó lớn rộng nó mênh mông lắm và những người lên facebook thường nói cho thỏa lòng. Họ ít trách nhiệm về những điều họ nói. Còn blog thì tôi tin rằng những blogger đứng đắn tại Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho đất nước. Họ phản biện đường lối kinh tế của nhà nước, các quan điểm của Đảng nhất là đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc hay vấn đề tham nhũng.

Trong nuớc thì đàn áp bắt bớ nhân dân và cướp đất. Ngoài biển thì Trung Quốc nó bắn giết ngư dân mà mình cứ lặng yên như vậy thì lương tâm mình không cho phép.
-Từ Anh Tú

Người ta chỉ trích, kích bác, phản biện để chỉ ra để sửa sai. Tôi nghĩ những bài viết trên các blog uy tín rất tốt và nếu nhà nuớc chịu khó đọc thì sẽ giúp nhà nước hiểu được nguyện vọng người dân để điều chỉnh đuờng lối phương pháp, biết được những cách chống tham nhũng. Cũng qua đó có thề làm áp lực với Trung Quốc về vấn đề đối ngoại Trường Sa, Hoàng Sa của Biển Đông.

Từ Anh Tú có kinh nghiệm thế nào trong buổi sáng ngày 25 tháng Sáu khi nhà nuớc trưng dụng đến gần 20 công an để bắt anh, một sinh viên không thể chạy trốn khỏi thành phố Hà Nội? Trong lúc lấy lời khai người thanh niên bé nhỏ ấy đã thuyết phục công an thay vì chờ công an thuyết phục anh:

Cháu tâm sự thật lòng với họ là nhìn thấy đất nước thối nát như vậy. Trong nuớc thì đàn áp bắt bớ nhân dân và cướp đất. Ngoài biển thì Trung Quốc nó bắn giết ngư dân mà mình cứ lặng yên như vậy thì lương tâm mình không cho phép.

Cháu nghĩ rằng mình cứ nói thật những suy nghĩ của mình và không cần dấu diếm điều gì. Ngay hôm nay khi làm việc với công an cháu cũng nói thẳng rằng cháu ủng hộ một chê độ dân chủ đa nguyên và phản đối chế độ độc tài này. Cháu nói thẳng điều ấy trước mặt những nguời công an.

Câu chuyện của người sinh viên bị đuổi học vì chống Trung Quốc cho thấy công an đã bất lực trước sức mạnh của một trái tim yêu nuớc. Họ không thể thuyết phục được anh đã đành nhưng lập luận của anh đủ sức làm cho nhiều công an viên dù cứng lòng cách mấy cũng phải nghĩ lại. Họ không đủ can đảm kết tội đồng bào mình khi không có một bằng chứng nào cho thấy sự phản động hay muốn lật đổ chính phủ của những người như Từ Anh Tú.

Danh sách Top 20 từ Bắc Kinh nếu có thật cũng chỉ là sự bế tắc của những người làm chính sách an ninh. Họ không nghĩ được cách nào khác để đối phó với hai mươi con người ấy. Người viết blog, kẻ chơi facebook có thể bị bắt nhưng sau khi bắt họ thì nhà nước hỏi câu gì để khỏi bị họ vặn lại trong các trại giam?



Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok


_________


Điều 258 và sự lạm dụng quyền lực


2013-06-24



000_Hkg8650243-305.jpg
Công an, an ninh trấn áp người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm Chủ nhật 02/06/2013.
AFP

Hồi tháng Hai vừa rồi, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch công bố Bản Phúc trình Toàn cầu năm 2013 lưu ý “Tình hình nhân quyền ở Việt Nam lại thụt lùi thêm một bước nữa…” khi nhà cầm quyền “theo đuổi chính sách cứng rắn để đối phó với những biểu hiện bất mãn về chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đang ngày một gia tăng”.

Human Rights Watch cũng không quên báo động rằng “Các bloggers và nhiều người khác tham gia đóng góp tiếng nói phê phán quan chức và chính sách nhà nước, để rồi nhiều người bị bắt và xử tù”, và số nhà hoạt động “bị kết án và xử nhiều năm tù theo các điều 79 (lật đổ), 87 (phá hoại đoàn kết), 88 (tuyên truyền chống nhà nước), 89 (phá rối an ninh) và 258 (xâm phạm lợi ích nhà nước) của bộ luật hình sự” đang gia tăng đáng kể.


Điều 258


Nhắc đến điều 258, thì mới đây, trong vòng chưa đầy một tháng, có 3 bloggers tâm huyết với đất nước là nhà báo Trương Duy Nhất, nhà văn Phạm Viết Đào và chuyên viên máy tính Đinh Nhật Uy bị bắt nhân danh điều 258.

Qua bài “Điều 258, chúng ta và truyện ngụ ngôn bó đũa”, blogger Admin J báo động rằng:

“Điều 258 - cái cớ đủ "linh hoạt" để bỏ tù cả 90 triệu người Việt Nam - lẽ ra phải được xem như một sự xúc phạm ghê gớm đến tư cách con người và thể diện dân tộc. Nó còn phải được nhìn nhận như một họng súng chĩa vào toàn thể phong trào yêu nước, đe dọa toàn thể những con người khao khát tiến bộ và tự do.

Với tất cả những lí do ấy, chúng ta cần bênh vực một cách mạnh mẽ những nạn nhân chính thức và dự khuyết của điều 258, và đồng thanh lên án mưu đồ hiểm ác đằng sau luật này.”

Khi đề cập đến điều 258 quy định về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, Ký giả Trương Minh Đức nêu lên câu hỏi rằng những bloggers bị buộc tội “đã xâm phạm lợi ích của nhà nước nào? của công dân nào?... Hay đảng CSVN đang bảo vệ cho lợi ích của công dân Trung Quốc và nhà cầm quyền Trung Quốc?”.

Và ký giả Trương Minh Đức cảnh báo:

“Điều 258 Bộ Luật Hình Sự hiện nay được làm “cái đuôi” cho điều 88 Bộ Luật Hình Sự, bởi nó vô hình chung cho đảng CSVN chụp bất cứ ai cái tội nói xấu và chống lại một chế độ độc tài đảng trị như Việt Nam hiện nay.”


Đâu là Quyền công dân?



000_Hkg8587979-305.jpg
Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.


Khi “Bàn về điều 258 của Bộ luật hình sự hiện hành”, LS Hà Huy Sơn nhận xét rằng điều 258 này quy định “không rõ ràng”, “dễ bị áp dụng sai do vô ý hay lạm dụng do cố ý” khi nội dung của nó “không thể hiểu bằng một cách duy nhất” và hiểu điều luật này “chủ yếu là do cảm tính”; Chính vì nội dung không rõ ràng như vậy nên các cơ quan điều tra “có tài thánh cũng không định lượng được thiệt hại do tội phạm gây ra và rồi đến Viện Kiểm sát và Tòa án cũng phải lờ đi vi phạm nghiêm trọng đó của cơ quan điều tra”.

LS Hà Huy Sơn nhân tiện lưu ý đến nhiều quyền tự do, dân chủ của người dân được quy định trong Hiến pháp 1992 nhưng cho đến nay  - đã hơn 2 thập niên - vẫn chưa được luật hoá, chưa rõ bị cấm như thế nào, thì “làm sao nói là lợi dụng (các quyền tự do dân chủ)?”. Nguyên tắc chung của pháp luật là “Công dân được làm những gì nhà nước không cấm, nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”. Như vậy, LS Hà Huy Sơn hỏi tiếp, “Thực trạng này thì ai là người đang vi phạm pháp chế của một nhà nước pháp quyền?”.

LS Hà Huy Sơn cũng nhận thấy một điểm “mâu thuẫn” và “lập lờ”của điều 258 vốn quy định “ Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo LS Hà Huy Sơn thì “ Đã là quyền của công dân thì đương nhiên công dân được phép được sử dụng trong mọi giới hạn không gian, thời gian của pháp luật, và nhà nước có nghĩa vụ phải đảm bảo các quyền ấy. Là quyền thì không thể là tội, là tội thì không thể là quyền. Không thể vừa là quyền lại vừa là tội”.


Ai lợi dụng?


Blogger Nguyễn Hưng Quốc sau khi đọc xong điều 258 Luật hình sự VN đã “thú thực” rằng ông “không hình dung được cụ thể cái gọi là tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ ấy là như thế nào cả!”

GS Nguyễn Hưng Quốc lưu ý rằng ở Tây phương, người ta nói nhiều đến “tội lợi dụng quyền lực” chứ không ai nói đến “tội lợi dụng tự do dân chủ”. GS Nguyễn Hưng Quốc trích dẫn lời học giả Noam Chomsky nhấn mạnh rằng:

“Điều đáng lo ngại trong việc bảo vệ tự do và dân chủ không phải là vấn đề lợi dụng hay lạm dụng các quyền tự do dân chủ của dân chúng, mà chính là việc lợi dụng và lạm dụng quyền lực của những kẻ cầm quyền”.

Do đó, theo nhận xét của GS Nguyễn Hưng Quốc, cách nói “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” của giới cầm quyền VN “vừa nghịch lý vừa vô lý”. Nó nghịch lý vì:

Thứ nhất, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, ai cũng biết dân chúng không có nhiều tự do dân chủ để lợi dụng.

Thứ hai, cái gọi là lợi dụng quyền tự do không hề hiện hữu.

Thứ ba, cách nói lợi dụng dân chủ lại càng nghịch lý vì dân chủ, tự bản chất, là quyền từ dưới lên (của dân chúng đối với giới lãnh đạo qua việc bầu cử cũng như phê bình và kiểm tra), nhưng trên thực tế, về phương diện cơ cấu, lại thuộc về phía trên, ở những người cầm quyền: Chỉ có những người cầm quyền mới có thể lợi dụng dân chủ; với dân chúng, những người thấp cổ bé miệng thì vô phương.

GS Nguyễn Hưng Quốc nhấn mạnh rằng việc giới cầm quyền lên án người dân - ở đây là những người yêu nước - có hành vi “ lợi dụng quyền tự do dân chủ” là điều vô lý vì trong bối cảnh xã hội VN ngày nay, nhìn đâu cũng thấy lợi dụng quyền lực”. GS Nguyễn Hưng Quốc phân tích:

“Việc lên án các hành vị lợi dụng quyền tự do dân chủ của dân chúng vô lý vì ở Việt Nam hiện nay, nguy cơ phổ biến và trầm trọng nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của mọi người và vận mệnh của đất nước nhất, chính là việc lợi dụng quyền lực chứ không phải là lợi dụng tự do dân chủ.

Tham nhũng: lợi dụng quyền lực. Mua quan bán chức: lợi dụng quyền lực. Đưa con cháu mình vào những chức vụ vượt quá khả năng và không đúng quy định về bổ dụng: lợi dụng quyền lực. Tạo cơ hội cho thân nhân làm giàu một cách bất chính: lợi dụng quyền lực.

Trấn áp các quyền tự do căn bản và các biểu hiện căn bản của dân chủ: lợi dụng quyền lực. Chà đạp lên nhân quyền, bắt bớ những người không làm gì khác ngoài việc phát biểu ý kiến và chính kiến của mình: lợi dụng quyền lực.

Khẳng định thế lãnh đạo độc tôn của đảng mình, bất chấp nguyện vọng của dân chúng, yêu cầu của dân chủ và xu hướng phát triển của nhân loại: lợi dụng quyền lực.”

Do đó, theo GS Nguyễn Hưng Quốc, hành động của giới cầm quyền đàn áp, bắt bớ, tù đày người dân yêu nước hiện nay bằng điều 258 với bình phong “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” là chính nhà cầm quyền đã “lợi dụng quyền lực một cách thô bạo. Và trơ trẽn. Trơ trẽn vì nó đánh tráo khái niệm ‘lợi dụng’ ”.


Một cái nhìn sai lệch


Qua bài “Điều 258: Quá tội nghiệp cho tự do dân chủ”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh báo động rằng “Sự tồn tại của điều 258 làm mọi người có cái nhìn sai lệch về tự do dân chủ”.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh khẳng định là ở tất cả những đất nước tự do dân chủ thực sự, không hề có điều 258 trong bộ luật hình sự của họ:

“Chưa hề thấy dân chúng trong các nhà nước tự do dân chủ trên thế giới lợi dụng các quyền tự do dân chủ để làm hại đất nước hay lợi ích hợp pháp của cá nhân nào.

Có chăng là họ lợi dụng tự do dân chủ để mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp cho họ hoặc họ lợi dụng tự do dân chủ để truất phế ngay tức khắc một chế độ thối nát, một cá nhân lãnh đạo chưa tốt để đưa lên một cá nhân lãnh đạo khác tốt hơn, một chế độ mới hoàn thiện hơn nhằm mang lại những điều tốt đẹp cho đất nước họ. Họ làm việc đó thông qua biểu tình gây sức ép hoặc đơn giản thông qua bầu cử tự do”.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh mô tả:

“Kéo dài trong bóng đêm của chế độ độc tài phong kiến rồi chế độ thực dân áp bức cho đến gần cuối thế kỉ 20, đất nước ta mới được hoàn toàn thống nhất và xây dựng nên chế độ mới trên toàn quốc: Chế độ cộng sản.

Chế độ cộng sản nhưng mà dân chủ, không những thế mà còn “tự do dân chủ gấp vạn lần” các chế độ đang hiện hành trên thế giới, như tuyên bố cửa miệng của nhiều lãnh tụ cộng sản.

Và không chỉ khẳng định bằng miệng, tự do dân chủ còn được xác định rõ qua hiến pháp và thể hiện ra các quyền làm người phổ quát được công nhận như: Tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do lập hội...

Sống quá lâu từ đời nầy qua đời khác dưới các chế độ độc tài áp bức không có chút tự do, nay được hít thở không khí dân chủ tự do tươi đẹp, người dân sung sướng lắm. Nhẽ ra người dân được thụ hưởng tự do dân chủ, được lợi dụng tự do dân chủ để sống cho ra sống…”

Nhưng, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhấn mạnh, “đó chỉ là lý thuyết, còn trên thực tế thì khác xa”.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh cũng không quên tô đậm “bức tranh tương phản” rằng trong khi các bloggers, vì quê hương, dân tộc, đã nói lên tâm tư, suy nghĩ cùng nhận thức của mình để rồi bị những “cái còng 88” bồi thêm điều 258 “khá mông lung” quy chụp tội gọi là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, thì “Điều 258 dường như chỉ đi theo một chiều là nhắm vào những cá nhân xâm phạm đến lợi ích của các đối tượng là Nhà nước, tổ chức đảng và các cán bộ cao cấp.

Đến nay, chưa thấy có chiều ngược lại là: Cơ quan Nhà nước, các tổ chức đảng, cán bộ cao cấp bị đưa ra tòa vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích cá nhân” của người dân, nhất là người dân yêu nước.

Như vậy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh than rằng, việc giới cầm quyền khởi tố các bloggers theo điều 258 “ vừa mơ hồ lại vừa tội nghiệp cho tự do dân chủ quá !”.

Thanh Quang, phóng viên RFA



XEM THÊM :



-  Luật sư Lê Quốc Quân sẽ ra tòa ngày 9/7/2013 với màn kịch hết sức lố bịch mang tên 'trốn thuế' , thường xuyên được cơ quan CA mang ra sử dụng , nhằm đàn áp các tiếng nói đối lập . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/06/luat-su-le-quoc-quan-se-ra-toa-ngay.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . ---------  Free Citizens: Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to continue. WE - the Free Citizens -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét