BÀI LIÊN QUAN:
- Thứ hai, ngày 06 tháng tám năm 2012
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP CHỦ NHẬT YÊU NƯỚC 8-5-2012. VIDEO & HÌNH ẢNH NHÀ CẦM QUYỀN NHU NHƯỢC, HÈN HẠ, ĐÀN ÁP, BẮT BỚ NHỮNG BIỂU TÌNH VIÊN YÊU NƯỚC CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/ang-cap-nhat-tuong-thuat-truc-tiep-chu.html
- Thứ ba, ngày 07 tháng tám năm 2012
Công an Hoàn Kiếm, đài HTV1 và trò mèo vu khống trơ trẽn người biểu tình chống trung quốc ‘được trả tiền công’. Thật tẽn tò, lộ tẩy bộ mặt thật của Đài truyền hình Hà Nội!
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/cong-hoan-kiem-ai-htv1-va-tro-meo-vu.html
Thứ hai, ngày 06 tháng tám năm 2012
Chuyện kể trong trại Lộc hà ngày 5 tháng 8
Một sinh viên kể lại câu chuyện ngày hôm qua, lần đầu được tiếp xúc với công an Hoàn kiếm tại Lộc hà:
Sau khi ba xe buýt chở người biểu tình về trại thì được tập trung trong một phòng lớn, có bàn ghế, có nước uống đóng chai 20 lít, quạt điện có nhưng chạy lờ đờ.
Một tiếng sau thì có đến hai ba chục công an đến và yêu cầu mọi người đi đến các phòng riêng để " làm việc".
Một công an mặt béo tròn trắng nói với mấy sinh viên : " mấy đứa nhỏ này đi làm việc " ! một sinh viên đáp lại : ở đây không có ai là nhỏ nhé, toàn công dân cả đấy, các vị nói năng cho nghiêm túc. Côn an mặt béo như lợn ỉ cỡ độ 27 tuổi im bặt, mặt rất ngổ ngáo.
Em cũng không biết ai là công an, ai là côn đồ nữa.
Vào phòng em là nữ nhưng được gần chục nam công an quây quanh, bắt lăn vân tay, em quên mang CMND thì một tên nói : vi phạm, vi phạm... em hỏi lại : vi phạm gì khi tôi đi đổ rác không mang CMND, điều luật nào qui định anh mang ra đây ? đừng quên là tôi học luật đó nha.
Một công an tên Hoàng Xuân Hiếu nói với mấy công an kia có vẻ thậm thụt : chỉ có 500 thôi, đéo có hơn...rồi mấy đứa xuỵt xuỵt chỉ em có ý bảo bị nghe đấy.
Sau thì em hiểu là tất cả công an Hoàn kiếm sang Lộc hà hơn ba chục người thì mỗi người được bồi dưỡng 500 ngàn và ăn trưa , có chai nước lọc nữa. Em kể lại cho các bác thì có bác thương binh ra hỏi mấy công an viên chưa có thẻ tên của Lộc hà : các cháu được trăm nào không ? mấy anh kia không trả lời nhưng hiểu ý câu hỏi của bác ấy nên chỉ cười và bảo : bọn cháu chỉ làm ở đây, không biết sáng nay có đoàn này đưa về...
Phòng bên cạnh có bạn sinh viên nói giọng miền trung lúc xong việc ra kể lại với em : " đ. mẹ bọn nó 6 đứa to khỏe, bẻ tay em để lăn tay, chụp hình khủng bố thì em không cho chụp, một đứa túm tóc em giật lên, hai đứa bẻ tay, em thè lưỡi ra cho nó chụp ảnh. Nó vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhưng hình như mấy đứa công an đấy không học hành gì thì phải.
Một chị tên Bích cũng bảo : nó lăn tay, nó lừa nói dối bảo : tất cả mọi người lăn tay rồi, còn mình chị thôi thế là chị không biết và để nó lắn tay. Chị cũng bảo : dạo trước ở Hoàn kiếm, nó bẻ tay chị Hằng để lăn tay thì mình nếu nó muốn nó cũng bẻ tay, có ai ở đó chứng kiến đâu mà chụp hình đưa lên mạng ?
Một bác thương binh bị bọn giang hồ giằng xé, khiêng lên xe và đánh bác rách một vệt cổ, chỗ đốt sống cổ cũng tím bầm, lên đấy công an già đưa bác vào phòng và gọi y tá chửa bụng to đến để băng bó.
Tên béo ị này nói với bà con rất vô lễ, mày tao, con nhỏ này...
Đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công an nhưng em thấy họ không có vẻ gì được học hành, họ cứ coi mình như tội phạm và giao tiếp của họ thì quả thực rất thiếu văn hóa.
Em là một sinh viên, được học luật và hiểu rằng : nếu là công an khi tiếp xúc với những công dân như những người lớn tuổi, trí thức thì họ phải hiểu rõ họ là ai, công an chắc gì được học hành giỏi như mấy bác trong đoàn biểu tình kia.
Em còn thấy 5 công an trẻ giằng co với chị Nga ở sân lúc chị ấy được bà con ở ngòai cổng mang cháu Phú đến đưa trả mẹ vì chị bị chúng bắt ở Bờ hồ, con chị lúc ấy đang được các bác khác giữ hộ. Chị thì mang bầu nhưng mấy công an trẻ cứ lao vào giằng, co, đẩy, rất hung hăng, dã man và coi thường chị.
Công an tên Hiếu cứ giằng co và đẩy chị Nga khiến mọi người nhao ra phản đối hắn mới thôi.
Chỉ có mấy công an trẻ của Lộc hà là giữ thái độ đúng mực, họ gọi các cô chú bác rất chân tình, họ bị bắt canh cửa, ngồi chỗ nóng toát mồ hôi mà không dám vào chỗ mát. Có lẽ họ chưa va chạm với các trường hợp như thế này nhiều.
Buồn cười nhất là lúc ba rưỡi, một công an của Hoàn kiếm đại diện ra nói mấy câu với bà con : mọi người vi phạm trật tự công cộng, chúng tôi cảnh cáo...nói chưa xong thì chạy mất chui vào xe ô tô. Em chỉ kịp nhìn tên trên áo là Hiếu, mặt anh ta trắng, cỡ hơn ba mươi tuổi.
Các bác cựu chiến binh rất bức xúc vì sự hèn hạ và nhục của công an Hiếu này, mọi người kéo ra sân đòi gặp lãnh đạo Hoàn kiếm nhưng họ trốn hết vào xe, trốn lủi vào các phòng không ra nữa, cứ để mấy anh em công an của trại đứng ngoài sân nắng để chịu trận, bị bà con dạy dỗ đủ điều.
Khi ra khỏi trại thì em được cùng mọi người biểu tình tại cổng trại rất vui.
Một điều là chúng em chưa hiểu : vì sao lực lượng công an Hoàn kiếm lại lén lút, hèn hạ và sợ dân như thế, nếu chính danh và làm việc nghiêm túc thì sao không dám cho một cái văn bản thông báo thế này thế kia đưa cho bà con, đối thoại với bà con mà lại chạy trốn như thế. Họ đuối lý hay họ không có trình độ, không được học hành đến nơi đến chốn, hay chỉ là con cháu quan chức, học dốt rồi cho vào công an học qua quít ?
Đất nước chúng ta tại sao lại có một lực lượng kém cỏi như thế, trên đường về bọn em cứ nói chuyện với mấy bác lớn tuổi.
Bác lái xe buýt nghe chuyện cũng bảo : lũ chúng nó giờ có học gì đâu, trộm cắp lưu manh là chúng nó cả đấy.
Em buồn quá, vì đâu nên nỗi như vậy ?
FB
Được đăng bởi XUANVN vào lúc 10:38
http://danoan2012.blogspot.com/2012/08/chuyen-ke-trong-trai-loc-ha-ngay-5.html
------------------------------------
Thứ hai, ngày 06 tháng tám năm 2012
Nguyễn Lân Thắng: TƯỜNG TRÌNH SỰ VIỆC Ở ĐỒN CA TRÀNG TIỀN
Tường trình sự việc tại đồn công an Tràng TiềnNguyễn Lân Thắng
Mọi người chắc biết bác thương binh Phan Trọng Khang, một biểu tình viên mùa hè 2011 từng là đặc công trong chiến tranh chống Mỹ... Trong trận đánh đài ra đa bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng... bác đã cùng đồng đội ẩn mình trong cát suốt 1 ngày ngay dưới mũi địch mà không bị phát hiện.
Đài ra đa bán đảo Sơn Trà là một căn cứ cực kỳ quan trọng được bảo vệ nghiêm ngặt. Nằm trên đỉnh núi bán đảo Sơn Trà, trạm ra đa hiện đại này như một con mắt thần quét toàn bộ vùng biển miền trung Việt Nam ra đến tận Trường Sa... Nó có thể soi được đến cả những tàu cá nhỏ bé tít ngoài khơi xa. Chính vì vậy nó là một trong những mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt nhất của quân đội Mỹ ở Việt Nam. Đường tiếp cận với căn cứ phải vượt qua những dải cát trắng nóng bỏng không một bóng cây. Nếu tập kích vào ban đêm thì không đủ thời gian để vận động đến mục tiêu. Vậy mà những người lính đặc công đã trốn dưới cát cả ngày dài để tiếp cận mục tiêu mà không hề bị phát hiện...
Để làm được chuyện đó, họ đã nghĩ ra kế... cởi truồng, bôi nhựa đường lên người rồi lăn vào cát để làm lớp ngụy trang... Nhựa đường thì dính cát, nhưng rất khó bám lên da vì cứng... họ nghĩ ra cách dùng xăng hòa trộn nhựa đường thành một thứ bùn nhão rất dễ bôi lên cơ thể. Sau một ngày dài ẩn mình trong cát, nhựa đường bám ngoài cơ thể như một lớp keo bí bách, nắng miền Trung thiêu đốt vắt kiệt nước trong người... rất khó chịu. Đêm đó mỗi chiến sỹ mình trần như nhộng, không mang vũ khí cá nhân nào, chỉ ôm 2 quả thủ pháo... đội cát xông lên bò vào mục tiêu. Sau khi bò được vào doanh trại và khu kỹ thuật, những quả thủ pháo được ném thẳng vào các vị trí quan trọng... Toàn bộ trang thiết bị điều khiển ra đa bị phá hỏng... toàn bộ doanh trại rối loạn... khói lửa mù mịt khắp bán đảo Sơn Trà... Các chiến sỹ đặc công đã rút ra an toàn... con mắt thần biển Đông coi như mù... Các đoàn tàu không số tung tăng ngoài biển Đông...
Hôm qua, 5/8/2012 sau lúc bị tụt quần lột áo để khám người trong đồn công an Tràng Tiền... tự nhiên mình nhớ đến câu chuyện này của bác Khang... nhớ đến chuyện bác Khang chỉ vì đi tiếp tế cho anh em biểu tình trong đồn Mỹ Đình đã bị bắt giam mấy ngày, bị lột trần như nhộng, bị cạo trọc đầu, bị chụp ảnh lăn tay... như tội phạm... Một người thương binh còn mang trong mình chi chít vết đạn AR 15... mà còn bị đối xử như vậy thì chuyện của mình có xá gì đâu... Nhận được nhiều tin nhắn hỏi thăm mà xấu hổ quá, cũng chẳng thể trả lời riêng hết được... thôi thì có mấy dòng tâm sự, gửi mọi người để biết... Việc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược còn dài, còn đòi hỏi sự hy sinh của tất cả những người yêu nước... Hãy nắm tay nhau cùng tiến lên ;)
Nguồn: FB Nguyễn Lân Thắng.
Được đăng bởi Tễu vào lúc 22:06
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/nguyen-lan-thang-tuong-trinh-viec-bi.html
--------------------
Bản tường trình
by Doan Trang on Monday, August 6, 2012 at 2:44am ·Khi viết những dòng dưới đây (và sau đó đánh máy lại rồi đưa lên mạng), tôi chỉ có một mong muốn duy nhất: Làm thế nào để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người được phổ biến hơn trong xã hội.
Tôi không muốn, rất không muốn nhìn thấy cảnh những người biểu tình bị công an, dân phòng giằng giật, xô đẩy, thậm chí bẻ tay, bóp cổ. Không muốn những người biểu tình giận dữ gọi công an là “chó”, “súc sinh”, “ác quỷ”, “tay sai Trung Quốc”, v.v... Không muốn những người biểu tình bị bôi nhọ, bêu riếu trên phương tiện thông tin đại chúng, hay phải bước đi trên phố trước ánh mắt… căm thù hoặc rất thiếu thiện cảm, của một số người dân thủ đô.
Bên cạnh đó, tôi cũng không muốn nhìn thấy cảnh trời nắng nóng 39 độ C, anh công an trẻ tuổi gục mặt trên bàn, mắt đỏ ngầu vì thiếu ngủ, than thở với tôi: “Mệt mỏi lắm chị T. ơi!”. Bởi vì công an, an ninh đều là người Việt. Và chính quyền cũng được tạo nên từ những con người. Tôi không muốn có ai bị căm ghét, coi như súc vật.
Phải làm sao? Làm sao để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người trở thành những giá trị chung của xã hội này? Làm sao để không bao giờ còn chiến tuyến, còn sự đối đầu, chia cắt giữa người dân Việt Nam với nhau nữa?
Qua sự vụ 5-8-2012 và những cuộc biểu tình-trấn áp-biểu tình liên miên tại Hà Nội, tôi nhận thấy một số điều: 1. Chính quyền quá lúng túng trong cách cư xử với người biểu tình và cách nhìn nhận về một hoạt động bình thường của đời sống dân sự, là biểu tình; 2. Công an, dân phòng - những người trực tiếp tham gia trấn áp - chỉ là cấp dưới, và họ cũng mệt mỏi, ức chế vì tất cả những gì đang xảy ra.
Vấn đề rất lớn của chúng ta đang nằm ở khâu “chất lượng nhân sự” của chính quyền và đội ngũ tham mưu, cố vấn. Có vẻ như hoạt động tham mưu, cố vấn của lực lượng nào đó vẫn còn mang nặng tính chất “minh họa chủ trương, đường lối”, chứ không hề sát với thực tế cuộc sống. Khoảng cách, hố sâu giữa người dân và chính quyền vì thế mà cứ rộng ra mãi. Đặt những người biểu tình và hoạt động biểu tình vào thế đối kháng với chính quyền ngay từ đầu là một tư duy sai lầm, và dường như cái sự tham mưu nào đó chỉ là để minh họa, cổ vũ thêm cho tư duy sai lầm đó.
Những dòng sau của tôi, vì thế, chỉ muốn đạt tới một mục đích duy nhất. Làm sao gạt hết mọi tị hiềm, thù hận; ứng xử trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp, đặt lợi ích chung của đất nước là tối thượng, nhất là vào thời điểm này, khi Việt Nam đứng trước những khó khăn, thậm chí gian nguy, mà có lẽ chúng ta ai cũng thấy, ai cũng cảm nhận được…
----------
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
* * *
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Kính gửi: Cơ quan Công an Quận Hoàn Kiếm
Tên tôi là: Phạm Đoan Trang
Sinh năm: 1978
Nơi đăng ký HKTT: … quận Đống Đa - Hà Nội
Chỗ ở hiện nay: như trên
Nghề nghiệp: phóng viên
Cơ quan công tác: báo Pháp luật TP.HCM, thường trú tại Hà Nội
Tôi viết bản tường trình này liên quan đến việc tôi đi biểu tình sáng 5-8 tại khu vực Bờ Hồ và bị bắt đưa về trại lưu trú Lộc Hà. Việc tôi đi biểu tình là hoàn toàn tự nguyện, không có bất kỳ ai rủ rê, lôi kéo, xúi giục, thúc ép.
Là một nhà báo từng viết nhiều bài có tính nghiên cứu về xã hội dân sự, luật pháp, Nhà nước pháp quyền, quan hệ quốc tế, tranh chấp Biển Đông nhìn từ giác độ lịch sử và công pháp quốc tế, tôi biết rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố chung (của ASEAN) về Ứng xử của các bên trên Biển Đông; sử dụng biện pháp ngoại giao, hòa bình.
Chính vì vậy, như tôi đã nói với cơ quan điều tra cũng như tại blog cá nhân của mình, việc người dân biểu tình ôn hòa chống những hành vi gây hấn, có tính chất bá quyền và ngày càng leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông, là việc làm tốt, thể hiện lòng yêu nước, chính kiến của người dân, hình thành một mặt trận ngoại giao nhân dân, cùng với Nhà nước bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Một trong các lý lẽ mà cơ quan công an đưa ra để trấn áp hoạt động biểu tình là “sợ người dân bị các phần tử cơ hội chính trị, chống đối Nhà nước, lợi dụng kích động, xúi giục gây rối trật tự công cộng hoặc chống phá chính quyền”. Thiết nghĩ, nếu thực trong hàng ngũ người biểu tình có những thành phần cơ hội chính trị như thế, thì cơ quan an ninh, công an có thể xử lý họ, nếu xác định được họ có hành vi vi phạm pháp luật. Chứ không thể gộp tất cả những người biểu tình vào một “rọ” để trấn áp tuốt, theo cái lối tư duy “không quản được thì cấm”, chỉ vì một khía cạnh nào đó rất nhỏ mà chụp mũ, bôi nhọ một mục đích tốt đẹp của hoạt động biểu tình.
Tôi thực sự mong cơ quan công an, an ninh, và chính quyền nói chung nhìn nhận chính xác tình hình thực tiễn và nhận thức của người dân nói chung, để có cách hành xử và ứng xử cho phù hợp. Suy cho cùng, để giữ vững chủ quyền trước Trung Quốc, không gì tốt cho bằng một chính quyền đúng đắn, đàng hoàng, minh bạch, nhất là tôn trọng người dân. Nhân dân không phải trẻ con để bị xúi giục, lôi kéo; nhân dân chỉ chứng kiến những hành vi xô đẩy, bắt giữ, trấn áp tàn nhẫn người biểu tình, là có biểu hiện lạm quyền. Tốt nhất là hãy để xã hội dân sự phát triển, để biểu tình diễn ra một cách ôn hòa và là một hoạt động bình thường của đời sống dân sự. Các phần tử “cơ hội chính trị” (nếu có) sẽ bị nhân dân tẩy chay, loại bỏ.
Trên đây là ý kiến của tôi, chỉ có thiện ý đóng góp, ngoài ra không có mục đích gì khác.
Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2012
Phạm Đoan Trang (ký tên)
***
Bổ sung: Tôi có lập blog cá nhân tại địa chỉ http://trangridiculous.blogspot.com/ và www.facebook.com/pham.doan.trang, với nội dung là các bài viết về chính trị-kinh tế-xã hội Việt Nam, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, trong đó tôi thể hiện quan điểm ủng hộ và cổ súy biểu tình.
Nhận thức cá nhân của tôi về Nghị định 38 của Chính phủ: Đây là một nghị định mà hành vi pháp lý mà nó điều chỉnh là không rõ ràng, rất mơ hồ, và vi hiến. Do định nghĩa hành vi pháp lý không rõ ràng, cho nên nó rất dễ bị cơ quan công quyền lạm dụng.
Phạm Đoan Trang (ký lại lần hai)
https://www.facebook.com/notes/doan-trang/b%E1%BA%A3n-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-tr%C3%ACnh/10151012102313040
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét