Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Đồng chí Đinh bộ Trưởng đúng là tài ba thật . Như vậy là tàu ngầm "Kilo" hiện đại mới nhập từ Nga về đã có đường tắt để di chuyển ….... từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia rồi :l ( Đường hầm sông Sài Gòn thấm nước / Vết keo trám chằng chịt trong hầm dìm Thủ Thiêm / Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam )


Đinh La Thăng đâu?


Đường hầm sông Sài Gòn thấm nước?

Thứ Hai, 06/08/2012 21:58


Nhiều vết trám trét tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm gần giữa thân hầm dìm. Theo một chuyên gia, đây có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được xử lý chống thấm bằng keo

Sáng 6-8, ghi nhận của chúng tôi tại đường hầm sông Sài Gòn cho thấy nóc hầm có dấu vết sửa chữa. Các vết trám trét trên nóc hầm chạy loằng ngoằng theo chiều dọc hoặc chiều ngang, có vết dài gần 2 m, có vết ngắn chỉ vài chục centimet.

Đa số các vết trám trét tập trung chủ yếu tại các đường nằm ngang trên nóc hầm. Quan sát bằng mắt thường, những đường này có hình dạng tương tự mép nối giữa 2 khối bê tông.

Một số vết trám trét ở nóc hầm trong đường hầm sông Sài Gòn
(ảnh chụp ngày 6-8). Ảnh: ÁNH NGUYỆT - TẤN THẠNH


Đặc biệt, chạy viền theo các vết trám trét còn có những vật thể nhỏ, ngắn, màu vàng, hình lục giác được cắm chặt vào nóc hầm. Quanh những vật thể màu vàng này còn “mọc” lên những đám tơ màu trắng mịn như bông gòn. Khi phóng to hình ảnh, chúng tôi nhận thấy sự hiện diện của một số vật thể có hình dạng tương tự giọt nước hoặc giọt keo quanh các vết trám trét.

Theo quan sát, những vết trám trét này tập trung chủ yếu tại một đốt hầm nằm gần khoảng giữa thân hầm dìm. Một chuyên gia cho biết những vết trám trét trên có thể là những vết nứt trên nóc hầm và đã được đơn vị liên quan xử lý chống thấm bằng keo. Theo Trung tâm Quản lý Đường hầm sông Sài Gòn, hầm vượt sông này vừa được bảo trì theo định kỳ.

Để giải tỏa nghi vấn quanh những vết trám trét rất mới đó, chúng tôi đã liên lạc với nhà thầu thi công hầm (Obayashi - Nhật Bản) nhưng đơn vị này cho biết họ không có quyền phát ngôn. Chúng tôi cũng đã liên hệ với đại diện chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TPHCM để tìm hiểu sự việc. Tuy nhiên, ông Lương Minh Phúc, trưởng ban, chưa có thông tin phản hồi.

ÁNH NGUYỆT - Nld


------------------------------------


Vết keo trám chằng chịt trong hầm dìm Thủ Thiêm

06/08/2012 20:55


(TNO) Theo phản ánh của bạn đọc, chúng tôi đã ghi lại được những hiện tượng bất thường trong hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn (TP.HCM), trong khi đó, phía quản lý nói sẽ sớm trả lời.

Sáng ngày 6.8, chúng tôi ghi nhận có nhiều vết ố đen, nước đọng thành giọt ở một số vị trí trong hầm Thủ Thiêm. Ngoài ra, còn có nhiều vết keo còn mới và một số miếng nhựa (giống như nút nhựa) được gắn vào đốt hầm.

Để làm rõ những phản ánh của bạn đọc và thực tế ghi nhận được, chiều cùng ngày, chúng tôi liên hệ với ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM. Ông Phúc nói sẽ sớm có phản hồi về hiện tượng trên.


Những vết nứt và nút trám chằng chịt tại một số vị trí trong đường hầm Thủ Thiêm (Ảnh chụp vào sáng 6.8)



Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM, cơ quan này đã hạn chế lưu thông qua hầm dìm Thủ Thiêm để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ. Công việc này, dự kiến kéo dài đến cuối tháng 8.2012. Trong thời gian hạn chế lưu thông qua hầm Thủ Thiêm, từ 21 giờ tối đến 6 giờ sáng mỗi ngày, các loại ô tô qua đường hầm phải giảm tốc độ và chạy theo hướng dẫn của biển báo và lực lượng điều tiết, cảnh sát giao thông.

Hầm dìm vượt sông Sài Gòn (nối Q.1 và Q.2) thuộc dự án đại lộ Đông - Tây TP.HCM. Công trình dài khoảng 1,5 km, rộng 33 m gồm 6 làn xe lưu thông. Hầm được đưa vào sử dụng vào tháng 11.2011.  

Tin, ảnh: Minh Anh - Thanhnien

------------------------


XEM THÊM : “Thế lực thù địch” nào đứng đằng sau chuyện này??

Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam

Thứ ba, 03/08/2010 14:07


Tỷ lệ trúng thầu EPC của các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… ở Việt Nam.

Hơn 20 năm qua, FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nhưng nếu là tổng thầu EPC thì tới 90% các công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất… của Việt Nam đều do Trung Quốc đảm nhiệm.

Theo tổng hợp sơ bộ trong tháng 7/2009 của Bộ Công Thương, có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang tham gia làm tổng thầu EPC hoặc là đối tác đầu tư cho 41 dự án ở Việt Nam.

Trong đó, có 12 dự án sản xuất và phân phối điện, 4 dự án dầu khí, 5 dự án khai khoáng, 5 dự án luyện kim, 5 dự án hóa chất, 3 dự án cơ khí và 7 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ và dịch vụ: viễn thông, đào tào, dệt may, nhựa, và thuốc lá…

Theo Luật đấu thầu: Gói thầu EPC là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp.


Điều đáng chú ý, 41 dự án này đều là dự án kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng.

Đồng thời, chủ đầu tư đều là trụ cột kinh tế Việt Nam như Tập đoàn Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty Thép, Tổng Công ty Hóa chất.

Đối với các dự án nhiệt điện có các nhà thầu lớn như là Tập đoàn điện khí Thượng Hải - Trung Quốc (SEC), Tập đoàn Đông Phương Trung Quốc hay Tập đoàn tư nhân Tân Tạo. Đặc biệt trong tháng 7/2010 Tập đoàn China Huadian Engineering (CHEC) đã trúng gói thầu gần 2 tỷ USD ở dự án Trung tâm nhiệt điện Kiên Lương.

Đối với lĩnh vực khai thác nhôm và bauxite, gần như 100% gói thầu EPC đều do Trung Quốc chiếm lĩnh.

Điển hình là Công ty TNHH công trình quốc tế nhôm Trung Quốc (Chalieco), sau khi ký kết với gói thầu EPC với tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng của TVK giá trị 466 triệu USD, 2 năm sau tiếp tục nhận được gói thầu gần 500 triệu USD tại dự án Alumin Nhân Cơ - Đăk Nông.

Bên cạnh đó các có nhiều các dự án trong các lĩnh vực hóa chất, luyện kim khai khoáng khác cũng có mặt các nhà thầu lớn của Trung Quốc.

Theo VNR500 - Dvt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét