Trang
- ►TRANG CHỦ
- ►LIÊN LẠC
- ►TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN
- ►TỔNG HỢP : " CÔN " AN
- ►TỔNG HỢP : " HIẾP " PHÁP-MỊ DÂN-BỊP BỢM
- ►TỔNG HỢP : SỐC ! TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ ĐẢNG TA , HCM ,...
- ►TỔNG HỢP : TRUNG QUỐC " TÁT " VIỆT NAM
- ►GIẢI TRÍ
- ►GỬI THƯ
- ►HÌNH ẢNH
- ►KHOA HỌC
- ►" LEO TƯỜNG "
- ►SỔ PHONG QUỶ
- ►TÀI LIỆU
- ►THÂM CUNG BÍ SỨ
- ►VI TÍNH
Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012
“Thủ tục làm người điên” thật khó khăn biết bao ! Hãy cho bố cháu được là... người điên !
Chuyện rất đơn giản và dễ hiểu, Mạnh chỉ cần làm công tác "lại quả", thủ tục "đầu tiên" với đồng chí Bí thư Huyện Ủy Cẩm Khê Phùng Hữu Nghị là xong ngay thôi, có gì đâu mà phải chạy tới chạy lui cả năm trời . Đúng nà không biết điều. hic :-(
Ngày cập nhật 09/08/2012 15:50:00
Hãy cho bố cháu được là... người điên!
Mạnh - cậu con trai ông Độ điên - đã kêu xé lòng như thế.
Báo Lao Động đã có phóng sự viết về bố Độ của Mạnh: “Sợ hãi với thủ tục làm người điên” (số ra ngày 17/11/2011), cơ quan chức năng họp tái họp hồi, chạy như cờ lông công suốt một thời gian đằng đẵng gần một năm trời qua, thế mà khát khao được trở thành người điên chính thức trong Trung tâm Bảo trợ xã hội của bệnh nhân Nguyễn Văn Độ vẫn cứ… treo lơ lửng.
Ông Độ bị tâm thần phân liệt, thường nhặt rác về để ăn.
Tại sao nhà báo vào cuộc cứu người điên?
Chị Thảo - cán bộ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ - nhắc đến vụ việc mà tôi và chị đã kỳ công theo đuổi ở thị trấn huyện Cẩm Khê quê chị chỉ với hai chữ: “Vô cảm”. Rồi chị kể, cán bộ bây giờ họ lại quay ra trách nhà báo, chứ không chịu xắn tay lên giải quyết.
“Tôi bảo họ, nhà báo người ta phát hiện ra vụ việc, người ta tâm huyết kiến nghị và bỏ tiền túi ra giúp đỡ người điên quê mình - cái người bao lâu nay vẫn ăn rác rưởi, xác súc vật thối ở cổng chợ Cẩm Khê. Người ta đưa chuyện đó ra để cứu đồng loại, chứ có mục đích nào khác đâu mà các anh nỡ trách họ?” - chị Thảo buồn bã.
Con trai ông Nguyễn Văn Độ - cháu Mạnh - thì khóc lóc diễn tả lại quá trình vượt qua hàng chục “cửa ải”, kéo dài nhiều trăm ngày, để phấn đấu cho bố mình được chính thức trở thành người điên, có sổ khám bệnh, được hưởng trợ cấp, được chăm sóc trong Trung tâm Bảo trợ xã hội. Cháu không đành lòng nói về cả những lần đi vay lãi ngày để có tiền “đút” cho “môi giới” và lo ăn uống, đi lại, lo phong bì phong bao hy vọng người ta “nhón tay” cứu ông bố điên dại tột cùng của cháu.
Bây giờ gặp lại tôi ở Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ, vướng vào cảnh phải cắm cả bằng lái xe máy, cả chứng minh thư nhân dân để vay tiền chăm sóc ông bố điên dại, Mạnh không khóc như lần trước nữa. Tôi ngồi bất động nhớ lại lần đầu tiên đi qua quốc lộ 32, địa phận huyện Cẩm Khê, tình cờ nhìn thấy bố của Mạnh - người đàn ông điên Nguyễn Văn Độ, nhà ở khu 10, thị trấn Đông Phú. Ông ngồi bới rác, lấy đôi đũa tre gắp từng cọng rác ở bãi thải đầu chợ mà ăn. Ông Độ gắp, ăn, tỉa tót như người ta ngự ở bàn tiệc sang trọng với thời trân, mỹ tửu.
Thấy tôi chụp ảnh, người dân bảo, ông ấy nhặt cả chó chết, lợn chết người ta vứt bỏ, đem về nhà luộc lên ăn, có khi còn ăn sống - một người thở dài. Ông Độ ngoài 50 tuổi, ở truồng, thường xuyên sống dưới ao. Quanh năm ông “đào hầm khoét ngạch”, đào tung đường sá, cửa rả, khoét hang hốc trong vườn mà sống. Vì ngày nào ông cũng đào bới mà cái nền nhà ông thấp hơn so với hàng xóm gần 1,5m.
Ông đã tự đốt nhà mình vài lần. Ông đào hết vườn, đào 5 ngôi mộ của ông bà ông vải trong đó, trơ cả tiểu sành ra. Bố chết, ông ra bãi tha ma đào nốt quan tài bố lên để... xem mặt. Mẹ già 80 tuổi đến can ngăn, Nguyễn Văn Độ vác cuốc bổ vỡ toác đầu mẹ...
Hôm chúng tôi trở lại, ông Độ nằm thiêm thiếp trong căn lều kinh dị. Ông không hùng hổ tấn công người khác như thường lệ được nữa. Bởi ông bị ốm nặng do mưa dập gió vùi trong suốt chuỗi ngày đi lang thang, ăn uống bẩn thỉu. Ông chưa bao giờ được ai thăm nom, khám bệnh hay hưởng bất cứ chế độ nào của một bệnh nhân tâm thần hầu như mất hoàn toàn sự kiểm soát bản thân.
Ông Độ đã đào hầm khoét gạch, biến ngôi nhà mình thành các giao thông hào như thế này.
Vướng thủ tục?
Quá đau lòng trước thảm cảnh một người điên đến mức không thể điên hơn nhưng không ai quan tâm chăm sóc như vậy, nhóm phóng viên chúng tôi đã lên tiếng. Bệnh viện Tâm thần tỉnh Phú Thọ, trực tiếp là Giám đốc, BS chuyên khoa I - ông Đỗ Huy Hùng và cộng sự, cùng với đại diện các ban ngành của thị trấn Cẩm Khê đã đến tận nhà khám bệnh cho ông Độ. Lực lượng chức năng đã phải rất vất vả mới tiếp cận được người điên từ chối ăn cơm sạch, từ chối uống thuốc và sẵn sàng tấn công bất cứ ai đó.
Tờ giấy xác nhận của Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ với chữ ký, dấu đỏ, chi li từng tình tiết buổi làm việc hôm đó, kèm theo kết luận rành mạch đã được cháu Mạnh giữ như một thứ bảo bối cứu sống cha mình. Văn bản ghi rõ: “Nguyễn Văn Độ bị bệnh tâm thần phân liệt thể di chứng”, “là bệnh tâm thần mãn tính, thuộc nhóm bệnh số 5”. Biên bản hội chẩn được ký cùng ngày, nêu rõ: “Với bệnh nhân Độ - đề nghị được quản lý, điều trị, phục hồi chức năng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Phú Thọ, dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế”.
Từ buổi đó, đằng đẵng gần mấy trăm ngày trôi qua, các “cửa ải” vẫn liên tiếp giăng ra trước mắt ông Độ và thân nhân. Chừng nửa năm im hơi lặng tiếng, ông Độ lại tiếp tục ăn rác và nằm trong địa đạo. Thấy cha mình sắp chết, Mạnh liên tục lên huyện Cẩm Khê, lên thị trấn Đông Phú van xin. Không có hồi âm, cậu đành tìm đến nhà báo kêu cứu. Chúng tôi chẳng đặng đừng tiếp tục viết báo, gọi điện kêu cứu và gửi “báo biếu” cho đích thân đồng chí Phùng Hữu Nghị - Bí thư Huyện ủy Cẩm Khê.
Xác nhận của Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ về tình trạng bệnh tâm thần phân liệt của ông Độ - Ảnh: P.T.T.G
Mạnh bảo: “Khi em đến Huyện ủy gặp chú Nghị, thì thư ký của chú ấy tiếp em. Em bảo, em đã làm đơn không biết bao nhiêu lần, bố em chết đến nơi rồi. Anh ấy bảo, đọc báo rồi, sếp chỉ đạo rồi, có cả công văn về việc của bố em. Ít ngày sau thì công văn về đến chính quyền thị trấn. Cuộc họp về chuyện của bố em được tổ chức. Chiều hôm sau nữa, các chú gọi điện bảo em ra họp ngoài UBND huyện. Em thấy có chú Thủy - Phó Chủ tịch thị trấn, chú Oanh - Trưởng CA và chị Hòa - cán bộ lao động thương binh xã hội thị trấn, chú Đạo - trưởng khu phố nhà em cũng đến. Về phía huyện, có chú Khang - Phó Giám đốc Bệnh viện huyện Cẩm Khê và vài chú nữa. Hôm ấy, chú Sinh - Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì”.
“Trong suốt cuộc họp, phía UBND và y tế huyện một mực hạch sách về thủ tục đưa bố em đi Trung tâm Bảo trợ xã hội. Em và các cô chú ở thị trấn ra sức nói, rằng bố em bị điên nặng và ốm quá, khó tiếp cận lắm. Các chú ở Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ và đông đảo cán bộ thị trấn đã về tận nhà giám định, khám bệnh và chính thức đưa ra văn bản với chữ ký, dấu đỏ hẳn hoi. Phía Trung tâm Bảo trợ xã hội họ cũng sẵn sàng tiếp nhận, nếu huyện ký giấy cho đi. Bố em điên hết cỡ, điên không thể điên hơn rồi. Cả huyện này đều biết chứ chưa nói là có văn bản giám định, kết luận, bệnh án đầy đủ thế. Em và các chú ra sức “xin” cho bố em được sớm vào Trung tâm Bảo trợ. Chú Sinh và chú Khang (đại diện UBDN và BV huyện) không nhất trí. Họ nhất định yêu cầu phải sang Bệnh viện Tâm thần nằm điều trị rồi tính...” - Mạnh kể.
Cán bộ, gia đình, cả nhóm công an khu vực phải “đột nhập” địa đạo mang người điên Nguyễn Văn Độ sang Bệnh viện Tâm thần. “Lúc đầu các chú cán bộ hứa khoảng nửa tháng hay hai chục ngày gì đó, bố em sẽ được lên Trung tâm Bảo trợ xã hội. Em đi làm thuê mỗi tháng được 1,5 triệu đồng. Em bỏ việc về bệnh viện chăm bố, người yêu em cũng sang viện chăm bố em. Gần 80 ngày qua, em vẫn đi trông người tàn tật, tâm thần ở trung tâm để lấy tiền công, nuôi bố” - Mạnh nói.
“Thủ tục làm người điên” thật khó khăn biết bao! Sở LĐTBXH Phú Thọ trả lời khi chị Thảo đến kêu cứu: Trung tâm Bảo trợ xã hội đang chật chội quá, có 8 trường hợp đang xếp hàng chờ đợi được... vào. Ông Độ cứ phải chờ đã.
Điều hết sức bi hài, kỳ lạ, là đầu tháng 8/2012, PV có mặt tại Phú Thọ, thăm ông Độ, làm việc chính thức với Bệnh viện Tâm thần tỉnh, với Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, thì được biết: Ông Độ đã được điều trị ổn định, đủ điều kiện rời bệnh viện vào Trung tâm Bảo trợ xã hội. Ông Sửu - Giám đốc trung tâm này - cũng dõng dạc tuyên bố: Chúng tôi đã có công văn đồng ý tiếp nhận ông Độ rồi, chúng tôi đủ điều kiện tiếp nhận. Vậy là: Đơn vị “cho ông Độ đi” và đơn vị “tiếp nhận ông Độ” đều đã sẵn sàng. Cái mắc là sự “cho phép” của Sở nữa mà thôi!
tintuc.timnhanh
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét