Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Mới có nhà máy lọc dầu, đường hầm sông Sài Gòn,... đã hư lên hư xuống mà cứ nhất quyết phải xây dựng cho bằng được nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam !! Nhưng kể cũng khổ, không làm thì các đồng chí lấy đâu ra mà chấm mút :-l ( Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm dừng hoạt động / Thành phố Phan Rang sẽ như thành phố địa ngục Muslyumoyo của Nga hiện nay? )


Nhà máy lọc dầu Dung Quất tạm ngừng hoạt động

Lan Nhi - Thanh Hải

Thứ Tư, 8/8/2012, 18:06 (GMT+7)

*
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đang khắc phục sự cố mới xảy ra. Ảnh:TL.



(TBKTSG Online) - Sau gần 2 tháng tạm dừng hoạt động đến đầu tháng 7 để xử lý triệt để các vấn đề kỹ thuật trước khi nghiệm thu lần cuối, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành trở lại cho đến khi gặp sự cố kỹ thuật và lại phải ngừng hoạt động ngày 8-8 để khắc phục.

Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị đang trực tiếp quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, cho biết công ty và nhà thầu chính Technip quyết định dừng sản xuất tại nhà máy lọc dầu Dung Quất từ lúc 14 giờ ngày 8-8 để nhà thầu Technip hoàn tất việc xử lý những tồn đọng kỹ thuật trước đó.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại, ông Giang cho biết, nguyên nhân của sự cố lần này là lỗi trục trặc ở phần khớp nối giãn nở nhiệt trên đường xả khí CO của phân xưởng cracking xúc tác - một trong những hạng mục quan trọng nhất của nhà máy.



“Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ phối hợp cùng nhà thầu Technip khắc phục sự cố kỹ thuật và tất cả mọi chi phí sửa chữa sẽ do phía nhà thầu Technip chịu hoàn toàn vì việc trục trặc lần này nằm trong hạn mục bảo hành của phía nhà thầu”, ông Giang nói.

Sau khi khắc phục lỗi, khi nhà máy chạy ổn định sẽ tiến hành nghiệm thu và bàn giao lần cuối nhà máy cho chủ đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Về việc thời gian tạm dừng hoạt động nhà máy lần này, ông Giang nói thời gian sẽ được xác định chính thức vào ngày mai (9-8) sau khi các bên họp trao đổi bàn bạc với nhà thầu.

Sau gần 2 tháng các lỗi kỹ thuật được xử lý trước khi nghiệm thu lần cuối cùng, nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động trở lại ngày 7-7 và ngày 9-7 đạt 100% công suất cần thiết. Tuy nhiên, lỗi kỹ thuật được phát hiện tại phân xưởng cracking xúc tác, và lãnh đạo nhà máy có các cuộc họp với nhà thầu chính Technip để phân tích, đánh giá, tìm hướng khắc phục.

Vì chưa có thông tin chính thức về thời gian nhà máy sẽ phải tạm dừng hoạt động bao lâu nên chưa thể đánh giá tác động của việc dừng nhà máy lần này đến thị trường xăng dầu trong nước.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được vận hành, chạy thử để nghiệm thu nhà máy từ tháng 2-2009 và sản xuất 33% lượng xăng dầu thành phẩm cho thị trường trong nước nên sự cố ở nhà máy này sẽ có ảnh hưởng phần nào đến nguồn cung xăng dầu cho thị trường.

Tuy nhiên, nhà máy và các nhà nhập khẩu vẫn còn xăng dầu trong kho dự trữ, cộng với lượng xăng dầu nhập khẩu thực tế trong tháng 7 đã giảm 14,1% về lượng (do nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước suy giảm 18% so với cùng kỳ năm trước) nên các chuyên gia dự đoán thị trường xăng dầu trong nước không bị tác động nhiều từ sự cố này.

Có điều, trục trặc này sẽ khiến các nhà nhập khẩu xăng dầu bổ sung gặp khó khăn vì chi phí vận chuyển dầu từ Singapore tới Việt Nam nay đã tăng thêm 4 đô la Mỹ/ thùng so với thời điểm trước chỉ là 2,5 đô la đến 3 đô la/thùng.

Baomoi


-----------------------


XEM THÊM : Thành phố Phan Rang sẽ như thành phố địa ngục Muslyumoyo của Nga hiện nay?





Dân Nga sống trong địa ngục phóng xạ hạt nhân!


Thành phố Muslyumoyo phải là một trong những thành phố buồn đau và bất hạnh nhất trên địa cầu. Hằng ngàn cư dân không có cách nào khác là phải sống tại nơi này, dọc theo bờ sông Techa không xa mấy đường biên giới phía nam của Nga với Kazakhstan, họ là những nạn nhân của thảm họa hạt nhân xảy ra hơn sáu thập niên trước đó.

Cư dân tại đây vẫn còn đang gánh chịu các tai họa của cuộc sống bên cạnh nhà máy điện hạt nhân Mayak,và vẫn còn đang bị chết vì các chứng bệnh liên hệ đến nhiểm phóng xạ mà đã cướp đi mạng sống của rất nhiều nạn nhân trước họ.

Trên con đường dẫn đến khu nhà máy, đuợc xây dựng từ năm 1940, nhóm chúng tôi đã phải né tránh một số trạm kiểm soát và cất giấu cả những máy ảnh - chúng tôi đã phải bằng lòng với chỉ một chiếc máy ảnh nhỏ gắng vào kiếng trước của xe.

Như vậy là coi như được trang bị, chúng tôi đã lái xe vào được khu vực cách nhà máy khoảng 100 mét.

Khu vực này như là một thành phố. Các nhân viên làm việc và gia đình họ sinh sống tại đây. Các em thiếu niên chay rượt vui đùa nhau trong bải tuyết ngay bên ngoài hàng rào của nhà máy.

Nhà máy điện hạt nhân Mayak được bao bọc bởi những khu rừng cây bạch đàn, và những tấm biển cảnh báo dân chúng không được vào khu rừng này nhặt các loại nấm mọc hoang.

Nhà máy này đã một thời cung cấp cho Liên Bang Sô Viết khoảng 40% tổng số lượng Plutonium loại làm vũ khí của thế giới. Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Bang Sô Viết cũng đã được chế tạo tại đây. Gìữa những năm 1949 và 1951, nhà máy này đã xả hằng trăm tấn chất phế thải chứa đầy phóng xạ hạt nhân vào dòng sông Techa bên cạnh.


Hằng trăm ngôi làng đã được di dời khỏi khu vực này, nhưng một điều thật đáng kinh ngạc là vẫn còn 4 ngôi làng tiếp tục còn tồn tại trong khu vực nhiểm đầy phóng xạ này. Cư dân của các ngôi làng này cho biết họ không hiểu tại sao ho lại không được di dời khỏi nơi này.

Nhiều cư dân chúng tôi tiếp xúc được, nói rằng họ đang bị chánh quyền dùng như những con vật người thí nghiệm . Họ muốn nói về một cuộc thí nghiệm bí mật của chính phủ nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phóng xạ trên những người bị nhiểm xạ.

Thêm nữa, bệnh viện gần nhất có thể chửa trị các căn bệnh liên hệ đến nhiểm xạ mà họ đang gánh chịu lại tọa lạc tại thành phố thủ phủ Chelyabinsk, xa khoảng 50Km .

Một người phụ nữ diễn tả lại những lần đi chửa trị của bà ta như sau:

“Chắc chắc là họ đã thử những loại thuốc mới với chúng tôi. Bạn rời bệnh viện mà nơi đó bạn nằm lại một tháng để rồi sau đó lại bị bệnh thêm một tháng tại nhà. Họ đâu có chửa tri chúng tôi. Ho làm chúng tôi đau đớn thêm. Họ lại không nói điều gì cả”

Trong những năm vừa qua, vài ngôi làng xưa củ tại Muslyumovo đã được dời đi nơi khác, nhưng chỉ được đưa đến một nơi cách con sông đầy ô nhiểm phóng xạ này chỉ một đoạn đường đi bộ ngắn. Máy đo mức độ phóng xạ Geiger chúng tôi mang theo đo được mức độ nhiềm xạ tại con sông này đến 50 lần cao hơn mức độ mà các chuyên gia hạt nhân nói là an toàn cho con người.


Anh tài xế, người mà chính anh ta cũng bị nhiểm xạ mãng tính, chỉ về một vỏ bánh xe đông cứng trong một khối băng. Anh ta bảo nếu chúng tôi dùng máy Geiger đo chổ đó, chúng tôi chắc đo được kết quả cao hơn kết quả chúng tôi vừa mới đo được.

Nơi này không có rào cản hay hàng rào ngăn người dân. Và có nhiều dấu chân trên lớp tuyết trong khu vực này. Một tấm bản rỉ sét cảnh giác không được vào hay hái trái dâu.

Tuy có những bản cảnh giác, nhưng ngư dân vẫn đến con sông này, và trong mùa hè, trẻ em vẫn bơi lội trong vùng nước nhiễm độc phóng xạ này.

Hầu hết cư dân trong các ngôi làng biết rõ những mối nguy hại của phóng xạ hạt nhân, nhưng hình như họ đã phó mạng mình cho trời. Họ không có tiền để chi trả cho việc di dời đến vùng an toàn hơn. Nhiều người hình như không quan tâm đến những mối nguy hiểm của phóng xạ hạt nhân. Một chị cư dân đã nói:

“Chúng tôi bị bệnh và nhiều người bi ung thư vị phóng xạ hạt nhân. Chúng tôi không thể ngăn cản con cháu chúng tôi bơi lội tại con sông này.”

Chánh quyền đã đưa ra cho cư dân tại Muslyumovo hai lựa chọn, hoặc nhận số tiền khoảng 35.000$ Rubles rồi tự mình tìm mua một căn nhà khác theo ý thích, hoặc được di dời đến một căn nhà tại một khu tái định cư mới chỉ cách con sông ô nhiểm khoảng 2Km. Chương trình này bây giờ đã bị ngưng.

Hầu hết cư dân cho biết số tiền này không bao giờ đủ cho một căn nhà cách xa nơi này.

Họ cũng nói một số lớn số tiền đáng lẽ được dùng vào việc xây các ngôi nhà mới đã bị cướp đoạt rút ruột bởi các nhà thầu và viên chức chánh quyền.

Hầu hết những cư dân mà chúng tôi trò chuyện đều than phiền về khí Radon (một chất phóng xạ) rò rỉ từ dưới đất vô nhà ở của họ.

“Ra khỏi chảo chiên rồi lại nhào vô lò lửa” một người đàn ông than. “Khu vực này chỉ cách con sộng 2Km. Chúng tôi vẫn còn nằm trong vùng bị nhiểm xạ. Khí phóng xạ Radon đang hiện diện trong các căn nhà này. Chúng tôi nghỉ rằng việc này được các nhóm lợi ích sắp đặt để biển thủ tiền trợ cấp dành cho dân chúng trong vùng”

“Chúng tôi đã vô tình mua đất tại các khu xưa củ. Khi chúng tôi dọn vào họ (nhà thầu) đã không nói về những nguy hiểm tại khu vực này. Họ lại tìm thấy khí Radon sau khi những căn nhà được xây cất xong.”

Tập đoàn quốc doanh điện hạt nhân Rosatom (công ty chịu trách nhiệm di dời cư dân!) đã tiến hành điều tra những phàn nàn về tiền cứu trợ đã bị thuộc cấp ăn chận, nhưng đến nay họ vẫn chưa thông báo kết quả!.

Cư dân than phiền những căn nhà của họ không được cách nhiệt đúng mức đễ chống lại mùa đông lạnh khắc nghiệt với nhiệt độ thấp tới 30 độ dưới 0 độ.

Một người đàn ông nói:

Người ta (chánh quyền) không thể nào đối xử với chúng tôi như vậy. Sau khi chúng tôi bị đau khổ vì con sông nhiểm phóng xạ và bây giờ thì họ mang chúng tôi đến những căn nhà không đủ tiêu chuẩn đề cư ngụ, đến vùng đất nhiễm phóng xạ này. Ngưới dân chúng tôi rất mệt mỏi, mệt mỏi đến nổi không còn tinh thần để chiến đấu.”

Hầu hết trẻ em tại vùng này đều mang các chứng bệnh liên hệ đến nhiểm phóng xạ.

Những dấu hiệu bệnh mãn tính do bị nhiểm xạ gồm có thường xuyên bị nhiểm trùng, phù thủng, thiếu máu, các viết thương không bao giờ lành, rụng tóc và cơ thế luôn có vết bầm, bé sơ sinh bị dị tật và ung thư vì cha mẹ tiếp xúc với lượng phóng xạ cao trong nhiều năm.

Cư dân trong vùng gọi dòng sông này là “dòng sông gây bệnh”

Cậu thiếu niên trong bài tường trình của chúng tôi với cục bứu ở cổ, chỉ được 17 tuồi đời.

Cậu thiếu niên này có tám em trai và gái. Tất cả đều mang các chứng bệnh liên hệ đến nhiểm phóng xạ.

Mẹ của cậu thiếu niên cho biết bà ta đã đưa cậu đến bác sĩ khám bứu ở cổ của cậu ấy.

Bà cho biết rằng bác sĩ nói với bà ta là cục bứu rồi sẽ lặng đi. Bà nói rằng con trai bà không bao giờ được các bác sĩ đề nghị cho thử nghiệm sinh thiết (xét nghiệm tế bào ung thư).

Việc này lại xảy ra tại vùng mà người dân đã bị chết vì ung thư trong nhiều thập niên qua. Một khu vực có mức độ nhiểm phóng xạ cao nhất thế giới.

Bà nói “ chúng rất lo sợ, hậu quả của tình trạng nhiểm phóng xạ thì rất ghê sợ. Nhưng chúng tôi có thể sơ tán đến nơi nào đây?”

Có rất nhiều cư dân mà chúng tôi tiếp xúc, họ liên tục hỏi cùng một câu hỏi như nhau “ tại sao chúng tôi không được di dời xa khỏi dòng sông này?”

Chính quyền Nga nói họ biết rỏ rằng có hằng ngàn người đang vẫn còn sống trong vùng bị nhiểm xạ nặng.

Chính quyền Nga đề nghị bối thường hằng tháng một khoảng tiền ít ỏi đến mức độ cần phải bị lên án, với chỉ 4$ rubles. Họ đề nghị chỉ chi trả khoảng 30$ rubles mỗi tháng cho các chi phí y tế.

Chúng tôi đã cố gắng tiếp xúc với nhân viện y tế của chính phủ. Chúng tôi đã phải chờ năm giờ để được phỏng vấn vị bác sĩ được nói đến trong bài viết. Cuối cùng khi ông xuất hiện, ông ta tỏ vẻ lúng túng – như là ông ta muốn trả lời những câu hỏi của chúng tôi nhưng ông ta không thể trả lời.

Cuộc trò chuyện với ông ta qua điện thoại mà chúng tôi đã bí mật quay phim là chứng cứ nói lên có lẽ chính quyền Nga không muốn người ngoài biệt sự việc tồi tệ này.

Và còn nữa, có hằng trăm gia đình vẫn không được di dời. Ngay cả đến một ngôi làng mới lập chỉ cách đó 2 Km.

Chúng tôi gặp cụ Ekaterina 87 tuổi. Gia đình bà gốc gác từ Đức.

Trong thời kỳ Thế Chiến Thứ Hai, Stalin đã trục xuất hằng ngàn người gốc Đức tại Nga đi càng xa các vùng thành phố càng tốt. Ekaterina và gia đình bà bị đưa về sống tại một ngôi làng gần Mayak.

Năm 1957, một vụ nổ bồn chứa nguyên liệu hạt nhân đã buộc phải sơ tán cư dân trong khu vực và gia đình bà lại bị di dời đến nới khác. Họ được đưa đến Muslyumovo gần con sông nhiểm đầy phóng xạ. Năm mươi năm sau bà vẫn còn sống tại đó.

Bà bật khóc khi chúng tôi hỏi làm cách nào mà bà sống sót. Bà nói bà không còn có thể sanh con. Chồng bà đã chết từ nhiều năm trước.

“Nhiều cư dân trong vùng vì đã bị chết vì ung thư. Mọi người trong vùng luôn bị bệnh. Tôi muốn được di dời nhưng không được hỏi tới. Tôi không hiểu tại sao?”

Giữa năm 2001 – 2004 có đến hơn 40 triệu mét khối bùn chứa phóng xạ kết động tại dòng sông Techa. Chính quyền Nga thừa nhân điều này là sự thật.

Một cuộc điều tra vi phạm hình sự đã được thực hiện.

Năm 2005, các công tố viên đã đưa lãnh đạo nhà máy hạt nhân Mayak ra tòa. Ông ta đã bị kết tội nhưng sau đó lại được khoan hồng trong đợt ân xá kỷ niệm 100 năm thành lập quốc hội Nga./.


Mời xem phim phóng sự thảm họa Chernobyl được lồng tiếng Việt Nam:


1 : http://www.youtube.com/watch?v=HsO39RxKoGI

2 : http://www.youtube.com/watch?v=4kl2wm0ZIVc

3 : http://www.youtube.com/watch?v=II8lDN4ufI4

4: http://www.youtube.com/watch?v=yiCXb1Nhd1o

5: http://www.youtube.com/watch?v=t7Jfx2kEi_k


Nguồn: http://blogs.aljazeera.com/blog/europe/living-nuclear-hell

Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hùng lược dịch

gửi Dân Làm Báo
Danlambaovn



XEM THÊM:



- Thứ ba, ngày 07 tháng tám năm 2012
Đồng chí Đinh bộ Trưởng đúng là tài ba thật . Như vậy là tàu ngầm "Kilo" hiện đại mới nhập từ Nga về đã có đường tắt để di chuyển ….... từ bờ sông bên này sang bờ sông bên kia rồi :l ( Đường hầm sông Sài Gòn thấm nước / Vết keo trám chằng chịt trong hầm dìm Thủ Thiêm / Trung Quốc trúng thầu 90% công trình thượng nguồn của Việt Nam ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/ong-chi-inh-bo-truong-ung-la-tai-ba.html

- Thứ sáu, ngày 29 tháng sáu năm 2012
Tepco của Nhật rút khỏi dự án hạt nhân ở VN. Dự án ở Ninh Thuận này bị coi là "quá tham vọng" trong khi Hà Nội chưa có khả năng đảm bảo an toàn cao, tính minh bạch còn thấp và tệ tham nhũng tràn lan. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/06/tepco-cua-nhat-rut-khoi-du-hat-nhan-o.html

- Thứ tư, ngày 16 tháng năm năm 2012
Người Việt trong và ngoài nước phản đối dự án điện hạt nhân do Nhật tài trợ - MỜI KÝ TÊN VÀO THƯ PHẢN ĐỐI CHíNH PHỦ NHẬT BẢN VIỆN TRỢ XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ TẠI VIỆT NAM http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/05/nguoi-viet-trong-va-ngoai-nuoc-phan-oi.html

- Thứ năm, ngày 15 tháng mười hai năm 2011
Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận vào năm 2014, nên hay chưa? http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/nha-may-ien-hat-nhan-o-ninh-thuan-vao.html

- Chủ nhật, ngày 04 tháng mười hai năm 2011
Bước vào giai đoạn đầu tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 dưới sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga. Chính phủ Việt Nam dự định có 13 lò phản ứng ở tám nhà máy với tổng công suất 15,000 megawatt vào năm 2030. - Nhìn lại thảm họa hạt nhân Chernobyl - Ở Nhật Bản, chính phủ trên đường đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/12/buoc-vao-giai-oan-au-tien-xay-dung-nha.html

- Chủ nhật, ngày 06 tháng mười một năm 2011
Sơ lược tìm hiểu những bất lợi gì sẽ đến nếu nhà máy điện hạt nhân (NMDHN) được khai triển xây dựng tại bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam http://bietkichxaxu.blogspot.com/2011/11/so-luoc-tim-hieu-nhung-bat-loi-gi-se-en.html



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét