Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Hàng TQ đang bị tẩy chay khắp nơi trên thế giới . Hình ảnh "thiên đường" hàng nhái ở Trung Quốc.




Thứ Năm, 16/08/2012 - 09:55

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên khắp thế giới



Liên minh châu Âu (EU) vừa tổ chức có một chiến dịch truyền thông lớn khuyến cáo người dân không dùng đồ chơi Trung Quốc để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Các động thái tương tự cũng đã và đang diễn ra tại Mỹ, Nhật, Philippine và cả tại châu Phi.


Trước những lo ngại hàng hóa kém chất lượng từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, đầu tháng này Ủy ban châu Âu (EC) đã có một động thái rất dứt khoát để bày tỏ sự phản đối của mình với các nhà sản xuất Trung Quốc khi tổ chức họp báo công bố kế hoạch chống lại hàng hóa kém chất lượng từ nước này.

Người dân Phillipines vận động tẩy chay hàng Trung Quốc


Theo tờ Germany in Bavaria trong cuộc hội thảo lần 2 diễn ra tại Brussels (Bỉ), thành viên Ủy ban công nghiệp EU ông Taya Ni đã dành nhiều thời gian để chỉ ra rằng nhiều loại đồ chơi sản xuất tại Trung Quốc không đảm bảo an toàn, trong đó có các loại đồ chơi bao gồm nhiều bộ phận nhỏ, phao tắm cho trẻ em, giày trẻ em…Các sản phẩm này bị xem là “hàng hóa nguy hiểm”.

Để thêm phần thuyết phục, ông Taya Ni đã đem đến cuộc họp những đôi giày xuất xứ Trung Quốc bị tịch thu tại Italia. “Đây là những đôi giày được sản xuất tại Trung Quốc bị thu giữ ở Italia. Những đôi màu vàng có hàm lượng crôm vượt tiêu chuẩn tới 10 lần và cũng vượt ngưỡng 3mg, vốn bị xem là độc hại và có khả năng gây ung thư”.

Vị quan chức này cũng bày tỏ lo ngại rằng đồ chơi Trung Quốc đang xuất hiện ngày càng nhiều tại châu Âu. Theo khảo sát của Ủy ban châu Âu (EC), có tới 58% sản phẩm từ Trung Quốc là hàng nhái và nguy hiểm đến sức khỏe, bị phát hiện tại hầu như mọi ngành hàng từ đồ chơi tới công cụ và các sản phẩm dệt may.

Và để cảnh báo rộng rãi tới người dân, EU đã chi 70.000 euro để làm một đoạn phim hướng dẫn người dân cảnh giác khi mua sắm để tránh gặp phải hàng hóa Trung Quốc kém chất lượng. Ngoài ra ông Taya Ni cho biết trong giai đoạn 2013 – 2015 EU sẽ tổ chức một chiến dịch để kiểm soát chất lượng hàng xuất nhập khẩu trong đó các sản phẩm đồ chơi.

Đây không phải lần đầu tiên EU công khai bày tỏ sự e ngại đối với các sản phẩm từ Trung Quốc. Năm ngoái cơ quan này cùng với chính phủ Mỹ đã hầu như “cấm cửa” đối với thực phẩm gắn mác “hữu cơ” của Trung Quốc. Quyết định trên được đưa ra khi cơ quan chức năng phát hiện hệ thống tiêu chuẩn hữu cơ của Trung Quốc rất lỏng lẻo.

Sản phẩm dâu Goji là một ví dụ. Đây là một loại dâu màu đỏ, trái nhỏ và vẫn được người Trung Quốc làm thuốc để tăng cường chức năng gan, thận, hoặc làm thuốc bổ mắt. Sản phẩm này từng được xuất đi tới 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Mỹ và Canada.

Thế nhưng từ năm 2011 cả Mỹ và EU đã thắt chặt việc nhập khẩu sản phẩm này do bị phát hiện có hàm lượng thuốc trừ sâu cao trong khi vẫn được gắn nhãn “hữu cơ”, vốn chỉ dành cho sản phẩm không sử dụng hóa chất.

Ngoài dâu Goji chính quyền Mỹ cũng cấm nhập nhiều loại sản phẩm gắn nhãn “hữu cơ” từ Trung Quốc khác như nhân sâm, nấm linh chi, gừng tươi, hạt kê…

Không chỉ người tiêu dùng ở các nước phương Tây tỏ ra e ngại với hàng hóa Trung Quốc mà ngay ở các quốc gia châu Á, thậm chí là châu Phi, tâm lý tẩy chay sản phẩm của Trung Quốc cũng lan nhanh.

Ngay từ năm 2008, có đến 75,9% người Nhật được hãng tin Kyodo khảo sát  khẳng định “từ nay sẽ không sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc” sau vụ bê bối ngộ độc thực phẩm liên quan đến bánh bao tại nước này khiến 10 người phải nhập viện. Khảo sát cũng cho thấy 69% người được hỏi trả lời “hết sức” lo lắng về thực phẩm từ Trung Quốc và 25,2% cho biết họ lo ngại ở mức “nhất định”.

Tại Philippines, sau những tranh cãi gần đây giữa 2 nước liên quan đến chủ quyền trên biển, phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Quốc cũng lan nhanh. Mới hôm 12/8 vừa qua, ông Joey Salceda, tỉnh trưởng tỉnh Albay đã một lần nữa kêu gọi người dân không mua hàng hóa của Trung Quốc.

“Tôi đã bắt đầu tẩy chay hàng hóa Trung Quốc từ ngày 12/6/2011 và từ đó đến nay chưa hề dừng lại”, người đứng đầu tỉnh Albay khẳng định. Dù vậy vị quan chức cũng nói rõ rằng ông không kêu gọi chống lại người Trung Quốc mà chỉ tẩy chay hàng hóa của nước này. “Thứ chúng tôi đang tẩy chay là các sản phẩm của Trung Quốc hoặc có hơn 51% giá thành được làm ra tại nước này”.

Tại Zimbabwe, Bộ trưởng Lao động của nước này, bà Paurina Mupariwa cũng lên tiếng cảnh báo rằng sẽ vận động người dân tẩy chay hàng hóa Trung Quốc để phản đối việc các công ty của nước này đến khai thác tài nguyên và ngược đãi lao động địa phương.

“Thay vì hỗ trợ cho sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, người Trung Quốc chẳng đem đến đây điều gì mới ngoại trừ bóc lột các địa phương và phủ bóng đen lên đó”, bà Paurina Mupariwa nói. Đồng thời bà khẳng định một cuộc điều tra cấp chính phủ đã được tiến hành để làm rõ những vụ lạm dụng, ngược đãi người lao động của các công ty Trung Quốc.

Thanh Tùng
Tổng hợp
dantri


------------------------------


Thứ năm, 16/8/2012, 05:06 GMT+7

Hàng Trung Quốc bị tẩy chay trên thế giới

Cả EU và Mỹ đều đã phát động cuộc chiến chống lại hàng hóa Trung Quốc với lý do chính là làm giả quá nhiều và chứa thành phần độc hại cho người sử dụng.


Đầu tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) đã tổ chức một cuộc họp báo phát động chiến dịch tẩy chay hàng kém chất lượng, đặc biệt là đồ chơi, có xuất xứ từ Trung Quốc. EU thậm chí đã chi nhiều tiền để làm video quảng cáo cho chiến dịch này.

"Không chỉ đồ chơi Trung Quốc, mà kể cả các sản phẩm như phao trẻ em hay giày dép cũng đều là hàng hóa nguy hiểm", tờ Germany in Bavaria trích lời Ủy viên Hội đồng công nghiệp châu Âu Antonio Tajani.


*
Đồ chơi Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu. Ảnh: CNN


Ông Tajani cho biết: "Một số mẫu giày của Trung Quốc tại Italy có hàm lượng crom vượt quá 10 lần cho phép. Theo luật của EU, quá 3mg đã được xếp vào loại độc hại và có khả năng gây ung thư". Phần lớn đồ chơi ở các nước EU đều là hàng Trung Quốc, 58% trong số đó là hàng nhái và chứa thành phần độc hại khi sử dụng.

Trong buổi họp báo, EU đã đưa ra lời khuyên khi mua đồ chơi, người tiêu dùng cần tìm nhãn CE trên sản phẩm, để đảm bảo chúng tuân theo đúng quy định về an toàn, sức khỏe và vệ sinh môi trường. Ông Tajani cũng thông báo sau mùa hè này, EU sẽ khởi động chiến dịch tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong giai đoạn 2013 - 2015.

Năm 2011, người Mỹ cũng từng tổ chức tháng tẩy chay hàng Trung Quốc kéo dài từ 1/8 đến 1/9. Tất cả bắt nguồn từ một thông điệp được lan truyền rộng rãi trên Internet: Ở Mỹ có một phụ nữ 50 năm không hề mua món quà giáng sinh nào nếu bà nhìn thấy dòng chữ "Made in China" trên sản phẩm.

Thậm chí, một bản tin đặc biệt của người dẫn chương trình Diane Sawyer trênABC News còn đưa ra hàng loạt đồ vật làm tại Mỹ có thể thay thế hàng Trung Quốc, sau đó giới thiệu người dân có thể mua chúng ở đâu với giá cả như thế nào. Diane cũng cho biết chỉ cần mỗi người Mỹ bỏ ra thêm 64 USD mỗi năm để mua hàng nước mình, thì họ có thể giúp tạo ra 200.000 việc làm.

Bài viết thậm chí còn cực đoan tới mức cho rằng người Trung Quốc cố ý xuất khẩu hàng hóa giá rẻ độc hại sang thị trường Mỹ. 70% người Mỹ cho rằng các ưu đãi thương mại với Trung Quốc nên bị treo lại một thời gian. "Tuy nhiên, trong khi chờ chính phủ, thì cách chủ động nhất là người Mỹ phải tự hành động. Nếu thấy dưới sản phẩm có chữ "Made in China" hay "PRC" (People Republic of China), thì đơn giản là hãy chọn một cái khác", bài báo viết.

Cuối cùng, người viết kết luận nếu 200 triệu người Mỹ giảm mua 20 USD hàng Trung Quốc, thì cả nước đã bớt được hàng tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm. Và một tháng phát động chiến dịch sẽ giảm được 1/12, tức 8% hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ mỗi năm.

Tháng 7 vừa qua, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung Quốc. Mục đích là phản đối những hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, nhất là trong vấn đề tranh chấp bãi cạn Scarborough với Philippines. Người lãnh đạo phong trào này, bà Loida Nicolas-Lewis nói rằng: "Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng ra cả thế giới". Một cuộc thăm dò của Yahoo! gần đây cho thấy có tới hơn 70% trong số 31.000 người Philippines được hỏi cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch này.

Hà Thu (tổng hợp)
vnexpress


--------------------


Thứ ba, 27/3/2012, 00:00 GMT+7

Thiên đường hàng nhái ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, người ta không khó để bắt gặp nhưng cảnh tượng hài hước do hàng giả, hàng nhái gây nên.



Từ trước đến nay, Trung Quốc đã được mệnh danh là xứ sở của hàng nhái, hàng giả kém chất lượng.



Hầu như tất cả các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều có một vài đến hàng chục bản sao "na ná" tại đây.
*
*
Riêng thương hiệu Converse đã có ít nhất vài kiểu copy.



Hãng Apple mới sản xuất đến iPhone 4S, nhưng người Trung Quốc còn tiến xa hơn với iPhone 5.
*
*
*
*
Trong những thương hiệu bị nhái nhiều nhất phải kể đến hãng đồ ăn nhanh KFC đến từ Mỹ. Tại Trung Quốc, KFC có đủ mọi phiên bản từ KFG đến KLC.
*
Thậm chí ở Trung Quốc còn có cả Obama Fried Chicken.



Thanh Bình
vnexpress

Thứ ba, 27/3/2012, 00:00 GMT+7

Thiên đường hàng nhái tại Trung Quốc (tiếp)

*
*
*
Khi nhập tịch vào Trung Quốc, nhãn hiệu PUMA cùng biểu tượng con báo nổi tiếng đã được "du di" thành đủ thứ tên na ná như FOUM, PMUA, PURE.
*
Thậm chí chú báo còn được "khuyến mãi" thêm điếu thuốc....
*
... hoặc thêm chỏm lông trên đầu.
*
*
Hai phiên bản kiểu Trung Quốc của nhãn hàng thời trang nổi tiếng Nike.
*
Thêm một chiếc iPhone kiểu "lạ" có phím bấm.
*
Một "phát minh" của công ty nhái Trung Quốc: quạt cá nhân dành cho tín đồ Apple.
*
Hầu như không một nhãn hiệu nổi tiếng nào trên thế giới "thoát" khỏi bàn tay các "phù thủy" nhái xứ sở này.
*
*
Không chỉ xuất hiện ở chợ bình dân, hàng nhái còn đàng hoàng xuất hiện đằng sau những ô cửa kính sang trọng của các trung tâm thương mại.

vnexpress


Thứ ba, 27/3/2012, 00:00 GMT+7

Thiên đường hàng nhái tại Trung Quốc (tiếp)







Một loạt nhà hàng trông sang trọng lộng lẫy nhưng vẫn chỉ là hàng nhái của McDonald's.



Chú cá sấu xanh đặc trưng của Lacoste mang tên mới tại Trung Quốc.



Tại Trung Quốc, Dolce&Gabbana biến thành Dolce và quả chuối.
*






Cũng đóng hộp chỉn chu nhưng máy chơi game Play Station mang nhiều tên mới ở Trung Quốc.



Còn đây là một loạt thương hiệu cà phê Starbucks kiểu Trung Quốc.
*





vnexpress


Thứ ba, 27/3/2012, 00:00 GMT+7

Thiên đường hàng nhái tại Trung Quốc (tiếp)


*
Một trong những thương hiệu bị làm nhái nhiều nhất tại Trung Quốc là Adidas. Tại đây, thương hiệu này có hàng tá phiên bản lỗi với những cái tên na ná như Adibas, Odidoss...
*
Thay vì 3 vạch truyền thống, "Adidas" nhái tại Trung Quốc được khuyến mãi thêm một vạch.
*
*
*



*



*



*
*
Trên đây vẫn chỉ là những ví dụ "nhỏ" trong thiên đường hàng nhái của đất nước đông dân nhất thế giới.

Thanh Bình
vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét