Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Người có công khai hoang phục hoá, bỗng dưng tay trắng…! Can Lộc-Hà Tĩnh: Vụ đền bù “Ma”,cưỡng thế thật !?

XEM THÊM

Một sinh hoạt lạ thường ngay giữa lòng thủ đô. Có vẻ những tiếng than van kêu khổ của bà Cấp hay của những phụ nữ khác trong bài sau đây, so ra chẳng thấm vào đâu với nỗi oan ức mà họ phải gánh chịu. ( Đi khiếu kiện đòi đất trở thành vô gia cư ) http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/08/mot-sinh-hoat-la-thuong-ngay-giua-long.html


17:22 PST Thứ sáu, 17/08/2012

Can Lộc-Hà Tĩnh: Vụ đền bù “Ma”,cưỡng thế thật !?


BBT: Chúng tôi nhận được bài viết "Can Lộc-Hà Tĩnh: Vụ đền bù “Ma”,cưỡng thế thật !" từ bạn Minh Lý, xin được đăng tải để bà con theo dõi cũng như mong nhận được sự phản hồi của những cá nhân & tập thể liên quan.


Lập lờ đánh lận con đen.

Hình ảnh chính quyền thị trấn Nghèn cưỡng chế nhà bà Liên..


Lợi dụng chủ trương kiêu gọi và thu hút trên địa bàn huyện,ngày 09/12/2008, UBND thị trấn Nghèn,huyện Can Lộc-Hà Tĩnh, đã lập tờ trình số 54, gửi lên UBND huyện v/v  “xin thu hồi đất,cho thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng khu sinh thái sông Nghèn”văn bản đề xuất thu hồi tại thời điểm là:143.235m2, trong đó có 132.535m2 đất chưa được sử dụng. Theo số liệu báo cáo ở trên,thì người dân địa phương khắng định là hoàn toàn trái với sự thật, vì: thời kỳ những năm 1960, vùng đất này là cánh đồng Hoàng Cốc, thuộc HTX thủ công Đại Hưng,xã Thiên Lộc sử dụng làm lò gạch,một số đất bờ bãi ven sông Nghèn, được bà con xứ đạo Kim Lâm dồn sức trồng hàng ngàn cây bần để chắn sóng, giữ đất,chống xói lở.Sau ngày đất nước hoà bình, đất nước bình yên,thấy cảnh bà con làm nghề sông nước, quanh năm vất vả,lận đận, xã Thiên Lộc đã chia đất cho dân cải tạo đất, khai hoang phục hoá,san lấp hố bom,ao hồ tạo mặt bằng để làm nhà ở và canh tác sản xuất hoa màu,nuôi trồng thuỷ sản sinh sống.

Đến tháng 6/1993,vùng đất này thuộc xã Thiên Lộc được sát nhập vào thị trấn Nghèn, để  được cấp trên phê duyệt, UBND thị trấn Nghèn đã dùng chiêu “ảo thuật” cố tình lập lờ số liệu, báo cáo sai sự thật lên cấp trên về vùng đất này có tới (132.535m2 chưa sử dụng). Căn cứ vào số liệu báo cáo trong tờ trình của UBND thị trấn Nghèn,ngày 24/12/2008, QĐ số 3722 ra đời,thông báo về việc thu hồi đất để bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư tạo điều kiện cho “Dự án khu du lịch sinh thái Bắc Nghèn” khởi công xây dựng.

Ngày 04/8/2010, ông Trần Minh Kỳ,phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ký QĐ số 2236 giao 39.812.5m2 đất cho Cty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Bình Mỹ –Sài Gòn xây dựng khu du lịch sinh thái,thời hạn hợp đồng là 48 năm. Như vậy số diện tích 143.235m2 đất đã bị thu hồi,UBND thị trấn Nghèn mới chỉ bàn giao cho Cty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch  Bình Mỹ- Sài Gòn là 39.812m2 có thu tiền,(vậy hiện nay số đất đã bị thu hồi còn 10.342m2 nằm ở đâu) chính quyền định ém vào việc gì…?

Bà Liên với tập đơn kiện trên tay nghẹn ngào kể lại việc cưỡng chế đất của bà..


Người có công khai hoang phục hoá, bỗng dâng tay trắng…!


Vợ chồng ông Trần Kính và bà Trần Thị Liên, xây dựng gia đình năm 1979, được gia đình bố mẹ đẻ làm cho một ngôi nhà ở riêng trên vùng đất gần lò gạch Đại Hưng, đến năm 1991 được ông chủ nhiệm HTX Tân Vịnh,xã Thiên Lộc,huyện Can Lộc –Hà Tĩnh chia cho một vùng đất hoang hoá để cải tạo sản xuất thâm canh và làm nhà ở.

Bà Trần Thị Liên tấc tưởi kể lại: Hồi đó được HTX chia đất trên vùng đất sình lầy,vợ chồng bà đã không quản ngại khó khăn,vất vả,bỏ ra hàng trăm ngày công đào đắp,dùng bằng thuyền để chở đất từ khắp nơi về,thậm chí còn phải bỏ thêm tiển ra mua đất của người  chở xe ngựa đi theo đường bộ về đổ xuống hồ nước…lấp cả những hố sâu trước đây lò gạch lấy làm gạch nung.

Phải mất rất nhiều thời gian,vợ chồng bà Liên mới san lấp được một bờ đất dài trên 60m,rộng chừng 35m,chiều cao tới 1.2m,lối đi mặt ao có độ rộng trên 2m,chiều sâu tới 1.5m,tạo thành mặt bằng để thâm canh trồng lúa,trồng khoai,nhưng do vùng đất này bị nước mặn xâm thực,không phù hợp với việc trồng lúa,nên vợ chồng bà lại phải chuyển sang làm ao nuôi cá.

Đến năm 2001,gia đình bà Liên làm thêm một ngôi nhà trên bờ ao để ở vừa để bảo vệ tài sản. Cuộc sống tần tảo suốt cả ngày đêm,mò cua bắt cá,không có nào ngơi nghỉ,lúc thì chèo thuyền thả lưới đánh cá,lúc thì lặn lội chăm đàn cá dưới ao,vất vả lắm mới nuôi được 5 đứa con  ăn học! thế nhưng, đói nghèo quanh năm vẫn cứ đeo đẳng gia đình ông bà. Cũng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn,nên chồng bà(ông Kính) phải làm việc cật lực, dẫn đến tình trạng sức khoẻ ngày càng giảm sút,bệnh tật ngày càng trầm trọng,nên chồng bà Liên(ông Trần Kính) đã qua đời vào năm 2002. Để lại cho bà 5đứa con thơ dại,cuộc sống gia đình lâm vào cảnh khốn đốn trăm bề! nghề nghiệp không có, với 6 miệng ăn trong gia đình,chỉ trong cậy vào 2 sào ruộng, đã vậy, khi mới nhập vào công dân Thị trấn còn chưa ráo mực,ngay lập tấc đã bị cán bộ ở đây thu hồi mất một sào đất đem bán ?

Đơn xin cấp đất và danh sách nhận tiền đền bù công bốc mồ mã của gia đình bà Liên..


Thu hồi đất không có QĐ,ký khống chỉ để nhận tiền đền bù ?


Bà Trần Thị Liên tố cáo: Năm 2008, chính quyền lại tiếp tục lấy hơn 2.000m2 ao hồ nuôi cá của bà,mà không có một loại giấy tờ QĐ nào cho bà,không những vậy,mà các ông quan xã này còn bắt tui “Bà Liên” ký vào bản khống chỉ(phía dưới tờ giấy trắng)rồi lấy 32 triệu đồng,sau đó còn doạ gia đình tui : “về mà làm cho tốt,nếu không hôm sau lên xin giấy tờ gì ở xã,chính quyền sẽ không đóng dấu cho bà đâu”.

Việc thu hồi đất đang là nguồn tư liệu sản xuất sinh sống của người dân lao động,là triệt luôn nguồn thu nhập chính của cả gia đình mà không hề có một đồng tiền đền bù.Chính quyền thị trấn Nghèn và huyện Can Lộc chỉ cấp cho 400m2 nơi gia đình bà làm nhà trên bờ ao bấy lâu nay,còn lại 2.082m2 huyện và xã lấy thẳng tay,gia đình chỉ được hưởng 32 triệu đồng tiền công cất bốc mồ mả và hoa màu trên đất.

Trong suốt 3 năm qua,bà Trần Thị Liên, thường trú tại khối 9,trị trấn Nghèn,Can Lộc,liên tục tìm đến các cơ quan chức năng để gửi đơn kêu cứu! đơn từ gửi đến cứ chạy vòng vo,chờ  mãi đến ngày 23/12/2011, ông chủ tịch huyện Can Lộc Bùi Huy Tam,mới chịu ký QĐ số 2067 “về việc trả lời khiếu nại ,tố cáo của bà Trần thị Liên và cho rằng: Giấy cấp đất của HTX Tân Vịnh ngày 10/4/1991 không có giá trị pháp lý…Căn cứ vào luật đất đai năm 1988, thì HTX không có quyền cấp đất ở cho công dân”nhưng ông chủ tịch Bùi Huy Tam lại vô tình quên đi một điều cơ bản và quan trọng của luật đất đai ban hành năm 1988; điều II có đoạn viết “Nhà nước khuyến khích đầu tư lao động,vật tư,tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, khai hoang phục hoá.lấn biển,phủ xanh đất trống đòi núi trọc để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp,nuôi trồng thuỷ sản và làm muối…

Chiếu theo điều II,luật đất đai năm 1988;Mục 2 nhỏ,điều 50 luật đất đai QĐ,thì ông chủ tịch huyện Can Lộc đã trắng trợn phủ nhận mồ hôi ,công sức lao động chính đáng của người dân nghèo ,một nắng hai sương cần cù,miệt mài lao động ,sản xuất,khai hoang phục hoá, mới tạo lập nên mảnh đất trên 2.000m2 ấy trong suốt hàng chục năm trời?làm việc như thế là thiếu công tâm,trái với pháp luật đã QĐ.Lẽ ra vào thời điểm ấy, bà Trần Thị Liên được chính quyền cấp sổ đỏ(GCNQSDĐ)nhưng không hiểu vì sao từ đó đến nay,không những gia đình bà Liên ,mà còn rất nhiều hộ gia đình ở khối 9,thị trấn Nghèn,vẫn chưa được cấp sổ đỏ(GCNQSDĐ)như vậy khi có thay đổi về qui hoạch,sẽ rất bất lợi và thiệt thòi quyền lợi cho công dân!

Để tìm hiểu thực hư về nguồn gốc đất của bà Trần Thị Liên, bị chính quyền cưỡng chế thu hồi đất vào lúc 16 giờ,ngày 13/8/2012.Theo bà Liên cung cấp thì chỉ có lực lượng công an huyện và thị trấn “còn cán bộ khối xóm không có mặt,chính quyền không đọc QĐ thông báo thu hồi đất cho gia đình bà trước khi bị cưỡng chế”.

Chúng tôi đã có dịp tìm đến cụ :Trần Trung, 75 tuổi (nhân chứng sống)nguyên là chủ nhiệm HTX Tân Vịnh,và một số bà con thuộc khu vực khối 9,khối 10 Thị Trấn Nghèn,cụ khẳng định,thời kỳ những năm 1991-1992, HTX có quyền cấp đất cho một số gia đình làm nhà ở,gần khu vực khu sinh thái hiện nay,trong đó có hộ bà Liên, sinh sống ổn  định từ trước đến  nay không có tranh chÊp (nhưng khi đó không có con dấu),trao đổi với chúng tôi,mọi người hết sức bất bình và không đồng tình cách giải quyết không thấu tình đạt lý của chính quyền thị trấn Nghèn và huyện Can Lộc,trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình bà Trần Thị Liên. Trong khi đó, gia đình ông Thuyết,bà Lệ ,cũng được HTX Tân Vịnh cấp đất thời điểm(1993) sau gia đình bà Liên 02 năm!lại được chính quyền cấp sổ đỏ (GCNQSDĐ)là điều hết sức khó hiểu…?

Việc thu hồi đất của công dân, giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng dự án gì đi nữa,cũng cần phải nghĩ đến quyền lợi của công dân và phải đảm bảo đúng pháp luật . Đấy mới là người cán bộ đúng với nghĩa “cán bộ là công bộc của dân,do dân và vì dân”.
 
Tác giả bài viết: Minh Lý.
Donghuonghatinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét