Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Ngư dân Việt bị Trung Quốc ép trên biển lẫn trên bờ và phải mua giấy phép đánh cá của TQ ? ---------- Đội tàu chín thuyền của đại gia đình ngư dân bám biển Hoàng Sa . Tâm trạng đau nhói tức tối của ngư phủ bị bó tay bó chân ngay trên ngư trường của đất nước mình .

- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


Ngư dân Việt bị Trung Quốc ép trên biển lẫn trên bờ

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-07-31

Tàu cá Việt Nam kéo theo một số thuyền thúng dùng để câu mực .
Tàu cá Việt Nam kéo theo một số thuyền thúng dùng để câu mực .
AFP

Trước đây, câu chuyện ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc làm khó trên biển thường xoay quanh câu chuyện bị bắt tàu, tịch thu tài sản và đánh đập, gây thương tích của ngư dân Lý Sơn. Nhưng bây giờ, câu chuyện không chỉ dừng ở đó, dường như toàn bộ ngư dân miền Trung Việt Nam đều rơi vào hoàn cảnh hết sức khốn đốn bởi đi đánh bắt xa bờ luôn kèm theo nỗi lo bị Trung Quốc đuổi bắt và khi đã đánh bắt xong, trở về ngay trên quê nhà, họ vẫn bị Trung Quốc ép giá, gây khó khăn trong vấn đề tiêu thụ hải sản.


Ngư dân Việt phải mua giấy phép đánh cá của TQ?

Mua vé “thông hành hải” của Trung Quốc hằng năm Ông Trung, một ngư dân ở Bình Minh – Thăng Bình, Quảng Nam cho chúng tôi biết rằng thật ra, lâu nay ngư dân ở đây đã lựa chọn một trong hai cách để tồn tại, hoặc là đổi sang các vùng biển của các nước không phải là Trung Quốc để đánh bắt, hoặc là mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng, tương đương với hai ngàn Mỹ Kim và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp, nếu không có giấy này, sẽ bị tịch thu mọi thứ chẳng khác gì các tàu ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Ông Trung nói: “Một cái rứa bảy chục triệu, ba bốn chục triệu rứa, cứ rứa hết thời hạn thì mình gia hạn lại, đóng tiền tiếp vô. Nó có thời hạn chớ không phải luôn luôn có giá trị, hết thời hạn thì gia hạn lại cái khác chớ không phải một cái rứa mình đi hoài đâu! Một năm chớ mấy, hay là năm sáu tháng chi đó (tùy vào mức tiền - pv). Có giấy có tờ chớ không là hắn bắt, hắn hốt về bên hắn liền ấy chớ! Nó treo giam mình gớm lắm, kinh đầu lắm, bên Trung Quốc á! Trung Quốc nó chặn nó bắt ứ! Trung Quốc qua hốt liền, gặp hắn hốt liền, hắn hốt hắn phạt mình cắn răng, phạt mỗi lao động cả ngàn đô…”.
Mua giấy phép ‘thông hành hải’ của Trung Quốc để đi đánh bắt trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi giấy ‘thông hành hải’ được phía Trung Quốc bán với giá bốn chục triệu đồng...và có giá trị đánh bắt một năm, hết thời hạn, ngư dân phải tìm cách mua lại giấy ‘thông hành hải’ mới được đánh bắt tiếp
Ông Trung cho biết thêm, sở dĩ ngư dân Quảng Nam cam chịu, chấp nhận mua giấy ‘thông hành hải’ của Trung Quốc là có lý do riêng, vì phần đông ngư dân ở đây chỉ câu mực trong khu vực Hoàng Sa, Trường Sa chứ không đánh cá giống như các tàu ở Lý Sơn. Mà câu mực thì tính mạng của ngư dân có độ nguy hiểm rất cao, có thể bị biển nuốt mất dấu bất kì giờ nào vì cả một tàu đi câu, khi đến nơi đánh bắt, phải chia nhỏ ra thành mấy chục thúng rái, mỗi thúng rái chứa một ngư dân, một bộ đàm, một cây đèn nhử mực, một chùm lưỡi câu và có thể là mang thêm áo phao. Đúng giờ xuất kích, tất cả ngư dân lên thúng rái của mình, thả mặc dòng hải lưu cuốn đi lênh đên trên biển, họ bật đèn sáng choang một vùng nước để dụ mực đến và bắt câu, tỉnh thoảng liên lạc với tàu chủ bằng bộ đàm. Mãi cho đến khi mặt trời ló dạng, họ bắt đầu gọi bộ đàm để tàu chủ đến rước về.

Chính vì phương cách làm việc hết sức cô đơn, quạnh quẽ này, để tránh bị ám sát, bị giết hại trên biển trong lúc một mình bởi kẻ man rợ nói giọng xí lô xí là, ngư dân quyết định chọn cách mua giấy ‘thông hành hải’ của Tàu cho chắc ăn, thật ra thì cũng chẳng chắc ăn gì lắm đâu, nhưng chí ít là không bị quấy rầy, ám hại và bắt bớ, đánh đập trong lúc đơn thân giữa biển, khác với những ngư dân Lý Sơn khi đánh cá, có hội có thuyền, nguy cơ bị giết mất xác thấp hơn những ngư dân câu mực ở Quảng Nam.

Bị Trung Quốc ép giá trên bờ

Một ngư dân khác yêu cầu giấu tên, ông là ngư dân có đến bảy đời đánh bắt xa bờ và một người thân trong dòng họ của ông chết vì bão biển đã lên đến hơn một trăm ngôi. Ông nói rằng người Trung Quốc không chỉ ép ngư dân Việt Nam trên biển mà họ còn ép ngư dân Việt Nam cả trên đất liền, ngay trong làng xóm, thôn xã của ông.
Để tránh bị ám sát, bị giết hại trên biển trong lúc một mình bởi kẻ man...ngư dân quyết định chọn cách mua giấy ‘thông hành hải’ của Tàu cho chắc ăn, thật ra thì cũng chẳng chắc ăn gì lắm đâu, nhưng chí ít là không bị quấy rầy, ám hại và bắt bớ, đánh đập trong lúc đơn thân giữa biển
Để giải thích thêm cho vấn đề vừa nêu ra, người đàn ông này nêu ra hai mức giá mực khô của năm ngoái và năm nay, ông cho biết năm ngoái, một ký lô mực khô loại 1, người Trung Quốc sang các xóm chài như Bình Minh, Duy Hải, Duy Nghĩa để mua với giá 150 ngàn đồng mỗi ký lô, nhưng năm nay thì khác, đánh bắt đã khó, nhưng người Trung Quốc cũng không thèm sang đây để mua, họ đợi đến khi qua mùa hè, sắp vào mùa thu, mùa ẩm mốc, khô mực có thể hư hỏng và mang đi vứt thì họ đến trả giá 57 ngàn đồng mỗi ký lô, nếu không bán thì đành vứt đi, xót người xót của, ngư dân bán tháo cho họ để gở được đồng nào hay đồng đó.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi vì sao bà con ngư dân không tìm đối tác khác để bán mà phải chọn thương lái Trung Quốc để cuối cùng bị họ ép giá, làm khó đủ thứ thì bà con giải thích rằng ngư dân vốn nhiều đời bám biển, không giỏi về thương nghiệp, thậm chí không hiểu gì về thương nghiệp, chỉ biết đánh bắt ngoài khơi rồi mang về đất liền để bán, thương nhân nước nào đến mua là do chính quyền chỉ dẫn, điều tiết chứ ngư dân hoàn toàn mù tịt về chuyện này.

Ông nói: “Thí dụ như nghề câu, nghề ấy đồ… nó không có trúng, đánh bắt xa bờ như đi câu mực, qua các nước họ (để) làm chớ cho ra năm ni (này) thậm chí thấp hơn vì giá cả thị trường nó ấy lại, nó hạ, cái đầu nguồn ra của Trung Quốc nó… Ừ thì mình làm về đây mình cân cho đầu nậu, đầu nậu hắn nhập hàng lại cho Trung Quốc. Ừ, rứa đó, mà Trung Quốc hắn hạ xuống thì đầu nậu nó buộc mình phải hạ thôi! Hạ thì như năm ngoái, năm kia, mực vôi (bán) đi một trăm rưỡi mà năm ni còn có sáu lăm, mất hơn nửa tiền, do cái đầu ra hắn độc quyền, mà cái hàng hắn độc quyền đi Trung Quốc. bên Trung Quốc đầu ra nó mạnh mà bên Trung Quốc nó ép thì mình phải chịu thôi!”.

Nhưng mấy chục năm nay, chỉ thấy thương lái Trung Quốc đến mua hàng chứ có thấy người nước nào khác đến vùng biển eo óc, quãnh quẽ này đâu. Chính vì vậy, bà con chỉ biết ngồi chờ họ đến mà bán hoặc là mang ra chợ, mọi thứ đều trông chờ vào chính sách nhà nước nhưng hình như nhà nước cũng đồng tình để thương lái đến đây mua hàng nên mấy chục năm nay họ độc quyền, làm mưa làm gió, gây khổ cho bà con nhiều thứ, chẳng biết kể từ chỗ nào.

RFA


_____________


Đội tàu chín thuyền của đại gia đình ngư dân bám biển Hoàng Sa


2013-08-01

Ba thuyền đánh cá của gia đình lão ngư Trương Văn Trọng ra mở biển đầu năm
Ba thuyền đánh cá của gia đình lão ngư Trương Văn Trọng ra mở biển đầu năm
RFA files


Nghe bài này

Chín tàu cá, chín thuyền trưởng trong đại gia đình ngư dân cha truyền con nối ở xóm chài Xuân Hà, Thanh Khê, Đà Nẵng, tiếp tục bám biển bất chấp gian khó trở ngại, là câu chuyện của mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay.

Theo nghề biển cha truyền con nối

Cụ ông Trương Văn Trọng, được gọi một cách kính nể là lão ngư của Hoàng Sa, thường tự hào về nếp nhà ba đời mà nối tiếp sự nghiệp của ông là tám con trai và một con rể, tất cả đều là thuyền trưởng, tháng ngày đầu sóng ngọn gió vượt trùng khơi, ngang dọc vẫy vùng trên ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, chở tôm cá đầy khoang mỗi lần về bến.

Đi ghe theo cha và chú từ năm 13 tuổi, đến giờ đã cao tuổi hạc song dáng vẻ còn mạnh, tóc bạc trắng và hơi nặng tai, ông Trương Văn Trọng không bao giờ bỏ lỡ dịp cùng chín người con ra thắp hương trước khi cho tàu đi mở biển đầu năm:

Việt Nam mình là làm luôn quanh năm chứ không nghĩ ngày nào, nhưng mà có ba ngày Tết của ông bà mình để lại, mùng Bốn và mùng Sáu là mình ra mình mở biển. Ra làm trực tiếp là mình giữ gìn cái bờ cõi của mình, mà đoàn tàu ngư dân đi nhiều lắm, phải bám biển Hoàng Sa và Trường Sa. Năm ni cũng là 81 tuổi rồi, tui nghĩ từ hồi 65 tới chừ. Từ đời ông cha, ông chú, tới đời của tui chừ ai cũng lam lũ theo nghề biển nên chi họ kêu là lão ngư.

Lão ngư Trương Văn Trọng đang xem bản đồ Hoàng Sa
Lão ngư Trương Văn Trọng (phải) đang xem bản đồ Hoàng Sa. Courtesy Nguyen Van Dong


Năm 17 tuổi, thảm họa xảy đến cho gia đình thanh niên Trương Văn Trọng, cha và chú chết theo chiếc tàu bị bão vùi lấp trong lòng đại dương:

Cái ghe hồi nớ kêu là ghe nan, đi bằng buồm chứ không có máy, đi ra rồi gặp phong ba bảo tố. Hồi nớ là khổ quá đi, ghe hồi nớ chạy bằng buồm rồi gió sóng mù mịt, phong ba bão tố lên là không thể thoát được.
Rành hết, tôi ở đảo Hoàng Sa liên miên, bám ngư trường đó hoài thôi. Rồi anh em sau lớn lên ai cũng làm biển, mấy đứa con cũng lam lũ theo cái nghề biển cha truyền con nối, đứa nào cũng có tàu hết, theo cái nghề biển cũng kiếm ăn qua ngày
Cụ ông Trương Văn Trọng
Khi đó, cha và chú đã buộc ông đi theo một thuyền quen hãy còn một chỗ để quay về bờ, còn hai người ở lại chống chọi với chiếc tàu đã hư. Cả hai chết theo tàu mà không tìm thấy xác.

Gắn bó với biển cả từ đó, mỗi lần ra khơi là một lần thắp hương tưởng nhớ cha chú, ngư dân Trương Văn Trọng tiếp tục theo đuổi nghề cá, thuộc nằm lòng từng khu vực, từng luồng cá, nhìn sao trời và nhìn con nước mà đoán thời tiết:

Rành hết, tôi ở đảo Hoàng Sa liên miên, bám ngư trường đó hoài thôi. Rồi anh em sau lớn lên ai cũng làm biển , mấy đứa con cũng lam lũ theo cái nghề biển cha truyền con nối, đứa nào cũng có tàu hết, theo cái nghề biển cũng kiếm ăn qua ngày. Chẳng qua phước đức ông bà để lại nên chi chừ con cái cũng có được nhá mớ hết. Con cháu chừ hắn cũng giữ cái đảo Hoàng Sa Trường Sa, giữ bờ cõi Việt Nam của mình.

Hồi đó, Thanh Trúc hỏi ông, có bao giờ ông ra khơi mà gặp tàu Trung Quốc không, ông Trọng kể lại:

Đi bằng ghe hồi nớ mà gặp tàu Trung Quốc thì họ cũng đi buồm, mà họ hiện đại hơn mình. Hồi nớ ra gặp họ thì làm chung với họ rứa đó. Nhưng mà chừ bên Việt Nam mình tàu bè ra làm thì hắn đuổi, ra ngoài khơi thì Trung Quốc họ lấy tàu. Cũng nhờ nhà nước với các nước họ can thiệp nên chi hắn đuổi hắn bắt rồi hắn cũng cho mình về. Nên chi con người Việt Nam mình có cái lì chỗ đó, thằng Trung Quốc hắn cũng hoành hành hắn cũng vô giành đất với mình rứa. Mình vì chén cơm manh áo mình phải làm, nhà nước nói chừ bám biển chừng mô tốt chừng nấy, là còn giữ được bờ cõi quê hương của mình.

Tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay
Tàu cá của thuyền trưởng Trương Văn Hay. Courtesy Nguyen Van Dong


Ông Trọng có hai gái và tám trai, một rể. Những người đàn ông trong đại gia đình đều theo nghề cá. Từ những con tàu nhỏ vài chục CV mà nhờ chí thú làm ăn đã phất lên thành tàu lớn trên ba trăm CV, đội tàu của gia đình lão ngư Trương Văn Trọng đi đánh bắt cá tận ngư trường Hoàng Sa, trở về với hải sản đầy thuyền, nhiều khi còn lại dắt cả tàu bạn trong cơn bão tố.
Người Việt Nam mình có cái lì chỗ đó, thằng Trung Quốc hắn cũng hoành hành hắn cũng vô giành đất với mình rứa. Mình vì chén cơm manh áo mình phải làm, nhà nước nói chừ bám biển chừng mô tốt chừng nấy, là còn giữ được bờ cõi quê hương của mình.
Cụ ông Trương Văn Trọng

Đi biển một nghề không an toàn

Đi biển không phải là một nghề an toàn và không phải lúc nào cũng gặp may, lão ngư Trương Văn Trọng hiểu rõ như vậy. Nhưng biết làm sao hơn, ông bảo, khi cả chín người đàn ông trong gia đình vừa là thuyền trưởng vừa là chủ tàu:

Tui lo lắm, bữa mô mà trời thổi gió sang là hai vợ chồng già ngủ không được, hồi mô con về tui mới mừng.

Không chỉ một mình vợ chồng lão ngư lo lắng mà con dâu của ông bà, những người vợ của các con trai và con rễ của lão ngư cũng thấp thỏm mỗi khi chuyển trời và biển động. Chị Chung, vợ thuyền trưởng Trương Văn Hay, con thứ của lão ngư Trương Văn Trọng, nhớ lại tâm trạng vui mừng quá sức khi thấy chồng trở về bình an sau hai cơn bão Changchu và Xangsane:

Cái năm 2006 nớ cũng lo chứ, bão lớn lên TV luôn, bão Changchu với bão Xangsane, mừng mà nửa khóc nửa cười luôn, thấy họ đi mà kẻ có người không cũng lo sợ chớ. Bão Changchu nớ chết không biết bao nhiêu người.

Thuyền trưởng Trương Văn Hay. Courtesy Nguyen Van  Dong
Thuyền trưởng Trương Văn Hay. Courtesy Nguyen Van Dong


Trò chuyện với Thanh Trúc khi vừa về tới nhà sau một tháng lênh đênh trên biển, thuyền trưởng Trương Văn Hay nói như tâm sự:

Ông nội và ông chú đi biển rồi cũng mất ngoài biển, vì tiếc của bu theo tàu cuối cùng nằm dưới đáy biển luôn, tìm không ra xác. Ba cũng đi biển, bầy con bây giờ nối truyền. Anh em của anh chỉ còn nghề đó mà sống thôi chứ không còn nghề gì nữa vì chữ nghĩa trình độ không có, bằng cấp không có, phải lam lũ dưới biển làm nuôi vợ nuôi con.
Tui lo lắm, bữa mô mà trời thổi gió sang là hai vợ chồng già ngủ không được, hồi mô con về tui mới mừng.
Cụ Trương Văn Trọng
Không hề nhắc là khi học hết lớp Tám thì đã đi làm thuê để phụ giúp cha mẹ nuôi các em nhưng vẫn mơ có ngày được tự mình cầm lái ra khơi, cũng chẳng nhắc đến nỗi đau không rời khi sóng dữ cuốn trôi đứa con trai thứ ba hồi 2005, thuyền trưởng Trương Văn Hay chỉ thích nói về chiếc tàu cá thân yêu của mình:

Tàu là nhà, biển cả là quê hương, một năm 12 tháng là anh lam lũ ngoài đại dương hết 10 tháng rồi, chỉ có 2 tháng ở đất liền thôi. Về với vợ con năm ba ngày phải đi lại, cho nên cái tàu giống như thay thế cái nhà rứa.

Hạnh phúc của ông chủ tàu Trương Văn hay, con của lão ngư Trương Văn Trọng, cũng như bao nhiêu ngư dân khác, chừng như xen lẫn giữa niềm vui, nỗi lo, sự nguy hiểm và những toan tính đường dài. Năm 2006, tàu cá của ông Hay hai lần dạt vào tâm bão Changchu và Xangsane, trong lúc tàu cá của người em trai Trương Văn Minh bị sóng đánh úp gần Hoàng Sa. Cả hai anh em đều thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, trở về với chiếc tàu không còn nguyên vẹn hình hài:

Khi mà trời yên biển lặng, nhằm bữa trời cho một luồng cá là anh em bạn phấn khởi vui tươi lắm. Khi mà ra gặp sóng gió bão tố thì coi như khổ. Cuộc đời của anh bị quá nhiều sóng gió rồi, bị cơn bão Changchu là gió cấp 15, giật trên cấp 15, cuối cùng ơn trên Trời Phật cứu anh về được, còn thằng em ruột cuối cùng bỏ lại của tại đảo Đài Loan .

Năm 2009 anh cũng bị một cơn bão làm hai tàu tổn thương quá nhiều. Sợ thì sợ mà vẫn đi, sóng gió thì phải né núp, hết sóng gió rồi thì mở biển ra lại chứ không thể quay về. Nếu quay về đất liền thì sẽ lỗ một phí tổn khổng lồ. Bây giờ có máy thông tin này kia do những tổng đài duyên hải báo cho mình nên mình né mình tránh và ra bám biển lúc nào êm. Năm nào chẳng có sự cố xảy ra, thường xuyên chết chóc này kia, bắt buộc phải chịu thôi, không làm lấy chi trang trải cuộc sống, lấy chi nuôi vợ nuôi con rồi anh em bạn, anh em lao động. Cuộc đời của anh em nhà anh, chín người bám biển, sương gió này kia, sóng gió cực khổ, gian nan ghê lám nhưng phải chấp nhận vì cuộc sống là như vậy.

Phải chăng những điều vừa nói làm nên bản lĩnh của một ông thuyền trưởng, cũng là chủ tàu , với quyết tâm bám biển. Nhưng nếu chẳng may gặp “tàu lạ” thì sao. Tàu Trung Quốc chứ “tàu lạ” nào, thuyền trưởng Trương Văn Hay vặn lại:
Ông nội và ông chú đi biển rồi cũng mất ngoài biển...tìm không ra xác. Ba cũng đi biển, bầy con bây giờ nối truyền. Anh em của anh chỉ còn nghề đó mà sống thôi chứ không còn nghề gì nữa vì chữ nghĩa trình độ không có, bằng cấp không có, phải lam lũ dưới biển làm nuôi vợ nuôi con
thuyền trưởng Trương Văn Hay
Chưa nói có nhiều lúc ra thì gặp tàu Trung Quốc uy hiếp, đuổi rồi dí, nó uy hiếp nhiều lần rồi. Nguyên cái tàu chiến của nó, nó dùng vũ lực nó uy hiếp bắn dọa mình, nó dí mình không cho ra biển Đông. Bọn anh cũng né tránh cũng vào lẫn trong Hoàng Sa Trường Sa để mà khai thác mà kiếm sản lượng về.

Mười lăm tuổi anh đã xuống tàu rồi, nay đã ba mươi mấy năm, coi như là từ công suất 60 CV mà bây giờ lên tới 340 CV chừ anh không ngại gì hết, đuổi, uy hiếp, dí anh là anh chạy, ban đêm là anh trở ra lại. Anh không sợ vì cuộc sống của anh là chừng đó mà , anh chỉ quần Hoàng sa và Trường Sa thì hắn mới có cá, còn xa đảo là không bao giờ có cá, cho nên anh phải quần ở đó.

Đó cũng là tâm trạng đau nhói tức tối của một ngư phủ bị bó tay bó chân ngay trên ngư trường của đất nước mình:

Tức lắm, có nhiều hồi muốn khóc nhưng mà không biết làm sao bây giờ. Tàu chiến của nó lớn quá, nó có vũ khí thì mình không biết làm gì đây. Biên phòng của Việt Nam mình, rồi Bộ Ngoại Giao mình rồi đại sứ cuối cùng cũng can thiệp này kia.
Mang lá cờ tổ quốc đi ra là lúc nào cũng phát hai cờ, khi mà nó dí là chạy tránh né, hoàng hôn xuống rồi bắt đầu bọn anh tắt đèn chạy ra đảo lại chứ bọn anh không có sợ phải thụt lui vô. Vào bờ là không bao giờ khai thác được, phí tổn một chuyến đi ra biển trạc một trăm rưỡi hay hai trăm triệu, không bám biển Hoàng Sa và biển Đông thì cuối cùng bọn anh chết đói.

Hơn nữa mình biết Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam. Hồi xưa ông chú anh, năm 1974, từng ra giữ đảo rồi, năm 1974 nó chiếm đảo Hoàng Sa. Nên giờ chứ ngư dân bọn anh không sợ, lúc nào trong tay cũng ngọn cờ đi ra Hoàng Sa và Trường Sa. Về bờ cũng lên án mạnh mẽ , mời phóng viên xuống bọn anh cũng lên án mạnh mẽ lắm.

Bên cạnh những khó khăn trên ngư trường, cũng có không ít lần “nhờ on trời biển lặng cá đầy ghe”, mỗi chiếc tàu cá của anh em thuyền trưởng chín người trong gia đình lão ngư Trương Văn Trọng có thể mang lại khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng lãi ròng.

Đội tàu chín chiếc của chín anh em nhà lão ngư Trương Văn Trọng còn được nhiều người biết đến với thành tích cứu giúp những tàu bị nạn khác. Theo thuyền trưởng Trương Văn Hay, đã chín hay mười lần tàu cá của ông phụ đưa tàu cá bạn vào bờ an toàn.

Lần cùng cha ra làm lễ mở biển hồi đầu năm 2013, chín anh em đồng bày tỏ hy vọng có thể góp đủ vốn cho người em Trương Ngọc Kinh đóng một chiếc tàu cá mới.

Còn đối với lão ngư Trương Văn Trọng, biển cả là mẹ, ngư dân là con, dẫu có sóng gió có tai ương nhưng nếu bảo vệ và trung thành với nguồn sống với ngư trường thì tự nhiên cái lộc của biển sẽ đến với mình:

Nhà tui thì bám biển ngư trường bọn con tui làm có thiện chí lắm, nhà nước cũng khen ngợi. Hễ mình làm biển là cứ theo biển, theo đuôi con cá, làm cho đúng ngư trường mới có ăn và có tiền trả nợ.  Ông cha mình hồi xưa buồm lá mà đi ra tới đảo Hoàng Sa là xa lắm mà phải ráng đi ra mà giữ, chừ mình phải theo cội nguồn của cha ông để lại là con cái chừ cũng ra bám biển.

Biển Đông không để cho mình đói là niềm tin của chín anh em thuyền trưởng nhà lão ngư Trương Văn Trọng. Ra khơi đến Hoàng Sa, Trường Sa là một cách khẳng định chủ quyền. Bảo vệ ngư trường thì con cháu đời sau mới mong có được con tôm con cá từ biển khơi. Đó là tâm niệm của đại gia đình có đội tàu và số lượng thuyền trưởng nhiều nhất Thanh Khê nói riêng mà cũng có thể là nhiều nhất Đà Nẵng nói chung.

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở phút này. Thanh Trúc sẽ tái ngộ quí thính giả tối thứ Năm tuần tới.

Thanh Trúc, phóng viên RFA



XEM THÊM :



- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html


- Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam : Xóa bỏ điều luật 258 . VN phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc . ------ Bản tiếng Anh (English Version) : STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS : ABOLISH ARTICLE 258 . VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHTS COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT . _____________ Bloggers Việt Nam đưa ra bản Tuyên bố chung, kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải sửa đổi pháp luật, liên quan đến vấn đề tự do tư tưởng và tự do phát biểu . ------- Vietnamese bloggers released a Statement, calling on the Vietnamese Communist Government to make changes to its laws, regarding freedom of opinion and expression . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/tuyen-bo-cua-mang-luoi-blogger-viet-nam.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html



- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét