Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Việt Nam sắp quản lý các dịch vụ thông tin miễn phí trên internet như Viber, Line, và Whatsapp. Lo ngại « kiểm duyệt » người dùng internet gia tăng .

Việt Nam sắp quản lý các dịch vụ thông tin miễn phí trên internet




Chuyện ảnh hưởng doanh thu chỉ là một cái cớ. Đằng sau cái cớ này chẳng qua là người ta muốn hạn chế việc thông tin liên lạc giữa Việt Nam và quốc tế thôi.
Chính phủ Việt Nam sắp có chính sách quản lý các dịch vụ thông tin liên lạc miễn phí trên mạng internet như Viber, Line, và Whatsapp.


Trích thuật loan báo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trên báo chí trong nước, Reuters ngày 21/8 nói rằng động thái này có thể làm tăng thêm các quan ngại về tình trạng kiểm duyệt thông tin của đảng cộng sản cầm quyền tại Việt Nam.

Báo nhà nước nói chính phủ có thể "cấm" các dịch vụ nhắn tin miễn phí trên internet vì những thiệt hại đối với các nhà cung cấp mạng.

Giống như nhiều quy định khó hiểu khác, lần này chính phủ Việt Nam cũng không giải thích rõ ràng kế hoạch thực thi, nhưng báo nhà nước nói Việt Nam có thể sẽ “cấm” tất cả các dịch vụ thông tin liên lạc miễn phí trên mạng.

Một người sử dụng net tại Việt Nam, blogger Mai Xuân Dũng, phản hồi trước thông tin này:

“Không dễ đâu. Môi trường nhắn tin hoặc phone trên internet không dễ kiểm soát đâu. Việc này không đơn giản đâu, không khả thi.”

Truyền thông trong nước dẫn lời đại diện công ty viễn thông Viettel, một trong những nhà cung cấp mạng điện thoại lớn nhất của Việt Nam, cho rằng họ bị mất khoảng phân nửa doanh thu nếu tất cả 40 triệu khách hàng của họ dùng dịch vụ Viber miễn phí trên mạng thay vì gọi điện thoại hoặc nhắn tin theo cách cũ.

Cư dân mạng trong nước như blogger Mai Xuân Dũng cho rằng:

“Bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có quyền đưa đến cho người sử dụng những tiện ích giảm thiểu chi phí và đem lại lợi ích cho người sử dụng, cho người dân. Bất kỳ cái gì hạn chế tiện ích cho người ta thì tất nhiên là không hay. Rõ ràng là nó hạn chế quyền tự do. Chuyện ảnh hưởng doanh thu chỉ là một cái cớ. Đằng sau cái cớ này chẳng qua là người ta muốn hạn chế việc thông tin liên lạc giữa Việt Nam và quốc tế thôi.”

Theo thống kê của Google, Việt Nam hiện có 17 triệu người dùng điện thoại thông minh và nhu cầu về thông tin liên lạc tại Việt Nam rất lớn, với 60 triệu dân dưới tuổi 30.

Việt Nam ngày càng bị chỉ trích về nạn kèm hãm quyền tự do ngôn luận và đối xử khắc nghiệt đối với các blogger dám chỉ trích chế độ độc đảng.

Loan báo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra nửa tháng sau khi chính phủ ra lệnh cho tất cả các trang mạng nước ngoài kể cả Facebook phải có ít nhất một máy chủ đặt ở Việt Nam.

Theo Nghị định 72 về quản lý internet có hiệu lực từ tháng sau cấm các blogger và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam không được phép chia sẻ hay phổ biến tin tức từ báo chí hay các trang mạng của chính phủ. Theo đó, Facebook và Twitter tại Việt Nam chỉ được dùng để cung cấp và trao đổi thông tin cá nhân.

Giới hữu trách nói Nghị định 72 nhằm thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Ngược lại, giới bảo vệ nhân quyền và các cư dân mạng trong nước chỉ trích Nghị định không rõ ràng này là nỗ lực nữa của nhà cầm quyền Việt Nam nhằm siết chặt quản lý internet và đàn áp quyền tự do thông tin của người dân.

Nguồn: Reuters/Tuoitre/VOA Interview







__________




Bài đăng : Thứ tư 21 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 21 Tháng Tám 2013



Việt Nam muốn quản lý Viber. Lo ngại « kiểm duyệt » gia tăng


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
REUTERS


Nhân cuộc họp ngày 07/08/2013 vừa qua về giá cước điện thoại quốc tế tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã « chỉ đạo » cho Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là cần sớm ban hành « chính sách quản lý » các dịch vụ liên lạc miễn phí qua mạng Internet. Nội dung yêu cầu này được nêu lên trong thông báo 312/TB-VPCP đề ngày 16/08. Xuất phát từ yêu cầu của các tập đoàn viễn thông nhà nước Việt Nam, đang sợ bị thiệt hại, đề nghị này đã tạo ra lo ngại về khả năng chính sách mới sẽ lại là một công cụ kiểm duyệt internet.

Trong thời gian một hai năm gần đây, các dịch vụ nhắn tin, gọi điện thoại miễn phí thông qua đường Internet – thuật ngữ tiếng Anh là OTT (Over The Top) - đã ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Các công cụ như Viber, Line, WhatsApp… - gắn trên điện thoại thông minh smartphone - càng lúc càng được nhiều người sử dụng.

Tình hình này đang tác hại đến doanh thu của các tập đoàn, công ty điện thoại truyền thống trong nước, đặc biệt trong bối cảnh lượng người dùng smartphone có xu hướng gia tăng. Hãng tin Anh Reuters, dựa theo một báo cáo từ Google, cho biết là Việt Nam hiện đã có 17 triệu người dùng điện thoại thông minh.

Theo Reuters, phát biểu với báo chí trong nước, một đại diện của Viettel, một trong những nhà cung cấp mạng điện thoại lớn nhất của Việt Nam báo động là Viettel có thể sẽ mất đến 50% doanh thu nếu tất cả 40 triệu khách hàng của tập đoàn này sử dụng Viber thay vì dùng các dịch vụ gọi điện thoại hay gởi tin nhắn truyền thống.

Báo chí Việt Nam cũng trích lại một số lời báo động từng được các tập đoàn Việt Nam đưa ra công khai, theo đó do sự phát triển của các dịch vụ OTT trong thời gian qua, Viettel và MobiFone bị thất thu khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm, trong lúc VNPT cũng bị mất từ 9% đến 10% doanh thu.

Các tập đoàn này do đó đã yêu cầu chính quyền sớm ban hành chính sách quản lý các dịch vụ OTT. Trước mắt, có ý kiến cho rằng Nhà nước nên nghiêm cấm việc dùng các dịch vụ này, vốn do các hãng ngoại quốc không có văn phòng tại Việt Nam cung cấp. Theo một số chuyên gia Việt Nam, việc sử dụng các công cụ này đặt ra vấn đề « an ninh chủ quyền Việt Nam ».

Đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như vậy đã đáp ứng yêu cầu sớm ban hành chính sách, nhưng không thấy đề cập đến yêu cầu cấm đoán. Cho dù vậy, theo hãng Reuters, chủ trương kiểm soát dịch vụ OTT có thể khiến cho những lo ngại về sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản gia tăng vào lúc Việt Nam đã nhiều lần bị chỉ trích vì các biện pháp bị cáo buộc là nhằm kềm chế tự do ngôn luận và trấn áp các blogger đã dám chỉ trích chế độ độc đảng.

Thái độ quan ngại càng tăng khi « chỉ đạo » của Thủ tướng Việt Nam – theo Reuters - đã không giải thích rõ ràng những gì chính phủ dự định tiến hành, tương tự như nhiều quy định khó hiểu khác, trong lúc truyền thông nhà nước lại gợi lên khả năng « cấm » tất cả các dịch vụ OTT.

Một nguyên do khác gây lo ngại là tuyên bố của Thủ tướng Dũng được đưa ra hai tuần sau khi chính phủ ra lệnh cho tất cả các mạng web nước ngoài, trong đó có Facebook, là phải đặt ít nhất là một máy chủ ở Việt Nam.

Reuters đã trích lời một nhà ngoại giao xin giấu tên nhấn mạnh rằng : « Điều này tương tự như một bước mới của chính phủ (Việt Nam) nhằm kiểm duyệt người dùng internet. Một khi không thể kiểm soát được, thì họ sẽ chặn tất cả ».

Ả Rập Xê Út vào tháng Sáu vừa qua đã cấm Viber, sau khi gặp khó khăn trong việc kiểm soát và trước tình hình các công ty viễn thông được phép hoạt động bị thất thu.

Tuy nhiên, trả lời hãng Reuters, ông Jong Buhm Park, Giám đốc điều hành của hãng NHN Việt Nam, nhà phát triển ứng dụng Line của Nhật Bản, đã có nhận định lạc quan hơn. Theo ông, sẽ không có lệnh cấm vì : « Chính phủ Việt Nam có nhiều lựa chọn khác, như yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ OTT hợp tác với các tập đoàn viễn thông Việt Nam ».

Trọng Nghĩa RFI




XEM THÊM :



- CÙNG KÝ TÊN ĐỂ TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/cung-ky-ten-e-tuyen-bo-nghi-inh-so.html


- Việt Nam: Vận động thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội ------ Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN , đã đến lúc phá tan xiềng xích của chế độ độc tài đầy bất công , tàn bạo để cứu nước . "Dân chủ, tự do" của đảng cộng sản Việt Nam bị lật tẩy . Hết ba hoa chích chòe , láo lếu nữa rồi đảng ơi !  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/ang-dan-chu-xa-hoi-sap-uoc-thanh-lap.html


- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html



- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN Đ Y VỀ SỰ X M LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ D N CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét