Hãy biết quyền của mình (2): Chống bắt giữ tùy tiện
15/8/2013
Tình huống
Vào 19h30 ngày thứ ba, 13/8/2013, một nhóm 6 bạn trẻ đang cùng học tiếng
Anh ở một căn hộ trong ngõ Giếng Mứt (phố Bạch Mai, Hà Nội), thì chủ
nhà gọi điện cho bạn Trần Quang Trung (là người thuê nhà), bảo xuống mở
cửa. Trung xuống nhà, vừa mở cửa thì có hai người lạ mặt ập vào, một
trong hai kẻ này bóp cổ Trung để khống chế, kẻ còn lại giật điện thoại
của Trung.
Sau đó, có khoảng 20 người - dáng vẻ như dân phòng, công an mặc thường
phục - xông vào nhà, kéo lên gác, bắt mọi người xuất trình giấy tờ và bỏ
hết điện thoại đặt lên bàn. Trong số đó, chỉ có một người mặc đồ công
an. Họ cầm theo ba máy quay phim, chĩa vào mặt nhóm bạn trẻ, ghi hình
liên tục.
Một bạn trẻ, tên là Thùy Linh, lên tiếng yêu cầu toán người xuất trình
giấy tờ và dừng quay phim, nếu không họ có thể bị kiện về tội xâm nhập
gia cư bất hợp pháp. Song, không ai trong số những kẻ đột nhập xuất
trình giấy tờ. Một bạn trẻ khác, Hồ Đức Thành, rút điện thoại định gọi
cho bạn thì trong số người đột nhập, một kẻ hét lên: “Tôi là dân phòng ở
đây, hôm nay tôi đến kiểm tra tạm trú tạm vắng, yêu cầu anh ngồi im”.
Do Thành không chịu “ngồi im”, nên đồng chí “dân phòng” này xông vào
giật điện thoại của Thành, xô đẩy và làm vỡ một tấm kính trong nhà.
Tới 20h30, tất cả nhóm bạn trẻ bị áp giải về công an phường Trương Định.
Tới nơi, công an phường yêu cầu mọi người bỏ điện thoại và máy tính ra
để niêm phong, “tạm thời thu giữ, làm việc xong sẽ trả”. Mỗi chiếc điện
thoại đều được đựng trong phong bì niêm phong, lấy chữ ký giáp lai của
mọi người. Mỗi máy tính cũng đều được dán băng dính niêm phong và lấy
chữ ký giáp lai.
Một người mặc thường phục bảo công an phường lập biên bản tạm giữ số đồ
đạc, có người giao, người nhận và người làm chứng. Công an phường làm
theo. Các bạn trẻ không biết biên bản ghi những gì, không ký và cũng
không được giữ bản nào.
Sau đó, toàn bộ máy tính, điện thoại, biên bản đều bị mang đi. (Biên bản
không có chữ ký của người bị thu đồ mà chỉ có chữ ký của công an và
người làm chứng của phía công an). Còn cả nhóm thì bị chia nhỏ để “làm
việc”: Người bị đưa về công an quận Hai Bà Trưng, người bị thẩm vấn ngay
tại công an phường Trương Định. Các câu hỏi xoay quanh: nhân thân, tại
sao biết lớp học tiếng Anh này, tham gia lâu chưa, ai tổ chức, giáo
trình ai soạn, nội dung có liên quan gì đến chính trị-pháp luật không,
mọi người có tham gia tổ chức chính trị nào không, có biết anh A, chị B…
không, v.v.
Cuối cùng mọi người được thả ra, nhưng một số máy tính và điện thoại vẫn bị giữ.
Nguồn ảnh: ẩn danh
Vấn đề
Câu hỏi đặt ra là: Việc làm của cơ quan công quyền (nếu thực đó là cơ quan công quyền) có gì sai luật?
Câu trả lời: Đây là một trường hợp điển hình của việc “bắt giữ tùy tiện”.
Bắt giữ tùy tiện là hành vi bắt giữ người mà không có chứng cớ về việc
người đó phạm tội, và/ hoặc hành vi bắt giữ người được tiến hành không
đảm bảo trình tự, thủ tục pháp lý.
Việc nhóm người tự xưng là công an (trong đó chỉ có một người mặc đồ
công an, và không ai xuất trình giấy tờ chứng minh thân phận của họ) ập
vào nhà bắt nhóm bạn trẻ về đồn, vào ban đêm, mà không có lệnh bắt,
chính là “bắt giữ tùy tiện”, vì không kèm theo chứng cứ phạm tội mà cũng
không đảm bảo thủ tục pháp lý, chẳng hạn, thiếu lệnh bắt.
Theo Điều 80 Bộ luật Tố tụng Hình sự:
- Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng,
năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt
và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng
dấu.
- Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt. (…)
- Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã (…)
Nhóm công an (cứ giả sử họ là công an thật) bắt các bạn sinh viên về đồn
vào ban đêm, tịch thu tài sản (điện thoại và máy tính) mà không có lệnh
bắt, trong khi đó, tất cả các bạn đều hoàn toàn không phạm tội quả
tang, không thuộc diện truy nã.
Như vậy, đã đúng là “bắt giữ tùy tiện” chưa, thưa cơ quan công an?
Các sai phạm khác của CA
Trong vụ bắt người tùy tiện tối 13/8, cơ quan công an còn vi phạm Điều
31 Bộ luật Dân sự về “quyền của cá nhân đối với hình ảnh” khi họ dùng
camera ghi hình các bạn trẻ: Công dân có quyền đối với hình ảnh của
mình; việc sử dụng hình ảnh của công dân phải được công dân đồng ý.
Tham chiếu với bài trước (“Chụp ảnh công an”),
chúng ta thấy nổi lên một nguyên tắc: Công dân có quyền quay phim, chụp
ảnh nhân viên công lực; nhưng ngược lại thì không! Ở đây, phía công an
đã lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tóm lại là lạm dụng sức mạnh của họ để
ghi hình các công dân.
Cơ quan công an vi phạm cả Điều 135 Bộ luật Tố tụng Hình sự khi họ khám
xét, tạm giữ đồ đạc của nhóm bạn trẻ mà không hề có lệnh bắt hay quyết
định khởi tố vụ án. (Trình tự pháp luật là: Phải có “khởi tố” thì mới có
“vụ án”, và phải có “vụ án” thì mới có việc thu giữ các đồ vật là “vật
chứng và tài liệu có liên quan đến vụ án”).
Cuối cùng, cơ quan công an còn có dấu hiệu vi phạm Điều 124 Bộ luật Hình
sự, “Tội xâm phạm chỗ ở của công dân”: Họ đã khám xét trái pháp luật
chỗ ở của người khác; phạm tội một cách có tổ chức, lợi dụng chức vụ,
quyền hạn... Tội này có thể bị phạt tù từ một đến ba năm.
Đoan Trang
______
Hãy biết quyền của mình (1): Chụp ảnh công an
13/8/2013
Càng
chứng kiến những vụ việc công an, an ninh lạm quyền để “được việc mình”
mà gây thiệt hại cho xã hội, cho người dân, tôi càng thấy những hiểu
biết căn bản về chính trị, về luật pháp, các khái niệm như nhà nước pháp
quyền, tinh thần thượng tôn pháp luật, nhân quyền, v.v... đã trở thành
nhu cầu khẩn thiết đối với chúng ta. Hãy biết quyền của mình. Hãy biết
cách sử dụng pháp luật như công cụ để tự bảo vệ. Và khi hệ thống pháp
luật đó bất ổn, hãy biết tìm cách bác bỏ nó...
*
Bốn năm về trước, vào một buổi tối cuối tháng 8, tôi bị “bắt khẩn cấp”
tại một quán café ở trung tâm Hà Nội, với tội danh “lợi dụng các quyền
tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, công dân”, vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Tôi vẫn nhớ rõ họ tên, vẻ mặt hầm hầm đe dọa và giọng trấn áp của viên
sĩ quan an ninh đọc lệnh bắt ngày hôm đó. Tôi cũng nhớ tôi đã như thế
nào những ngày sau đó: ngơ ngác, ngây ngô, và bất lực. Đã có lúc tôi bật
khóc trong phòng hỏi cung vì không biết phải làm sao để cơ quan an ninh
điều tra tin rằng mình không làm gì thật, không liên quan gì, và không
hiểu tại sao đây lại là vấn đề an ninh quốc gia. Đã có nhiều lúc tôi tái
mặt, run lẩy bẩy, vì không biết... tội đâu ra mà lắm thế, sao tôi phạm
những tội nghiêm trọng thế, như thế này phải ngồi tù bao nhiêu năm
đây...
Vào những ngày ấy, tôi không bao giờ nghĩ rằng bốn năm sau, tôi sẽ là
một trong những người ký tên vào bản Tuyên bố 258 của Mạng lưới blogger
Việt Nam, yêu cầu Nhà nước xoá bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự để chứng tỏ
cam kết khi chạy đua vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Nhưng có một điều tôi vẫn nghĩ suốt từ đó đến nay, và ngày càng nghĩ
nhiều hơn: Luật pháp phải là công cụ bảo vệ quyền tự do của người dân,
chứ không phải bảo vệ chế độ; và người dân phải hiểu luật pháp ở mức tối
thiểu - tức là hiểu các quyền tự do của mình, nếu không họ sẽ bị Nhà
nước lợi dụng, trấn áp, nói nôm na là “bắt nạt”.
Càng chứng kiến những vụ việc công an, an ninh lạm quyền để “được việc
mình” mà gây thiệt hại cho xã hội, cho người dân, tôi càng thấy những
hiểu biết căn bản về chính trị, về luật pháp, các khái niệm như nhà nước
pháp quyền, tinh thần thượng tôn pháp luật, nhân quyền, v.v... đã trở
thành nhu cầu khẩn thiết đối với chúng ta. Hãy biết quyền của mình. Hãy
biết cách sử dụng pháp luật như công cụ để tự bảo vệ. Và khi hệ thống
pháp luật đó bất ổn, hãy biết tìm cách bác bỏ nó.
Trong chừng mực trình độ rất hạn chế của mình, tôi sẽ cố gắng, cả gan
làm một việc vượt quá sức, là viết những bài viết rất đơn giản về luật
pháp và nhân quyền, gắn với các tình huống cụ thể trong đời thực, để
chúng ta cùng tìm hiểu về lĩnh vực rộng lớn, phức tạp và đang cực kỳ cần
thiết trong việc cải tạo xã hội này.
Những điều tôi viết chắc chắn không phải là chân lý, và xin để ngỏ mọi khả năng khác để độc giả thảo luận và kết luận.
Câu chuyện hôm nay bắt đầu bằng một tình huống xảy ra mới đây mà tôi có dự phần.
* * *
Chụp ảnh công an
Tình huống
Vào ngày thứ sáu, 9/8/2013, một nhân viên an ninh đến nhà tôi, như đã
hẹn với mẹ tôi trước đó qua điện thoại, gọi là “đến chơi, nói chuyện”.
Mẹ tôi không quen biết cô ấy, còn tôi thì biết nhưng lại không có nhà,
nói đúng hơn, không ở Việt Nam: Tôi đang ở Bangkok (Thái Lan) để tham
gia việc trao Tuyên bố 258 cho một số tổ chức quốc tế đóng tại Bangkok.
Hôm đó trời Hà Nội mưa gió, và cô ấy đã đến nhà tôi đúng hẹn. Ngoài mẹ
tôi và cô nhân viên an ninh, trong nhà còn có thêm một số bạn bè của
tôi, đều là blogger. Cuộc trò chuyện, tất nhiên, chủ yếu xoay quanh tôi
và công việc tôi làm. Không khí hòa nhã. Tuy nhiên, giữa chừng thì thêm
một blogger xuất hiện: anh Nguyễn Chí Đức. Anh giơ máy ảnh nhằm vào nhân
viên an ninh, bấm “tách”.
Nhân viên an ninh tái mét mặt, nổi giận, mắng anh Chí Đức là “vô văn
hoá”, tự ý chụp ảnh mà không xin phép. Mẹ tôi can, nói rằng “đây là nhà
tôi kia mà”, “anh ấy thích chụp ảnh bạn anh ấy thì có sao”. Nhưng cô
nhân viên an ninh vẫn cực kỳ giận dữ, to tiếng và bỏ về, sau đó gọi điện
lại nói với mẹ tôi: “Nếu bác còn mời bạn bè của Đoan Trang đến nữa thì
chỉ làm khổ con bác thôi”.
Ảnh: Nguyễn Chí Đức (blogger Đông Hải Long Vương)
Vấn đề
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Hành động chụp ảnh khi chưa xin phép người được/bị chụp của anh Nguyễn Chí Đức có sai không?
Đây là câu trả lời của tôi:
Việc anh Nguyễn Chí Đức chụp ảnh nhân viên an ninh là việc không phải
xin phép, và đúng luật. Bởi vì anh Đức đang ghi hình một nhân viên công
quyền, nhận tiền thuế của dân để tiến hành một công vụ, cụ thể là đi làm
việc với một người dân thường (công dân).
Hành động của anh Đức nằm trong phạm trù giám sát cơ quan công quyền và
nhân viên công lực. Nó hợp hiến (Điều 53 Hiến pháp, “Công dân có quyền
tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”), và phù hợp với tinh thần pháp
luật “công dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, “công dân
có quyền giám sát nhân viên công quyền”.
Nhân viên an ninh có thể lập luận (giả định): “Nhưng tôi chỉ đến nhà bà
mẹ của Đoan Trang để chơi, thăm hỏi, nói chuyện cho vui, chứ tôi không
làm công vụ. Công dân Nguyễn Chí Đức chụp ảnh tôi là vi phạm Điều 31 Bộ
luật Dân sự về quyền của cá nhân đối với hình ảnh”.
Câu trả lời của tôi là: Các nhân viên an ninh, công an (gọi chung là
công an) lâu nay thường né tránh yếu tố “công vụ” bằng cách nói rằng họ
chỉ “tiếp xúc thân tình”, “mời café, trao đổi” với “đối tượng” mà thôi,
không có gì nghiêm trọng. Nhưng có 3 vấn đề ở đây:
1. Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, vui vẻ, họ phải được sự đồng ý và hưởng
ứng cũng vui vẻ như thế của bên kia; và câu chuyện không được liên quan
tới những thông tin có thể gây bất lợi cho bên kia hoặc cho một bên thứ
ba.
2. Nếu đề nghị gặp gỡ thân mật, công an không được tự giới thiệu rằng họ
là nhân viên công quyền; trong thời gian gặp, tuyệt đối không được khai
thác thông tin và không được sử dụng thông tin thu được (nếu có) vào
bất kỳ mục đích gì.
3. Và, quan trọng nhất, khi được/bị công an “mời café, trao đổi”, “tiếp xúc thân tình”, công dân có quyền từ chối.
Toàn bộ thông tin đều cho thấy buổi thăm hỏi hôm đó của nhân viên an
ninh chính xác là thi hành một công vụ, và do vậy, nhân viên công quyền
hoàn toàn có thể bị công dân chụp ảnh và đưa lên mạng sau đó mà không
được hỏi ý kiến trước.
Ảnh: AFP
Trích dẫn
“Việc thực hiện quay phim, chụp ảnh là quyền của người dân và đó là hoạt
động thể hiện chức năng kiểm tra, giám sát của người dân đối với hoạt
động của cơ quan công an. Do đó người dân sử dụng máy quay phim, chụp
ảnh đối với công an không phải là sai phạm” (Thượng tướng Lê Thế Tiệm
trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, bài đăng ngày 4/12/2010 tại:
“Khủng bố tinh thần người thân và bạn bè là "nghiệp vụ" cơ bản và quen
thuộc của những viên an ninh điều tra, nhất là với những người được/bị
cho là bất đồng chính kiến với chính quyền. Tiếc rằng không mấy người
dân hiền lành nào biết cách đối phó với những thủ đoạn có tính chất "bụi
đời chợ Lớn" nhưng khoác trên mình tấm vỏ bọc màu xanh. Đôi khi sự sợ
hãi làm cho nhiều người quên mất một điều cơ bản rằng: mình liên quan gì
đến việc này mà phải khai báo với mấy ông công an về chuyện của con
mình, bạn mình? Hậu quả là, họ càng sợ hãi bao nhiêu, công an càng khai
thác họ nhiều bấy nhiêu” (Luật gia - nhà báo Trịnh Hữu Long, tức
Facebooker Trịnh Hự)
Kỳ sau: Giới hạn của hoạt động theo dõi
Đoan Trang
XEM THÊM :
- (cập nhật) 16/8/2013, 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên-Nguyên Kha sẽ ra tòa phúc thẩm tại Long An . Chúng ta hãy hổ trợ tinh thần cho gia đình 2 em . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/1682013-2-sinh-vien-yeu-nuoc-phuong.html
- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html
- Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam : Xóa bỏ điều luật 258 . VN phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc . ------ Bản tiếng Anh (English Version) : STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS : ABOLISH ARTICLE 258 . VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHTS COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT . _____________ Bloggers Việt Nam đưa ra bản Tuyên bố chung, kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải sửa đổi pháp luật, liên quan đến vấn đề tự do tư tưởng và tự do phát biểu . ------- Vietnamese bloggers released a Statement, calling on the Vietnamese Communist Government to make changes to its laws, regarding freedom of opinion and expression . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/tuyen-bo-cua-mang-luoi-blogger-viet-nam.html
- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html
- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html
- Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html
- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html
- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html
- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html
- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html
- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html
....................................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét