Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Gói 30.000 tỷ cứu bất động sản đã thất bại - Ông Nguyễn Văn Đực ----------- Tất cả từ đời sống dân sinh cho đến nền kinh tế đều là ‘con tin’ của nhóm lợi ích ---------- 'Chúa đảo Tuần Châu' , Đào Hồng Tuyển : Lãnh đạo VN nên nhìn thẳng sự thật . Phải khai tử hàng loạt các tập đoàn Nhà nước làm ăn không hiệu quả .


Tất cả là ‘con tin’ của nhóm lợi ích

08212013-dbtn-nn.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_Hkg8718969-305.jpg
Đường phố Sài Gòn chụp hôm 21/6/2013
AFP photo


Việt Nam sau 1/4 thế kỷ đổi mới về kinh tế nhưng không cải cách chính trị đã phát sinh nhiều hệ lụy. Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN duy trì những lãnh vực đặc quyền rất lớn cho Tập đoàn Tổng công ty Nhà nước, dẫn tới một biến thái là hình thành những nhóm lợi ích, mưu lợi riêng khuynh loát nền kinh tế và trong nhiều trường hợp gây ra những tác hại khôn lường như vụ Vinashin, Vinalines.

Thao túng nền kinh tế Việt Nam


Ngày 20/8/2013, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu: “Vận động hành lang ‘lobby’ chính sách thì qua dư luận thấy có hiện tượng, còn xác định là có hay không thì chưa dám kết luận.” Tin này được các báo VnEconomy, Vietnam  Net, Đại Đoàn Kết đưa lên mạng.

Vận động hành lang, lobby chính sách được Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế ở Hà Nội giải thích trong một dịp trả lời Đài Á Châu Tự Do:

Lợi ích nhóm là khi thông qua việc tạo dựng những cơ chế, chính sách; người ta lồng những ý đồ cá nhân của họ vào. Để đặt chính sách đó phục vụ cho lợi ích của họ, nhằm thu được những lợi tương đối là bất chính, không chính đáng.”

Trên Trang mạng Đài ACTD, TS Phạm Chí Dũng, một chuyên gia nghiên cứu ở TP.HCM phân loại các nhóm đầu cơ mang tên nhóm lợi ích liên quan tới tài chính ngân hàng, vàng, bất động sản; kế tiếp là nhóm lợi ích độc quyền như xăng, dầu, điện, nước; sau hết là nhóm lợi ích các Tập đoàn, Tổng Công ty Doanh nghiệp Nhà nước tuy không được bao cấp nhưng được hưởng lợi lớn từ hệ thống chính sách nhà nước. TS Phạm Chí Dũng nhấn mạnh:

Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ. Người ta cũng nói đời sống dân sinh và nền kinh tế là con tin của các nhóm lợi ích. Từ đó dẫn đến khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội.”

Trong thời gian qua, các tập đoàn và nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở nên kiệt quệ.
- TS Phạm Chí Dũng

VnEconomy tường thuật phiên họp 20/8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đó Đại biểu Trần Xuân vinh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam chất vấn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường là đã phát hiện được bao nhiêu văn bản có việc lobby (vận động hành lang) các bộ ngành liên quan, để có lợi cho mình và gây hại cho cái chung? Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời rằng, lobby chính sách với các nước thì phổ biến, Việt Nam thì hãn hữu và khó, vì chỉ có một đảng lãnh đạo thôi, pháp luật là thể chế quan điểm của Đảng, lobby thì không phù hợp.

Quan điểm của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường không được các chuyên gia độc lập chia sẻ. TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viên Nghiên cứu Phát triển IDS, một tổ chức nghiên cứu độc lập đã tự giải thể, từng nhận định về vấn đề nhóm lợi ích cản trở tiến trình tái cơ cấu nền kinh  tế:

“Về nhóm lợi ích ở Việt Nam, ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách, đường hướng phát triển của đất nước. Trong đó nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.”

Tại các nước theo kinh tế thị trường và có nền dân chủ pháp trị, tam quyền phân lập, vận động hành lang là một hoạt động được pháp luật qui định. Có hẳn những nhóm, những công ty chuyên trách hoạt động theo hình thức không vụ lợi hoặc thu phí dịch vụ. Việc vận động chính sách ở các nước dân chủ rất đa dạng, từ phục vụ lợi ích một cộng đồng dân cư nào đó cho tới phục vụ lợi ích của các tập đoàn lớn thí dụ về dược phẩm chẳng hạn. Chính vì vấn đề này rất phức tạp, nên cần có pháp luật công minh để kiểm soát, chưa kể cơ chế giám sát lẫn nhau giữa Hành pháp, Tư pháp và Lập pháp.

Đâu là giải pháp


000_Hkg542947-250.jpg 
Nhân viên một cây xăng của Petrolimex đang đổ xăng cho khách. AFP photo

Việt Nam không ở trong trường hợp vừa nêu, một nền kinh tế thị trường nửa vời và thể chế chính trị một đảng cai trị, dẫn tới việc hình thành những nhóm quyền lợi phức tạp dễ dàng khuynh loát nền kinh tế làm hại quốc kế dân sinh. Tuy vậy vẫn có những giải pháp khả thi, để kiểm soát vấn đề lợi ích nhóm trong nền kinh tế, vốn dĩ đang trong tiến trình tái cơ cấu. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh ở Hà Nội nhận định:

"Động tác đầu tiên rất quan trọng là cần phải thực hiện công khai minh bạch các quá trình quyết định. Công khai minh bạch các quá trình phân bổ vốn. Công khai minh bạch việc đấu thầu cũng như việc giao các dự án đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp nào. Những mối quan hệ của những người có liên quan rất cần được công bố công khai ra. Trên cơ sở đó thì giới truyền thông mới có thể đóng góp vào việc đưa ra ánh sáng những góc khuất mà chúng ta đang muốn kiềm chế và kiểm soát.”

Trở lại phiên họp ngày 20/8 tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang quanh co và bối rối khi trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến vấn đề cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan vi phạm luật pháp. Theo VnEconomy, chứng kiến ông Bộ trưởng trả lời không thỏa đáng các câu hỏi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sốt ruột phê bình Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang là có vấn đề vì đã nói tham nhũng phải hỏi địa phương mới biết. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cấp phép thế này thì chết rồi. Hơn 900 giấy phép mà quá nửa là vi phạm, tham nhũng cũng ở đây. Vậy thanh tra ở đâu, kiểm tra giám sát ở đâu? Sai phạm như thế mà chưa xử lý được ai.

Liên quan đến vấn đề đất đai, Đại biểu La Ngọc Thoáng đơn vị Cao Bằng nêu vấn đề giá đất đền bù còn nhiều bất cập, giá chỉ bằng 30-60% giá thị trường dẫn tới khiếu kiện, bức xúc trong dân. Theo Vn Economy, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận đây là vấn đề nan giải.


Động tác đầu tiên rất quan trọng là cần phải thực hiện công khai minh bạch các quá trình quyết định;  các quá trình phân bổ vốn; việc đấu thầu cũng như việc giao các dự án đầu tư của Nhà nước cho các doanh nghiệp.
CGKT Lê Đăng Doanh

Được biết Quốc hội đã hoãn thông qua Luật Đất đai sửa đổi mà chờ khi nào thông qua Hiến pháp sửa đổi mới quyết định. Việt Nam vẫn vướng qui định cốt lõi về quyền sở hữu đất đai, vấn đề này gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội và phát triển kinh tế. Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương,   Hiến pháp hiện nay nói rõ đất đai là sở hữu toàn dân. Ông nhấn mạnh đây là một khái niệm không rõ ràng, cũng như qui định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Vậy thì Nhà nước được đại diện bởi ai và thẩm quyền như thế nào. TS Lê Đăng Doanh phân tích:

“Hiến pháp 1992 qui định Nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ mục tiêu quốc phòng an ninh và lợi ích công cộng (chấm). Nhưng Luật Đất đai lại bổ xung thêm ‘và phát triển kinh tế xã hội’. Thế phát triển kinh tế xã hội là gì, là một nhà máy hay một khu nghỉ dưỡng hay là một khách sạn lớn. Điều này quá rộng và không xác định rõ, cho nên dẫn đến việc thu hồi đất của nông dân và đền bù với một giá rất thấp rồi chuyển giao cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước và ăn chênh lệch giá đó, giá đất thì thường xuyên được đẩy lên rất cao cho nên làm cho giá bất động sản của Việt Nam tăng lên cao hơn rất nhiều lần so với thu nhập trung bình của xã hội.”

Phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 20/8/2013  để chất vấn một số Bộ trưởng trong chính phủ, được ví von là hành động “xả xú báp” thời sự. Cũng là một cơ hội cho các Đại biểu Quốc hội gióng thêm một hồi chuông cảnh báo chế độ về thực tế các nhóm lợi ích đang khuynh loát nền kinh tế Việt Nam.

2013-08-23
Nam Nguyên, phóng viên RFA


______________



'Chúa đảo Tuần Châu' , Đào Hồng Tuyển : 'Lãnh đạo VN nên nhìn thẳng sự thật'

Cập nhật: 15:09 GMT - thứ tư, 21 tháng 8, 2013

Media Player


Trong cuộc phỏng vấn với BBC cho chương trình Mùa Việt Nam, người có biệt danh 'chúa đảo Tuần Châu' cho rằng lãnh đạo Việt Nam 'nên nhìn thẳng vào sự thật, mặc dù sự thật đó rất đau lòng'.

Ông Đào Hồng Tuyển nói "các nhà lãnh đạo Việt Nam phải khai tử hàng loạt các tập đoàn Nhà nước làm ăn không hiệu quả".

"Các nhà lãnh đạo nên nhìn thẳng vào sự thật, và mặc dù sự thật đó rất đau lòng.

"Chúng ta phải bỏ cái nhìn trên những đống hồ sơ giấy tờ một cách đẹp đẽ và sạch sẽ nhưng sự thật nó không phải là như vậy."

"Tôi muốn nói điều này để tôi muốn nói là các nhà lãnh đạo Việt Nam phải khai tử hàng loạt tất cả những tập đoàn của nhà nước làm ăn không hiệu quả, mang tất cả những tài sản đó bán, khoán, cho thuê, tạo động lực mới, chấp nhận một sự mất mát cần thiết để tạo động lực mới cho xã hội, cho đất nước."

Sau loạt tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tỉ lệ này giờ chững lại và thậm chí còn trở nên đáng lo cho đối với một đất nước còn nghèo, và một trong những lý do là khối nợ lớn cả các đơn vị quốc doanh.

Phóng viên Linda Yueh cũng tìm hiểu bí quyết thành công của người đàn ông thuộc hàng giàu nhất Việt Nam này.

Ông cho biết "Hãy nghĩ những gì mà thiên hạ chưa nghĩ, và hãy làm những gì mà thiên hạ đã nghĩ mà chưa làm".

BBC


________________




Cập nhật lúc 06:34, 24/08/2013

Ông Nguyễn Văn Đực: Gói 30.000 tỷ cứu BĐS đã thất bại



"Gói 30.000 tỷ đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn" - Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết.



30.000 tỷ đã thất bại

PV: - Kể từ khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng cho đến nay, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều biện pháp để tháo gỡ, điển hình là Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ ra đời. Theo đánh giá của ông, với những nỗ lực đó thì thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực chưa? Và nếu có thì như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Đực: - BĐS hiện nay không hề có chuyển biến tích cực mà đang chìm dần. Có 2 bằng chứng chứng minh cho điều này. Thứ nhất là Công ty Quốc Cường Gia Lai đã phải thế chấp tài sản của bà Loan (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và con gái cho ngân hàng để tiếp tục sự nghiệp BĐS. Điều này chứng tỏ là Quốc Cường Gia Lai đã hết tiền mặt và không còn cách nào để có tiền ngoài việc dùng tài sản cá nhân để thế chấp. Thứ hai là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố rút ra khỏi BĐS Việt Nam.

Hai đại gia BĐS hàng đầu của TP.HCM đã có tín hiệu một là rút quân, hai là tử thủ, tìm dòng tiền để bỏ vào. Điều này chứng tỏ, thị trường đã quá khắc nghiệt. 

Rõ ràng đây là những dấu hiệu xấu dần và không có một tín hiệu nào tốt hết. Gói 30.000 tỷ đã thất bại. 

PV: - Nếu chỉ dựa vào việc Quốc Cường Gia Lai thế chấp tài sản để vay vốn và HAGL tuyên bố rút khỏi BĐS Việt Nam để khẳng định gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 thất bại liệu có hợp lý không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: Sở dĩ tôi nói vậy là vì cho đến nay đã gần 3 tháng triển khai gói 30.000 tỷ, và gần 8 tháng kể từ ngày Nghị quyết 02 ra đời, nhưng số lượng giải ngân cho người dân cũng chỉ vài chục tỷ. Và gói kích cầu này đã có nguy cơ cạn kiệt. Bởi vì những sản phẩm có thể được thì người dân đã mua và đã vay rồi, cho nên phần này đã gần như hết. 

Nên phải nhìn nhận là những sản phẩm phù hợp đã không còn nữa, mà sản phẩm mới ra thì lại không có. Ví dụ như NOXH bắt đầu khởi công xây dựng thì chưa có thủ tục pháp lý. Một là đang xin phép, hai là như Hà Nội, làm buổi lễ tổ chức hoành tráng, nhưng tổ chức để lấy ngày, lấy tháng thôi chứ bản vẽ thiết kế chưa được duyệt, quy hoạch chưa được duyệt, bản vẽ thi công chưa được duyệt, kể cả giấy phép xây dựng làm lại cũng chưa được duyệt. Nội việc chờ đợi các thủ tục được duyệt ít nhất cũng mất 3 - 6 tháng. Nhưng sau đó cũng chưa được bán ngay, bởi vì phải làm xong móng mới được bán thì cũng mất thêm 3 - 6 tháng nữa. Vậy là phải mất thêm 1 năm nữa mới có sản phẩm mới. 

Còn về việc chuyển đổi những căn hộ đã xây dở dang thành căn hộ nhỏ, là những sản phẩm có thể có ngay, nhưng Hà Nội thì ủng hộ, còn TP.HCM lại kiên quyết chống lại chuyện này. Do đó, sản phẩm phù hợp cho người dân hoàn toàn phẳng lặng, hoặc nếu có thì cũng phải rất lâu, ít nhất là 6 tháng đến 1 năm nữa. 

Rõ ràng là Nghị quyết 02 đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn.

Ví dụ như TP.HCM có 14 dự án xin chuyển đổi căn hộ nhỏ, nhưng TP.HCM cố tình không giải quyết bất cứ dự án nào. Như vậy, về một mặt nào đó, TP.HCM không trung thành, không tuân thủ Nghị quyết 02. 

Nghị quyết 02 là liều thuốc cuối cùng của BĐS, trong đó, tôi tin rằng việc chuyển đổi căn hộ mới là liệu pháp hữu hiệu nhất, chứ không phải gói 30.000 tỷ. Nhưng bây giờ 30.000 tỷ mới giải ngân được hơn 30 tỷ, còn chuyển đổi căn hộ lại bằng 0, đương nhiên chết là đúng rồi.

Theo tôi, đổ vỡ này không phải là đổ vỡ domino, có nghĩa là đổ vỡ dây chuyền, theo thứ tự trước sau, mà cái này là chết chùm. Ví dụ doanh nghiệp A chết có thể kéo theo doanh nghiệp E chết, F chết... tức là chết không theo thứ tự. Một doanh nghiệp chết kéo theo những doanh nghiệp liên đới tiếp theo. Chẳng hạn như đơn vị thi công chết theo, sàn bán sản phẩm chết theo, những doanh nghiệp liên kết, liên doanh cũng chết... Thành ra sự đổ vỡ của 1 dự án kéo theo nhiều doanh nghiệp liên can chết. Và vài doanh nghiệp liên can chết thì kéo thêm hàng chục doanh nghiệp khác chết, thành từng chùm, từng chùm, giống như bom bi nổ vậy.

PV: -Theo như đánh giá của ông, phải 6 tháng đến 1 năm nữa mới có nguồn cung NOXH cho người dân. Vậy liệu đến thời điểm đó, BĐS Việt Nam còn có hy vọng phục hồi và ấm dần lên không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Theo tôi thì không thể ấm lên được. BĐS Việt Nam đang kiệt sức dần. Và đến 6 tháng - 1 năm nữa thì nó sẽ kiệt quệ, đổ vỡ rất lớn, mà tôi lo sợ nhất là sẽ đổ vỡ chùm. Một thằng nổ thì hàng chục thằng chết, hàng chục thằng chết thì kéo theo hàng chục, hàng chục thằng nữa. Nó sẽ tính theo cấp số nhân, một viên đạn bi nổ thì năm ba người chết.

Thành ra, đánh giá của Bộ Xây dựng rất chủ quan và không chính xác. Còn đánh giá của UBND TP.HCM vẫn dửng dưng, không có một động thái gì. Còn 6 tháng đến 1 năm nữa thì sản phẩm chưa chắc đã có. Cái sản phẩm có rồi thì không cho cơ cấu lại, vừa nhanh, vừa không tốn kém. Đằng này lại đổ tiền vào làm những cái hoàn toàn mới. Cực kỳ vô lý, đi ngược lại Nghị quyết 02, và Nghị quyết 02 coi như đã thất bại.

PV: - Theo ông, với tình hình như hiện nay thì đã có thể khẳng định được BĐS  đổ vỡ chưa?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Có thể nói tại thời điểm này, có những dấu hiệu vô cùng rõ nét của việc BĐS sụp đổ và Nghị quyết 02 thất bại.
Gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 đã thất bại. Cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì.
Gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 đã thất bại. Cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì.

Muốn bỏ chạy cũng không dễ!

PV: - Ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn HAGL đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng đi thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta đã làm một ngành nghề gì thì phải có một sự chuyên nghiệp về ngành nghề đó. Ví dụ sau 1/9, thị trường hàng không hết phép thì phải chuyển sang làm thị trường hàng không giá rẻ, các hãng hàng không phải tranh thủ nghiên cứu thị trường. Chứ không phải là bay không được thì chuyển sang đi tàu hoả, công ty sản xuất máy bay không được thì chuyển sang sản xuất tàu ngầm. Không như vậy được. Chuyên nghiệp là phải sống chết với nghề và biến khó khăn trong nghề đó thành một loại sản phẩm khác, chứ không phải bỏ chạy.

Thứ hai, HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu?

Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không?

Cho nên, các Tổng công ty, Tập đoàn muốn rút ra khỏi BĐS, nhưng có rút ra được không? Ví dụ như Vinashin, mua tàu Hoa Sen là 5 triệu USD, để sổ sách giấy tờ đầy đủ 50 triệu USD, bây giờ bán 5 triệu USD thì làm sao được? Nên muốn rút ra là không dễ dàng chút nào, cực kỳ khó khăn. 

Hay ví dụ như trước đây, tôn Hoa Sen đã rút ra khỏi BĐS cách đây 3 - 4 năm, Công ty xây dựng Hoà Bình cũng rút ra khỏi BĐS cách đây 3 - 4 năm. Như vậy, những ai rút ra khỏi BĐS cách đây 3 - 4 năm thì đều thoát, còn những ai mà theo đuổi BĐS bây giờ là rất nguy hiểm, có thể thất bại. 

Ví dụ như Tân Tân, đang làm đậu phộng bỗng nhẩy vào BĐS cũng chết. Diệu Huyền cá ba sa nhẩy vào BĐS cũng chết... Cái khó hiện nay là tài sản, sổ sách thì rất lớn mà tiền mặt thì bằng 0, còn nếu bán đi thì mất ít nhất 60 - 70%, làm sao mà tồn tại được? Thực chất, tài sản thực chỉ có 20 - 30%, còn 70 - 80% là vay của ngân hàng và của khách hàng, mà giờ chỉ còn phân nửa thì coi như âm. Còn nếu như không còn được phân nửa mà chỉ còn 20 - 30% thì sao? Nguy hiểm là ở chỗ đó.

PV:- Nếu như HAGL tiếp tục bám trụ vào BĐS Việt Nam thì liệu có khả thi hơn không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: - Mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách xử lý khác nhau. Mình không thể nói là cách nào tốt hơn cách nào. Nhưng theo quan điểm của tôi thì nên  trụ lại, chuyển thành những sản phẩm cấp thấp hơn để rút quân dần dần. Trong chiến tranh cũng vậy, muốn rút quân thì phải có người ở lại giữ chốt, chứ không phải rút một lần rồi chạy toán loạn. Nếu rút quân không theo đúng phương pháp thì coi chừng vỡ trận, không phải dễ.

PV: - Trước đây, TS Alan Phan cũng đã từng dự báo về thị trường BĐS Việt Nam và cho rằng không nên cứu, hãy để cho nó rơi tự do. Vậy phải chăng những diễn biến thị trường BĐS hiện nay đang diễn ra theo đúng lời mà TS Alan Phan đã nói? Ông nghĩ sao về vấn đề này?

Ông Nguyễn Văn Đực:- Ông Alan Phan nói đúng, nhưng cách giải quyết của ông Alan không đúng. Ông Alan muốn cho chết hết nhưng không thể cho nó chết được. Bởi vì một doanh nghiệp BĐS chết khác với một tiệm hủ tiếu chết, một quán cà phê chết. 

Một doanh nghiệp BĐS chết sẽ kéo theo ngân hàng chết, nhà đầu tư thứ cấp chết, khách hàng chết, đơn vị thi công chết và gây rắc rối về an ninh, trật tự xã hội. Người dân sẽ kéo đến biểu tình, giữ đất và hậu quả sẽ rất lớn. 

Cho nên, nếu để BĐS chết mà không kiểm soát như ông Alan Phan thì cũng là một thảm hoạ. Chúng ta hướng nó chết từ từ, phân khúc nào chết, phân khúc nào sống, hỗ trợ cái gì. 

Hãy hỗ trợ bằng chính sách, những biện pháp hữu hiệu chứ không phải bằng tiền. 

Xin chân thành cảm ơn ông!

Duyên Duyên - Baodatviet



XEM THÊM :



- CÙNG KÝ TÊN ĐỂ TUYÊN BỐ NGHỊ ĐỊNH SỐ 72/2013/NĐ-CP VI PHẠM HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM THAM GIA . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/cung-ky-ten-e-tuyen-bo-nghi-inh-so.html


- Việt Nam: Vận động thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội ------ Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN , đã đến lúc phá tan xiềng xích của chế độ độc tài đầy bất công , tàn bạo để cứu nước . "Dân chủ, tự do" của đảng cộng sản Việt Nam bị lật tẩy . Hết ba hoa chích chòe , láo lếu nữa rồi đảng ơi !  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/ang-dan-chu-xa-hoi-sap-uoc-thanh-lap.html


- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html



- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét