Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Chính sách "tằm ăn dâu, vừa chiếm vừa đàm" của bọn bành trướng bá quyền trung quốc : Hải quân TQ đang phong tỏa phi pháp Biển Đông ----------- TQ lại nói tới chủ trương 'gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác Biển Ðông .

- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html


- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     

Hải quân Trung Quốc đang phong tỏa phi pháp Biển Đông?

Thứ tư 07/08/2013 15:04


Tàu chiến hạm đội Nam Hải tuần tra trái phép Đá Vành Khăn, Trường Sa

Tuyến đường của cái gọi là "tuần tra, giám sát hàng hải" trên Biển Đông quét qua các đảo đang tranh chấp, các rặng san hô và bãi cát ngầm bên trong đường lưỡi bò - yêu sách vô lý và phi pháp nuốt gọn gần như 85% diện tích Biển Đông.


Sau khi củng cố các tiền đồn (thành lập trái phép) của hải quân nước này ở Biển Đông, Trung Quốc đã thiết lập một tuyến đường của cái gọi là tuần tra giám sát hàng hải bao gồm tất cả các rặng san hô, bãi cát ngầm và các đảo nho tranh chấp trên Biển Đông, một báo cáo quân sự của hãng Kyodo Nhật Bản hôm thứ Hai cho biết.

Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc đã thiết lập mô hình tuần tra mới trong năm nay dẫn đế nhiều cuộc xâm nhập bất hợp pháp làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Tuyến đường của cái gọi là "tuần tra, giám sát hàng hải" trên Biển Đông quét qua các đảo đang tranh chấp, các rặng san hô và bãi cát ngầm bên trong đường lưỡi bò - yêu sách vô lý và phi pháp nuốt gọn gần như 85% diện tích Biển Đông.

Công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Châu Viên, Trường Sa

"Tất cả các rặng san hô, các bãi cát ngầm và các hòn đảo, bao gồm Bãi Cỏ Mây, Bãi Cỏ Rong, Đá Vành Khăn (đều nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện là tâm điểm tranh chấp) đều nằm bên trong hoặc được bao phủ bởi các tuyến đường tuần tra", bản tin trên Kyodo cho biết.

Riêng Đá Vành Khăn bị Trung Quốc chiếm đoạt và chiếm đóng trái phép từ năm 1995 trở lại đây, nước này đã xây dựng trái phép công sự nhà nổi kiên cố và biến nó thành "pháo đài" mạnh nhất và là trung tâm chỉ huy của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông.

Công sự nhà nổi kiên cố Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn, Trường Sa.

Tàu khu trục, tàu tuần tra và cả các tàu đánh cá thường được thấy neo đậu tại Đá Vành Khăn. Công sự nhà nổi trên Đá Vành Khăn được xây dựng kiên cố, trên nóc có bãi đáp cho máy bay trực thăng, 2 ụ súng phòng quân, 2 súng máy, radar, ăng ten parabol, các loại ăng ten lưỡng cực, pin mặt trời, đèn biển và thậm chí có cả 1 sân bóng rổ.

Trung Quốc cũng đã củng cố các nhà nổi công sự nó xây dựng trái phép trên 6 điểm đảo, bãi đá (đánh chiếm của Việt Nam năm 1988) ở quần đảo Trường Sa gồm Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven, Tư Nghĩa, Xu Bi, Châu Viên. Tất cả được đặt dưới sự chỉ huy của hạm đội Nam Hải.

Binh lính Trung Quốc đồn trú trên công sự nhà nổi xây trái phép ở Đá Chữ Thập, Trường Sa.


Trên đá Xu Bi, Trung Quốc lắp đặt 4 ụ súng phòng không hải quân, ăng ten parabol, ụ công sự, ăng ten yagi và một mái che mới được lắp đặt. Trung Quốc đã xây dựng trái phép trên Đá Xu Bi một công sự nhà nổi kiên cố 3 tầng, 1 công sự nhà nổi 2 tầng và 1 nhà nổi bê tông hình bát giác 3 tầng.

Kyodo News cho biết các tiền đồn của Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa được xây dựng bãi đáp sân bay trực thăng, cầu cảng, ụ súng cho cả súng máy và súng phòng không, lắp đặt pin mặt trời, xây dựng lan can, sân bóng rổ, đèn biển, thậm chí một số có cả vườn rau, vườn hoa.

Công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Ga Ven, Trường Sa.

Căn cứ Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập được sử dụng như một cầu cảng cho các tàu đổ bộ lớp 072-II hải quân Trung Quốc triển khai ở Biển Đông neo đậu.

Hầu hết các tàu khu trục nhỏ và tàu khu trục Trung Quốc tiến hành cái gọi là tuần tra trong vùng biển tranh chấp xuất phát từ các căn cứ trên đảo Hải Nam như Á Long, Du Lâm và căn cứ hạm đội Nam Hải tại Trạm Giang, Quảng Đông.

Ụ súng phòng không hải quân lắp đặt trên công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Gạc Ma, Trường Sa.

Các tuyến đường tuần tra phi pháp Trung Quốc mới thành lập đã khiến tình hình Biển Đông trở nên phức tạp, nhiều biến động khó lường và đã xuất hiện những thay đổi đáng kể được đánh dấu bằng sự hiện diện bất hợp pháp của tàu hải quân Trung Quốc tại Bãi Cỏ Mây kể từ tháng 2 vừa qua.

Các tàu hải quân Trung Quốc đang triển khai trái phép ở Biển Đông hiện nay gồm tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu đổ bộ, ngoài ra còn có lực lượng tàu Cảnh sát biển (trước đây là Hải giám và Ngư chính) màu trắng, không khác gì các tàu hải quân.

Công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Tư Nghĩa, Trường Sa.

Công sự nhà nổi Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Xu Bi, Trường Sa.

Các thiết bị hiện đại như pin mặt trời, ăng ten chảo, trạm phong điện Trung Quốc lắp đặt tại công sự trái phép ở Đá Vành Khăn, biến cứ điểm này thành "pháo đài" mạnh nhất của hải quân Trung Quốc ở Trường Sa.
Hồng Thủy (Nguồn: ABS CBN) - Giaoduc



_____________




Trung Quốc lại nói tới chủ trương 'gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác Biển Ðông

 
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 19 tháng 6 năm 2013.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 19 tháng 6 năm 2013.



Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới đây lại nhắc tới chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Một số các nhà phân tích Tây phương cho rằng tuyên bố này là một diễn tiến tích cực, có thể góp phần xoa dịu những mối căng thẳng giữa Bắc Kinh với Tokyo, Hà Nội, và Manila. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng việc ông Tập Cận Bình chính thức xác định các vùng biển có tranh chấp là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” sẽ làm cho các mối căng thẳng leo thang.

Vấn đề Biển Đông lại được nhiều người lưu ý, bàn tán trong vài ngày qua – không phải vì những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc, mà vì một lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vấn đề phát triển trong hòa bình.

Báo chí Trung Quốc cho biết tại cuộc họp hôm thứ tư của Bộ Chính trị của Đảng Cộng Sản đương quyền, ông Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và nhất quyết đi theo con đường phát triển trong hòa bình. Nhà lãnh đạo Trung Nam Hải cũng lập lại chủ trương thường được gọi là “phương châm 12 chữ”: “chủ quyền của tôi, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Ông nói thêm rằng “Trung Quốc nhất định không từ bỏ các quyền lợi chính đáng và tuyệt đối không hy sinh các lợi ích cốt lõi.”

Giáo sư John Blaxland, chuyên gia cao cấp về các vấn đề chiến lược và quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia, ca ngợi điều mà ông gọi là “hành động khôn khéo” của Trung Quốc. Ông nói như sau với đài VOA.

"Tuyên bố này không phải là hoàn toàn mới, nhưng nó là một sự tăng cường có tính chất rất tích cực cho một thông điệp mà nhiều người trông đợi từ lâu. Nó được đưa ra trong lúc Hoa Kỳ tăng cường quan hệ với các nước có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa, cụ thể là Philippines, Việt Nam và Nhật Bản. Theo tôi, tuyên bố này sẽ làm giảm bớt động lực của những hoạt động tăng cường quan hệ của Mỹ. Tôi cho rằng đây là một hành động khôn khéo. Tuy khái niệm “cùng nhau khai thác” không mới, nhưng tuyên bố của ông Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng vì vấn đề cùng nhau khai thác được đặt vào vị trí hàng đầu của chương trình làm việc."

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà phân tích Ralph Cossa của Diễn đàn Thái bình dương ở Hawaii, ông Tập Cận Bình chỉ lập lại chủ trương ngang ngược của Trung Quốc.

"Điều này có nghĩa là “cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!” Vì vậy họ sẵn sàng cùng nhau khai thác ở những nơi do Nhật Bản nắm giữ, những nơi do Philippines hay Malaysia nắm giữ. Còn những nơi họ đang nắm giữ thì họ có chủ quyền không thể tranh cãi và như thế là hết chuyện.'

Ông Cossa nói thêm rằng phát biểu của ông Tập Cận Bình làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

"Họ nói 'chúng tôi muốn phát triển hòa bình”. Rất hay! Nhưng điểm then chốt trong tuyên bố này, theo tôi, là “tuyệt đối không hy sinh những lợi ích cốt lõi'. Họ từng nói Đài Loan, Tây Tạng là lợi ích cốt lõi – có nghĩa là họ sẵn sàng tiến hành chiến tranh để bảo vệ. Trước đây, họ cũng nói Biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ, nhưng khi bị hỏi dồn ở chốn riêng tư thì họ đã rút lại tuyên bố đó. Giờ đây, chính Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng những lãnh thổ có tranh chấp là lợi ích cốt lõi. Điều này, theo tôi, đãø làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn và đi ngược với tuyên bố tìm kiếm một giải pháp hòa bình."

Bà Bonnie Glaser, một nhà phân tích cấp cao về vấn đề Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, tán đồng nhận định của ông Cossa. Bà cho đài VOA biết như sau.

"Ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh là những vụ tranh chấp chủ quyền này là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hải dương của mình. Tuyên bố đó không  khác gì mấy so với lập trường đã được nêu ra dưới thời ông Hồ Cẩm Đào."

Bà Glaser cũng bày tỏ sự nghi ngờ về thiện chí của Trung Quốc trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các vụ tranh chấp với các nước láng giềng.

"Theo tôi, không ai biết rõ trong thời gian tới đây Trung Quốc có nhượng bộ hay thỏa hiệp với các nước láng giềng trong những vụ tranh chấp này hay không. Việc tuyên bố 'gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác' là một việc không khó. Nhưng tôi không hề nhìn thấy một con đường tiến tới, trừ phi Trung Quốc thật sự ngồi xuống -- như họ đã nói là họ đã sẵn sàng, để bắt đầu tham khảo ý kiến hoặc thương lượng với các nước ở Biển Đông về một bộ qui tắc hành xử. Theo kế hoạch, Trung Quốc và ASEAN sẽ họp vào tháng 9 này để bàn những luật lệ trên biển và hình thành một cơ chế có tính chất ràng buộc pháp lý, một cơ chế mà mọi người hy vọng sẽ có hiệu quả hơn DOC, tức là Tuyên bố của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc ký kết với ASEAN năm 2002. Tóm lại, lời lẽ bên ngoài như vậy là tốt, nhưng chúng ta cần phải nhìn thấy những hành động cụ thể."

Khi được hỏi phải chăng tuyên bố của ông Tập Cận Bình là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh sẽ giảm bớt những hành động mà các chính phủ ở Tokyo, Hà Nội, và Manila cho là gây hấn ở các vùng biển có tranh chấp, giáo sư Blaxland của Đại học Quốc gia Australia cho biết như sau.

"Không, tôi không nghĩ là sẽ có một sự giảm thiểu. Thật ra đây là điều mà ông ấy có thể làm theo hai hướng cùng một lúc. Một mặt ông ấy có thể đưa ra những lời lẽ hòa hoãn về việc chia sẻ không gian hoạt động với nhau, nhưng những hành động trên thực tế có thể có mâu thuẫn. Cái vẻ bề ngoài có một vai trò quan trọng và trò chơi hai mặt là một phần của chiến lược của Trung Quốc."

Phát biểu của nhà lãnh đạo Trung Nam Hải được được ra một ngày trước một cuộc hội thảo hiếm thấy ở Hà Nội, trong đó các nhân sĩ, trí thức cùng với giới truyền thông do nhà nước kiểm soát đã thảo luận về việc làm thế nào để bảo vệ Biển Đông trước điều mà họ cho là dã tâm xâm lược của Trung Quốc.

Tại cuộc hội thảo có tên “Gặp mặt, tôn vinh hành động vì Biển đảo Việt Nam”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh, một người Việt ở Canada, phát biểu như sau:

"Làm sao cứu Hoàng sa, Trường Sa? Lẽ tất nhiên, một nước nhỏ như chúng ta làm sao chống lại được một đại cường quốc, siêu cường quốc. Chúng ta phải cần siêu cường để chống siêu cường. Bây giờ, siêu cường --- không phải chỉ là một mình siêu cường Mỹ mà cả thế giới, đang mong mỏi giúp đất nước chúng ta, cứu đất nước chúng ta thoát khỏi cái bành trướng của nước Tàu một cách vô lý, một cách độc ác. Ai cũng thấy cái sự độc ác của Tàu. Họ chẳng những muốn giết nước Việt Nam mà còn muốn giết cả thế giới. Giết từ đầu độc thức ăn, bất cứ ngã nào chúng nó cũng muốn giết. Thành thử cả thế giới bây giờ sẵn sàng giúp chúng ta."

Bà Thanh cũng đề nghị chính phủ ở Hà Nội nhanh chóng đưa Trung Quốc trước các tòa án quốc tế.

"Chúng ta phải kiện Tàu, kiện Trung Hoa. Mà kiện là ai kiện? Là đất nước của chúng ta kiện, chính phủ của chúng ta kiện. Kiện, chúng ta sẽ thắng; nhưng Tàu không trả lại chúng ta bao giờ! Người ta nói rõ như vậy. Kiện thì thắng đó, nhưng Trung Quốc không bao giờ trả lại. Nhưng chúng ta tại sao phải kiện? Chúng ta phải làm để có cái căn bản đó, để cho con cháu chúng ta được hưởng. Nếu không, thời gian qua đi, rồi người ta lãng quên; rồi như con trâu đã lắp vào [cái cày], thuyền đã đóng ván rồi, thì mình không có kiện được. Bây giờ còn nóng bỏng, chúng ta có thể kiện được."

Tiến sĩ Thanh cũng lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho blogger Điếu Cày cùng những tù nhân trẻ khác mà bà cho là bị vướng vào vòng lao lý chỉ vì họ là những người yêu nước và đã ra sức tranh đấu để bảo vệ biển đảo của tổ quốc.  


VOA




XEM THÊM :



- (cập nhật) 16/8/2013, 2 sinh viên yêu nước Phương Uyên-Nguyên Kha sẽ ra tòa phúc thẩm tại Long An . Chúng ta hãy hổ trợ tinh thần cho gia đình 2 em . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/1682013-2-sinh-vien-yeu-nuoc-phuong.html


- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html


- Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam : Xóa bỏ điều luật 258 . VN phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc . ------ Bản tiếng Anh (English Version) : STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS : ABOLISH ARTICLE 258 . VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHTS COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT . _____________ Bloggers Việt Nam đưa ra bản Tuyên bố chung, kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải sửa đổi pháp luật, liên quan đến vấn đề tự do tư tưởng và tự do phát biểu . ------- Vietnamese bloggers released a Statement, calling on the Vietnamese Communist Government to make changes to its laws, regarding freedom of opinion and expression . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/tuyen-bo-cua-mang-luoi-blogger-viet-nam.html


- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DÂN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     


- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html


....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét