Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà cầm bức tranh tự hoạ của TS Vũ 1 ngày trước khi ông tuyệt thực.
Cập nhật: 10.06.2013 16:07
Một nhà hoạt động từng bị tù vì cổ xúy dân chủ tại Việt Nam tuyên bố cùng tuyệt thực với nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng lãnh án 5 năm tù giam vào năm 2003 về tội “gián điệp” sau khi ông phổ biến lên mạng các bài viết về dân chủ bao gồm dịch một bài viết “Thế nào là dân chủ” từ trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bác sĩ Sơn cho biết ông sẽ tuyệt thực trong 7 ngày kể từ 10/6 hôm nay nhằm bày tỏ sự khâm phục, chia sẻ tinh thần đấu tranh với tiến sĩ luật Hà Vũ và với những ai đang phải gánh chịu “sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam.”
Quyết định của bác sĩ Sơn tiếp sau thông tin từ người nhà tiến sĩ Hà Vũ loan báo ông Vũ đã tuyệt thực trong trại giam từ hôm 27/5 để phản đối những hành vi ngược đãi và sự phớt lờ của nhà cầm quyền Việt Nam trước những đơn thư khiếu nại của ông.
Bác sĩ PHạm Hồng Sơn nói: “Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.”
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, bác sĩ Sơn bày tỏ lý do ông chọn phương pháp đồng tuyệt thực, dù có thể còn nhiều cách bày tỏ khác hiệu quả hơn.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: "Tôi chọn phương pháp này vì đối với tôi hiện nay đó là phương pháp phù hợp nhất. Tôi thấy những phương pháp như viết đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư, hay gọi điện cho các vị trong chính quyền cho đến nay đều không có hiệu quả. Trong những tình huống gay cấn nhất, nếu chúng ta còn những biện pháp nào khả dĩ trong khả năng, chúng ta nên làm. Biện pháp tuyệt thực đối với tôi phù hợp nhất và có thể cũng có một kết quả nào đó để chia sẻ hay để làm cho dư luận lưu tâm đến anh Cù Huy Hà Vũ, một trường hợp rất đặc biệt. Nếu trường hợp của anh Vũ mà không được công luận quan tâm đúng mức, những trường hợp khác sẽ rất khó. Trường hợp của anh Vũ hội đủ những yếu tố, đặc tính, mà đối với xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói là rất đặc biệt."
VOA: Sự “đặc biệt” theo ý ông vừa nói, nên được hiểu như thế nào?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Nổi rõ nhất chúng ta thấy tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ sinh trưởng trong một gia đình có thể gọi là công thần đối với chế độ chính trị độc tài hiện nay. Anh đã làm việc rất lâu cho cơ quan chính thống của nhà nước. Về mặt quan hệ, anh có quan hệ rất nhiều với những người gần gũi đảng cộng sản. Một tiếng nói phản kháng xuất thân từ một nguồn gốc như thế hiện nay ở Việt Nam là rất hiếm. Anh ấy là một tiếng nói thẳng thắn, triệt để phản kháng những vấn đề gốc về hệ thống chính trị và xiển dương các nhu cầu đòi hỏi về dân chủ. Có thể nói anh ấy là tiếng nói triệt để mạnh mẽ nhất trong số những người xuất thân từ dòng dõi gia đình gắn bó với đảng cộng sản từ rất lâu và rất sâu.
VOA: Việc tuyệt thực dường như là một phương pháp hơn là một giải pháp, bác sĩ có nghĩ thế không? Ông mong đợi việc này sẽ mang lại hiệu quả, tác động thế nào hơn so với các phương pháp khác như thỉnh nguyện thư hay kêu gọi?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Thỉnh nguyện thư là một phương pháp rất bình thường và đã được thực hiện từ rất lâu rồi, nhưng vẫn trên nền tảng là chúng ta xướng lên tiếng nói rồi chờ đợi, thụ động thôi. Còn tuyệt thực, theo tôi, cũng chỉ là một phương pháp để đấu tranh, chứ tôi cũng không cho là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong tình trạng nguy kịch hiện nay của tiến sĩ luật Hà Vũ, phương pháp tuyệt thực này có mức tầm tương xứng đối với hành động dũng cảm của anh Vũ trong tù. Là người đã trải nghiệm qua những năm tháng tù đày, tôi thấy nếu nhiều người cùng đóng góp được một tiếng nói triệt để, quyết liệt hơn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Chúng ta, những người khát khao tự do muốn bảo vệ những người đấu tranh trực diện với chính thể độc tài, cần phải suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra những phương pháp đấu tranh hiệu quả hơn đối với sự ngang ngược, ngoan cố của nhà cầm quyền trước những đòi hỏi phải thay đổi chính trị và đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, nói chung, và người tù chính trị, nói riêng.
Cùng với tuyên bố đồng tuyệt thực của bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong nước, giới tranh đấu ở hải ngoại cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam cũng đang phát động một cuộc tuyệt thực tập thể trước đại sứ quán Việt Nam ở San Francisco, tiểu bang California (Hoa Kỳ), vào sáng ngày 14/6 tới đây để hỗ trợ tinh thần và bày tỏ tình liên đới với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt Đỗ Thành Công từng tuyệt thực nhiều ngày khi bị Hà Nội giam cầm hồi năm 2006 với cáo buộc “xâm hại an ninh quốc gia” vì các hoạt động cổ xúy đa đảng tại Việt Nam. Ông kêu gọi những người yêu chuộng dân chủ hãy đồng hành với luật sư Hà Vũ bằng cách tuyệt thực trước các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước.
Ông Thành nói không ai muốn liều mạng hay muốn chết, nhưng trong hoàn cảnh cô đơn, phẫn nộ thì phải chọn cách đấu tranh bằng chính mạng sống của mình là giải pháp cuối cùng.
Một nhà tranh đấu dân chủ khác ở Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, từng tuyệt thực phản đối sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội trong thời gian bị Việt Nam giam cầm 9 tháng hồi năm ngoái với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng quyết định tuyệt thực 3 ngày trước Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 3 giờ chiều ngày 10/6 để ủng hộ tiến sĩ Hà Vũ và kêu gọi Hoa Kỳ lưu ý đến thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói với VOA Việt ngữ:
"Nhân cơ hội có mặt tại Washington DC, được tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã đồng hành cùng mối quan tâm với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tôi cũng muốn được góp sức nhỏ của mình, nán lại đây tuyệt thực 3 hôm để cùng đồng hành với các nhà đấu tranh trong nước. Tôi ước vọng mỗi người hãy đặt mối quan tâm của mình vào vấn đề này bằng một hành động cụ thể. Tôi kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ, đất nước đã cho tôi biết thế nào là nhân quyền-tự do-dân chủ, hãy đòi hỏi cụ thể đối với Việt Nam, có bất cứ hợp tác gì phải đặt trên nền tảng nhân quyền để cứu những người như tiến sĩ Vũ và rất nhiều người yêu nước hiện nay."
Đến ngày 10/6, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe yếu, theo thông tin từ người thân.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, bày tỏ cảm kích trước những chia sẻ, đồng cảm từ người ủng hộ trong và ngoài nước đối với chồng bà và cho biết là đã 15 ngày qua kể từ khi ông Vũ tuyệt thực, vẫn chưa có một tín hiệu phản hồi khả quan nào từ phía chính quyền.
Luật sư Dương Hà:
"Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này thì tôi chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này, rất lo lắng cho tình trạng của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cá nhân tôi cũng đã đơn thư đến các cơ quan công quyền rồi, đã kêu cứu và làm tất cả mọi việc rồi. Tôi chỉ có một nguyện vọng rất nhỏ. Đó là mong họ đáp ứng những nguyện vọng rất chính đáng và hợp pháp của chồng tôi. Chúng tôi không hề xin một điều gì ưu đãi hay cá biệt, đặc biệt cho chồng tôi cả. Chỉ là yêu cầu họ trả lời đơn thư tố cáo theo đúng pháp luật và đáp ứng các quyền được hưởng của người tù Cù Huy Hà Vũ theo đúng pháp luật hiện hành thế thôi.”
Luật sư Dương Hà nói chồng bà tuyệt thực để khẳng định lập trường kiên định và đấu tranh chống lại những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm quyền con người, cho dù đó là một người tù.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng lãnh án 5 năm tù giam vào năm 2003 về tội “gián điệp” sau khi ông phổ biến lên mạng các bài viết về dân chủ bao gồm dịch một bài viết “Thế nào là dân chủ” từ trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.
Quyết định của bác sĩ Sơn tiếp sau thông tin từ người nhà tiến sĩ Hà Vũ loan báo ông Vũ đã tuyệt thực trong trại giam từ hôm 27/5 để phản đối những hành vi ngược đãi và sự phớt lờ của nhà cầm quyền Việt Nam trước những đơn thư khiếu nại của ông.
Bác sĩ PHạm Hồng Sơn nói: “Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.”
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, bác sĩ Sơn bày tỏ lý do ông chọn phương pháp đồng tuyệt thực, dù có thể còn nhiều cách bày tỏ khác hiệu quả hơn.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: "Tôi chọn phương pháp này vì đối với tôi hiện nay đó là phương pháp phù hợp nhất. Tôi thấy những phương pháp như viết đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư, hay gọi điện cho các vị trong chính quyền cho đến nay đều không có hiệu quả. Trong những tình huống gay cấn nhất, nếu chúng ta còn những biện pháp nào khả dĩ trong khả năng, chúng ta nên làm. Biện pháp tuyệt thực đối với tôi phù hợp nhất và có thể cũng có một kết quả nào đó để chia sẻ hay để làm cho dư luận lưu tâm đến anh Cù Huy Hà Vũ, một trường hợp rất đặc biệt. Nếu trường hợp của anh Vũ mà không được công luận quan tâm đúng mức, những trường hợp khác sẽ rất khó. Trường hợp của anh Vũ hội đủ những yếu tố, đặc tính, mà đối với xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói là rất đặc biệt."
VOA: Sự “đặc biệt” theo ý ông vừa nói, nên được hiểu như thế nào?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Nổi rõ nhất chúng ta thấy tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ sinh trưởng trong một gia đình có thể gọi là công thần đối với chế độ chính trị độc tài hiện nay. Anh đã làm việc rất lâu cho cơ quan chính thống của nhà nước. Về mặt quan hệ, anh có quan hệ rất nhiều với những người gần gũi đảng cộng sản. Một tiếng nói phản kháng xuất thân từ một nguồn gốc như thế hiện nay ở Việt Nam là rất hiếm. Anh ấy là một tiếng nói thẳng thắn, triệt để phản kháng những vấn đề gốc về hệ thống chính trị và xiển dương các nhu cầu đòi hỏi về dân chủ. Có thể nói anh ấy là tiếng nói triệt để mạnh mẽ nhất trong số những người xuất thân từ dòng dõi gia đình gắn bó với đảng cộng sản từ rất lâu và rất sâu.
VOA: Việc tuyệt thực dường như là một phương pháp hơn là một giải pháp, bác sĩ có nghĩ thế không? Ông mong đợi việc này sẽ mang lại hiệu quả, tác động thế nào hơn so với các phương pháp khác như thỉnh nguyện thư hay kêu gọi?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Thỉnh nguyện thư là một phương pháp rất bình thường và đã được thực hiện từ rất lâu rồi, nhưng vẫn trên nền tảng là chúng ta xướng lên tiếng nói rồi chờ đợi, thụ động thôi. Còn tuyệt thực, theo tôi, cũng chỉ là một phương pháp để đấu tranh, chứ tôi cũng không cho là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong tình trạng nguy kịch hiện nay của tiến sĩ luật Hà Vũ, phương pháp tuyệt thực này có mức tầm tương xứng đối với hành động dũng cảm của anh Vũ trong tù. Là người đã trải nghiệm qua những năm tháng tù đày, tôi thấy nếu nhiều người cùng đóng góp được một tiếng nói triệt để, quyết liệt hơn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Chúng ta, những người khát khao tự do muốn bảo vệ những người đấu tranh trực diện với chính thể độc tài, cần phải suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra những phương pháp đấu tranh hiệu quả hơn đối với sự ngang ngược, ngoan cố của nhà cầm quyền trước những đòi hỏi phải thay đổi chính trị và đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, nói chung, và người tù chính trị, nói riêng.
Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này...
Ông Thành nói không ai muốn liều mạng hay muốn chết, nhưng trong hoàn cảnh cô đơn, phẫn nộ thì phải chọn cách đấu tranh bằng chính mạng sống của mình là giải pháp cuối cùng.
Một nhà tranh đấu dân chủ khác ở Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, từng tuyệt thực phản đối sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội trong thời gian bị Việt Nam giam cầm 9 tháng hồi năm ngoái với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng quyết định tuyệt thực 3 ngày trước Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 3 giờ chiều ngày 10/6 để ủng hộ tiến sĩ Hà Vũ và kêu gọi Hoa Kỳ lưu ý đến thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói với VOA Việt ngữ:
"Nhân cơ hội có mặt tại Washington DC, được tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã đồng hành cùng mối quan tâm với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tôi cũng muốn được góp sức nhỏ của mình, nán lại đây tuyệt thực 3 hôm để cùng đồng hành với các nhà đấu tranh trong nước. Tôi ước vọng mỗi người hãy đặt mối quan tâm của mình vào vấn đề này bằng một hành động cụ thể. Tôi kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ, đất nước đã cho tôi biết thế nào là nhân quyền-tự do-dân chủ, hãy đòi hỏi cụ thể đối với Việt Nam, có bất cứ hợp tác gì phải đặt trên nền tảng nhân quyền để cứu những người như tiến sĩ Vũ và rất nhiều người yêu nước hiện nay."
Đến ngày 10/6, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe yếu, theo thông tin từ người thân.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, bày tỏ cảm kích trước những chia sẻ, đồng cảm từ người ủng hộ trong và ngoài nước đối với chồng bà và cho biết là đã 15 ngày qua kể từ khi ông Vũ tuyệt thực, vẫn chưa có một tín hiệu phản hồi khả quan nào từ phía chính quyền.
Luật sư Dương Hà:
"Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này thì tôi chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này, rất lo lắng cho tình trạng của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cá nhân tôi cũng đã đơn thư đến các cơ quan công quyền rồi, đã kêu cứu và làm tất cả mọi việc rồi. Tôi chỉ có một nguyện vọng rất nhỏ. Đó là mong họ đáp ứng những nguyện vọng rất chính đáng và hợp pháp của chồng tôi. Chúng tôi không hề xin một điều gì ưu đãi hay cá biệt, đặc biệt cho chồng tôi cả. Chỉ là yêu cầu họ trả lời đơn thư tố cáo theo đúng pháp luật và đáp ứng các quyền được hưởng của người tù Cù Huy Hà Vũ theo đúng pháp luật hiện hành thế thôi.”
Luật sư Dương Hà nói chồng bà tuyệt thực để khẳng định lập trường kiên định và đấu tranh chống lại những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm quyền con người, cho dù đó là một người tù.
__________
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực đến ngày thứ 15
2013-06-10
Kiên quyết đấu tranh- tuyệt thực
Con người với tên Cù Huy Hà Vũ có thể cũng chỉ được một số người biết đến vì là con của một nhà thơ có tiếng, một vị quan chức cao cấp trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, đó là ông Cù Huy Cận. Tuy nhiên, nay tên tuổi của ông Cù Huy Hà Vũ được nhắc đến nhiều vì ông không chỉ dừng lại sống như bao nhiêu người khác: chỉ tận dụng những cơ hội tốt để kiếm tiền nuôi sống bản thân, gia đình; tích góp để cuối đời có một cuộc sống an nhàn, vui thú điền viên…; thậm chí tìm cách sở hữu thật nhiều tiền; trái lại ông Cù Huy Hà Vũ công khai đấu tranh cho những điều mà ông thấy cần phải làm.
Đó là kiện Ủy ban Nhân dân Thừa thiên- Huế về dự án xây dựng mà ông cho phá vỡ cảnh quan Đồi Vọng Cảnh tại thành phố thơ mộng đó. Ông Cũ Huy Hà Vũ còn dám làm đơn khởi kiện thủ tướng Việt Nam về việc cho triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà nay tính kinh tế cũng như tác động tàn phá môi trường đã rõ, rồi kiện quyết định của thủ tướng về cấm khiếu kiện tập trung đông người khi bao nhiêu người dân cùng cảnh ngộ bị các cấp chính quyền thu hồi đất đai, tài sản một cách bất công…Ông cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền ‘thắng cuộc’ hiện nay cần phải hòa giải với phía những người trước đây bị cho là ‘thua cuộc’ trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn…
Ông Cũ Huy Hà Vũ còn dám làm đơn khởi kiện thủ tướng Việt Nam về việc cho triển khai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà nay tính kinh tế cũng như tác động tàn phá môi trường đã rõ, rồi kiện quyết định của thủ tướng về cấm khiếu kiện tập trung đông người
Tất cả những hoạt động vì xã hội, đất nước đó của ông Cù Huy Hà Vũ khiến ông phải chịu cảnh tù tội đến 7 năm, mà đầu tiên khi bị bắt cơ quan chức năng phải dàn cảnh một vụ việc qua hai bao cao su đã sử dụng tại một phòng khách sạn.
Nhiều người vẫn còn nhớ tấm hình tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ ra tòa đứng giữa những hai nhân viên an ninh, tay bị còng, nhưng hiên ngang ngẩng cao đầu.
Khi vào tù, ông tiếp tục kiên định lập trường và đấu tranh lại những hành xử không tôn trọng quyền con người, dù rằng đó là một tù nhân. Sau những lần làm đơn, nhưng đòi hỏi chính đáng của bản thân không được giải quyết, kể từ ngày 27 tháng 5, ông Cù Huy Hà Vũ bắt đầu tuyệt thực trong tù.
Gia đình- thân hữu lên tiếng ủng hộ
Trước quyết định tuyệt thực của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, vợ ông là bà Nguyễn thị Dương Hà rất lo lắng. Sau lần thăm gặp một ngày trước khi ông này tuyệt thực về, chỉ mấy ngày sau vào 31 tháng 5, bà Nguyễn thị Dương Hà và con trai đến nhà tù là Trại giam số 5 ở Yên Định, tỉnh Thanh Hóa để được thăm nhưng trại buộc phải sang đến ngày 1 tháng 6 đúng qui định mỗi tháng thăm một lần, gia đình mới được vào.
Ông cũng lên tiếng kêu gọi chính quyền ‘thắng cuộc’ hiện nay cần phải hòa giải với phía những người trước đây bị cho là ‘thua cuộc’ trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn…
Ra về đến ngày 4 tháng 6, bà Nguyễn Thị Dương Hà phải có thư kêu cứu khẩn cấp gửi đến cho đồng bào Việt Nam khắp nơi, cũng như các vị lãnh đạo Việt Nam mà bà tin còn có lương tri, các vị nhân sĩ trí thức, cũng như các tổ chức trong và ngoài nước.
Đến ngày 10 tháng 6, bà Nguyễn thị Dương Hà cho biết:
Sáng nay tôi với tư cách là luật sư làm văn bản gửi Tổng Cục 5 để xin vào gặp ông Cù Huy Hà Vũ vì lý do ông đã tuyệt thực 15 ngày; thế nhưng rất tiếc Tổng Cục 5 đã không cấp giấy.
Lý do từ chối họ nói là cách đây mấy hôm đã cấy giấy vào để gíup anh ấy làm giám đốc thẩm rồi thế còn gia đình quan tâm đến sức khỏe thì tự vào với lý do gia đình vào thăm gặp; nhưng ai cũng biết một tháng chỉ được thăm gặp một lần; trong khi đó tháng sáu gia đình đã vào gặp rồi; nên không có cách gì để vào gặp tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vào lúc này nữa rồi.
Cũng kể từ ngày 10 tháng 6, một cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam là bác sĩ Phạm Hồng Sơn bắt đầu 7 ngày trọn tuyệt thực để ủng hộ cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn chia xẻ:
Sáng nay tôi với tư cách là luật sư làm văn bản gửi Tổng Cục 5 để xin vào gặp ông Cù Huy Hà Vũ vì lý do ông đã tuyệt thực 15 ngày; thế nhưng rất tiếc Tổng Cục 5 đã không cấp giấy
bà Nguyễn thị Dương Hà
Từ khi có thông tin biết được rằng anh Cù Huy Hà Vũ thực hiện cuộc tuyệt thực trong tù để phản đối những hành xử bất hợp pháp và thiếu nhân bản của nhà chức trách, hiện nay chưa có dấu hiệu gì nhà chức trách đáp ứng được những yêu cầu chính đáng của anh Vũ. Như thế có nguy cơ gây ra những điều rất nguy hiểm cho tính mạng anh Cù Huy Hà Vũ- người hiện nay rất đơn độc trong tù.
Những thông tin hiện chúng ta biết gần như rất ít ỏi. Ngoài gia đình anh Vũ không ai được gặp, và được gặp rất ít; thời gian giữa những lần thăm gặp đó lại rất dài; do đó tôi nghĩ những rủi ro đối với anh rất lớn. Những thông điệp anh đưa ra rất rõ là sẽ tuyệt thực đến khi nào nhà chức trách có phản hồi đối với những đề nghị chính đáng của anh ấy.
Ngay tối hôm qua tôi có gọi điện hỏi bác sĩ của nhà tù, anh ấy trả lời rất chiếu lệ. Căn cứ vào những điều đó tôi cho rằng sự việc hiện nay có tính nguy cấp đối với tính mạng của anh Cù Huy Hà Vũ. Đối với một người từng đi tù, từng trải qua những hoàn cảnh như thế, tôi thấy mình có thể làm cái gì đó chia xẻ đối với một người ở trong tù.
Hành động tuyệt thực của bác sĩ Phạm Hồng Sơn nhằm ủng hộ tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ từng là một điều tưởng tượng mà tác giả Từ Linh đưa ra trong bài viết tựa đề ở thể nghi vấn “Tuyệt thực trong tuyệt vọng?” đề ngày 8 tháng 6 năm 2013 và được một số blog đăng tải. Trong đó có đoạn ‘Giữa tỉnh lặng của những ngày qua, và của ngày thứ 13, tôi tưởng tượng ra một cảnh tượng khác, thế này: 13 trí thức thân thiết với anh quyết định tuyệt thực- đồng hành, cùng tù nhân lương tâm.
Cũng kể từ ngày 10 tháng 6, một cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam là bác sĩ Phạm Hồng Sơn bắt đầu 7 ngày trọn tuyệt thực để ủng hộ cho tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đang tuyệt thực trong tù
…Hưởng ứng việc này, rất nhiều người khác, thoạt đầu là 7 thanh niên trong đội bóng chống đường lưỡi bò, cũng tuyệt thực.
Một ngày sau, 77 người khác ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, California, Sydney, Paris, Toronto… cũng tuyệt thực. Con số cứ thế tăng dần, có người sẽ tuyệt thực 24 giờ, có người 12 giờ, có người 6 giờ, 3 giờ.’
Chết hay không?
Nhà giáo Phạm Toàn, một người từng có bài viết ngay sau khi biết tin tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù, vào ngày 10 tháng 6 đưa cho biết:
Sáng kiến của anh Thái Bá Tân, của Từ Linh, của Phạm Thị Hoài. Điều đó rất quan trọng, vì đây không phải là vấn đề ăn hay không ăn, sống hay không sống mà là vấn đề về nhận thức của sự qui tập với nhau, nối vòng tay nhau. Đó là điều quan trọng.
Một nhà trí thức tranh đấu có tiếng khác ở Việt Nam là tiến sỹ Hà Sĩ Phu từ Đà Lạt có bài thơ ‘Gửi người tuyệt thực trong tù’ nhân đọc Thư Quyết tử của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu viết:
“Hà Vũ ơi,
Tổ Quốc ta nhất định sẽ hồi sinh,
Để tổ quốc quyết sinh cần ta phải sống!
Một giọt sống góp vào muôn giọt sống
Hồn nước thiêng tiếp sống lại cho mình.”
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
___________
Ông Hà Vũ tuyệt thực 'đã hơn hai tuần'
Cập nhật: 13:47 GMT - thứ hai, 10 tháng 6, 2013
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, tù nhân
chính trị đang thụ án 7 năm tù giam do bị khép vào điều 88 của Bộ luật
hình sự của Việt Nam, đang có tình trạng sức khỏe nghiêm trọng trong khi
tuyệt thực hoàn toàn liên tục suốt nửa tháng ở trong tù, theo xác nhận
của người nhà ông.
Hôm 10/6, bà Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư đồng thời là vợ của ông Hà Vũ nói với BBC ông Hà Vũ từ chối ăn uống để phản đổi trại giam số 5 ở tỉnh Thanh Hóa vi phạm nhiều quyền chính đáng của ông, trong lúc sức khỏe có dấu hiệu suy kiệt khi ông chỉ uống nước mà từ chối ăn uống bất cứ thứ gì khác.
Cùng ngày, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, cựu tù nhân chính trị, tuyên bố ông Bấm tuyệt thực tại gia để ủng hộ, chia sẻ với ý chí và hoàn cảnh của ông Hà Vũ, và dự đoán chính quyền chắc chắn phải có những động thái sớm để đáp ứng trước vụ tuyệt thực của tiến sỹ luật học.
Hôm thứ Hai, bà Dương Hà nói với BBC: "Tính đến hôm nay đã là 15 ngày rồi, chồng tôi, tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tuyệt thực ở nhà tù, trại giam số 5, Thanh Hóa, để phản đối giám thị Lường Văn Tuyến không trả lời những đơn thư tố cáo cũng như tất cả những yêu cầu rất con người, rất đúng pháp luật của tiến sỹ."
Luật sư Dương Hà cho hay bà đã bị Tổng cục VIII của Bộ Công an, cơ quan chuyên theo dõi về thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, từ chối yêu cầu được thăm viếng với tư cách luật sư của chính chồng bà. Bà nói:
"Rất tiếc hôm nay tôi vào xin giấy để vào thăm tiến sỹ luật ở trong trại giam hiện đang tuyệt thực thì Tổng cục VIII họ không cấp giấy cho. Và họ nói là nên vào với tư cách gia đình, và với tư cách gia đình, thì 1/6 tôi cũng đã vào mất rồi, cho nên lúc này tôi không còn phương cách nào để vào,
"Nhưng tôi biết rất chắc chắn qua một nguồn tin đáng tin cậy là anh ấy vẫn đang tuyệt thực, bởi vì là hiện tại anh ấy vẫn chưa được đáp ứng bất kể một cái gì"
Về tình hình sức khỏe của ông Hà Vũ, bà Dương Hà cho biết:
"Hiện tại tôi biết là anh ấy đã giảm 6 kg rồi, sức khỏe rất là yếu vì anh ấy tuyệt đối không ăn một cái gì, trừ uống nước, ngay cả sữa cũng không uống, dứt khoát không ăn một cái gì để phản đối."
'Chính quyền phải đắn đo'
"Nếu áp lực chúng ta đủ mạnh, công luận chúng ta đủ quan tâm, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt những kết quả khả quan, nhất là bảo đảm được tính mạng cho anh Cù Huy Hà Vũ, ít nhất là anh không bị tuyệt thực quá lâu, dẫn đến suy kiệt"
Bác sỹ Phạm Hồng Sơn
Hôm 10/6, bác sỹ Phạm Hồng Sơn, đánh giá về "ngưỡng" phản ứng mà chính quyền sẽ phải xử lý, đáp ứng trong trường hợp ông Hà Vũ, một tù nhân lương tâm đặc biệt theo ông Sơn, tuyệt thực.
Ông nói: "Theo kinh nghiệm của tôi, tôi đánh giá rằng sự vụ của anh Cù Huy Hà Vũ, có thể nói hiện nay là một trong số ít những người tù nhân chính trị mà chính quyền hiện nay quan tâm nhất và họ cũng phải lưu ý nhất...
"Anh ấy là một nhân vật mà chính quyền hiện nay phải đắn đo và phải tính toán từng hành vi, hành động, trong việc xử sự với anh Cù Huy Hà Vũ, nhất là bảo đảm tính mạng cho anh ấy chứ không phải là bất chấp tất cả như chúng ta thường cảm nhận thấy,
"Vì theo tôi, chính quyền độc tài dù có ngang ngược đến mấy, họ vẫn không phải là những người mất hết trí khôn, họ luôn luôn có những tính toán làm sao có lợi nhất."
Bác sỹ Sơn nhắc lại việc chính quyền từng giảm án hoặc trao trả tự do trước thời hạn cho các tù nhân chính trị và liên hệ với trường hợp của ông Hà Vũ:
"Chúng ta từng thấy rằng họ đã từng chấp nhận giảm án rất nhiều cho các tù nhân chính trị hoặc thả những tù nhân chính trị trước thời hạn, thì chúng ta cũng biết, đối với anh Cù Huy Hà Vũ, theo cảm nhận của tôi, chính quyền không phải là bất chấp tất cả đâu.
"Họ cũng đều tính toán để sao họ có lợi nhất, nếu áp lực chúng ta đủ mạnh, công luận chúng ta đủ quan tâm, thì tôi nghĩ chúng ta có thể đạt những kết quả khả quan, nhất là bảo đảm được tính mạng cho anh Cù Huy Hà Vũ, ít nhất là anh không bị tuyệt thực quá lâu, dẫn đến suy kiệt,
"Có những trường hợp suy kiệt mà y tế không cấp cứu kịp thì điều đó là điều đáng tiếc, tôi nghĩ thế," nhà hoạt động vì dân chủ đang tuyệt thực tại gia nói.
Hôm thứ Hai trên Bấm trang blog "Như cây tre Việt Nam" của mình, bác sỹ Sơn tuyên bố ông hưởng ứng lời kêu gọi của nhiều người khác và tuyệt thực nhằm chia sẻ và đoàn kết với tiến sỹ Hà Vũ.
Ông viết trên blog: "Chúng ta – những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù – cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa. Cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy ông Vũ đã dừng tuyệt thực.
"Vì những lẽ trên, tôi quyết định tự nguyện tuyệt thực 07 ngày đêm kể từ ngày 10/06/2013 đến ngày 17/06/2013 tại nhà riêng để bày tỏ sự khâm phục và chia sẻ tinh thần đấu tranh và những rủi ro mà Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang đối mặt.
"Đồng thời sự tuyệt thực này cũng là một bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với tất cả những người đã và đang chịu sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam."
Về phần mình, vợ của Tiến sỹ Hà Vũ, luật sư Dương Hà cho BBC hay cảm nghĩ của bà và gia đình ông Hà Vũ khi biết tin nhiều người tuyệt thực vì chồng bà.
"Thực ra cũng an ủi được chúng tôi rất nhiều trong việc có nhiều người đã đồng hành với chồng tôi, hiện tại đó là niềm vui duy nhất đối với gia đình tôi trong lúc bối rối như thế này," bà nói với BBC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét