Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

Nhiều ngư dân Việt Nam chịu cảnh ‘trên đe, dưới búa' , bị săn đuổi trên biển, còn trên bờ thì bị thương lái Trung Quốc ép giá hải sản mua rẻ mạt . Bất cứ ngư dân nào trở về từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa đều bức xúc và phẫn nộ trước hành động ngang ngược của tàu quân sự, tàu cá Trung Quốc trên vùng biển chủ quyền VN .

- NÓNG : LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG BIỂU TÌNH VÀO 08h30 NGÀY CHỦ NHẬT 02.06.2013 , PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC , GÂY HẤN VÀ XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nong-loi-keu-goi-xuong-uong-bieu-tinh.html


- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐÂY VỀ SỰ XÂM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html




Cập nhật lúc 14:11, 01/06/2013

Ngư dân Biển Đông chịu cảnh ‘trên đe, dưới búa’


Trong khi các đội tàu chiến, hải giám, kiểm ngư, tàu cá Trung Quốc liên tục đổ xô ra biển Đông để cản đường ngư dân Việt thì trên bờ, thương lái Trung Quốc núp sau các đầu nậu địa phương thu mua ép giá hải sản, khiến ngư dân miền Trung thêm phần gặp khó.

Săn đuổi trên biển


Anh Phạm Thanh, phường An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng, thuyền trưởng tàu cá QNg 90397 kể, sau hành trình gần 100 hải lý ra khơi, chuẩn bị thả mẻ lưới đầu tiên thì xuất hiện tàu sắt màu xám ghi chữ Trung Quốc đèn đuốc sáng choang ập tới uy hiếp, xua đuổi. Gần đó, còn 3 tàu sắt khác đứng thành hàng chờ sẵn. Thuyền trưởng vội rồ máy chạy quanh tránh những cú đâm trực diện. Sau gần 6 tiếng đồng hồ, rạng sáng hôm sau, chiếc tàu cá mới thoát vòng nguy hiểm.

Cập âu thuyền Cảng cá Thọ Quang, thuyền trưởng Thanh cùng bạn tàu tháo vội đầu máy gần 500CV lên đà (xưởng) sửa chữa. Máy tàu hoạt động hết công suất suýt cháy, cũng may vào đến bờ mới hỏng. Cả tàu nhìn nhau ngao ngán.

Theo anh Thanh, để sửa chữa phải mất trên 100 triệu đồng.
Ngư dân Nguyễn Văn Thương cho biết tàu vừa bị mất 10 tấm lưới do bị tàu Trung Quốc truy đuổi trái phép.
Ngư dân Nguyễn Văn Thương cho biết tàu vừa bị mất 10 tấm lưới do bị tàu Trung Quốc truy đuổi trái phép.
Anh Nguyễn Đình Tư (quê Đức Phổ, Quảng Ngãi), ngư dân trên tàu nói, mấy tuần gần đây, Trung Quốc ra lệnh “cấm biển”, ngang nhiên trấn áp xua đuổi ngư dân Việt ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ Đà Nẵng dăm chục hải lý.

 Tàu cá ĐNa 90442 vừa mất 10 tấm lưới trị giá 60 triệu đồng vì bị “tàu trắng” của Trung Quốc vây ráp. Thuyền trưởng Nguyễn Cư  cho biết, tàu của ông vừa thả lưới thì phát hiện chiếc tàu sắt trắng, số hiệu 949 in chữ “China” cùng đội 16 chiếc tàu khác vây lại.

Ông Cư nổ máy chạy, nhưng tàu Trung Quốc chiếu pha đèn chặn đường, uy hiếp. Cứ vậy, suốt từ 4 giờ sáng đến 4 giờ chiều hôm sau. Thấy nhiên liệu cạn dần, ông Cư đành ra lệnh cắt bỏ 10 tấm lưới còn lại mới thoát kịp vào bờ. Chưa đầy một năm, tàu cá này đã 3 lần mất lưới do bị tàu phía Trung Quốc uy hiếp. Cuối năm 2012, tàu mất 30 tấm lưới khi hành nghề lưới cản gần đảo Bạch Long Vĩ.

Ép giá trên bờ

Cập bờ Đà Nẵng đã 2 ngày, tàu cá QNg 94191 vẫn chưa dám “xả hàng” vì giá quá bèo. Theo thuyền trưởng Trương Trung,  Đức Phổ, Quảng Ngãi, tàu đánh bắt được 15 tấn đủ loại cá, mực. Bình thường, loại cá rác giá 6-8 ngàn đồng/kg, nhưng hai tháng gần đây, thương lái ép giá xuống chỉ còn một nửa.

Mực giá chỉ ở mức 100-120 ngàn đồng/kg (loại mực ống, tươi ngon), còn lại từ 20-60 ngàn đồng/kg. Liên hệ đủ các đầu nậu quen mà giá hải sản bán buôn vẫn không nhích lên được. Theo các chủ tàu, cánh đầu nậu liên kết với nhau để ép giá ngư dân.

‘Trung Quốc bịt đường ra biển, ép giá trên bờ chẳng khác nào vừa đánh “tiền tuyến” lại phá “hậu phương” khiến đời sống ngư dân thêm bấp bênh, khốn đốn, anh Phạm Thanh bức xúc.  
Trung Quốc bịt đường ra biển, ép giá trên bờ chẳng khác nào vừa đánh “tiền tuyến” lại phá “hậu phương” khiến đời sống ngư dân thêm bấp bênh, khốn đốn
Trung Quốc bịt đường ra biển, ép giá trên bờ chẳng khác nào vừa đánh “tiền tuyến” lại phá “hậu phương” khiến đời sống ngư dân thêm bấp bênh, khốn đốn
Anh Trần Văn Hùng, Quy Nhơn, Bình Định, thuyền viên tàu QNg 94191, cho biết, gần đây, thương lái Trung Quốc kéo đến cảng cá nhiều hơn, nhưng không trực tiếp ra mặt mà núp đằng sau các đầu nậu địa phương để ép giá. Thay vì bán cho các công ty, nhà máy chế biến, đầu nậu được tư thương Trung Quốc ứng tiền, trả tiền “tươi”, nên nhiều chủ tàu đành nhắm mắt chấp nhận giá thấp.

Anh Hoàng Văn Bình, nhà đường Khúc Hạo, Nại Hiên Đông, Đà Nẵng, hiện chuyên thu gom hải sản phân phối các quán nhậu, nhà hàng tại Đà Nẵng kể: “Trước mình hay thu gom hải sản cho thương lái Trung Quốc. Nhưng sau 2 vụ bị lật kèo mất gần 200 triệu đồng, mình tởn đến già. Cánh thương lái Trung Quốc nhiều thủ đoạn, khi được lòng tin của các đầu nậu thì thường ăn cú đậm để chạy làng.

Mới đây, Chính phủ đã công bố dự thảo Nghị định về quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản, giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì. Trong đó có một quy định được nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm: Tổ chức có hành vi liên kết, hợp tác trái phép với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu gom thủy sản tại Việt Nam sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng, cá nhân vi phạm bị phạt đến 50 triệu đồng. Quy định hiện hành không quy định phạt đối với hành vi này.

Nhiều DN thủy sản đều đánh giá đây là quy định tích cực, một giải pháp hay.

Ông Trần Văn Lĩnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (Đà Nẵng), nhận xét quy định xử phạt mới là một giải pháp ngăn chặn tình trạng tranh mua thủy sản trái phép của thương lái nước ngoài, góp phần giải quyết vấn đề thiếu nguyên liệu của DN trong nước.

Thương lái nước ngoài sang thu mua nguyên liệu thủy sản rất nhiều. Đặc biệt, ở khu vực các cảng biển miền Trung, thương lái Trung Quốc xuất hiện thường xuyên. Họ thu gom đủ loại từ cá vụn giá rẻ dùng làm thức ăn chăn nuôi đến tôm, ghẹ, cá ngừ đại dương… với giá cao hơn giá DN Việt Nam thu mua. Trong khi nguyên liệu nội địa “chảy” sang nước khác thì DN Việt Nam lại luôn trong tình cảnh “đói” nguyên liệu. Đa số DN phải nhập 60%-70% nguyên liệu về chế biến mới đảm bảo hoạt động sản xuất.

Bích Ngọc (Tổng hợp TPO, PLTP) - baodatviet


___________


Ngư dân bị thương lái Trung Quốc ép giá hải sản mua rẻ mạt

26/05/2013 15:59



Theo nhiều ngư dân, các thương lái Trung Quốc đứng sau lưng một số tư thương sử dụng chiêu thu mua bằng hết hải sản, nhất là loại đánh bắt gần bờ với giá rẻ, cố tình gây khó dễ cho đội hình đánh bắt xa bờ, với mục đích làm cho ngư dân ta chán nản quay lưng với biển.



Đó là phản ảnh của nhiều ngư dân ở Đà Nẵng và các tỉnh thuộc khu vực miền Trung nói chung. Đa số ngư dân đều đề đạt nguyện vọng Nhà nước sớm có giải pháp buộc phía Trung Quốc rút các tàu ngư chính, tàu chiến và cả tàu cá của họ ra khỏi vùng biển nước ta, để ngư dân yên bề làm ăn. Tại đất liền, phải kịp thời ngăn chặn tình trạng thương lái Trung Quốc ép giá mua hải sản...

Không chỉ đưa tàu ngư chính, tàu chiến, tuần tra, tập trận trái phép tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, thời gian gần đây Trung Quốc xua hàng chục tàu cá loại trang bị hiện đại có tàu tải trọng lớn đi kèm tràn xuống vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa đánh bắt hải sản trái phép. Hành động ngang ngược này vừa xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền vùng biển Việt Nam, vừa cản trở hoạt động sản xuất bình thường của ngư dân ta.


Bất cứ ngư dân nào trở về từ vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa chúng tôi gặp đều tỏ rõ thái độ bức xúc và phẫn nộ trước hành động ngang ngược của tàu quân sự, tàu cá Trung Quốc trên vùng biển chủ quyền nước ta. Ai cũng cho rằng, chưa khi nào kể từ trước đến nay, hoạt động đánh bắt hải sản gặp khó khăn, trở ngại như thời gian này.


Mỗi khi ra biển, không chỉ tàu ngư chính, tàu chiến mà cả tàu cá của họ đều ngang nhiên xua đuổi, uy hiếp. Trước đây, vào vụ cá Nam, khi trở về tàu đầy ắp cá, còn hiện nay thua lỗ khá phổ biến. Việc đánh bắt tại các ngư trường truyền thống không còn bình yên, thuận lợi như trước.

Ngư dân Nguyễn Thân, ngụ tổ 28 phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, cũng là thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90463 TS, công suất 820 CV, bộc bạch: “Mấy năm trước đánh bắt hải sản rất thuận lợi. Có chuyến biển trúng đậm, trừ chi phí vẫn còn lãi 400 - 500 triệu đồng. Năm nay, ra khơi 3 chuyến 2 chuyến bị lỗ. Nguyên nhân là do tàu Trung Quốc liên tục xua đuổi khỏi ngư trường truyền thống”.

Ngưng một lát ông nói tiếp: “Vừa buông lưới, tàu ngư chính và tàu chiến của họ ào tới, chạy vòng quanh uy hiếp, phất cờ ra hiệu không cho đánh bắt. Không còn cách nào khác, đành phải thu lưới, cho tàu chạy về phía Nam. Nhưng rồi, đâu có yên, tại nơi vừa đến, tàu cá Trung Quốc, có tàu lớn đi kèm cố tình cản trở. Thấy tàu cá của ngư dân ta xuất hiện, tàu họ cứ tốc thẳng tới. Tàu mình bằng gỗ, tàu họ bằng sắt lại lớn hơn nhiều nên phải tránh...”.

Nhưng đâu đã hết, ông Thân cho hay, khi tàu về bến thì gặp ngay tình trạng hải sản bị ép giá. Năm 2012, cá ngừ đại dương loại 15 - 20kg/con, giá 45 - 50 nghìn đồng/kg nay chỉ còn 30 nghìn đồng...
Do bị tàu Trung Quốc xua đuổi, hiệu quả đánh bắt của các tàu xa bờ không còn cao như trước.

Cùng nỗi niềm, ông Lê Văn Ninh, ngụ tổ 85 phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90072 TS, tâm sự: “Chuyến đầu năm ra vùng biển Hoàng Sa bị tàu Trung Quốc xua đuổi dữ quá. Chuyến vừa rồi, ra Trường Sa. Nhưng vừa đến nơi thấy tàu cá Trung Quốc dày đặc trên biển. Chưa thả lưới, họ đã gầm ghè, cố tình xua đuổi mình đi nơi khác. Quả là vừa ăn cướp vừa la làng. Ngang nhiên chiếm biển, đánh bắt trái phép còn cố tình xua đuổi tàu cá của ngư dân ta”.

Có thể nói, hoạt động đánh bắt hải sản tại các ngư trường xa bờ của ngư dân ta đang gặp vô vàn khó khăn khi Trung Quốc đã lộ rõ mưu đồ độc chiếm biển Đông bằng cách tăng cường tuần tra uy hiếp, xua tàu cá của họ tràn ngập vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Không ít tàu cá của ngư dân ta cùng lúc phải đương đầu với tàu ngư chính, tàu chiến và cả máy bay trực thăng của họ. Can trường bám biển, nhưng làm ăn trên biển trong tình trạng này cũng khó mang lại hiệu quả cao.

Trước thực trạng đó, nguyện vọng chung của ngư dân là Nhà nước sớm có giải pháp buộc Trung Quốc rút các tàu ngư chính, tàu chiến và cả tàu cá của họ ra khỏi vùng biển nước ta, để ngư dân yên bề làm ăn. Việc sản xuất trên biển của ngư dân rất cần có sự hỗ trợ, bảo vệ của tàu công vụ. Tại đất liền, phải kịp thời ngăn chặn tình trạng ép giá mua hải sản.

Theo nhiều ngư dân, các thương lái Trung Quốc đứng sau lưng một số tư thương sử dụng chiêu thu mua bằng hết hải sản, nhất là loại đánh bắt gần bờ với giá rẻ, cố tình gây khó dễ cho đội hình đánh bắt xa bờ, với mục đích làm cho ngư dân ta chán nản quay lưng với biển. Vì vậy, đề nghị cơ quan chức năng cần kịp thời có biện pháp ngăn chặn tình trạng này...


XEM THÊM :



- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html

- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . ---------  Free Citizens: Dissemination of the Universal Declaration of Human Rights set to continue. WE - the Free Citizens -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html

- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     

....................................

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét