Ngày 1.12, tàu cá của một ngư dân ở Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc lục
soát lấy cá, vứt bỏ ngư cụ xuống biển, gây thiệt hại khoảng 115 triệu
đồng, tại vùng biển cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 170 hải lý.
Trưa 5.12, tàu cá QNg - 90133 của ông Huỳnh Quang Vũ (xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã được một tàu bạn cùng địa phương lai dắt về cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu. Ngư dân Huỳnh Minh Khôi (tàu cá QNg - 90133) kể: Vào chiều 28.11, khi tàu chúng tôi vừa chạy ra đến vùng biển cách đảo Lý Sơn khoảng 170 hải lý thì tàu bị chết máy.
Cán bộ Biên phòng Trạm Tịnh Kỳ (Quảng Ngãi)
đang tiếp nhận trình báo của ngư dân bị cướp tài sản.
Trong thời gian chờ cứu, anh em trên tàu xuống biển đánh bắt cá với hy vọng vớt vát lại chút ít tổn phí. 6 ngư dân đã đánh được hơn 1 tấn cá. Bất ngờ vào sáng 1.12, có 1 chiếc tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 306 tiến đến tàu chúng tôi. Biết sắp gặp chuyện chẳng lành nên mọi người đã vội vàng cất giấu thiết bị...
Sau khi chạy đến cách tàu QNg - 90133 vài trăm mét, tàu Trung Quốc dừng lại, thả ca nô xuống và cử 6 người xuống.
Anh Khôi nhớ lại: “Sau khi lên tàu, 6 người Trung Quốc dồn tất cả 6 ngư dân chúng tôi lên phía trước mũi tàu. Sau đó, số người Trung Quốc bắt đầu lục soát khắp tàu. Bọn họ lấy đi hơn 1 tấn cá, vứt bỏ toàn bộ lưới, dàn câu... trên tàu xuống biển, rồi mới chịu bỏ đi. Số cá, lưới, câu... bị người của tàu Trung Quốc lấy đi và vứt bỏ trị giá khoảng 115 triệu đồng.”
Ông Phan Thuẫn - ủy viên Hiệp hội Cá ngừ đại dương Phú Yên, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 (Tuy Hòa), bày tỏ: “Là một người cả đời bám biển, tôi thấy chưa bao giờ miếng ăn của ngư dân nước ta bị đe dọa, cướp phá trắng trợn như lúc này!”
Theo ông Bùi Cương, người lai dắt tàu ông Vũ vào bờ, ông cũng vừa bị tàu Trung Quốc phá hỏng hơn 10 tay lưới và rượt đuổi ngay trên vùng biển gần nơi tàu ông Vũ bị nạn. Vì vậy, khi nhận thông tin cứu hộ từ tàu ông Vũ, ông Cương phải quan sát kỹ, thấy không có tàu Trung Quốc mới dám đến cứu.
Ngư dân Hoàng Công Hà (xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), đi trên tàu ông Cương, cung cấp thêm: Thời gian gần đây, tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước ta rất nhiều. Có lúc ngư dân Trung Quốc vào cách đảo Lý Sơn chỉ khoảng 100 hải lý để khai thác.
Thuyền trưởng tàu câu cá ngừ đại dương Nguyễn Đình Nhã (Phú Yên) cho biết, thời gian gần đây, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, kéo vào tận vùng biển phía Nam nước ta. Mỗi tối, tàu của ngư dân Trung Quốc chong dàn đèn sáng khủng khiếp, ánh sáng mỗi tàu lan đến 10-15 hải lý, chụp sạch mực trong một vùng rộng lớn. Bởi vậy, tàu của ngư dân Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa ở gần đó không còn mực làm mồi để câu cá bò gù nữa.
Theo Trạm biên phòng Đà Rằng (Tuy Hòa, Phú Yên), tình trạng tàu nước ngoài lấn chiếm, xâm phạm lãnh hải Việt Nam, khiến ngư dân rất bức xúc. Trong khi đó, ngư dân Phú Yên ngại va chạm, một phần vì tàu cá nhỏ, hơn nữa đó là cả gia sản tích cóp, vay mượn mới có. Nếu va chạm, phần thua thiệt thuộc về ngư dân địa phương.
Phùng Quang Thanh tiếp kiến thiếu tướng TQ Vương Tây Hân và khẳng định: "Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu
nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với
Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Việc giao lưu
trao đổi đoàn ở các cấp là cần thiết nhằm trao đổi, hợp tác, học hỏi lẫn
nhau, tạo sự thân tình, cởi mở, tin cậy, đồng thời tăng cường tình đoàn
kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước..." (ảnh thêm bởi Danlambao)
Công Xuân - Đào Đức Tuấn - Thanh Ba
6.12.12
_________________________
Ngư dân Việt Nam lo sợ nhưng vẫn ra khơi
Trung Quốc ban hành lệnh mới trong đó cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam được phép kiểm tra và bắt giữ tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Đông mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.Trong một động thái có thể làm gây thêm căng thẳng với các nước láng giềng trong vấn đề Biển Đông, truyền thông Trung Quốc hồi cuối tháng 11 vừa qua cho biết chính quyền Bắc Kinh đưa ra lệnh mới nhằm bảo vệ vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền - có hiệu lực bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 sang năm.
Mục tiêu chính là bắt ngư dân Việt Nam
Chính quyền Trung Quốc đã giao cho tỉnh Hải Nam (tỉnh thuộc cực nam của Trung Quốc) có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển khoảng 2 triệu km vuông ở biển Đông. Lệnh mới này vừa được cơ quan lập pháp cấp tỉnh thông qua như một cách chính thức đề cao vai trò của cảnh sát biển Trung Quốc. Tuy nhiên, việc tàu cá Việt Nam bị cảnh sát biển Trung Quốc bắt hay rượt đuổi đã xuất hiện từ vài năm trở lại đây. Ngư dân Nguyễn Viết Là, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết:
Cảnh sát biên giới Hải Nam sẽ khám xét và đuổi tàu nước ngoài có hoạt động trái phép tại vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý xung quanh các hòn đảo được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Luật mới sẽ được áp dụng trên phạm vi các đảo và vùng biển nằm trong đường lưỡi bò“Từ lâu thì cảnh sát Trung Quốc đã vào Hoàng Sa rồi chứ. Hồi nào cũng vậy, năm nào cũng vậy cảnh sát biển của họ cũng bắt ngư dân. Bây giờ cũng vậy”.
ông Ngô Sĩ Tồn
Ông Là đánh bắt ở vùng Hoàng Sa và Trường Sa và bị cảnh sát biển Trung Quốc bắt bốn lần trong mấy năm qua. Mỗi lần như thế, ông đều bị tịch thu tài sản hoặc lấy tàu và bỏ tù, đòi tiền chuộc.
Tân Hoa Xã hôm cuối tháng 11 trích đăng một đoạn quan trọng trong luật mới trong đó qui định 6 hành động của tàu nước ngoài có thể khiến cảnh sát biển Hải Nam thực hiện khám xét. Nhưng các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông còn chờ một thông tin cụ thể hơn cũng như chủ trương chính thức từ phiá chính phủ Bắc Kinh.
Trong cuộc phỏng vấn đầu tháng 12 với tờ New York Times, ông Ngô Sĩ Tồn (Tổng giám đốc văn phòng đối ngoại tỉnh Hải Nam) khẳng định lệnh mới trước tiên nhắm vào ngư dân Việt Nam đánh bắt tại đảo Phú Lâm (Vĩnh Hưng) của Hoàng Sa mà ông gọi là “trái phép”.
Ông Ngô nói rằng cảnh sát biên giới Hải Nam sẽ khám xét và đuổi tàu nước ngoài có hoạt động trái phép tại vùng biển thuộc phạm vi 12 hải lý xung quanh các hòn đảo được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Luật mới này theo lời ông Ngô sẽ được áp dụng trên phạm vi các đảo và vùng biển nằm trong đường lưỡi bò.
Ngư dân Nguyễn Chí Thạnh nói với đài RFA rằng khi nghe lệnh mới của Trung Quốc thì ông cũng không ngạc nhiên lắm vì thực tế hành động bắt bớ của cảnh sát biển Hải Nam đã xảy ra trước đây. Ông cho rằng
hễ khi gặp tàu Trung Quốc thì hầu như tàu cá nào của Việt Nam cũng phải tháo chạy:
“Chạy chứ, chạy hết ga hết số. Tàu Trung Quốc rượt tàu chúng tôi chạy như sư tử săn mồi”.
Tuy nhiên, nhiều ngư dân Việt Nam khẳng định vẫn sẽ bám biển. Chị Nguyễn Thị Hương có chồng và con đi làm nghề đánh cá ở Hoàng Sa và Trường Sa cho biết lệnh mới của Trung Quốc làm chị vô cùng lo lắng vì theo chị, giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có thoả thuận rõ ràng về vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên chị vẫn cho chồng con ra khơi:
Cũng đi đánh cá hoài thôi, chỉ còn nghề biển chứ còn nghề gì nữa...Cũng hy vọng Nhà nước bảo vệ ngư dân“Cũng đi, bây giờ ảnh với hai đưá con cũng đi”.
Ông Nguyễn Viết Là, ngư dân
Chị Hương cho biết gia đình chị ra khơi vì được Nhà nước khuyến khích làm kinh tế biển trong lúc ông Nguyễn Chí Thạnh thì cho rằng dân biển thì phải làm biển:
“Sợ thì sợ chứ biển thì phải đi, chỗ làm mà làm sao ở nhà được”.
Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quãng Ngãi, năm ngoái có 17 tàu thuyền Việt Nam với 200 ngư dân bị nước ngoài bắt. Hầu hết các trường hợp không được hỗ trợ như mong đợi. Ông Nguyễn Viết Là hy vọng có thể được Nhà nước bảo vệ:
“Cũng đi đánh cá hoài thôi, chỉ còn nghề biển chứ còn nghề gì nữa"
"Cũng hy vọng Nhà nước bảo vệ ngư dân”.
Quyết tâm bá chủ biển Đông của Trung Quốc
Trung Quốc cho thành lập khu vực hành chính mà họ gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý khu vực bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam, Trung Quốc và 4 nước nữa có tuyên bố chủ quyền. Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt đơn vị đồn trú cho thành phố mới thành lập này.
Lệnh mới của Trung Quốc là một động thái nữa cho thấy quyết tâm ngày càng cao của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền biển Đông sau một loạt các hoạt động khác bao gồm cả việc tổ chức các tuyến du lịch ra Hoàng Sa và in bản đồ hình lưỡi bò trên hô chiếu công dân.
Tỉnh Hải Nam không phải là nơi duy nhất thông qua các lệnh mới liên quan đến bảo vệ biển đảo. Thời gian gần đây, tỉnh Chiết Giang và Hà Bắc cũng thông qua các qui định tương tự trong nổ lực bảo vệ biển đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Lệnh mới này của Trung Quốc khiến một số nước ASEAN và Hoa Kỳ hoặc lên tiếng quan ngại hoặc cho biết sẽ tìm hiểu rõ ràng hơn.
Theo dòng thời sự:
- “Cuộc chiến mới” của Việt Nam và Trung Quốc
- Ngư dân Việt Nam không chùn bước
- Bảo vệ ngư dân là bảo vệ chủ quyền
- Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có thực sự hiệu quả?
- Tàu cá Việt Nam bị Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa
- Trung Quốc tiếp tục xâm phạm lãnh hải Việt Nam
- Người Việt phẫn uất với Trung Quốc
- Kỷ niệm ngày thành lập Hải quân Nhân dân trong khi TQ cấm ngư dân VN đánh bắt cá
- Ngư dân bất chấp Trung Quốc cấm biển
- Trung Quốc gia tăng đe dọa Việt Nam tại biển Đông
- 751 ngư dân Việt Nam đang bị bắt giữ ở nước ngoài
- Tàu đánh cá Việt Nam tiếp tục bị tàu lạ đâm chìm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét