Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

5 bloggers Việt Nam được Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch vinh danh, trao giải thưởng uy tín Hellman / Hammett vì đã dấn thân cho nhân quyền : Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy (blogger Jane Hoang), JB Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú (blogger Uyên Vũ).


Năm người VN được giải nhân quyền

Cập nhật: 10:35 GMT - thứ năm, 20 tháng 12, 2012

Cây bút Nguyễn Hữu Vinh trước cơ quan công an Hà Nội

Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch công bố trao giải Hellman/Hammett cho năm cây bút ở Việt Nam trong số 41 nhân vật từ 19 nước.

Các vị Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh Hoàng và Vũ Quốc Tú, hiện đều đang sống tại Việt Nam, được ca ngợi như những người “đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình”, theo thông báo của Human Rights Watch hôm 20/12/2012.

Ông Lawrence Moss, điều phố viên chương trình của Human Rights Watch và cũng là chuyên gia được Liên Hiệp Quốc mời tư vấn về nhân quyền viết về những người được giải năm nay:


“Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng, hay vì phê phán hoặc đụng chạm tới những người nắm quyền”.

Một ban tuyển chọn sẽ trao giải thưởng bằng tiền (grants) để trợ giúp những cây bút vốn vì công việc đưa tin mà chịu sự đối xử hà khắc của chính quyền.

Năm nay, Human Rights Watch cũng trao giải thưởng cho một số nhà hoạt động tại Trung Quốc, gồm Vương Lực Hống, Tề Sùng Hoài, Hoàng Kỳ, Tôn Văn Quảng và Hà Đức Phổ.

Ngoài ra, còn có các cây viết và nhà vận động Huuchinhuu Govruud (người Nội Mông), Memetjan Abdulla và Gulmire Imin (người Hồi giáo Uighur) cũng từ Trung Quốc được trao giải.

"Giải thưởng Hellman/Hammett giúp cho các cây viết là nạn nhân chỉ vì hoạt động công bố thông tin, thể hiện ý tưởng"
Lawrence Moss


Ngoài, ra còn có bốn nhà hoạt động Tây Tạng được trao giải ẩn danh vì lý do an ninh của họ.

Trong các nước ASEAN, bên cạnh Việt Nam, tại Indonesia có hai nhân vật, nhà thơ, nhà báo Putu Oka Sukanta và nhà vận động cho người Papua là Dominikus Sorabut được trao giải năm 2012.


'Cản trở có hệ thống'


Human Rights Watch, tổ chức chuyên giám sát tình hình nhân quyền trên thế giới có trụ sở tại Mỹ cho rằng chính quyền Việt Nam cản trở một cách có hệ thống các quyền tự do hiến định như tự do ngôn luận, tự do lập hội ôn hòa.


Lillian Hellman (1905 -1984) từng bị truy bức vì quan điểm thiên tả ở Mỹ

Họ cũng thường nói chính quyền Việt Nam đàn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, tố cáo tham nhũng, hay kêu gọi cải cách dân chủ, điều nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ.

Gần đây, các tổ chức nhân quyền quốc tế nêu lên hiện tượng công an Việt Nam theo dõi gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh những người bị quy kết là 'nguy hiểm' cho an ninh quốc gia.

Trong một diễn biến liên quan với hai người được nhận giải trong cùng một nhà, hôm 16/12 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Bấm Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy và tịch thu hộ chiếu của Hiếu dù ông đã có visa đi Mỹ.

Năm nay, Human Rights Watch cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua đời khi lưu vong tại Mỹ hồi tháng 10 vừa qua.

Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett từng bị phái hữu tại Mỹ truy bức vì coi họ là 'cộng sản'.

Trị giá của giải thưởng này là 10 nghìn USD cho một người, và từ 23 năm qua, đã có trên 750 người trên toàn thế giới được giải.


BBC


____________________________________



 Các blogger Việt Nam được vinh danh vì đã dấn thân cho nhân quyền

Năm người được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett 

HRW (New York, ngày 20 tháng Mười Hai năm 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố có năm blogger người Việt trong số 41 cá nhân xuất sắc từ 19 quốc gia vừa được trao giải thưởng uy tín Hellman/Hammett để ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị. Đó là Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Minh HoàngVũ Quốc Tú (xin xem tiểu sử tóm tắt của từng người ở cuối bài).

“Cũng như những người Việt khác đang thực thi quyền tự do ngôn luận, nhiều người trong giới blogger ngày càng phát triển của đất nước này đang phải chịu sức ép gia tăng từ các hành động đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa,” ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, là tổ chức quản lý giải thưởng thường niên Hellman/Hammett nói. “Qua việc vinh danh năm cá nhân dũng cảm này, những người đã phải chịu đựng nhiều và đang tiếp tục đối mặt với những nguy cơ đe dọa các quyền cơ bản của mình, chúng tôi có vinh dự được tiếp thêm sức mạnh cho những tiếng nói mà Đảng Cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam muốn ngăn cản họ không được tham gia công luận về nhiều vấn đề chính trị và xã hội của Việt Nam.” 

Những người Việt mà tiếng nói phê bình và cảnh tỉnh bị chính quyền muốn dập tắt được trao giải năm nay thể hiện sự đa dạng của nhiều thành phần trong xã hội, gồm: nhà vận động tự do tôn giáo Nguyễn Hữu Vinh (J.B Nguyễn Hữu Vinh); nhà bảo vệ nhân quyền Phạm Minh Hoàng (bút danh Phan Kiến Quốc); nhà báo tự do Vũ Quốc Tú (bút danh Uyên Vũ), nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn và nhà bình luận chính trị, xã hội trẻ tuổi Huỳnh Thục Vy. Cả năm người đều bị chính quyền đàn áp vì những bài viết của họ. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cản trở một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, và đàn áp những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham nhũng, hay kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế độ cai trị độc đảng. Những người cầm bút thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bị các “tòa án nhân dân” kết án tù nhiều năm, bị công an tạm giữ và thẩm vấn liên miên, bị nhiều cơ quan chính quyền theo dõi gắt gao, hạn chế đi lại trong nước và cấm xuất cảnh, bị nhân viên an ninh và côn đồ lạ mặt đánh đập, bị phạt hành chính, và bị cản trở các cơ hội tìm việc làm để sinh sống. 

Vào ngày 16 tháng Mười Hai, tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, công an cấm blogger Huỳnh Trọng Hiếu rời Việt Nam đi Mỹ để nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 2012 thay cho cha Huỳnh Ngọc Tuấn và chị gái Huỳnh Thục Vy, đồng thời tịch thu hộ chiếu của anh. Theo công an, họ làm như vậy theo yêu cầu của công an tỉnh Quảng Nam, nơi gia đình họ Huỳnh sinh sống. Hai người được nhận giải Hellman/Hammett 2012 khác là blogger Nguyễn Hữu Vinh và Vũ Quốc Tú cũng từng bị cấm rời khỏi Việt Nam (Nguyễn Hữu Vinh trong tháng Tám năm 2012 và Vũ Quốc Tú vào tháng Năm năm 2010). Blogger Phạm Minh Hoàng đang thi hành án 3 năm quản chế, và không được ra khỏi địa phận phường đang cư trú. 

Trong một vụ việc gần đây, ba thành viên sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammett, Nguyễn Văn Hải (viết blog với bút danh Điếu Cày), Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải (viết blog với bút danh Anhbasg) bị xử án tù giam vào ngày 24 tháng Chín năm 2012 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Cũng trong tháng đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đang chịu sức ép đấu đá chính trị, đã lệnh cho Bộ Công an tấn công các blog và trang mạng không vừa ý chính phủ, trừng phạt những người sáng lập ra các blog và trang mạng đó, và cấm công chức, viên chức nhà nước đọc và/hoặc phát tán thông tin từ các trang nói trên. 

“Trong khi chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp các cộng đồng liên mạng đang cất lên tiếng nói trực ngôn ngày càng mạnh bạo, hơn bao giờ hết, thế giới cần hưởng ứng việc làm của năm người Việt Nam được nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm nay,” ông Adams phát biểu. “Các quốc gia dân chủ trên thế giới không nên lẳng lặng tiếp tục làm ăn với Việt Nam như không có chuyện gì xảy ra. Ngược lại, họ nên đặt yêu cầu thả hết các tù nhân chính trị và những người cầm bút làm một điều kiện cho quan hệ hữu hảo.” 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng tưởng niệm cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, người nhận giải thưởng Hellman/Hammett năm 1994 mới qua đời tại nơi lưu vong vào ngày mồng 2 tháng Mười năm 2012. Từng được suy tôn là một trong những nhà thơ chính trị lớn nhất của Việt Nam, Nguyễn Chí Thiện là biểu tượng của ý chí và lòng dũng cảm cá nhân, bất chấp mọi nỗ lực của chính quyền Việt Nam nhằm dập tắt tiếng nói của ông trong suốt mấy thập kỷ. Lần đầu Nguyễn Chí Thiện bị bắt là năm 1960 vì ông dám bắt bẻ phiên bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về lịch sử. Vào năm 1979, trong khoảng thời gian được tự do ngắn ngủi giữa các đợt tù đày, ông tới sứ quán Anh ở Hà Nội để tìm cách công bố với thế giới hàng trăm bài thơ do ông thầm lặng sáng tác và thuộc lòng trong những lần ở tù trước đó, dù biết mình sẽ bị bắt lại. Các bài thơ đó được xuất bản trong tập thơ có tựa đề “Hoa Địa ngục,” trở thành hiện tượng văn học trên khắp thế giới trong khi chính tác giả đang mòn mỏi sau song sắt của hàng loạt nhà tù ở Việt Nam. 


Về Giải thưởng Hellman/Hammett 


Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền. Một ban tuyển chọn uy tín sẽ trao giải thưởng bằng tiền mặt nhằm vinh danh và trợ giúp những cây bút mà công việc sáng tác và hoạt động của họ bị đàn áp do chính sách hà khắc của chính quyền. 

Giải thưởng này mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống cộng ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950. Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm. Hammet phải vào tù một thời gian. 

Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các cây bút bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng. 

Trong 23 năm qua, hơn 750 cây bút từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett với phần thưởng lên tới 10.000 đô la Mỹ một người, tổng giá trị lên tới hơn 3 triệu đô la Mỹ. Chương trình này cũng trao những khoản tài trợ khẩn cấp nhỏ cho những người cầm bút đang cần cấp tốc rời khỏi đất nước của họ, hoặc những người cần được điều trị y tế ngay sau khi ra tù hoặc bị tra tấn. 

“Giải Hellman/Hammett nhằm mục đích giúp đỡ những nhà văn đã chịu thiệt thòi vì bày tỏ những ý kiến hoặc thông tin chỉ trích các chính sách hay phê phán nhà cầm quyền,” Lawrence Moss, điều phối viên của giải thưởng, phát biểu. “Nhiều nhà văn được vinh danh qua giải thưởng này cùng chia sẻ mục đích chung với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương bằng cách đưa ra trước ánh sáng những vụ lạm dụng và xây dựng áp lực công luận để thúc đẩy những thay đổi tích cực.” 


Để xem tiểu sử của tất cả các nhà văn được công khai trao giải thưởng Hellman-Hammett năm 2012, xin truy cập: http://www.hrw.org/node/112138

Hạn nộp hồ sơ đề cử giải thưởng Hellman/Hammett 2013 là ngày 15 tháng Hai năm 2013. 

Thông tin thêm về chương trình Hellman/Hammett và mẫu đề cử giải 2013 có tại trang http://www.hrw.org/hhgrants/nominations

Muốn xem thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xin truy cập: https://www.hrw.org/languages?lang=vi

Muốn có thêm thông tin, xin liên hệ:

Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động); hoặc siftonj@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @johnsifton 

Ở New York, Lawrence Moss (tiếng Anh), +1-212-216-1810; +1-212-228-4272 (di động); hoặc mossl@hrw.org

Ở Boston, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): + 1-917-378-4097 (di động); hoặc robertp@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @Reaproy

Ở San Francisco, Brad Adams (tiếng Anh): +1-510-926-8443 (di động); hoặc adamsb@hrw.org. Đăng ký cập nhật trên twitter @BradAdamsHRW 


Lý lịch và trích dẫn bài viết của những người ở Việt Nam được trao giải Hellman -Hammett 2012 


Huỳnh Ngọc Tuấn 

Huỳnh Ngọc Tuấn là một cây bút có nhiều ảnh hưởng với hàng chục bài báo, xã luận và một tập truyện phơi bày những bất công xã hội và bạo quyền của chính phủ. Các bài viết của ông đề cao nhân quyền, dân chủ và niềm tin cá nhân về tính ưu việt của một hệ thống đa đảng. Ông bị bắt vào tháng Mười năm 1992 vì muốn chuyển ra nước ngoài tập truyện phê phán chính sách nhà nước, khiến ông bị khởi tố về tội tuyên truyền chống nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Vào tháng Tư năm 1993, ông bị xử 10 năm tù kèm theo 4 năm quản chế. Mặc dù vậy, sau đó ông vẫn tiếp tục duy trì thái độ bất đồng chính kiến, và viết một cuốn hồi ký ghi lại quãng thời gian mười năm trải qua các nhà tù khác nhau. Năm 2007, ông gia nhập Khối 8406, một nhóm cổ vũ cho dân chủ. 

Năm 2011, công an khám nhà Huỳnh Ngọc Tuấn và tịch thu một máy tính, các phụ kiện máy tính và nhiều sổ tay, vở viết. Ông bị phạt 100 triệu đồng Việt Nam (khoảng 5.000 đô la Mỹ) về tội dùng công nghệ thông tin hoạt động tuyên truyền chống nhà nước. Công an gây sức ép khiến Huỳnh Ngọc Tuấn không thể tìm được việc làm. Hai người con ông Huỳnh Ngọc Tuấn là Huỳnh Thục Vy và Huỳnh Trọng Hiếu cũng là những người viết blog nổi tiếng. Họ cũng phải chịu sự theo dõi, đe dọa, thẩm vấn và các hình thức sách nhiễu khác của công an, như bị thu máy chụp hình và điện thoại di động. 

“Ở VN chi phối mọi mối quan hệ xã hội không phải là Luật pháp mà là ý chí của Đảng CS. Đảng CS có toàn quyền tuyệt đối trong mọi quyết định, từ những việc có liên quan đến vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc cho đến kinh tế, văn hóa và đời sống của nhân dân. Đảng CS vừa có trong tay sức mạnh “cứng” như nhà tù, công an hùng hậu, quân đội đông đảo và cả hệ thống “Pháp luật” để phục vụ cho quyền uy đó. Và họ có cả “quyền lực mềm” như: nguồn tài nguyên quốc gia, hệ thống báo chí, đài phát thanh, truyền hình, giáo hội quốc doanh… cho nên họ có thể kiểm soát và chi phối xã hội bằng sức mạnh của quyền lực “cứng” hoặc sử dụng quyền lực “mềm” như chiếc đũa thần chỉ đạo từ trên cao, và dân chúng bị biến thành một bầy cừu, một thứ con rối mà không hề hay biết hoặc hay biết nhưng bất lực hoặc đồng lõa.” – Huỳnh Ngọc Tuấn, 2012 


Huỳnh Thục Vy 


Con gái ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Huỳnh Thục Vy là một người viết blog chính trị trẻ tuổi có nhiều bài viết được phổ biến rộng rãi trên mạng. Vì có cha là tù nhân chính trị, Huỳnh Thục Vy sớm phải chịu sự kỳ thị từ thời thơ ấu. Đến cuối năm 2008, cô bắt đầu đăng một số bài viết trên trang web Đàn Chim Việt ở nước ngoài. Các bài viết của Huỳnh Thục Vy đề cập đến nhiều vấn đề chính trị, xã hội và đề cao một hệ thống chính trị đa đảng, tự do và dân chủ, và kêu gọi những người trẻ tuổi quan tâm hơn đến chính trị và xã hội. Dù chỉ tự học về luật, nhưng Huỳnh Thục Vy nổi lên như một nhân vật vận động cho một xã hội pháp quyền, và viết nhiều bài ủng hộ những nhà hoạt động pháp lý bị bỏ tù vì các tham gia các hoạt động ôn hòa. 

Sau khi tư gia của gia đình họ Huỳnh bị khám xét, sách vở và máy tính bị tịch thu (như đã kể ở phần trên), Huỳnh Thục Vy bị phạt hành chính 85 triệu đồng Việt Nam (khoảng 4,250 đô la Mỹ). Cũng giống như cha mình, sức ép của công an khiến Huỳnh Thục Vy gặp nhiều trở ngại khi đi tìm việc làm để sinh sống. 

“Ở Việt Nam, đi bầu cử là một chuyện không thể không làm – dù có muốn hay không. Đơn giản vì chuyện bầu bán ở đây không có gì quan trọng bởi nó hoàn toàn không thay đổi hay ảnh hưởng gì đến bất cứ vấn đề lớn nhỏ nào liên quan đến quốc gia ở tầm vĩ mô, nó cũng chẳng liên quan gì đến đời sống của từng cộng đồng dân cư cụ thể nào… 

“Im lặng trước nghịch lý chính là đồng ý với sự nghịch lý đang diễn ra và điều ấy là thiếu trách nhiệm với bản thân mình, cũng như thiếu tinh thần xã hội với đất nước. Chúng ta phải lựa chọn cho chính mình một xã hội tiến bộ, trong đó quyền bầu cử, ứng cử phải được diễn ra trong công bằng, dân chủ và tự do đúng nghĩa.” – Huỳnh Thục Vy, 2011 


Nguyễn Hữu Vinh 


Nguyễn Hữu Vinh (Jean Baptiste Nguyễn Hữu Vinh hoặc J.B Nguyễn Hữu Vinh) là một blogger Công giáo nổi tiếng, vận động cho tự do tôn giáo và các quyền cơ bản của con người. Ông viết về các vấn đề được công luận quan tâm nhiều, ví dụ như nạn cưỡng chế đất đai, nạn bạo hành của công an, chính sách hà khắc của chính quyền, và các hành động đàn áp tôn giáo và tự do tôn giáo. Ông cũng nổi tiếng với loạt phóng sự năm phần tả chi tiết phiên xử phúc thẩm nhà hoạt động pháp lý nổi tiếng, Ts. Cù Huy Hà Vũ. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Vinh còn sáng tác thơ và truyện ngắn bình về các vấn đề chính trị và xã hội. Trong số các bài viết năm 2012 trên blog của ông có truyện trào phúng bốn kỳ nhan đề “Gặp Tổng thống Obama” với nhân vật chính là tác giả, gặp được Obama trong mơ và hai người trao đổi về các vấn đề như tự do ngôn luận và tự do báo chí. 

Nguyễn Hữu Vinh bị theo dõi gắt gao, đe dọa, thẩm vấn và tạm giữ. Ông từng hai lần bị côn đồ lạ mặt tấn công: lần thứ nhất vào tháng Giêng năm 2010, khi đưa tin công an ngược đãi giáo dân trong vụ tranh chấp đất đai giữa giáo xứ Đồng Chiêm và chính quyền địa phương; lần sau, vào tháng Bảy năm 2012, sau khi đưa tin trên blog về các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hồ Hoàn kiếm, Hà Nội. Hồi tháng Tám năm 2012, chính quyền cấm Nguyễn Hữu Vinh rời Việt Nam để đưa mẹ đi chữa bệnh tại Singapore. 

Con đường hàng tỉnh tôi đi 
Sáu mươi năm ấy có gì đổi thay? 
Bên đường, biệt thự đang xây 
Ống tiêm, kim chích vứt đầy lối xưa 
Mấy đứa nghiện hút vật vờ 
Cháu con các cụ ngày xưa đi cày 
Mấy đứa nghiện hút vật vờ. 
Là con các cụ ngày xưa đi cày 
Hỏi sao ra nông nỗi này 
Thưa rằng, dự án đổi thay từng giờ 
Bờ xôi ruộng mật khi xưa 
Đã thành dự án cho vừa lòng quan 
Nửa mơ, nửa tỉnh bàng hoàng 
Nông thôn đổi mới, tan hoang từng nhà 
Nông dân, người chủ khi xưa 
Thành dân lưu lạc, vật vờ hôm nay 
Dân oan tăng trưởng từng ngày 
Trước làm nông nghiệp, ngày nay… thị thành – Nguyễn Hữu Vinh, 2012 


Phạm Minh Hoàng 


Phạm Minh Hoàng (bút danh Phan Kiến Quốc) từng giảng dạy khoa học ứng dụng tại Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Trên blog, ông viết về các vấn đề chính trị và xã hội, như quyền của người lao động, nạn hủy hoại các di tích văn hóa trên khắp đất nước và nạn ô nhiễm môi trường. Ông mở các khóa dạy kỹ năng “mềm” cho thanh niên, dạy họ cách xây dựng lòng tự tin và hình thành thế giới quan khoa học để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. Theo báo chí nhà nước, Phạm Minh Hoàng bị quy là đã dạy thanh niên về bất phục tùng dân sự trong các khóa học này. 

Phạm Minh Hoàng bị bắt ngày 13 tháng Tám năm 2010 vì bị quy cho là có quan hệ với một đảng bị chính quyền Việt Nam cấm đoán là Việt Tân, tổ chức từng âm mưu nổi dậy chống cộng sản nhưng sau này đã chuyển hướng sang đấu tranh ôn hòa. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không thấy chứng cứ nào cho thấy Phạm Minh Hoàng đã ủng hộ hay tham gia bạo động chống chính phủ. Ngược lại, theo chính báo chí nhà nước, “tội” của Phạm Minh Hoàng là đã viết “33 bài xuyên tạc chính sách và đường lối của Đảng và Nhà nước.” Ông bị Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử ngày mồng 10 tháng Tám năm 2011 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Ông bị kết án theo điều 79 của bộ luật hình sự Việt Nam với mức án ba năm tù giam, kèm theo ba năm quản chế. Trong phiên xử phúc thẩm ngày 29 tháng Mười Một năm 2011, Tòa án Nhân dân Tối cao giảm mức án dành cho ông xuống còn 17 tháng, nhờ đó Phạm Minh Hoàng được thả ngày 13 tháng Giêng năm 2012. Tuy nhiên, ông hiện đang trong thời gian quản chế ba năm, và không được rời khỏi địa bàn phường đang cư trú. 

“Trong một thời gian dài, VN là nơi có giá nhân công thuộc hàng rẻ nhất thế giới. Điều này đã hấp dẫn các nhà đầu tư, chủ yếu là các ngành thâm dụng lao động. Đến nay, VN đã trở thành nơi gia công lớn trong khu vực. Hệ quả của giá nhân công rẻ là đời sống công nhân ngày càng tồi tệ. Từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp, ngừng việc tập thể… 

“Nếu nhà nước không có những cơ chế bảo vệ người lao động mà mãi chạy theo con số tăng trưởng thì những xung đột này sẽ chẳng bao giờ chấm dứt và VN sẽ mãi mãi chẳng bao giờ thoát khỏi kiếp gia công với những rủi ro, những bất trắc, những lệ thuộc mà chúng ta vẫn thường thấy.

“Để trả giá cho việc ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế, nông dân và công nhân là nạn nhân đã đành, nhưng còn một tác hại vô cùng quan trọng là vấn đề ô nhiễm môi trường đã đang và sẽ hủy hoại sức khỏe của hàng triệu người trong những năm tháng tới.” – Phạm Minh Hoàng, 2009 


Vũ Quốc Tú 


Vũ Quốc Tú (bút danh Uyên Vũ) là một nhà báo tự do và blogger. Ông viết cho báo chí của nhà nước trong thập niên 1990 và bắt đầu viết blog từ giữa những năm 2000. Vũ Quốc Tú là thành viên sáng lập của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, được thành lập vào tháng Chín năm 2007 với mục đích vận động cho tự do ngôn luận và báo chí độc lập. Sau khi ra đời, trong mấy tháng đầu tiên, các thành viên của câu lạc bộ liên tiếp đưa tin về những chuyện hoặc sự kiện bị chính quyền và báo chí nhà nước ỉm đi hoặc lờ đi. Ví dụ như, họ đưa tin về những cuộc đình công tự phát của công nhân khu công nghiệp Bình Dương, về vụ xử các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như Lê Thị Công Nhân và Nguyễn Văn Đài, các vụ biểu tình ngoài đường phố phản đối Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, các vụ tranh chấp đất đai giữa nhà thờ Công giáo và chính quyền địa phương, và các vụ biểu tình của sư sãi Miến Điện năm 2007. Ba thành viên khác của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cũng đã từng được nhận giải thưởng Hellman/Hammett, là các blogger: Nguyễn Văn Hải (bút danh Điếu Cày), Phan Thanh Hải (bút danh Anh Ba Sài Gòn hay Anhbasg) và Tạ Phong Tần, cả ba người đều đang phải ngồi tù vì đã thực thi quyền tự do ngôn luận

Vũ Quốc Tú viết về các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Ông là người điểm sách cuốn “Trại Súc vật” của Orwell, và các tập thơ bất đồng chính kiến của Trần Vàng Sao và Bùi Chát. Ông cũng lên tiếng bênh vực cho cây bút đồng nghiệp Nguyễn Văn Hải đang bị tù đày. 

Vũ Quốc Tú sống cùng vợ là Lê Ngọc Hồ Điệp, người viết blog với bút danh Trăng Đêm. Hai vợ chồng họ đã bị công an sách nhiễu trắng trợn, từ theo dõi gắt gao đến thẩm vấn và đánh đập. Vào ngày mồng 1 tháng Năm năm 2010, công an tạm giữ Vũ Quốc Tú và Lê Ngọc Hồ Điệp ở sân bay Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh khi họ chuẩn bị lên máy bay đi Băng Cốc nghỉ tuần trăng mật. Công an câu lưu và thẩm vấn họ trong suốt mấy tiếng đồng hồ và cấm họ xuất cảnh, viện dẫn lý do cần bảo vệ an ninh quốc gia. Công an cũng gây sức ép ngăn không cho Vũ Quốc Tú tìm được việc làm. 

“…chúng tôi tham gia biểu tình cũng là một cách bày tỏ thái độ một cách ôn hòa. Nhưng nhiệt tình của thanh niên Việt Nam từ Hà Nội đến Sài Gòn đã bị từ chối, các cuộc biểu tình ôn hòa tắt ngấm. Tôi mất việc đến hôm nay, nhiều người khác mất chỗ ở, mất việc làm kiếm sống. Những người hăng say nhất lại bị gặp khó khăn nhiều nhất. Có người bỏ nước ra đi… Những tấm lòng yêu nước nhìn nhau e dè. Nhưng tôi vẫn tin, dù chỉ là những cánh én nhỏ nhoi, những người thanh niên đầy sức sống ấy đã báo hiệu là Mùa Xuân của tổ quốc Việt Nam đang về.” – Vũ Quốc Tú, 2009.

HRW gửi Dân Làm Báo
danlambaovn.blogspot.com

*


For Immediate Release
Vietnamese Bloggers Recognized for Commitment to Rights


5 Win Prestigious Hellman/Hammett Awards


(New York, December 20, 2012) – Five Vietnamese bloggers are among an extraordinary group of 41 people from 19 countries who have received the prestigious Hellman/Hammett award recognizing writers who demonstrate courage and conviction in the face of political persecution, Human Rights Watch said today. They are Huynh Ngoc Tuan, Huynh Thuc Vy, Nguyen Huu Vinh, Pham Minh Hoang, and Vu Quoc Tu (short biographies below).

“Like other Vietnamese exercising their right to free expression, many of the country’s growing corps of bloggers are increasingly threatened, assaulted, or even jailed for peacefully expressing their views,” said Brad Adams, Asia director at Human Rights Watch, which administers the annual Hellman/Hammett awards. “By recognizing these five brave men and women, who have already suffered much and face on-going threats to their basic rights, we are honored to amplify the voices the ruling Vietnamese Communist Party wants to prevent from participating in public discussions of Vietnam’s many social and political problems.”

This year’s Vietnamese award-winners reflect the diversity of sectors in Vietnamese society whose critical and concerned voices the government wishes to silence: advocate of religious freedom Nguyen Huu Vinh (who blogs as J.B Nguyen Huu Vinh); rights defender Pham Minh Hoang (who blogs as Phan Kien Quoc); freelance journalist Vu Quoc Tu (known as Uyen Vu); novelist Huynh Ngoc Tuan; and the youthful political, social commentator Huynh Thuc Vy. All five have been persecuted for their writings.

Human Rights Watch said that the Vietnamese government systematically suppresses freedom of expression, association, and peaceful assembly, and persecutes those who question government policies, expose official corruption, or call for democratic alternatives to one-party rule. Writers and bloggers often face lengthy prison terms imposed by “people’s courts,” temporary police detention and onerous interrogation, intrusive surveillance by various authorities, restrictions on domestic travel and prohibitions on leaving the country, beatings by security officials and anonymous thugs, fines, and denial of opportunities for livelihood.

On December 16, 2012, the police at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh city prohibited blogger Huynh Trong Hieu from leaving Vietnam for the United States to receive the 2012 Hellman/Hammett awards on behalf of his father, Huynh Ngoc Tuan, and his sister Huynh Thuc Vy, and confiscated his passport. According to the police, they acted upon a request from the police of Quang Nam province where the Huynh family resides. Two other 2012 Hellman/Hammett recipients, bloggers Nguyen Huu Vinh and Vu Quoc Tu, have been also prohibited from leaving the country (Nguyen Huu Vinh in August 2012 and Vu Quoc Tu in May 2010). Blogger Pham Minh Hoang is serving a three-year probation term, which restricts his movement within his residential ward.

In a recent case, the three founders of Vietnam’s Club of Free Journalists and former Hellman/Hammett awardees, Nguyen Van Hai (who blogs as Dieu Cay), Ta Phong Tan, and Phan Thanh Hai (who blogs as Anhbasg), were sentenced to imprisonment on September 24, 2012, for “propaganda against the state.” That same month, politically beleaguered Prime Minister Nguyen Tan Dung ordered the Ministry of Public Security to target blogs and websites not approved by the authorities, punish those who create them, and prohibit state employees to read and/or disseminate information published on these websites.

“As Vietnam’s government escalates its repression of an increasingly outspoken online community, it is more important than ever for the world to celebrate the work of the five Vietnamese recipients of this year’s Hellman/Hammett awards,” Adams said. “The world’s democracies should not just continue with business as usual in Vietnam. Instead, they should make the release of all writers and political prisoners a condition of good relations.”

Human Rights Watch also commemorated the life and work of the 1994 Hellman/Hammett award winning poet Nguyen Chi Thien, who died in exile on October 2, 2012.  Revered as one of Vietnam’s greatest political poets, Nguyen Chi Thien symbolized personal courage and determination despite every effort by Vietnamese authorities to silence him over many decades. Nguyen Chi Thien was first detained in 1960 for questioning the Communist Party’s version of history. In 1979, during one of his brief periods of freedom, he barged his way into the British embassy in Hanoi to make available to the world hundreds of poems he had composed in his head and memorized while previously in detention, knowing that he would be arrested again. The poems were published under the title “Flowers from Hell,” becoming a worldwide literary sensation as he indeed languished in another series of Vietnamese jails.

About the Hellman/Hammett Awards


The Hellman/Hammett awards are given annually to writers around the world who have been targets of political persecution or human rights abuses. A distinguished selection committee awards the cash grants to honor and assist writers whose work and activities have been suppressed by repressive government policies.

The grants are named for the American playwright Lillian Hellman and her longtime companion, the novelist Dashiell Hammett. Both were questioned by US congressional committees about their political beliefs and affiliations during the aggressive anti-communist investigations inspired by Sen. Joseph McCarthy in the 1950s. Hellman suffered professionally and had trouble finding work. Hammett spent time in prison.

In 1989, the trustees appointed in Hellman’s will asked Human Rights Watch to devise a program to help writers who were targeted for expressing views that their governments oppose, for criticizing government officials or actions, or for writing about subjects that their governments did not want reported.

Over the past 23 years, more than 750 writers from 92 countries have received Hellman/Hammett grants of up to US$10,000 each, totaling more than $3 million. The program also gives small emergency grants to writers who have an urgent need to leave their country or who need immediate medical treatment after serving prison terms or enduring torture.

“The Hellman/Hammett grants aim to help writers who have suffered because they published information or expressed ideas that criticize policy or offend people in power,” said Lawrence Moss, coordinator of the Hellman/Hammett grant program. “Many of the writers honored by these grants share a common purpose with Human Rights Watch: to protect the rights of vulnerable people by shining a light on abuses and building pressure for change.”

For the biographies of all writers publically awarded 2012 Hellman/Hammett grants, please visit: http://www.hrw.org/node/112138


Nominations for 2013 Hellman/Hammett grants are due by February 15, 2013.

More information on the Hellman/Hammett program, and the 2013 nomination form, are available at:
http://www.hrw.org/hhgrants/nominations

For more Human Rights Watch reporting on Vietnam, please visit:
http://www.hrw.org/asia/vietnam

For more information, please contact:

In Washington, DC, John Sifton (English): +1-646-479-2499 (mobile); or siftonj@hrw.org. Follow on twitter @johnsifton
In New York, Lawrence Moss (English), +1-212-216-1810; or +1-212-228-4272 (mobile); or mossl@hrw.org
In Boston, Phil Robertson (English, Thai): +1-917-378-4097 (mobile); or robertp@hrw.org. Follow on twitter @Reaproy
In San Francisco, Brad Adams (English): +1-510-926-8443 (mobile); or adamsb@hrw.org. Follow on twitter @BradAdamsHRW

Biographies and Writings of Vietnamese 2012 Hellman/Hammett Winners


Huynh Ngoc Tuan


Huynh Ngoc Tuan has written dozens of influential articles, commentaries, and a novella exposing social injustice and government repression. His writings promote human rights, democracy, and what he believes are the virtues of a multi-party political system. He was arrested in October 1992 for attempting to send abroad a novella and several short stories critical of government policies, for which he was charged with conducting propaganda against the Socialist state. In April 1993 he was sentenced to 10 years in prison, followed by another four years of probation that restricted his movement and activities. He nevertheless resumed his dissident actions, writing a memoir detailing his 10 years in various prisons. In 2007, he joined the pro-democracy grouping Bloc 8406.

In 2011, the police searched Huynh Ngoc Tuan’s house and confiscated a computer, computer accessories, and paper notebooks. He was fined 100,000,000.00Vietnamese Dong (about US$5,000) for using information technology to conduct propaganda against the state. Police pressure has made it impossible for Huynh Ngoc Tuan to obtain a secure job. Two of Huynh Ngoc Tuan’s children, Huynh Thuc Vy and Huynh Trong Hieu, are prominent young bloggers in their own right. They also suffer from police surveillance, intimidation, interrogation, and other forms of police harassment, such as confiscation of cameras and cell phones.

“In Vietnam, what dominates all social relations is not the law, but the will of the Communist Party. The Party has absolute power to make all decisions, ranging from the destiny of the nation to economic, culture and daily life of the people. The Party has ‘hard’ power including a prison system, a powerful police force, a big army and a system of ‘Law’ designed to serve this power. The Party also possesses ‘soft’ power including national resources, the press and media and the state-owned religious churches. It controls and dominates society using both ‘hard’ and ‘soft’ power in an attempt to turn the people into a herd of sheep, or a kind of puppet that is ignorant, powerless or complicit”.
 – Huynh Ngoc Tuan, 2012

Huynh Thuc Vy


Huynh Ngoc Tuan’s daughter Huynh Thuc Vy is a young political blogger whose writing has spread extensively on the internet. Due to her father’s status as a political prisoner, Huynh Thuc Vy suffered discrimination during her childhood. She began publishing articles on the foreign-based website Dan Chim Viet in late 2008. Touching upon various social and political issues, Huynh Thuc Vy’s writing promotes a multi-party political system, freedom, and democracy, and urges young people to become socially and politically engaged. While teaching herself law, Huynh Thuc Vy has emerged as a proponent of a society run by rule of law and written in support of legal activists who have been imprisoned for their peaceful activism.

After the Huynh family home was searched and computer equipment and notebooks seized, Huynh Thuc Vy was fined 85,000,000.000 Vietnamese Dong (about US$4,250). Like her father, she has difficulty finding gainful employment because of police pressure.

“In Vietnam, one has to vote whether one wants to or not. Who you vote for is not important. It does not affect or change any national matter, whether big or small. It also has nothing to do with the life of any particular community of normal people.…

“To remain silent before such absurdity is to agree with such absurdity. It means a lack of responsibility to oneself and to society and the country. We must choose for ourselves a progressive society in which the right to vote and the right to run for an election must be carried out in a meaningful, democratic and just manner.” – Huynh Thuc Vy, 2011

Nguyen Huu Vinh


Nguyen Huu Vinh (also known as Jean Baptiste Nguyen Huu Vinh or J.B Nguyen Huu Vinh) is a prominent Catholic blogger advocating freedom of religion and fundamental human rights. He writes about such topics of great public concern as land confiscation, police brutality, abusive government policies, and repression of church and religious freedom. He is also well known for having written a five-part series of reports narrating in detail the appeal trial of prominent legal activist Dr. Cu Huy Ha Vu. In addition, Nguyen Huu Vinh composes poetry and short fiction commenting on social and political issues. His 2012 blogs have included the four-part satire “Meeting President Obama,” with himself as protagonist, in which he encounters Obama in a dream and the two of them discuss issues like freedom of speech and freedom of press.

Nguyen Huu Vinh has been subjected to intrusive surveillance, intimidation, interrogation, and detention. He has been assaulted twice by unknown thugs: first, in January 2010, for reporting police ill-treatment of parishioners during a land dispute between Dong Chiem parish and the local government; then, in July 2012, for blogging reports about anti-China protests at Hoan Kiem Lake in Hanoi. In August 2012, the authorities prohibited Nguyen Huu Vinh from leaving Vietnam to accompany his mother on a medical trip to Singapore.

I am walking along the road
What changes in the last sixty years do I see?
On the side, new villas are being constructed
Syringes and needles are thrown on the path
Drug addicts hang out nearby
They are the children and grandchildren of peasants
I asked what happened
They responded that there are many development projects
Fertile rice fields in the old days
Have become parts of these projects to please the leader
I am not sure if I was awake or in a nightmare
The countryside is “reformed,” yet individual family is destroyed
The old master of the land before, the peasants
Now become landless wanderers
A class of land petitioners grows every day
They used to toil the field,
Today they are drifting on urban streets… – Nguyen Huu Vinh, 2012

Pham Minh Hoang


Pham Minh Hoang (who blogs as Phan Kien Quoc) previously taught applied science at the Ho Chi Minh City Polytechnic University. In his blog, he has written about social and political issues, including workers’ rights, national destruction of Vietnamese cultural heritage sites, and environmental pollution. He has conducted free “soft” skills courses for young people, teaching them how to build self-confidence and how to form scientific views so they can be prepared for future careers. According to state media, in these courses, Pham Minh Hoang allegedly taught young people about civil disobedience.

Pham Minh Hoang was arrested on August 13, 2010, for his alleged affiliation with the officially-proscribed Viet Tan party, a group that once espoused rebellion against the communist government but later changed its approach to peaceful resistance. Human Rights Watch has found no evidence that Pham Minh Hoang has advocated or participated in violent action against the government. Instead, according to state media itself, Pham Minh Hoang’s “crime” is having written “33 articles that distort the policies and guidelines of the Party and the State.” He was convicted on August 10, 2011, by the People’s Court of Ho Chi Minh City for “conducting activities to subvert the administration.” He was sentenced under article 79 of the Vietnamese penal code to three years in prison, to be followed by three years on probation.
During his appeal trial on November 29, 2011, the People’s Supreme Court reduced his sentence to 17 months, as a result of which Pham Minh Hoang was released on January 13, 2012. However, he is currently serving his three years of probation, which confines his movement to the residential ward where he lives.

“For a long time, Vietnam’s human labor has been among the cheapest in the world. This has attracted many investors, primarily for labor-intensive industries. Now, Vietnam has become a big processing [country] in the region. The consequence of cheap labor is that the life of the worker becomes worse and worse. This leads to disputes, conflicts and collective work stoppages.

“If the state does not have a mechanism to protect laborers and keeps running after growth statistics, these conflicts will never end. Vietnam will never get rid of the processing status with its usual risk, uncertainty and dependency.

“Workers and peasants are not the only victims of the cost of political stability and economic growth. Another serious harm is environmental pollution, which has been and will continue to destroy the health of millions of people in the months and years to come.”
 – Pham Minh Hoang, 2009

Vu Quoc Tu


Vu Quoc Tu (who writes as Uyen Vu) is a freelance journalist and a blogger. He worked for state-controlled magazines in the 1990s and started to blog in the mid-2000s. Vu Quoc Tu was a founding member of the Club for Free Journalists established in September 2007 to promote freedom of expression and independent journalism. During the first few months of its existence, club members covered newsworthy stories and events that were either suppressed or ignored by Vietnamese officialdom and the government-controlled media. For example, they covered wild-cat strikes by industrial workers in Binh Duong province, the trials of prominent dissidents such as Le Thi Cong Nhan and Nguyen Van Dai, 2008 street protests against the Beijing Olympics, land disputes between Catholic churches and local administrations, and the 2007 protests by Buddhist monks in Burma. Three other members of Club for Free Journalists have received Hellman /Hammett awards in the past: bloggers Nguyen Van Hai (known as Dieu Cay), Phan Thanh Hai (known as Anh Ba Sai Gon or Anhbasg) and Ta Phong Tan, all of whom are currently serving prison sentences for exercising their right to freedom of expression.


Vu Quoc Tu writes about social, economic, and political issues. He has also reviewed the Vietnamese translation of Orwell’s Animal Farm and the dissident poetry of Tran Vang Sao and Bui Chat. He has voiced support for imprisoned fellow writer Nguyen Van Hai.
Vu Quoc Tu lives with his wife, Le Ngoc Ho Diep, who blogs as Trang Dem. The couple has been subjected to intensive police harassment, including intrusive surveillance, interrogation, and beating. On May 1, 2010, police detained Vu Quoc Tu and Le Ngoc Ho Diep at Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh City as they were boarding a plane to Bangkok to go on honeymoon. The police held and interrogated them for several hours and forbade them from traveling abroad, contending this was necessary to protect Vietnam’s national security. Police pressures have also prevented Vu Quoc Tu from securing employment in Vietnam.

“… our participation in protests was a way to peacefully express our views. But the enthusiasm of Vietnamese youth from Hanoi to Saigon was rejected. Peaceful protests were crushed. I lost my job. Many others lost a place to live or a job to earn their living. The most enthusiastic protesters face the most difficulties. Some left our country… Patriotic people look at one another in reservation. But I still believe that these spirited young people, no matter how few of them, are like swallow that signal a Spring is coming for the country of Vietnam.” – Vu Quoc Tu, 2009



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét