Thứ bảy 22 Tháng Mười Hai 2012
Ca khúc và giai thoại : 40 năm "Bài Thánh Ca Buồn"
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ (DR)
Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se
lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu
quen thuộc của “Bài thánh ca buồn” vang lên khắp nơi. Gần nửa thế kỷ
trôi qua, vào dịp lễ Giáng sinh, bản tình ca ấy vẫn cứ thản nhiên len
lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những chòm xóm nhỏ, thậm chí
còn quen thuộc hơn cả Thánh ca Giáo đường.
Đã 40 năm trôi qua, giờ đây khi đặt câu hỏi, trong số các bài
hát việt về Giáng sinh, ca khúc nào phổ biến nhất, câu trả lời chắc chắn
sẽ là “Bài thánh ca buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, văn không ngừng ngân
vang trong những đêm lành.
Thực ra, Elvis Phương không phải là ca sĩ đầu tiên thể hiện “Bài thánh ca buồn”, và có lẽ cũng chẳng phải là người cuối cùng, nhưng anh đã là người mặc định cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm pha trộn giữa mùa Noel xưa và nay, một chút gì tiếc nuối, xa vắng, kết hợp sử lý giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âmca từ rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên trở thành một tuyệt tác mà qua biết bao nhiêu thế hệ người nghe, nó vẫn luôn là bài ca Giáng sinh được yêu mến nhất.
Quay trở lại với nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” thì vốn là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Ông sáng tác ca khúc này vào năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông.
Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Đà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa”… Hiện tại, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng không có aitheo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc tại Sài Gòn.
Mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 40 năm khi ca khúc ra đời, cha đẻ của Bài thánh ca buồn - nhạc sĩ Nguyễn Vũ - vẫn còn nguyên sự phấn khích: "Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen".
Ông kể rằng năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái người công giáo tại thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng Sinh. Cô gái và người nhạc sĩ đều im lặng. Khi nghe ca khúc Silent Night (Đêm thánh vô cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô gái lẩm nhẩm hát theo, hình ảnh ấy cứ ám ảnh người nhạc sĩ cho đến nhiều năm sau đó, "trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng lại không có can đảm để làm quen", vào năm 1972, Nguyễn Vũ đã viết lại cảm xúc của mình". Và "Bài Thánh Ca Buồn" đã ra đời.
Đối với một tác phẩm nổi tiếng, chúng ta không chỉ xem xét, khẳng định khía cạnh tài năng của người sáng tác, mà còn phải quan tâm tới những nhân tố làm nên sở thích ở người nghe.“Bài thánh ca buồn” quả thực là một ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử, khiến cho tác phẩm phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích. Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn, nhưng không bi lụy.
Ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Ngày nay, ngoài việc cộng đồng công giáo tổ chức lễ Noel theo những nghi lễ của tôn giáo nghiêm trang của mình, lễ Giáng sinh còn là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp của nhiều tầng lớp dân chúng nói chung, và đối với họ, Noel là một ngày Hội hơn là một ngày Lễ.
Đã 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần dần. “Bài thánh ca buồn” đã thực sự trở thành một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20121222-bai-thanh-ca-buon-mot-dinh-menh-xuyen-nua-the-ky
Thực ra, Elvis Phương không phải là ca sĩ đầu tiên thể hiện “Bài thánh ca buồn”, và có lẽ cũng chẳng phải là người cuối cùng, nhưng anh đã là người mặc định cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm pha trộn giữa mùa Noel xưa và nay, một chút gì tiếc nuối, xa vắng, kết hợp sử lý giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âmca từ rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên trở thành một tuyệt tác mà qua biết bao nhiêu thế hệ người nghe, nó vẫn luôn là bài ca Giáng sinh được yêu mến nhất.
Quay trở lại với nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” thì vốn là một sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Ông sáng tác ca khúc này vào năm 1972, tức cách đây đúng 40 năm và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện.
Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Chính thành phố sương mù này đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông.
Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh từng đoạt giải nhất đơn ca thiếu nhi do đài phát thanh Đà Lạt tổ chức. Năm 23 tuổi, Nguyễn Vũ có bản nhạc đầu tay “Huyền thoại chiều mưa”… Hiện tại, ông có 4 người con gái đều đã trưởng thành nhưng không có aitheo nghiệp âm nhạc của cha. Hiện ông đang mở lớp dạy đàn, dạy nhạc tại Sài Gòn.
Mỗi ca khúc đều có một số phận, nhưng sau hơn 40 năm khi ca khúc ra đời, cha đẻ của Bài thánh ca buồn - nhạc sĩ Nguyễn Vũ - vẫn còn nguyên sự phấn khích: "Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời trai trẻ của mình. Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen".
Ông kể rằng năm 14 tuổi, ông bị mê đắm bởi một cô gái người công giáo tại thành phố Đà Lạt sương mù. Tình cảm ấy khiến ông cứ lẽo đẽo theo cô trên đường đến nhà thờ. Trong một lần tan lễ, trời mưa rất to, cả hai đành phải trú mưa chung dưới một hiên nhà. Lúc ấy cũng đúng ngày lễ Giáng Sinh. Cô gái và người nhạc sĩ đều im lặng. Khi nghe ca khúc Silent Night (Đêm thánh vô cùng) phát ra từ nhà bên cạnh, cô gái lẩm nhẩm hát theo, hình ảnh ấy cứ ám ảnh người nhạc sĩ cho đến nhiều năm sau đó, "trái tim của một gã trai mới lớn thổn thức đến tội nghiệp nhưng lại không có can đảm để làm quen", vào năm 1972, Nguyễn Vũ đã viết lại cảm xúc của mình". Và "Bài Thánh Ca Buồn" đã ra đời.
Đối với một tác phẩm nổi tiếng, chúng ta không chỉ xem xét, khẳng định khía cạnh tài năng của người sáng tác, mà còn phải quan tâm tới những nhân tố làm nên sở thích ở người nghe.“Bài thánh ca buồn” quả thực là một ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử, khiến cho tác phẩm phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích. Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn, nhưng không bi lụy.
Ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Ngày nay, ngoài việc cộng đồng công giáo tổ chức lễ Noel theo những nghi lễ của tôn giáo nghiêm trang của mình, lễ Giáng sinh còn là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp của nhiều tầng lớp dân chúng nói chung, và đối với họ, Noel là một ngày Hội hơn là một ngày Lễ.
Đã 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần dần. “Bài thánh ca buồn” đã thực sự trở thành một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh.
http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20121222-bai-thanh-ca-buon-mot-dinh-menh-xuyen-nua-the-ky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét