Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Jason Szep, Reuters viết về No-U FC. Bóng đá: Cách mới để phản đối Trung Quốc của những người biểu tình tại Việt Nam ( Football - FEATURE-In Vietnam, anti-Chinese protesters find a new outlet - soccer ) _____ Bài báo của Reuteurs về No U FC đã được lên báo in của Singapore.


Anh Chí

Bài báo của Reuteurs về No U FC đã được lên báo in của Singapore. Mà ông Singapore lạ nhỉ, chả đăng tin cướp giết hiếp làm gì lại cứ quan tâm đến Việt Nam. Cẩn thận kẻo lại quy vào tội 'can thiệp vào nội bộ nước khác' à nha :)) 




CHỦ NHẬT, NGÀY 23 THÁNG MƯỜI HAI NĂM 2012

Bóng đá: Cách mới để phản đối Trung Quốc của những người biểu tình tại Việt Nam


Jason Szep, Reuters
Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Theo Tạp chí Phía Trước

HÀ NỘI, Ngày 23 tháng 12 – Dưới sự quan sát của những người công an mặc thường phục, tiền vệ Nguyễn Văn Phương dùng chân trái đã tung trái bóng vào góc khung thành. Những cổ động viên chống Trung Quốc đứng ngoài sân cỏ vỗ tay, ủng hộ. “Đả đảo Trung Quốc”, một người số hét lên. Phương giơ tay lắc quả đấm lên cao.


Trong khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hà Nội tiếp tục leo thang tại Biển Đông thì những người Việt biểu tình chống Trung Quốc phải đối mặt với các cuộc đàn áp liên tục từ phía công công an, và họ đã tìm kiếm một hình thức mới nhằm bày tỏ quan điểm chính trị: bóng đá.

“Mọi người không cảm thấy sợ hãi khi chơi bóng đá”, Phương, đội trưởng đội No-U FC, nói sau một buổi tập đấu tại thủ đô Hà Nội.


No-U Football Club. Ảnh: Facebook Page của No-U FC


Họ tự gọi họ là “No-U FC” – ám chỉ đến đường chữ U (đường lưỡi bò) mà Trung Quốc đã tuyên bố chiếm gần như toàn bộ diện tích tại Biển Đông, gồm luôn cả các vùng biển lân cận thuộc chủ quyền của Việt Nam, vòng xuống tận Malaysia và phía bắc Philippines. Đây là khu vực được cho có lượng dự trữ dầu mỏ rất phong phú, đồng thời cũng là tuyến đường vận chuyển chiến lược và ngư trường lớn nhất tại châu Á.

“FC” là viết tắt của Câu lạc bộ Bóng đá [Football Club]. Hoặc như một số cầu thủ nói, “Fuck China [mẹ kiếp bọn Trung Quốc]“.

Đội bóng bày tỏ sự giận dữ trước những quyết đoán về chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc, nơi mà họ tỏ ý trực tiếp chống lại các đồng minh của Hoa Kỳ là Việt Nam và Philippines. Trong khi đó, các nước như Brunei, Đài Loan và Malaysia cũng đưa ra các tuyên bố chủ quyền tại một số đảo ở khu vực này.

Câu lạc bộ được hình thành sau khi công an bắt giữ hàng chục người tụ tập biểu tình chống Trung Quốc một cách ôn hòa hầu như mỗi cuối tuần từ tháng Sáu đến tháng Tám năm ngoái. Lúc đầu họ còn được chấp thuận với sự kiểm soát chặt chẽ của công an nhưng các cuộc biểu tình như vậy hầu như là rất hiếm xảy ra dưới chế độ Cộng sản. Tuy nhiên, một số nhà ngoại giao có quan hệ với các lãnh đạo cấp cao trong chính phủ cho biết rằng, các nhà chức trách lo ngại các cuộc biểu tình có thể nổ ra ở diện rộng hơn và mất kiểm soát dẫn đến phong trào chống chính phủ.

Một số những người bị bắt đã bị cáo buộc tội chống phá nhà nước. Trong số những người biểu tình có cả các trí thức và blogger – họ bày tỏ sự giận dữ không những đối với vấn đề nhạy cảm liên quan đến Bắc Kinh mà còn có cả nhiều vấn đề xảy ra ngay trong nước – từ sự phân chia giàu nghèo trong xã hội, các vụ khiếu kiện đất đai cho đến sự tàn bạo của công an và hạn chế tự do ngôn luận.

Logo của đội bóng NO-U FC. Ảnh: Facebook Page của No-U FC

Sau khi cuộc đàn áp diễn ra, Phương và mộ số người biểu tình [chống Trung Quốc] khác đã gặp nhau ở Thủy Tạ, một quán cà phê nổi tiếng gần Hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, để bàn tính các bước tiếp theo. Nhưng công an đã buộc chủ quán cà phê không phục vụ họ. Họ đã đi đến quán cà phê khác, và ngay sau đó quán này cũng bị buộc đóng cửa.

“Đó là khi chúng tôi quyết định bắt đầu thành lập đội bóng”, Phương nói. “Chúng tôi cần một cách để gặp gỡ thường xuyên hơn”.

Khoảng 30 người đã đến buổi tập đầu tiên vào ngày 30 tháng Mười năm ngoái. Vào tháng Ba, họ đã có trận đấu nổi tiếng đầu tiên chơi với một đội do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tài trợ, một công ty nhà nước đã làm cho phía Trung Quốc tức giận khi công ty này khai thác dầu ở khu vực Biển Đông. Các fans No-U FC đã đến ủng hộ và vẫy các biểu ngữ chống Trung Quốc, hét lên “đả đảo Trung Quốc xâm lược”.

Sau đó Phương cho biết rằng công an đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không nên tiếp tục. Chủ sân bóng cũng không cho No-U FC tiếp tục thuê sân. Các quan chức công an đã không có bình luận gì về câu chuyện này.

MÈO VÀ CHUỘT



Đội bóng No-U FC và công an đã chơi trò mèo vờn chuột trong một thời gian dài, vì bất kỳ nơi nào họ tụ tập đều bị công an đến giải tán. Họ mặc áo màu đen và trắng với hình chữ U bị gạch chéo ở mặt trước. Sau lưng áo có in chữ: “Hoàng Sa”, quần đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông.

Kể từ tháng Chín, họ đã tập hợp hai lần một tuần tại một sân cỏ nhân tạo thuộc sở hữu của quân đội. Tuy nhiên, công an mặc thường phục thường xuyên đến để theo dõi.

Vào một ngày Chủ nhật gần đây, gần 100 thành viên No-U FC đã đến tham dự. Họ tự hào vì sự đa dạng của Câu lạc bộ: một thành viên là nhà thơ, một thành viên khác là nhân viên ngân hàng, với lứa tuổi từ 10 đến 60. Một số đã không ngại chơi bóng với đôi chân trần.

Ngoài niềm tin của họ, họ còn được liên kết bởi một điều khác: gần như tất cả trong số họ đều bị [công an] bắt giam trong những lần xuống đường biểu tình, cùng với những người ủng hộ như Tạ Trí Hải – một nghệ sĩ violin với chiếc mũ cao bồi rơm chơi âm nhạc dân gian trong các cuộc biểu tình.

“Chúng tôi đang ngày càng mạnh mẽ hơn vì có các phương tiện truyền thông xã hội”, Nguyễn Văn Dũng, thủ môn và người tổ chức các cuộc biểu tình. Câu lạc bộ đã tăng lên đến khoảng 120 thành viên và thường xuyên liên lạc chặt chẽ trên Facebook.

Dũng chỉ trích chính phủ vì sự phản ứng yếu ớt đối với việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm cả sự kiện hồi tháng trước khi các tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc cắt cáp một tàu địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong lúc công tác gần Vịnh Bắc Bộ.

“Chính phủ Việt Nam cần phải gây thêm áp lực lên Trung Quốc”, Dũng nói.

Điều đó sẽ hầu như không thể xảy ra.

Miễn cưỡng lớn tiếng khiếu nại



Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Việt Nam phải nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, dầu mỏ và thép từ Trung Quốc để nuôi sống nền kinh tế của Việt Nam, dẫn tới thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên đến 13 tỷ USD trong năm 2011 so với 185 triệu USD hồi năm 2001.

Sự căm thù Trung Quốc đã có một chiều dài lịch sử, bắt nguồn từ lòng tự hào dân tộc và cuộc đấu tranh cho nền độc lập sau nhiều thập kỷ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân. Các chùa chiền với màu xám nhạt khắc liền với các nhân vật Trung Quốc rất phổ biến xung quanh Hà Nội, một lời nhắc nhở từ hơn 1.000 năm mà Trung Quốc đô hộ nước này, sau đó kết thúc vào thế kỷ thứ 10.

Một số nhớ lại cuộc xâm lược của các lực lượng quân sự Trung Quốc ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 và những cuộc giao tranh biên giới tiếp tục vào những năm 1980. Dòng tiền của Trung Quốc bắt đầu chảy vào Việt Nam từ năm 1991, sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa, với tổng số đầu tư đạt lên 120 triệu USD vào năm 1999.

Kể từ đó, số tiền đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam tăng vọt lên 21 tỷ USD nếu kết hợp luôn cảc các dự án của Hồng Kông.

Lã Việt Dũng xâm hình No-U


Các nhà ngoại giao cho biết đó giải thích lý do vì sao Việt Nam rất miễn cưỡng trong việc lớn tiếng than phiền về những hành động khiêu khích từ phía Bắc Kinh.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ngày 19 tháng Mười một tại Campuchia, Trung Quốc đã gây đình trệ các cuộc tranh luận về việc đưa ra một nghị quyết tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, đồng thời bác bỏ những nổ lực đàm phán chính thức về vấn đề này cũng như bác bỏ những chỉ trích từ chính quyền Obama về tham vọng lãnh thổ của họ. Cùng lúc đó Philippines đã chính thức đệ đơn khiếu nại về vấn đề trên nhưng phía Việt Nam thì không đưa ra bất kỳ một tuyên bố nào.

Vài ngày sau đó, tỉnh Hải Nam đưa ra một quyết định cho phép cảnh sát biển nước này có quyền lục soát và bắt các tàu nước ngoài hoạt động “bất hợp pháp” trong vùng biển của họ ở Biển Đông, bắt đầu từ ngày 1 tháng Một tới đây. Các nước như Philippines, Singapore và Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bày tỏ mối ngại về điều luật trên. Trong khi đó Việt Nam giữ thái độ im lặng.

Việt Nam chỉ đưa ra lời lẽ lên án phía Trung Quốc sau khi các tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc phá hoại và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí hôm ngày 4 tháng Mười hai.

Phương, năm nay 25 tuổi, muốn chính phủ Việt Nam thể hiện tính nhất quán trong các tuyên bố công khai về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc. Và anh ấy không hiểu tại sao cơ quan nhà nước không ủng hộ quan điểm này.

“Chúng tôi là những người yêu nước”, Phương nói.

Phương cho biết anh đã đã bị bắt ba lần và bị mất cả việc làm sau khi chủ cửa hàng điện tử nhận được những áp lực từ phía công an. Đồng đội của Phương là anh Lê Dũng cũng không kém phần kiên quyết. Anh chia sẽ rằng vợ của anh đã ly dị anh vì anh không chịu ngừng đi biểu tình [phản đối Trung Quốc]. Một cầu thủ khác trong đội bóng, Lã Việt Dũng, đã xăm logo No-U lên cánh tay của anh.

Trong số những người hâm mộ của Câu lạc bộ có cả những người bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng như Lê Gia Khánh, năm nay 80 tuổi, từng bị bỏ tù sáu năm vì đã giúp lãnh đạo thuộc địa Pháp trong thời Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất kết thúc vào năm 1954. Ông đã bị bắt giam lần thứ hai trong thời gian chiến tranh Việt Nam với Hoa Kỳ.

“Đội này tồn tại để chứng minh rằng ngọn lửa trong trái tim của chúng tôi vẫn còn cháy sáng”, ông nói trong lúc hò hét cổ vũ đội bóng từ bên lề sân cỏ.

Bài viết được biên tập bởi Nick Macfie

Nguồn: Reuters / Yahoo!
© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012


__________________________

Football - FEATURE-In Vietnam, anti-Chinese protesters find a new outlet - soccer

(Note strong language in paragraph 5)

Reuters – Sun, Dec 23, 2012 03:01 GMT
Email
Print

RELATED CONTENT

Bet on Football - Get £25 Free
By Jason Szep

HANOI, Dec 23 (Reuters) - Under the watch of plainclothes police, midfielder Nguyen Van Phuong unleashed a powerful left-foot drive into the top corner. Dissidents cheered from the sidelines. "Down with China," some shouted. Phuong pumped his fist.

As tensions between Beijing and Hanoi escalate over the South China Sea, Vietnamese anti-China protesters who face repeated police crackdowns are finding a new form of political expression: soccer.

"People don't feel scared playing soccer," said Phuong, the team captain, after a practice match in the capital, Hanoi.

They call themselves "No U FC" -- a reference to the U-shaped line China has drawn around almost the entire South China Sea, passing close to Vietnam, then around Malaysia and north to the Philippines, an area where potential oil deposits, strategic shipping routes and fishing rights converge in one of Asia's most combustible territorial disputes.

"FC" stands for Football Club. Or, as some players say, "Fuck China".

The team illustrates mounting resentment of China whose sovereignty claims over the stretch of water off its south coast and to the east of mainland Southeast Asia set it directly against U.S. allies Vietnam and the Philippines, while Brunei, Taiwan and Malaysia also lay claim to parts.

The club was formed after police arrested dozens of anti-China protesters who had gathered peacefully almost every weekend from June to August last year. They were at first tolerated in the tightly controlled Communist country where public dissent is rare. But the authorities feared they could evolve into a wider, harder-to-control anti-government movement, said several diplomats with high-level government contacts.

Some of those arrested were accused of turning against the state. Among the protesters were intellectuals and bloggers whose anger extended well beyond Beijing to sensitive domestic issues - from a widening rich-poor divide to land evictions, police brutality and restrictions on freedom of expression.

After the crackdown, Phuong and other protest leaders met at Thuy Ta, a popular cafe near Hanoi's Hoan Kiem Lake, to plot their next move. Police ordered the cafe's owners not to serve them. They went to another cafe, and soon that was shut down.

"That's when we decided to start the soccer team," said Phuong. "We needed a way to meet regularly."

About 30 players turned up for their first practice on Oct. 30 last year. By March, they had their first high-profile game against a team sponsored by PetroVietnam, a state company that has riled China by exploring for oil in the South China Sea. No U FC's supporters waved anti-China banners and shouted "down with Chinese aggression".

Police ordered PetroVietnam not to play, said Phuong. The field's owner ordered them off the grounds, for good. Police officials were unavailable to comment on this story.


CAT AND MOUSE


No U FC engaged in a cat-and-mouse game with the authorities for several months, gathering at various fields in Hanoi often only to be shooed away. They wore black-and-white soccer jerseys with a crossed-out U-shaped crest on the front. Emblazoned on the back: "Hoàng Sa", the Vietnamese name for disputed islands also known as the Paracels.

Since September, they have gathered twice a week at an artificial-turf field owned by the military, an institution the protesters say appears sympathetic to their cause. But undercover police usually keep watch.

On a recent Sunday, nearly 100 No U FC members showed up. They take pride in their diversity: one is a poet, another a banker. Their ages range from 10 to 60. Some play barefoot.

Beyond their common beliefs, they are united by something else: nearly all have been detained at some point, along with supporters such as Ta Tri Hai, a violinist in a straw cowboy hat who played folk music on the sidelines.

"We're getting stronger because of social media," said Nguyen Van Dung, a goalkeeper and protest organiser. The club has swelled to about 120 members who communicate closely on Facebook.

He criticised the government for what he sees as a weak response to assertions of Chinese sovereignty, including last month when Chinese fishing boats were accused of cutting a seismic cable attached to a PetroVietnam vessel exploring near the Gulf of Tonkin.

"The Vietnam government needs to put more pressure on China," he said.

That looks unlikely to happen.


RELUCTANCE TO COMPLAIN TOO LOUDLY


Vietnam depends heavily on China. Imported Chinese machinery, refined oil and steel are at the heart of Vietnam's factory-fuelled economy, stretching Vietnam's trade deficit with China to $13 billion in 2011 from $185 million in 2001.

Chinese resentment runs deep, rooted in feelings of national pride and the struggle for independence after decades of war and colonialism. Faded grey pagodas etched with Chinese characters are studded around Hanoi, a reminder of the more than 1,000 years of Chinese rule that ended in the 10th century.

Some recall the invasion of Chinese forces in northern Vietnam in 1979 and the border skirmishes that continued into the 1980s. Chinese money began trickling in from 1991, when ties were normalised, reaching $120 million in investments by 1999.

Since then, Chinese investment has surged to $21 billion when combined with the value of Hong Kong projects in Vietnam.

This helps explain Vietnam's reluctance to complain loudly over each Beijing provocation, said diplomats.

At a Nov. 19 summit of Southeast Asian leaders in Cambodia, China stalled debate on a resolution of maritime disputes in the South China Sea, rebutted attempts to start formal talks on the issue and avoided any rebuke from Obama Administration over its territorial ambitions. While the Philippines lodged a formal protest, there were no public statements from Vietnam.

Days later, when China's southern Hainan province authorised police to board and seize foreign ships operating "illegally" in its waters in the South China Sea from next year, the Philippines, Singapore and the secretary general of the Association of Southeast Asian Nations expressed concern. Vietnam kept silent.

Only when Chinese boats were accused of sabotaging the Vietnamese oil exploration operation by cutting a seismic cable did authorities issue a condemnation on Dec. 4.
Phuong, 25, wants his government to show more consistency in its public statements over China's territorial ambitions. And he doesn't understand why authorities won't support him.

"We're patriots," he said.

He has been arrested three times and lost his job at an electronics shop after police pressured the owner, he said. Teammate Le Dung is equally resolute. His wife, he said, divorced him because he wouldn't stop protesting. Another player, La Viet Dung, tattooed the club's logo on his arm.

Among the club's fans are well-known dissidents such as Le Gia Khanh, 80, who was imprisoned for six years for helping former colonial ruler France during the First Indochina War that ended in 1954. He was jailed a second time during the Vietnam War with the United States.

"This team exists to prove that the fire in our hearts is still alive," he said after cheering the team from the sidelines. (Editing by Nick Macfie)



All Comments
Leave a comment...

Comment Guidelines
Post As

2 comments

Popular Now
Newest
Oldest
Most Replied


0users liked this commentPlease sign in to rate a Thumb UpPlease sign in to rate a Thumb Down0users disliked this comment
Tuyet Jethwa  •  7 hours ago
Come on NO-U FC!!!!!!!!!
Reply


1users liked this commentPlease sign in to rate a Thumb UpPlease sign in to rate a Thumb Down0users disliked this comment
Vocong  •  13 hours ago
I wish all the vietnamese will do it as Nguyen Van Phuog had done !!!
Reply
Post a comment

http://www.reuters.com/article/2012/12/23/vietnam-china-dissidents-idUSL4N09V2FP20121223
http://uk.eurosport.yahoo.com/news/football-feature-vietnam-anti-chinese-protesters-find-new-030113220.html


Facebook của No-U FC : https://www.facebook.com/pages/No-U-FC/355739044456658


1 nhận xét:

  1. Thi Nga Hoang Nguyenlúc 06:41 27 tháng 12, 2012

    Doi bong da nay thay the Cho DOI TUYEN BONG DA quoc gia duoc roi day! .chuyen ban do , ban re to quoc>: con doi bong NO -U la doi bong yeu nuoc.....

    Trả lờiXóa