Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Cần giúp đỡ: Long An: Thương cậu bé học giỏi nghỉ học vì thiếu tiền trường -------- Bến Tre: Đi thi đại học với 200.000 đồng --------- Lâm Đồng: Cổng trường đại học đang dần xa với chàng thanh niên mồ côi ----------- Cô công nhân nghèo quê Hà Tĩnh giấu cha mẹ ôn thi, đỗ 2 trường đại học, đậu rồi, nhưng không hết lo .

Cô công nhân nghèo giấu cha mẹ ôn thi, đỗ 2 trường đại học

Thương cậu bé học giỏi nghỉ học vì thiếu tiền trường

“Chú cứ vào tận nơi nhìn nhà thằng bé đó thì biết gia đình nó có nghèo hay không. Nhà nó có ba anh em, thằng lớn học lớp 8, thằng thứ 2 học lớp 4 và một thằng nhỏ mới 2 tuổi. Vì không có tiền đóng học phí, tiền trường, tiền sách vở, quần áo, giày dép mẹ nó cho thằng lớn nghỉ học. Chú cố gắng giúp nó để nó khỏi bỏ học giữa chừng nó học giỏi lắm”, cô Năm hàng xóm nhà em Hải chia sẻ.


Em Đoàn Thanh Hải (216, ấp Ngoài, xã Phước Hậu, Cần Giuộc, Long An) học sinh lớp 8 phải bỏ học giữa chừng vì cha mẹ không có khả năng mua sách giáo khoa, vở, đồng phục và giày dép cho ngày khai trường.

Theo chị Thủy, Hải là đứa con đầu trong gia đình, em rất ham học hầu như năm nào cũng được giấy khen của trường. Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn không được đầy đủ như chúng bạn nhưng Hải lại rất chăm học. Từ bé tới lớn, việc học hành của em đều tự giác cha mẹ không phải nhắc nhở. Biết con là đứa ngoan ngoãn chịu học nhưng vì hoàn cảnh gia đình hết sức ngặt nghèo, chị Thủy cũng đã nhiều lần tính tới chuyện cho con nghỉ học.
bỏ học, nhà nghèo, học phí, sách vở
Em Hải phải nghỉ học vì cha mẹ không đủ tiền đóng học cho em

Vì thương con nhiều lần chị đã cố gắng để con học, năm nào tiền đóng học phí của con cũng nợ nhà trường từ đầu năm tới cuối năm. Đến đầu năm nay, bạn của Hải nô nức tựu trường, Hải xin tiền mẹ để đóng học nhưng em rất buồn vì mẹ không thể đáp ứng được.

Nếu chỉ nghe qua giới thiệu thì nhiều người cũng khó có thể tin tại sao chỉ thiếu tiền sách, vở, đồ dùng… mà mẹ lại bắt con bỏ học trong khi bé lại học khá giỏi. Có lẽ cực chẳng đã vì không thể cố thêm được dù chỉ mấy trăm ngàn đồng nên người mẹ đành cho con nghỉ học.

Chị Thủy bị bệnh tim nhiều năm nay, những cơn đau thắt ngực luôn trực chờ khiến chị mệt mỏi nhưng cũng chỉ được chữa cầm chừng. Tất cả mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình từ tiền ăn, tiền điện, thuốc men và tiền học hành của con chỉ trông chờ tiền làm phụ hồ của anh Tùng. Vào những tháng nắng, nếu như có đủ việc 1 tuần anh Tùng cũng chỉ kiếm được 700 ngàn đồng.

Vườn rau trước nhà chị Thủy cố gắng cùng các con trồng để bán kiếm thêm đồng mắm muối phụ chồng. Vì không chăm được rau xấu nên nhiều lúc tiền bán rau không đủ tiền phân bón. Lúc chúng tôi tới, cũng là lúc cháu Hải vừa mua 10 kg gạo về chuẩn bị bữa tối.

Chia sẻ với chúng tôi chị Thủy cho biết: “Hai mẹ con cắt, bó suốt buổi chiều mới được 20kg rau quế. Vì không chăm được rau xấu nên chỉ bán giá 2 ngàn đồng/kg, được 40 ngàn kêu cháu Hải ra mua 10kg gạo, vẫn còn thiếu 50 ngàn cuối tuần bố lĩnh lương rồi trả người ta.

Tôi từ ngày bị bệnh tới nay có làm được gì đâu, cứ làm được tí lại mệt, có mấy cây rau trồng bán kiếm thêm thu nhập phụ với bố cháu mà rẻ quá chẳng đủ tiền phân bón chú ạ. Vào đầu năm học này, tôi chẳng chạy đâu ra tiền tính đi tính lại cứ đà này chẳng lo nổi cho cháu nên cho nó ở nhà phụ giúp tôi.

Thấy cũng tội nghiệp cho nó nó là thằng học được nhất nhà, năm nào cũng có giấy khen của nhà trường nhưng nhà túng thì phải tính thôi. Vào đầu năm học phải đóng bao nhiêu là thứ từ tiền trường, tiền sách vở, quần áo, giày dép thể thao cũng cả ngót triệu bạc lấy đâu ra bây giờ đấy là chưa kể tới học phí. Nó thích đi học lắm, xin mẹ không có tiền nó sang hỏi chú, nhà chú cũng nghèo, chú cũng mới mua sách vở quần áo cho em nó xong không lo được cho nó nữa”.

Chia tay gia đình chị Thủy, chúng tôi chỉ biết động viên gia đình cố gắng cho Hải tiếp tục tới lớp. Tôi tin nếu như Hải được tiếp sức đến trường thì em sẽ không bị thất học và hy vọng con đường tương lai sẽ rộng mở với em.

Đức Toàn


Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: chị Tôn Thị Lệ Thủy (216, ấp Ngoài, xã Phước Hậu, Cần Giuộc, Long An)
2. Qua báo VietNamNet (Ghi rõ ủng hộ em Đoàn Thanh Hải con chị Tôn Thị Lệ Thủy)
Qua TK ngân hàng Vietcombank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài:
- Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
-Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam
-SWIFT code: BFTVVNVX
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Đơn vị thụ hưởng: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 1020.1000.158.2330
Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Hoan Kiem Brand
- Address:37 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Swift code:ICBVVNVX122
3.Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land, 156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, P6, quận 3,TP.HCM. Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881
Email: banbandoc@vietnamnet.vn

Vietnamnet


______________



Đi thi đại học với 200.000 đồng

Ngày Nguyễn Thị Hồng Ngân, lớp 12 A Trường THPT Lê Anh Xuân, Mỏ Cày Bắc, Bến Tre đi thi đại học, thương trò nghèo thầy cô đã quyên góp được 1,2 triệu đồng cho em làm lộ phí.

Mấy ngày nay các thầy cô đều vui khi hay tin em trúng tuyển nguyện vọng 1 vào trường đại học Tài nguyên - môi trường TP.HCM.

Ăn cơm từ thiện đi thi

Nhà Ngân ở sâu trong vườn, ấp Thanh Sơn 1, xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc. Trời mưa, triều cường nước ngập. Con đường nhỏ xíu lầy lội đó là con đường 12 năm qua Ngân xắn quần, bấm chân đi học.

Nhưng 12 năm cắp sách đến trường, Ngân không chỉ vất vả bởi đường đi mà là cảnh nhà nghèo khó thiếu thốn đủ bề.

Ngày Ngân sắp đến kỳ thi, mẹ Ngân phát bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy cơ không thể đi đứng được nữa. Gia đình phải chạy vay 30 triệu đồng chi phí phẫu thuật cho mẹ. Thầy cô hay tin và biết Ngân có nguy cơ bỏ lỡ kỳ thi đã quyên góp cho Ngân đến trường thi.

Ngày lên đường đi thi, Ngân được tỉnh đoàn hỗ trợ chuyến xe tiếp sức đến trường nên chỉ mang theo 200.000 đồng. Bốn ngày đi thi ở TP.HCM, Ngân chi tiêu tiện tặn: ăn sáng ổ bánh mì 10.000 đồng, trưa và chiều nhận cơm chay của nhà từ thiện, nước uống được các đội tình nguyện tiếp sức mùa thi tặng mỗi ngày. Chi tiêu tiện tặn, suốt bốn ngày ở TP.HCM thi đại học, Ngân còn hơn 80.000 đồng mang về nhà.

Trong những ngày chờ nhập học, Ngân cùng mẹ và em trai làm thuê. Buổi sáng nhận cắt chỉ giày cho xưởng may giày gần nhà. Chiều và đêm làm công cho xưởng sơ chế dừa trong xóm. Tất bật công việc làm thuê như vậy, mỗi ngày Ngân kiếm được 30.000 đồng. Nhưng ở Bến Tre mùa này dừa treo nên việc làm công cho cơ sở sơ chế dừa cũng không được thường xuyên, còn việc cắt chỉ giày mỗi buổi cả nhà có được tiền công khoảng 12.000 đồng. Số tiền này dành mua gạo cho ba thành viên của gia đình.

Gia đình Ngân thuộc diện hộ nghèo, ở trên mảnh đất chỉ vỏn vẹn cái nền nhà. Căn nhà này cách đây ba năm là nhà lá lụp xụp xiêu vẹo, nay là căn nhà tình thương của chương trình 167. Có được nhà tình thương là niềm vui của gia đình nhưng cái ăn, cái mặc, việc học hành vẫn là nỗi lo không dứt.

Đảm đang từ nhỏ

Hồng Ngân làm thuê cho cơ sở sơ chế dừa kiếm tiền nhập học.

Cha của Ngân lúc sinh thời làm nghề thợ lặn vớt phế liệu dưới đáy sông Bến Tre, chẳng may vớt phải trái nổ và mất lúc Hồng Ngân 8 tuổi. Từ khi cha mất mẹ trở thành lao động chính trong gia đình,vừa làm mẹ vừa làm cha. Bà làm thuê nhiều việc để nuôi con ăn học từ sáng sớm đến tối mịt. Vất vả như vậy nhưng thu nhập hằng tháng không hơn 1,5 triệu đồng. Cuộc mưu sinh đã oằn nặng trên đôi vai người mẹ nên bà sinh nhiều bệnh tật.

Thương mẹ vất vả, từ năm lớp 8, sau giờ học Hồng Ngân đảm đương hết việc nhà, sau đó đến xưởng giày phụ mẹ làm tạp vụ, mỗi buổi chủ trả 5.000 đồng. Thấy gia đình nghèo, chủ cho Ngân nhận giày về nhà cắt chỉ và dán nhãn, mỗi đêm Ngân hoàn thành được hai bao, tiền công 12.000 đồng phụ giúp mẹ. Ở quê nghèo này còn nhiều gia đình thiếu việc làm, việc nhận giày về nhà, cắt chỉ, dán nhãn phải xếp hàng mới có.

Nhà nghèo, suốt 12 năm đến trường Hồng Ngân chưa được một lần mặc đồng phục mới. Áo quần Ngân mặc là của bà con lối xóm thương cho về sửa lại. Mẹ Ngân - bà Lê Thị Ngọc Dung nói trong nghẹn ngào nước mắt: “Con của người giàu có sáng đi học ăn bánh, hủ tiếu, còn con mình chưa được một lần ăn quán, không biết tô hủ tiếu, tô phở ra sao. Có hôm nhìn con đi học về, bánh xe đạp xẹp lép, không có tiền vá, dắt bộ về nhà mà mẹ ứa nước mắt”.

Hồng Ngân thi đậu là niềm vui lớn của gia đình nhưng bên cạnh là nỗi lo không nhỏ. Nhà nghèo, lo cái ăn cái mặc còn quá vất vả, mẹ Ngân đã có lần nghĩ đến cho Hồng Ngân học tốt nghiệp lớp 12 rồi thôi. Bà định giữ con gái lớn ở nhà đi làm thuê phụ mẹ nuôi em trai ăn học. Nhưng nay Hồng Ngân thi đậu đại học, con đang vui với tương lai rộng mở, bắt con nghỉ học thì lòng mẹ không đành.

Còn với Ngân, trong những ngày này, lên TP.HCM đi học là nỗi lo tiền bạc, việc làm thêm chưa có lời giải cứ đeo đẳng bên mình.




______________


Cổng trường đại học đang dần xa


Thứ sáu, 23/08/2013 13:55


Trong lúc hàng nghìn sinh viên mới trên cả nước đang hân hoan đợi chờ đến ngày vào đại học thì chàng thanh niên mồ côi Đoàn Tiến Dũng ở Làng SOS Đà Lạt (Lâm Đồng), vừa thi đậu hai trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Y Dược đang có nguy cơ bỏ học vì căn bệnh  viêm cầu thận. Giữa Sài Gòn náo nhiệt, vừa học vừa lo thuốc men, Dũng đang rất cần giúp đỡ. Quê ở thôn 2, xã Đạ Tồn, huyện Đạ Huai (Lâm Đồng), cha Dũng là ông Đoàn Tiến Hùng, cựu nhân viên y tế thôn bản, đã qua đời sau một vụ tai nạn giao thông hồi năm 2002. Khi đó, mái ấm nhỏ ấy bị sụp đổ có người con gái lớn là Đoàn Thị Việt Anh mới 10 tuổi, Dũng tám tuổi. “Dũng ngồi trước quan tài cha vừa ngơ ngác gặm bắp nướng vừa học bài để sáng mai kịp thi học kỳ, đã làm nhói lòng chúng tôi” - thầy Nguyễn Đức Hùng, giáo viên dạy văn của Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi đại học Vĩnh Viễn (TP. Hồ Chí Minh) nhớ lại.
 
Dũng và chị gái Việt Anh

 Vì kinh tế gia đình khánh kiệt, cha chết, mẹ đau ốm liên miên vì bệnh viêm túi mật, nhà chỉ có sáu sào ruộng nên Dũng được gởi vào làng SOS. Cuối năm 2011, nhờ sự giúp đỡ của thầy Hùng, ông Đoàn Thanh Sơn, chủ nhà sách Hoa Hồng (46 Nguyễn Thị Minh Khai) và thầy Phạm Hồng Danh - giảng viên khoa Toán Đại học Kinh tế TPHCM (cũng là  giám đốc Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn) cho học miễn phí một tháng cấp tốc và miễn phí ký túc xá; người con gái lớn là Đoàn Thị Việt Anh đã vượt qua nghịch cảnh để đậu vào khoa tin học, ĐH Đà Lạt. Quan trọng hơn, Việt Anh đã có cơ hội thay mẹ để chăm sóc em.

Để báo hiếu với cha mẹ, ý nghĩa hơn là trong những ngày mừng lễ Vu Lan này, Dũng đã tiếp nối chị gái để thoát khỏi hoàn cảnh bi đát, cố gắng học giỏi. Thế nhưng, tai ương đã không buông tha khi em đang phải đối mặt với trọng bệnh mà không có tiền mua thuốc.

Nhìn cảnh hai chị em mất cha từ sớm, mẹ lại bệnh tật bây giờ đều đã là sinh viên, ai cũng mủi lòng thương. Dũng có khuôn mặt sáng sủa, thông minh nhưng khó có cơ hội học đại học.

Chúng tôi mong độc giả tiếp sức cho chàng sinh viên bất hạnh vượt qua khó khăn này.


HÒA ANH



__________



Cô công nhân nghèo giấu cha mẹ ôn thi, đỗ 2 trường đại học
  Huyền (bên phải) và cô bạn làm cùng khu chế xuất. Ảnh: Đức Lộc

Cô công nhân nghèo giấu cha mẹ ôn thi, đỗ 2 trường đại học


Thứ sáu 09/08/2013 13:29

Trượt đại học năm đầu tiên, cha mẹ đều muốn Huyền đi làm công nhân để phụ giúp gia đình. Ngày đi vào TPHCM, Huyền vẫn âm thầm mang theo trong balô những cuốn sách giao khoa. Và, kỳ thi đại học năm nay Huyền đã đỗ tới 2 trường: Đại học Nông-Lâm TPHCM và Đại học Y khoa Vinh.

Con gái không cần học cao

Đặng Thị Huyền - quê Hà Tĩnh - vào làm công nhân tại Khu chế xuất Linh Trung hơn 1 năm nay. Kỳ thi đại học năm ngoái Huyền thiếu 1 điểm, ở nhà mọi người đều muốn Huyền từ bỏ ước mơ đại học và đi làm.

“Cha mẹ em bảo con gái thì cần gì học cao, có bằng 12 (THPT) là đi làm công nhân phụ gia đình được rồi. Và nếu có đậu thì cha mẹ cũng không có tiền cho em đi học. Sau em còn hai đứa em nữa, nhà làm nông nên em hiểu ý cha mẹ muốn em đi làm công nhân để phụ gia đình” - Huyền nhớ lại.

Ngày sắp xếp đồ vào Sài Gòn đi làm công nhân, Huyền âm thầm giấu gia đình sắp thêm những cuốn sách ôn thi đại học. Ngay từ lúc đó Huyền đã có dự định vào Sài Gòn sẽ vừa đi làm công nhân, vừa tự ôn thi đại học.

“Em không dám nói với cha mẹ là em mang theo sách ôn đại học đâu, vì sợ cha mẹ thêm lo. Đến ngày làm hồ sơ, em nhờ đứa bạn ở quê làm hộ” - Huyền kể.

Đi làm công nhân, Huyền dè sẻn từng đồng lương: Một phần cho tiền trọ, tiền ăn, tiền đăng ký ôn thi đại học; một phần Huyền gửi về phụ giúp gia đình. Vì không tăng ca nên số lương ít ỏi không đủ cho Huyền trang trải, bữa tối vội của Huyền thường xuyên là mì gói.

Huyền chia sẻ: “Em xin công ty nghỉ tăng ca, mỗi ngày em chỉ làm 8 tiếng nên hầu như không có tiền trợ cấp. Mỗi ngày em làm từ 7h sáng đến 16h30 chiều, sau đó em về cho kịp giờ học ôn từ 17h đến 20h tối, rồi em tự học đến khuya luôn”.

Cứ thế hơn một năm với điệp khúc: Ngày đi làm công nhân - chiều đi ôn thi đại học - tối ăn vội tô mì gói, học đến khuya. Huyền bảo: “Có lúc em còn đi phụ bán hàng thêm bên chợ Việt Lập (Dĩ An - Bình Dương) nữa anh à, như vậy em mới có đủ tiền trang trải”.

Đậu rồi, nhưng không hết lo

Kỳ thi đại học vừa qua, Huyền đỗ vào Đại học Nông-Lâm TPHCM khối A (ngành thú y) với 20,5 điểm. Huyền cũng đỗ khối B Đại học Y-Dược TPHCM - nguyện vọng học tại Đại học Y khoa Vinh với 21,5 điểm (ngành y học cổ truyền).

Khi biết mình đỗ đại học, Huyền mới dám báo cho cha mẹ biết. “Em mới báo cho cha mẹ vài ngày thôi, sợ cha mẹ em lại lo. - Huyền im lặng một lúc rồi kể tiếp - Em cũng đang lo không biết nên chọn học trường nào.

Em thích học y-dược hơn, nhưng em sẽ phải về Vinh học và nếu thế sẽ không có cơ hội làm thêm, rồi tiền ăn, tiền trọ, tiền học phí… Có lẽ em sẽ học ĐH Nông-Lâm ở Sài Gòn, vì như vậy em mới có thể vừa học vừa làm được”.

Nghe trong giọng kể của Huyền, tôi thấy được sự lo lắng về những năm tới trên giảng đường đại học của em. Nhưng trong đôi mắt của Huyền vẫn tràn đầy nghị lực, quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Tôi tin em sẽ làm được - như đã làm được những việc trong thời gian vừa qua.

Đức Lộc - Báo Lao Động




XEM THÊM :



- KHẨN ! Lên tiếng cho Đỗ Thị Minh Hạnh. Xin quý vị hãy gởi thơ kèm sau đây đến các tổ chức Nhân quyền hay các cơ quan quốc tế nơi quý vị cư ngụ để lên tiếng vận động cho ĐTMH ------------- Bản tường trình về việc ĐTMH bị bắt - bị hành hạ -  bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh .  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/len-tieng-cho-o-thi-minh-hanh-xin-quy.html

- TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html

- Việt Nam: Vận động thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội ------ Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN , đã đến lúc phá tan xiềng xích của chế độ độc tài đầy bất công , tàn bạo để cứu nước . "Dân chủ, tự do" của đảng cộng sản Việt Nam bị lật tẩy . Hết ba hoa chích chòe , láo lếu nữa rồi đảng ơi !  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/ang-dan-chu-xa-hoi-sap-uoc-thanh-lap.html

- Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html

- MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  

- BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html

-  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html

……………..

- TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐâY VỀ SỰ XâM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html

- TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     

- TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DâN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     

- TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html

....................................


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét