Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

'Dân vi phạm 2 triệu bỏ tù, quan tham nhũng 2 tỉ án treo!?' Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đã đưa ra nhận xét khi nói về công tác phòng chống tham nhũng ---------- Bây giờ phải sửa câu tục ngữ “Tiền nào của ấy” thành “Tiền nào của không ấy” cho phù hợp với thời nay, dứt khoát là phải sửa -------- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng : 'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức? Có tham nhũng trong phòng chống tham nhũng không?' ĐƯƠNG NHIÊN LÀ CÓ .


Thứ Năm, 19/09/2013 - 00:30

Tiền nào của không ấy

bây giờ phải sửa câu tục ngữ “Tiền nào của ấy” thành “Tiền nào của không ấy” cho phù hợp với thời nay, dứt khoát là phải sửa ...


Đường vừa làm xong đã hư đoạn qua phường Yên Thế, TP Pleiku
Đường vừa làm xong đã hư đoạn qua phường Yên Thế, TP Pleiku
Bạn tôi ấn vào tay tôi tờ báo: - Xem đi, ông xem đi, tin mới đăng báo, nóng hôi hổi, Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (QL14) được xem là một trong những con đường huyết mạch của nước ta. Chính vì vậy, con đường này được Nhà nước rất quan tâm đầu tư nâng cấp và làm lại, nhưng một số đoạn đường trên QL14 đoạn từ TP Kon Tum (Kon Tum) đến TP Pleiku (Gia Lai) trên suốt chiều dài 45km, chủ đầu tư thi công rất cẩu thả, vừa làm xong đã xuống cấp ngay lập tức. Có đoạn được chủ đầu tư “vá” bằng đá sỏi, có đoạn được “vá” bằng đất, khiến con đường huyết mạch trở thành cơn ác mộng đối với người tham gia giao thông. Sao tiền Nhà nước đầu tư vào cả đống mà sản phẩm cho ra lại kém thế

Tôi bảo:  - Hi hi .... tưởng gì. Chuyện đó thường xuyên xẩy ra, có chi là lạ. Cách đây vài ngày, báo đã chả đưa tin tuyến đường nối TP Cần Thơ- TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) có chiều dài khoảng 47km, mặt đường rộng 11,5m, có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 lên đến gần 3.500 tỷ đồng.  Đến nay mới chỉ hơn 1 năm đưa vào sử dụng mà trên mặt đường đã xuất hiện tình trạng lở lói với nhiều ổ gà liên tiếp nhau, có một số mố cầu bị sụt lún, đường xuống cấp đến khó tin. Lý nào Nhà nước bỏ ra cả đống tiền 3.500 tỷ đồng để đắng cay nhận  47 km con đường này xấp xỉ chiều dài bằng con đường quốc lộ 14 nói trên với chất lượng thảm hại cũng tương tự thế sao? 

Bạn tôi ngạc nhiên: - Ơ… ơ …câu tục ngữ “Tiền nào của ấy”, ý nói giá trị đồng tiền luôn tương xứng với chất lượng sản phẩm hàng hóa, các cụ xưa đã dạy thế,  lẽ nào bây giờ lại là sai.  

Tôi bảo: - Câu ấy bây giờ sai quá đi chứ. Thì cứ xem chuyện ồn ào vừa rồi ở thành phố nọ, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Công viên cây xanh, Công ty Chiếu sáng công cộng thành phố mỗi năm nhận từ ngân sách thành phố hàng trăm tỷ đồng các gói dịch vụ phục vụ công ích, nhưng Công ty Thoát nước đô thị thực hiện nhiệm vụ nạo vét cống làm sao mà hễ cứ trời mưa là đường lại ngập mênh mông, người dân thành phố sau mỗi trận mưa lớn lại phải lội nước bì bõm; Công ty Công viên cây xanh bảo dưỡng cây xanh trên đường phố và công viên thế nào mà cứ hễ mưa gió là cây xanh ngã đổ, đè lên xe cộ, phương tiện trên đường gây nguy hiểm cho tài sản, tính mạng của người dân và gây ách tắc giao thông nghiêm trọng; Còn Công ty Chiếu sáng công cộng ở đây thì nhận các gói dịch vụ xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống đèn chiếu sáng trên đường và các khu vực công cộng, đảm bảo đường phố luôn sáng đèn cho người đi đường an toàn, nhưng có những người dân do không được đèn đường chiếu sáng, cũng chẳng có đèn cảnh báo nên lao thẳng xe vào ổ trâu, ổ voi,  hố công trình nằm ngay trên đường, đã bị thương. Ấy vậy mà lãnh đạo các công ty trên hưởng lương cao ngất trời, trên dưới hai trăm triệu mỗi tháng. Vì thế tôi nghĩ bây giờ phải sửa câu tục ngữ “Tiền nào của ấy” thành “Tiền nào của không ấy” cho phù hợp với thời nay, dứt khoát là phải sửa, ông ạ! 

Bạn tôi buồn: - Tôi là giáo viên văn, vẫn dạy học sinh rằng cha ông mình xưa đã sản sinh ra một kho tàng tục ngữ mang tính tổng kết và tính triết lý sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau vốn liên quan chặt chẽ với đời sống sinh hoạt con người, ấy thế mà nhẽ nào bây giờ có những câu tục ngữ bị đảo lộn hết thì nói với học sinh sao đây?! Hu hu ...

Nguyễn Đoàn

____


Dân 2 triệu đi tù, cán bộ mấy tỉ lại án treo . Có bao vụ án nghiêm trọng có ý kiến can thiệp, cản trở từ cấp cao 


Thứ Tư, 18/09/2013 17:48


Có bao vụ án nghiêm trọng có ý kiến can thiệp, cản trở từ cấp cao; rồi dân phạm tội 2 triệu đi tù, nhưng cán bộ mấy tỉ đồng lại án treo - Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Ksor Phước bức xúc khi thảo luận về phòng, chống tham nhũng tại Ủy ban Thường vụ QH ngày 18-9.



    Ông Ksor Phước: Dân phạm tội 2 triệu thì đi tù, cán bộ mấy tỉ đồng lại án treo

    Ngày 18-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2013. 

    Cho ý kiến báo cáo, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng cho rằng cần phải có đánh giá hoạt động đấu tranh PCTN. “Báo cáo chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh PCTN có tiêu cực bỏ sót, bao che không, có tham nhũng trong PCTN hay không? Lực lượng đi làm mà không nghiêm thì thôi rồi” - ông Hùng nói.

    Tiếp tục “mổ xẻ”, Chủ tịch QH yêu cầu báo cáo phải làm rõ trách nhiệm của những cơ quan chủ lực từ Thanh tra, Kiểm toán, cơ quan điều tra, Kiểm sát…

    Phúc đáp câu hỏi của Chủ tịch QH về việc “trong cơ quan PCTN có tham nhũng không?”, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Nguyễn Hải Phong thừa nhận chống bỏ lọt tội phạm trong tham nhũng rất khó vì còn liên quan đến thể chế. Có địa phương đưa ra 804 vụ nhưng chỉ xử được vài vụ rồi chỉ xử lý hành chính.

    “Tôi khẳng định có vụ có thể xử lý hình sự nhưng đã xử lý hành  chính. Tội phạm tham nhũng nhiều nhưng xử lý ít do vì cơ quan Thanh tra, Kiểm toán chuyển sang ít nên không làm sâu được. Nếu làm tốt sẽ hạn chế được bỏ lọt tội phạm, oan sai” - ông Phong phân trần.

    Không đồng tình với ý kiến của ông Phong, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói thẳng về thể chế không hẳn là thiếu, bất cập mà do thực hiện không tốt.

    Gay gắt hơn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, xử lý có vấn đề cần phải làm rõ, nếu không thể trình bày công khai trước QH thì phải nói rõ trong Ban chấp hành Trung ương. “Dân bình thường phạm tội 2 triệu bị bắt tù, cán bộ Nhà nước cả mấy tỉ thì là án treo. 

    Tất cả liên quan đến việc xử lý chưa đúng thì là dấu hiệu tham nhũng, nghi vấn cao là tham nhũng” - ông Phước nói.
    Dẫn chứng vụ việc sai phạm ngân hàng xử lý kéo dài, vụ Dương Chí Dũng, ông Phước nhấn mạnh: “Thông tin liên quan đến nhiều cán bộ rồi xử lý đến đâu, xử lý không rõ ràng, “âm thầm lặng lẽ quá” làm dân hoài nghi mà hoài nghi chính nhằm vào sự tồn vong của chế độ”.

    Dẫn thực trạng “ngõ ngách” tham nhũng, ông Phước nêu hiện tượng lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư “chạy” dự án, rồi tại sao các bộ gật cho làm thuỷ điện khắp nơi, thậm chí có dự án chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cán bộ nắm chắc quy định nhưng vẫn cho qua dự án thì người dân và “chính tôi ngồi đây không tin nổi” - ông Phước bức xúc.

    Ông Phước hiến kế Thanh tra cần dũng cảm đề xuất tập trung làm trọng điểm những lĩnh vực “dính” đến nhiều tiền, quyền to như lĩnh vực xây dựng, cầu đường, giao thông.

    Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN cho biết từ đầu năm 2013 đến nay, đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó có 4 người đã bị xử lý hình sự, 28 người đã bị xử lý kỷ luật hành chính, 4 trường hợp khác đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý (giảm 34% so với cùng kỳ năm trước).

    T. Dũng
    NLD

    _____________


    "Dân vi phạm 2 triệu bỏ tù, quan tham nhũng 2 tỉ án treo!?" . Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đã đưa ra nhận xét khi nói về công tác phòng chống tham nhũng . 

    18/09/2013



    Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước đã đưa ra nhận xét khi nói về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN).

    Hôm nay (18/9), Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tình hình phòng chống tham nhũng 8 tháng đầu năm 2013. Đa số ý kiến các Ủy viên UBTVQH đều tán thành mô hình và phương thức hoạt động của các lực lượng chức năng.

    Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, 8 tháng đầu năm đã có 36 trường hợp người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, trong đó, có 4 người đã bị xử lý hình sự. Các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành trên 4.700 cuộc kiểm tra và đã xử lý hàng trăm cán bộ viên chức, trả lại quà tặng đúng quy định cho cơ quan, tổ chức với tổng giá trị 178 triệu đồng.

    Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Ksor Phước

    Về kết quả phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, Chính phủ cho hay, toàn ngành thanh tra phát hiện 73 vụ và 80 đối tượng tham nhũng. Nhiều cơ quan tập trung phát hiện và xử lý tham nhũng điển hình như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (phát hiện 21 vụ việc, xử lý 30 cán bộ).

    Tuy nhiên xung quanh tình hình tham nhũng vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút, Chủ tịch hội đồng dân tộc Ksor Phước tiếp tục đưa ra những phát biểu mạnh mẽ. Ông cho rằng, thông tin là vấn đề gây bức xúc nhất trong dư luận. Dẫn chứng từ con số 98 nghìn thông tin liên quan đến tội phạm trong năm 2013, Chủ tịch Hội đồng dân tộc thắc mắc có bao nhiêu trong số đó liên quan đến tham nhũng và cơ quan PCTN xử lý lượng thông tin trên như thế nào? Kết quả xử lý sẽ thể hiện hệ thống chính trị có quyết tâm chống tiêu cực đến nơi đến chốn hay không!?

    “Ban chỉ đạo TƯ về PCTN có được biết, trong các vụ án nghiêm trọng do Ban trực tiếp chỉ đạo, hoặc cán bộ thuộc cấp ủy cấp tỉnh, thành phố quản lí, có bao nhiêu vụ có nhận chỉ đạo, can thiệp bằng miệng, bằng văn bản hay không?”. Ông Ksor Phước phát biểu: “Qua chỉ đạo, qua ý kiến có nhiều vụ án thu hẹp lại, thậm chí xẹp xuống. Thực tế cho thấy, rất nhiều đồng chí có chức quyền can thiệp vào quá trình điều tra của các lực lượng chức năng. Bộ Chính trị, các Ủy viên Bộ Chính trị cần phải nắm rõ thông tin và thể hiện rõ thái độ trước khi đưa ra Trung ương xem xét, quyết định.”

    Chủ tịch Hội đồng dân tộc đưa ra rất nhiều viện dẫn về tính minh bạch của công tác PCTN. “Có nhiều vụ việc kéo dài, đúng sai như thế nào, điều tra, xử lý đến đâu… không được thông tin công khai đã làm giảm lòng tin của nhân dân, của cán bộ, Đảng viên. Mỗi khi các vụ việc liên quan đến cán bộ… "im im" như vậy là lúc lòng dân bất an. Tôi cho rằng còn ý kiến can thiệp vào quá trình điều tra thì chúng ta còn không thể giải quyết được tham nhũng. Mập mờ, ngay cả những cán bộ TƯ như tôi còn băn khoăn thì ở dưới như thế nào?”

    Xung quanh vấn đề minh bạch, ông Ksor Phước dẫn chứng người dân phạm tội 2-3 triệu đồng thì bỏ tù, trong khi cán bộ Nhà nước tham nhũng mấy tỉ đồng thì hưởng án treo. Đau xót hơn, gần đây tham nhũng diễn ra ở cả những vấn đề an sinh xã hội, như vấn đề người có công, công tác dân tộc, xóa đói giảm nghèo, phòng chống lụt bão… “Chất lượng cuộc đấu tranh PCTN là vấn đề cực lớn. ĐBQH nhận sức ép rất lớn từ nhân dân và cử tri cả nước, các đồng chí có trả lời được vì sao để tình hình vẫn căng thẳng không?”

    Lê Tùng
    Petrotimes

    __________________


    Đương nhiên là có. 



    Chủ tịch Quốc hội: "Có tham nhũng trong phòng chống tham nhũng không?"

    Thứ tư 18/09/2013 16:19


    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt thẳng câu hỏi này sau khi nghe Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ.


    Có bao che khi xử lý tham nhũng không?

    Ông Huỳnh Phong Tranh – Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay, toàn ngành đã triển khai 4.724 cuộc thanh tra hành chính và 89.281 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 283.183 tổ chức, cá nhân.

    Qua thanh tra phát hiện vi phạm 12.225 tỷ đồng, 452 héc-ta đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 4.934 tỷ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 6.109 tỷ đồng, 44,5 héc-ta đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 431 tập thể, 819 cá nhân.

    Trong những tháng đầu năm 2013, ngành Thanh tra phát hiện 73 vụ, 80 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 117 tỷ đồng; kiến nghị thu hồi 115 tỷ đồng; đã thu 59 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 4 tập thể, 28 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra hình sự 11 vụ, 34 đối tượng.

    Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cũng nhận định, việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu, với các nguyên nhân chủ yếu: Người đứng đầu chưa quyết liệt chỉ đạo phòng chống tham nhũng; Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng; Kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở một số địa phương làm chiếu lệ;

    Một số quy định của pháp luật liên quan tới phát hiện, xử lý tham nhũng mang tính hình thức, thiếu tính khả thi; Thể chế chính sách quản lý về kinh tế - xã hội trên nhiều lĩnh vực còn sơ hở, chưa giảm được các thủ tục không cần thiết có thể làm nảy sinh tham nhũng, tiêu cực, nhất là ở lĩnh vực quảng lý đất đai, tài nguyên, khoán sản, đầu tư xây dựng, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

    Trước những bất cập này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi: Công luận, dư luận thế giới và trong nước đánh giá về hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng thế nào?

    “Mình đọc báo cáo thì thấy có nhiều tiến bộ, nhưng đôi khi đọc, xem thông tin thì thấy buồn lắm. Báo cáo của Chính phủ chưa thấy đề cập đến các đánh giá của dư luận, báo chí”, Chủ tịch Quốc hội nói.
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

    Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ rõ, chưa thấy nói rõ trong lực lượng đấu tranh phòng, chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, có bao che không? Có tham nhũng trong hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng không? Tình hình bỏ sót bao che trong lực lượng chống tham nhũng có không? Trách nhiệm của các cơ quan đấu tranh, phòng ngừa thế nào? Cơ quan thanh tra làm hết sức chưa, cơ quan điều tra làm hết trách nhiệm chưa, cơ quan kiểm sát hoàn thành nhiệm vụ chưa? 

    Hoạt động của ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của các ban nội chính có báo cáo không? Nếu không viết vào báo cáo thì trình bày trước Quốc hội, trước dân thế nào?

    Ông Phan Trung Lý thì nêu quan điểm, dư luận xã hội phản ánh rất nhiều về tham nhũng, nhưng kiểm tra xử lý thì số vụ rất ít; kiểm tra xử lý và thu hồi lại tài sản của Nhà nước cũng chưa thực sự hiệu quả.

    Ông Lý kiến nghị: “Tội phạm càn ngày càng phức tạp, tinh vi và phức tạp, cho nên biện pháp của chúng ta cũng ngày càng phải tinh thông hơn. Quy định về xử phạt với tội phạm tham nhũng thì rất nhiều, nhưng cái chính là thực hiện thế nào, hiệu quả ra sao? Các cơ quan phòng chống tham nhũng phải có nhiều biện pháp để cơ quan chuyên trách nâng cao trách nhiệm hơn, khi phát hiện tham nhũng phải xử lý dứt khoát, nhanh chóng và công bố với dư luận”.

    Cán bộ sai phạm tiền tỷ tại sao đình chỉ vụ án?

    Có chung nhận định với Chủ tịch Quốc hội, ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng đặt thẳng câu hỏi: Có tiêu cực trong chính lực lượng phòng chống tham nhũng không?

    “Có những vụ việc thanh tra, kiểm toán phát hiện sai phạm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, sai phạm hàng nghìn héc-ta đất, có xử lý thu hồi không đáng kể so với con số thiệt hại, vậy có vấn đề gì ở đây? Phát hiện sai phạm thì hàng nghìn vụ, nhưng xử lý theo luật chống tham nhũng thì chỉ một vài vụ không đáng kể, vậy con số đó có thật không?

    Tôi biết là phía các Viện Kiểm sát, có những vụ việc không đáng đình chỉ, nhưng vẫn vận dụng Khoản 1 Điều 25 để đình chỉ, thậm chí tham nhũng lên tới 2-3 tỷ đồng, mà vẫn đình chỉ, thế thì có tiêu cực hay không? Rồi có những vụ việc đưa ra xử thì áp dụng hình phạt nhẹ, cho hưởng án treo. Người dân trộm cắp một hai triệu thì có khi bị phạt tù, nhưng cán bộ sai phạm tiền tỷ thì lại đình chỉ điều tra, vậy có vấn đê gì không?”, ông Hiện nói.
    Ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

    Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc KSor Phước chỉ rõ, đúng là đã có rất nhiều ý kiến nói rằng, người dân trộm cắp vài triệu thì bị đi tù, còn cán bộ nhà nước tham nhũng, làm thất thoát nhiều tỷ đồng thì bình yên vô sự, hoặc là bị xử rất nhẹ, không tương xứng với sai phạm.

    Ông Phước bức xúc: “Tất cả những vụ việc xử lý không nghiêm đều có dấu hiệu của tham nhũng. Năm nay diễn biến tham nhũng xảy ra ở cả những lĩnh vực chính sách, xóa đói giảm nghèo, chính sách cho người có công, giáo dục và y tế cũng có tham nhũng… như vậy là tình trạng bây giờ đã rất phức tạp. Có những dự án thủy điện chưa có đánh giá đầy đủ về tác động môi trường thì đã cho triển khai, tại sao lại bỏ qua những quy định bắt buộc, vậy thì có tiêu cực không? Tôi đề nghị không chỉ nêu trách nhiệm của các Bộ trưởng, mà phải đưa cả trách nhiệm của người đứng đầu các tỉnh, để các đoàn đại biểu nắm được thông tin”.

    Chủ tịch Hội đồng dân tộc cho biết, có những vụ việc xảy ra hàng năm trời, thậm chí vài năm sau mới phát hiện ra là thực trạng rất đáng lo ngại, cho thấy có sơ hở trong quản lý nhà nước.

    “Tôi đề nghị thời gian tới ngành thanh tra làm thật tập trung, quyết liệt, nhất là với các dự án cầu đường. Đối với các vụ án lớn sai phạm hàng trăm tỷ, tôi đề nghị học theo cách làm của Ban Kiểm tra Trung ương là 3-4 tháng công bố thông tin một lần, để nhân dân biết, và phải làm rõ là tại sao chậm xử lý? Thí dụ vụ việc sai phạm của Dương Chí Dũng từ đó đến giờ tại sao không có thông tin, xử lý lâu quá, làm như vậy khiến nhân dân hoài nghi vào chế độ, vào vai trò của những người lãnh đạo”, ông Phước nói.



    Diệu Linh 
    Giaoduc

    __________________



    18/09/2013



    'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức?'


    Sáng 18/9, tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: 'Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…'.
     
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng .


    Tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng?

    Báo cáo của Thanh tra Chính phủ về chống tham nhũng bị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá không có gì mới và đề nghị báo cáo cần thể hiện được mối quan hệ với Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống tham nhũng.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng cho rằng báo cáo còn “đánh giá còn nhẹ hơn cả nghị quyết Trung ương” và đề nghị đánh giá lại hoạt động đấu tranh phòng chống tham nhũng từ đánh giá của quốc tế, thông tin từ Mặt trận Tổ quốc, từ báo chí, từ nội bộ Đảng.

    Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng sau khi sửa luật, cần đánh giá công tác phòng chống tham nhũng có thay đổi gì, nếu không đánh giá đây vẫn là một khoảng trống và khó để 500 đại biểu Quốc hội thông qua.

    Mặt khác, trong báo cáo cũng chưa thấy nói rõ lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hay không?”"Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa?" Chủ tịch Quốc hội đặt hàng loạt câu hỏi.

    Bên cạnh đó cũng cần phải xem trách nhiệm của tranh tra, kiểm toán, kiểm sát, điều tra đã làm hết sức, hết trách nhiệm chưa? Vai trò của BCĐ TW về phòng chống tham nhũng, cũng chưa thấy thể hiện trong báo cáo lần này.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng, báo cáo của Chính phủ mới nêu được hiện tượng và đánh giá tình hình chưa sát, chưa có gì thống nhất với Ban Nội chính T.Ư.

    Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, dư luận về tham nhũng nhiều, nhưng phát hiện lại ít so với dư luận. Qua thanh kiểm tra 14 nghìn vụ nhưng lại chuyển sang bên hình sự chỉ 11 vụ. "Vậy chúng ta không biết tội phạm chìm, tội phạm nổi ra sao", ông Lý nói.

    Trả lời các vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết đây là năm đầu tiên thực hiện Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, nên rất khó đưa hoạt động của Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống tham nhũng vào. Bởi Ban chỉ đạo trực thuộc Bộ Chính trị, nên việc này cần phải xin ý kiến của Quốc hội.

    Tổng Thanh tra Chính phủ nhận định công tác phòng, chống tham nhũng "tuy đã đạt kết quả tích cực, nhưng tình hình tham nhũng chưa có dấu hiệu giảm, diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với những thủ đoạn tinh vi, kín đáo, khó phát hiện".

    Có bao nhiêu ý kiến can thiệp vào các vụ án tham nhũng?

    Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đặt câu hỏi số thông tin liên quan đến tham nhũng trong năm đã nhận được bao nhiêu? Xử lý như thế nào? Điều này thể hiện quyết tâm của ta có xử lý đến nơi đến chốn không. Có bao nhiêu vụ án có ý kiến của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở các cấp, có bị cản trở hoặc làm hẹp vụ án lại?
     
    Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước
    Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước. Ảnh: VNN


     Trong năm 2014 cần tập trung thanh tra vào lĩnh vực cầu đường, đất đai. Vì nhiều quan chức tập trung mua đất sau này về hưu ở, nên phải đánh thẳng vào đó mới là những con cá lớn .

    Đại biểu Ksor Phước




    Ông Ksor Phước cho rằng nhiều vụ án nghiêm trọng kéo dài 2 – 3 năm mà vẫn chưa xử được, làm giảm lòng tin trong nhân dân, trong cán bộ Đảng viên. Có những vụ án thông tin đã đưa ra báo chí công luận, thậm chí còn đưa cả kết luận của Thủ tướng Chính phủ, nhưng cả năm trời vẫn thấy im lặng.


    “Tôi cũng băn khoăn, không biết chuyện tới đâu, đúng sai thế nào. Có bao nhiêu ý kiến can thiệp vào các vụ án? Cứ mập mờ, ngay cả cán bộ như chúng tôi còn băn khoăn, nói gì đến Đảng viên bình thường” – ông Ksor Phước nói.

    Lo lắng vì một số vụ án thuộc lĩnh vực ngân hàng chưa được xử lý rốt ráo, Chủ tịch Hội đồng dân tộc khẳng định"Nơi nào nhiều tiền, nhiều quyền thì nơi đó nhiều nguy cơ tham nhũng, cần đấu tranh trọng điểm vào những nơi như tổ chức cán bộ, quy hoạch, đấu thầu...".

    Khen thưởng người tố cáo tham nhũng còn hình thức

    Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng án tham nhũng phát hiện nhiều nhưng thu hồi tài sản ít; xử lý hành chính nhiều, áp dụng tình tiết giảm nhẹ, xử dưới khung, án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ chiếm tỷ lệ cao, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm; một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp bị kéo dài, bị đình chỉ điều tra…  Ông Hiện nhận định thực trạng trên ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào công tác phòng chống tham nhũng.
     
    Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao tặng giấy khen kèm 350.000 đồng tiền thưởng cho 3 cá nhân dũng cảm tố cáo tiêu cực tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Thái Hà.
    Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trao tặng giấy khen kèm 320.000 đồng tiền thưởng cho 3 cá nhân dũng cảm tố cáo tiêu cực tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức, Hà Nội. Ảnh: Thái Hà.


     Ở một số tỉnh cả năm chỉ nhận được 1 - 2 đơn tố cáo tham nhũng, dân cho phát hiện tham nhũng là việc của Nhà nước, người tố cáo có thể bị trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản... của bản thân và gia đình.

    "Khen thưởng người tố cáo tham nhũng còn hình thức, dư luận chưa đồng tình như vụ bệnh viện đa khoa Hoài Đức. Có người tố cáo tham nhũng từ chối khen thưởng, vì thấy chưa giải quyết đến nơi, đến chốn, còn biểu hiện bao che như vụ ở Trung tâm y tế Thăng Bình, Quảng Nam", Chủ nhiệm UB Tư pháp nói.

    Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đặt câu hỏi "Dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng? Hay là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì? "

    Xử lý hình sự 4 người đứng đầu vì để xảy ra tham nhũng

    Tổng Thanh tra CP Huỳnh Phong Tranh cho biết đầu năm nay đã phát hiện 73 vụ, 80 đối tượng có hành vi liên quan tham nhũng, số tiền 117 tỷ đồng, đã chuyển cơ quan hình sự 11 vụ, 34 đối tượng. Đã có 36 người đứng đầu bị xử lý vì để xảy ra tham nhũng, trong đó 4 người bị xử lý hình sự.

    Về minh bạch tài sản, thu nhập năm 2012, đã có hơn 113 nghìn người kê khai lần đầu, hơn 519 nghìn người kê khai bổ sung, hơn 376 nghìn bản kê khai được công khai, 3 trường hợp được xác minh là không trung thực, 58 trường hợp bị xử lý do nộp chậm.



    N.C.KHANH
    Tienphong




    XEM THÊM :



    - TỔ CHỨC PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI: THỈNH NGUYỆN THƯ KÊU GỌI PHÓNG THÍCH 35 BLOGGER VIỆT NAM BỊ CẦM TÙ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/to-chuc-phong-vien-khong-bien-gioi.html


    - Việt Nam: Vận động thành lập Đảng Dân Chủ Xã Hội ------ Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN , đã đến lúc phá tan xiềng xích của chế độ độc tài đầy bất công , tàn bạo để cứu nước . "Dân chủ, tự do" của đảng cộng sản Việt Nam bị lật tẩy . Hết ba hoa chích chòe , láo lếu nữa rồi đảng ơi !  http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/08/ang-dan-chu-xa-hoi-sap-uoc-thanh-lap.html


    - Thông báo của Chúng Ta - Công Dân Tự Do về việc tiếp tục công khai phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền tại những nơi công cộng. Mời gọi các bạn trẻ cùng các bác, các cô, chú, anh chị tiếp tay để tất cả Chúng Ta đem những ý tưởng về Quyền Làm Người đến với đồng bào . -------- Tải xuống cuốn "Câu chuyện về Quyền Con Người" . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/thong-bao-cua-chung-ta-cong-dan-tu-do.html


    - MỘT Ý KIẾN HAY VÀ THIẾT THỰC ĐỂ CHIA SẺ VỚI GIA ĐÌNH CỦA NHỮNG NHÀ TRANH ĐẤU ĐANG BỊ TÙ ĐÀY , BÊN CẠNH CÁC COMMENT VÀ LIKE ỦNG HỘ . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/mot-y-kien-hay-va-thiet-thuc-e-chia-se.html  


    - BS. SƠN: CẨM NANG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT YÊU NƯỚC TRƯỚC SỰ TÀN BẠO CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI ĐẢNG TRỊ --------- Lớp huấn luyện của Phạm Hồng Sơn . 27 ghi chú dành cho những Tù nhân Lương tâm dự khuyết . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/07/bs-son-cam-nang-danh-cho-nguoi-viet-yeu.html

    -  Câu chuyện bó đũa người Việt có ai không biết ? Sau đây là 1 ý kiến rất hay và chính xác cần được mọi người quan tâm và áp dụng để mang lại dân chủ , hòa bình, tự do cho đất nước . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/05/nhung-viec-can-uoc-quan-tam-mot-vai-gop.html


    ……………..

    - TỔNG HỢP : TÌNH HÌNH GẦN ĐâY VỀ SỰ XâM LƯỢC TRẮNG TRỢN CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VÀ VÕ MỒM , NGHE ĐẾN NHÀM CỦA ĐẢNG TA. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-trung-quoc-xam-luoc-va-su-cuoi.html

    - TỔNG HỢP : TÀI LIỆU LỊCH SỬ CẦN PHẢI BIẾT VỀ ĐẢNG TA , HỒ CHÍ MINH , VIỆT NAM VS. TRUNG QUỐC, VIỆT NAM CỘNG HÒA, NHỮNG SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ, ... http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-tai-lieu-lich-su-va-ang-ta.html     

    - TỔNG HỢP VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÀ NHỮNG TRÒ BỊP BỢM, MỊ DâN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/tong-hop-ve-sua-oi-hien-phap-va-nhung.html     

    - TỔNG HỢP : BÓTAY.COM.VN - CHUYỆN DÀI NHIỀU TẬP CHỈ CÓ Ở “THIÊN ĐƯỜNG” XHCNVN . http://bietkichxaxu.blogspot.com/2013/04/xem-them-chuyen-dai-nhieu-tap-chi-co-o.html

    ....................................


      

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét