Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Trong trại giam Paulus Lê Sơn từ chối khai báo _____ Luật sư Nguyễn Văn Đài viết cho các thanh niên Công giáo và Tin lành sắp bị đem ra xét xử _____ Thông Cáo Báo Chí về cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN đối với 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội.

Trong trại giam Paulus Lê Sơn từ chối khai báo



Đăng bởi pleikly lúc

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgCJZ_LiMqceq7WwutS8VjoOmeYqApW5hmL8N3UZKz2oNEiQiKRruhae3yda3boUJ0p6fT-65ROJu9GgEdjf509DRAjnieN1wi7iBxSVDTEjJ_o2ElI2N937S2wBe9e3Z7gIC7ZUZHnApc/s1600/IMG_6925.jpg

VRNs (06.12.2012) – Hà Nội – “Tại Cơ quan điều tra, ngoài Lê Văn Sơn [Paulus Lê Sơn] từ chối khai báo, các bị can còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình”, là điều Ông Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao nói đến trong Bản cáo trạng số: 09/VKSTC - V2, ký ngày 18 tháng 9 năm 2012. 

Điều anh Sơn từ chối khai báo là đúng, nhưng "các bị can còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình" là điều ghán ghép, và ép cung mà có. Cụ thể các anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, qua luật sư chúng tôi được biết các anh này tuyên bố mình vô tội. 

Bản cáo trạng suy diễn tội của Paulus Lê Sơn như sau:

“Trong khoảng thời gian từ năm 2010 - 2011, một mặt Lê Văn Sơn đã viết, tàng trữ và tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên blog của mình, mặt khác do sẵn có mối quan hệ quen biết Nông Hùng Anh, Sơn đã giới thiệu Nông Hùng Anh để Nguyễn thị Thanh Vân liên lạc, lôi kéo tham gia vào tổ chức "Việt Tân". Theo chỉ đạo của tổ chức, Lê Văn Sơn đã cung cấp cho Nông Hùng Anh 3.000.000 VND để mua vé máy bay xuất cảnh sang Thái Lan (chuyến đi từ ngày 28/6 đến ngày 03/7/2010). Riêng Lê Văn Sơn cũng đã xuất cảnh ra nước ngoài 03 lần để hoạt động (lần 1 vào ngày 03/11/2010 qua cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh sang Lào, Thái Lan; lần 2 từ ngày 21 đến ngày 25/3/2011 sang Thái Lan; lần 3 vào ngày 12/7/2011 qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh sang Campuchia, Thái Lan. Lê Văn Sơn có tham dự khóa huấn luyện “Quang Trung 711” do “Việt Tân” tổ chức tại Thái Lan từ ngày 25 đến ngày 30/7/2011 cùng các đối tượng khác trong vụ án. Tại đây, Lê Văn Sơn và Nguyễn Xuân Anh là hai đối tượng cầm cờ tổ chức “Việt Tân” phục vụ lễ kết nạp Nông Hùng Anh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc vào tổ chức “Việt Tân” ngày 25/7/2011. Căn cứ kết quả điều tra đã có đủ căn cứ xác định Lê Văn Sơn tham gia tổ chức “Việt Tân” từ trước tháng 6/2010 và Sơn đã được tổ chức “Việt Tân” cung cấp 543,05 USD để phục vụ hoạt động. (BL 2076, 2323-2329)”.

Đây là điều hoàn toàn do công an tự ghi ra trong bút lục trình cho Viện kiểm sát (VKS), mà anh Paulus Lê Sơn không hề nói cũng như xác nhận. Điều này cho thấy, đến giờ phút này, các cơ quan tiến hành tố tụng không hề có bằng chứng gì để kết tội anh Sơn.

Thế nhưng, ở phần kết luận, VKS lại kết luận về Paulus Lê Sơn như sau:

“(15) Từ ngày 25 đến ngày 30/7/2011, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Tự, Lê Văn Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc đi Thái Lan tham gia lớp huấn luyện của tổ chức “Việt Tân” có tên gọi “Quang Trung 711” do Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Ngọc Đức, Lương Văn Mỹ, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Kim, Ngô Trọng Đức, Nguyễn Hoàng Thanh Tâm trực tiếp giới thiệu về lịch sử tổ chức “Việt Tân”, vị trí của tổ chức “Việt Tân” và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế, thế và lực của tổ chức “Việt Tân”, văn hóa của tổ chức “Việt Tân”, thực hành kỹ năng lãnh đạo và đối phó với sự đàn áp của Công an”.
Và cuối cùng, VKS quyết định truy tố anh Paulus Lê Sơn ra trước Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An để xét xử cùng với các anh chị Hồ Đức Hoà, Đặng Xuân Diệu, và Nguyễn Đặng Minh Mẫn về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1 Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 79, BLHS về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định như sau:

“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

Chúng ta lưu ý, khoản 1, điều 79, trước khi nói đến khung hình phạt thì nhấn mạnh đến “gây hậu quả nghiêm trọng”. Vậy anh Paulus Lê Sơn gây hậu quả nghiệm trọng cho ai, và ở mức độ nào? Ai là nạn nhân của anh Sơn?

Theo khoản luật này, nạn nhân của anh Sơn là “chính quyền nhân dân”. Vậy qua việc làm của anh Sơn (nếu có, vì cho đến nay, anh Sơn từ chối khai báo) thì chính quyền nhân dân bị ảnh hưởng thế nào?

- Chính quyền nhân dân có bị nhân dân ghét vì các việc làm của anh Sơn không?

- Chính quyền nhân dân có bị các nước trên thế giới tẩy chay, các tổ chức quốc tế lên án do các hoạt động của anh Sơn gây ra không?

- Hệ thống chính quyền nhân dân có bị lung lay tận gốc rể không (vì gọi là hậu quả nghiêm trọng mà)?

Nếu có, xin VKS công bố sự thiệt hại, còn nếu không tức là việc làm của anh Sơn không gây tổn hại gì cho chính quyền nhân dân cả. Như vậy Cáo trạng của VKS đã dựng chuyện, vu khống anh Sơn và những người khác, và nhất là cố tình tuyên truyền, làm cho quần chúng nhân dân hiểu lầm rằng chính quyền do đảng CSVN đang thủ vai chính đã lâm nguy bởi việc làm của anh Paulus Lê Sơn và những người trẻ khác.

PV. VRNs
Chuacuuthe



____________________




LUẬT SƯ NGUYỄN VĂN ĐÀI VIẾT CHO CÁC THANH NIÊN CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH SẮP BỊ ĐEM RA XÉT XỬ

06 th. 12


(TNCG) Ngày 18 tháng 9 năm 2012, Viện kiểm sát tối cao đã ký bản cáo trạng số 09/VKSTC-V2 để truy tố 14 thanh niên Công giáo và Tin lành với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại điều 79 Bộ luật Hình sự.

Sau khi nghiên cứu kỹ bản cáo trạng đã được đăng tải trên Internet. Với kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình sau nhiều năm là luật sư trong lĩnh vực nhân quyền, tôi đưa ra quan điểm của mình về vụ án này như sau.


Bản cáo trạng dài 19 trang dựa trên kết luận của cơ quan điều trađã nêu lên những hành vi của 14 thanh niên Công giáo và Tin lành là tham gia các khóa huấn luyện về “đấu tranh bất bạo động”, kỹ năng thuyết phục người khác tham gia vào đảng Việt Tân, kỹ năng tuyên truyền về tự do, dân chủ và nhân quyền cho người khác. 14 thanh niên này đã tìm hiểu và tham gia vào đảng Việt Tân. Bản cáo trạng kết luận rằng những thanh niên này tham gia đảng Việt Tân nhằm lật đổ chính quyền Nhà nước Việt Nam. Bởi vậy họ đã vi phạm điều 79 Bộ luật Hình sự.

Như vậy theo cáo buộc của các cơ quan tư pháp của Việt Nam thì hành vi của 14 thanh niên Công giáo và Tin lành nói trên đã vi phạm pháp luật và cấu thành tội danh được qui định tại điều 79 Bộ luật Hình sự. Nhưng khi chúng ta đối chiếu hành động, việc làm của 14 thanh niên này với các qui định về các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam 1992 thì chúng hoàn toàn phù hợp.


Theo qui định tại điều 69 Hiến pháp Việt Nam năm 1992, công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận tức là công dân có quyền tự do về tư tưởng, quan điểm, chính kiến chính trị. Đồng thời công dân cũng có quyền tự do bày tỏ quan điểm, chính kiến chính trị của mình với người khác. Điều 69 Hiến pháp còn qui định công dân có quyền hội họp, lập hội tức là công dân Việt Nam có quyền hội họp với nhau để cùng nhau thảo luận về mọi vấn đề của đất nước. Họ cũng có quyền tham gia hay thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị.

Điều 52 qui định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”; điều 63 qui định “công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế,…” Như vậy rất rõ ràng là ở Việt Nam hiện nay có gần 90 triệu dân thì hơn 3 triệu công dân đã có quyền thành lập đảng và tham gia đảng Cộng sản và hơn 80 triệu công dân còn lại có quyền tham gia và thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị khác.

Mục đích của những công dân tham gia hay thành lập các tổ chức, đảng phái chính trị là để thực hiện quyền công dân được tham gia quản lý Nhà nước và xã hội được qui định tại điều 53 Hiến pháp 1992. Và thực hiện quyền lực của nhân dân đối với Nhà nước được qui định tại điều 2 Hiến pháp 1992.

Điều 4 Hiến pháp qui định đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.Điều này có đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản hay không?

Điều 53 Hiến pháp qui định Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.

Như vậy về mặt lý thuyết thì điều 4 Hiến pháp không đảm bảo quyền lực tuyệt đối cho đảng Cộng sản trong trường hợp cuộc bầu cử quốc hội có rất nhiều ứng cử viên tham gia không phải là đảng viên đảng Cộng sản.Và nhân dân đã lựa chọn và bỏ phiếu cho đa số các ứng cử viên không phải là đảng viên đảng Cộng sản. Khi quốc hội mới nhóm họp, các đại biểu chiếm đa số không phải là đảng viên đảng Cộng sản sẽ tiến hành sửa đổi Hiến pháp.Và khi sửa đổi Hiến pháp, họ hoàn toàn có quyền sửa đổi hay hủy bỏ điều 4, cũng như thay đổi hệ thống chính trị tại Việt Nam.

Như vậy, qua các phân tích trên chúng ta thấy rằng việc quyết định ai, tổ chức, đảng phái chính trị nào là lực lượng lãnh đạo đất nước, hệ thống chính trị như thế nào là hoàn toàn do nhân dân quyết định thông qua bầu cử nếu Hiến pháp Việt Nam được thực thi dân chủ và công bằng trong thực tiễn.

Việc 14 thanh niên Công giáo và Tin lành đã tham gia các khóa học đấu tranh bất bạo động, tham gia vào đảng Việt Tân là họ thực hiện các quyền công dân đã được Hiến pháp Việt Nam 1992 qui định. Đấu tranh chính trị bất bạo động là hình thức đấu tranh hòa bình, phi bạo lực nhằm mục đích thay đổi đất nước, xã hội theo chiều hướng tự do, dân chủ và tiến bộ hơn. Hình thức đấu tranh chính trị bất bạo động được cộng đồng quốc tế ủng hộ.Những thanh niên nói trên thực hiện đấu tranh chính trị bất bạo động để phát huy quyền làm chủ đất nước của công dân.Để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh là phù hợp với Hiến pháp Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là khoảng 8 triệu tín đồ của Công giáo và Tin lành hy vọng rằng các cơ quan tư pháp của Việt Nam, chính phủ Việt Nam và đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi nhận thức và quan điểm về pháp luật, chính trị để tôn trọng và bảo đảm các quyền con người được Hiến pháp qui định sẽ được thực thi trên thực tiễn.

Nhân ngày quốc tế Nhân quyền và Lễ Giáng sinh đang đến gần, những người Công giáo và Tin lành hãy đoàn kết và cùng nhau cầu nguyện để Thiên Chúa chúc phước và ban sự bình an cho những người anh em đang bị giam cầm và người thân của họ. Cầu nguyện cho đất nước được thay đổi và những người đang bị giam cầm được tự do.

Hòa bình, công lý và các quyền con  người phải được thực thi trên đất nước Việt Nam.

Hà nội, ngày 6 tháng 12 năm 2012.

Luật sư Nguyễn Văn Đài.

ThanhnienConggiao


___________________



Cập nhật: 5/12/2012



Về cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN đối với 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội

Việt Tân


JPEG - 10.6 kb

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org -
Blog: dangviettan.wordpress.com
****


Thông Cáo Báo Chí
Về cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN
đối với 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội


Sau khi bị bắt cóc và giam giữ phi pháp suốt từ tháng 7/2011 đến nay, gia đình của17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội vừa nhận được bản cáo trạng truy tố họ tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo Điều 79 Luật Hình Sự CSVN.

Bản cáo trạng này không khác gì những văn bản cáo buộc các nhà dân chủ và hoạt động xã hội từng bị nhà cầm quyền CSVN coi là thù địch trước đây. Toàn bộ khối dữ kiện liệt kê là sự quy chụp, cố tình pha trộn một vài chi tiết thật với vô số các dữ kiện ngụy tạo hoặc phóng đại. Mục tiêu vẫn là để thổi phồng khả năng rình rập và trấn áp của công an, cũng như để hù dọa quảng đại quần chúng.

Tuy nhiên, ngay cả với tất cả khối chi tiết ngụy tạo đó, nhà cầm quyền CSVN vẫn không có căn bản gì để buộc tội 17 nhà hoạt động xã hội đang bị giam cầm. Những cái gọi là "hoạt động phạm tội" trong cáo trạng chỉ bao gồm những việc thuộc các quyền tự do căn bản của con người như tham dự một số lớp học của Đảng Việt Tân về Đấu Tranh Bất Bạo Động, Kỹ Năng Lãnh Đạo, An Toàn Vi Tính; có một số chuyến đi ra nước ngoài; và hoạt động giúp người, giúp đời theo hướng phát triển Xã Hội Dân Sự. Và phi lý hơn nữa, những cái gọi là "tang chứng phạm tội" trong cáo trạng là những máy điện thoại, máy chụp hình, và máy vi tính thông thường.

Trước bản cáo trạng đầy tính ngụy tạo, vu cáo, và phi lý này, Đảng Việt Tân:
  • Lên án nhà cầm quyền CSVN đang trắng trợn chà đạp các quyền căn bản của 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội bị nêu tên.
  • Thách thức nhà cầm quyền CSVN đưa ra những bằng chứng nào cho thấy những hành động của 17 người này đã vi phạm bất kỳ điều gì trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà chính chế độ đã long trọng ký kết tôn trọng.
  • Khẳng định phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động là cách cải thiện xã hội hữu hiệu của quảng đại quần chúng mà không gây ra những thiệt hại sinh mạng, tài sản. Đây là xu hướng tạo đổi thay một cách văn minh và nhân bản của cả nhân loại ngày nay. Chỉ những chế độ độc tài mới sợ hãi và cố gắng chận đứng việc quảng bá kiến thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đến nhân dân.
  • Bày tỏ lòng cảm phục đối với 17 nhà hoạt động xã hội đầy can đảm và tình người đang chấp nhận một phần cái giá hy sinh cho một tương lai tốt đẹp cho tất cả.
Toàn thể đảng viên Đảng Việt Tân quyết tâm sát cánh cùng gia đình, bạn hữu đấu tranh cho 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội này; tiếp tục nỗ lực quảng bá kiến thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đến những ai đang ước muốn đổi thay xã hội; và sẵn sàng chung vai, chia sẻ gánh nặng với mọi người Việt yêu nước trong việc tiến hành các nỗ lực đổi thay cho đất nước.

Ngày 5 tháng 12 năm 2012
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng


Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845


Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước


PDF - 92.5 kb
VT_TCBC_20121205





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét