Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Chợ Bát Tràng: Tiếp tục bãi thị, giăng khẩu hiệu. Hàng trăm tiểu thương với cơm nắm, muối vừng... cố thủ, phản đối đến cùng Hapro Bát Tràng.

BÀI LIÊN QUAN: 
Thứ hai, ngày 05 tháng mười một năm 2012 Mẫu thuẫn lên đỉnh, hàng trăm tiểu thương giăng biểu ngữ bao vây chợ gốm Bát Tràng. http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/11/mau-thuan-len-inh-hang-tram-tieu-thuong.html

Tiểu thương cơm nắm, muối vừng... cố thủ chợ Bát Tràng

06/11/2012 18:50:56


Dù có buổi làm việc với các cấp chính quyền nhưng tiểu thương vẫn bãi thị, giăng khẩu hiệu, cố thủ vây chợ Bát Tràng.

Phản đối đến cùng

Mặc dù chiều qua (5/11), ngay sau cuộc bãi thị, bao vây chợ Bát Tràng của hàng trăm tiểu thương, các bên liên quan đã có cuộc họp bàn do ông Dương Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm chủ trì và sáng nay, tiếp tục có cuộc gặp gỡ với các hộ kinh doanh. Tuy nhiên, hàng trăm tiểu thương vẫn giăng khẩu hiệu, “vây” chợ vì cho rằng, kết luận của cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết được vấn đề gì.
*
Sáng nay, hàng trăm tiểu thương vẫn bãi thị, "vây" chợ Bát Tràng.


Theo kết luận của buổi họp bàn, trong thời gian chờ các cơ quan liên quan giải quyết, UBND huyện yêu cầu Công ty cổ phần sứ Bát Tràng (Hapro Bát Tràng) khẩn trương xây dựng đơn giá cho thuê ki-ốt (đơn giá đề nghị của Hapro đối với các hộ dân trước đó là 60.000 đồng/m2, gấp 3 lần so với giá thuê cũ là 20.000 đồng/m2). Phòng Kinh tế, Tài chính - Kế hoạch của huyện và UBND xã Bát Tràng sẽ xem xét, thống nhất đơn giá cho thuê theo đề xuất của Hapro trên cơ sở phù hợp với các quy định và tình hình thực tế.

Sau khi xác định đơn giá, các bên liên quan cùng họp, thỏa thuận thống nhất đơn giá làm cơ sở cho việc thương thảo tiếp tục kí kết hợp đồng thuê ki ốt. Thời gian hoàn thành trước 15/11. Trong thời gian này, Hapro khẩn trương thành lập Ban quản lý chợ, thành phần tham gia phải có đại diện các hộ kinh doanh, thực hiện xong trước ngày 15/11. Việc thuê ki ốt, cần ưu tiên các hộ đang kinh doanh trong chợ và các hộ dân xã Bát Tràng, hoàn thành trước ngày 25/11.

Đánh giá về kết luận này, bà Nguyễn Thị Lụa, một tiểu thương tại chợ gốm Bát Tràng cho hay: “Các đơn vị và bà con đều nhìn nhận thấy Ban quản lý (BQL) chợ cũ đã hoạt động rất hiệu quả từ khi thành lập chợ năm 2004 đến nay. Vậy, chẳng có lý do gì để xóa sổ BQL cũ. Chúng tôi cho rằng, việc điều hành hoạt động kinh doanh của chợ phải do BQL của HTX chợ Gốm làng cổ Bát Tràng quản lý mới đúng nguyện vọng của chúng tôi”.
*
Tiểu Thương mang cơm nắm, muối vừng ra "chiến đấu".

*
Các loại trống cỡ lớn cũng được huy động để phục vụ cuộc bãi thị.


Theo quan sát của Kiến Thức, sáng nay, hàng trăm tiểu thương vẫn giăng khẩu hiệu, biểu ngữ đứng chắn kín lối vào tại cổng chợ Gốm Bát Tràng. Thậm chí 4, 5 chiếc trống cỡ lớn, loa được huy động để phục vụ cho cuộc bãi thị, đấu tranh đòi quyền lợi. Cơm nắm, muối vừng được bà con mang ra ăn trưa tại chỗ. Hệ thống loa thông báo của chợ Bát Tràng tiếp tục phát đi cáo lỗi của tiểu thương về việc ngừng kinh doanh và nguyên nhân sự việc.

Các tiểu thương cho hay, họ sẽ bãi thị, đấu tranh đến khi nào giải quyết được những bức xúc của bà con.


Kiến nghị thu hồi đất của Hapro Bát Tràng



Sáng nay, ông Dương Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cũng có buổi gặp gỡ với các tiểu thương tại khu vực gần chợ Gốm Bát Tràng. Theo đó, đại diện cho các hộ kinh doanh tại chợ, ông Lê Phương Doanh, Chủ nhiệm HTX chợ Gốm làng cổ Bát Tràng đã đề nghị UBND huyện thu hồi lại đất do Hapro Bát Tràng đang quản lý, vì đơn vị này có nhiều vi phạm về quản lý đất đai.

Theo ông Doanh, từ khi được giao đất, Hapro Bát Tràng kinh doanh kém hiệu quả và sử dụng đất sai mục đích trong một thời gian dài. Thông báo số 143 ngày 1/3/2012 của UBND huyện Gia Lâm cũng chỉ rõ, UBND xã Bát Tràng cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm về quản lý trên địa bàn vì để xảy ra những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất của Hapro Bát Tràng. Cụ thể, việc tiếp nhận bàn giao 2 khu đất phân xưởng I và khu nhà trẻ mẫu giáo khi chưa được UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định thu hồi và giao đất theo quy định của Luật đất đai, không tiến hành lập hồ sơ xử lý đối với các vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất sai mục đích, xây dựng công trình không phép của các hộ thuê mặt bằng, thuê nhà của Hapro…
*
Ông Dương Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm tại buổi gặp gỡ tiểu thương sáng nay.


Từ những sai phạm này, HTX chợ Gốm làng cổ Bát Tràng đề nghị Hapro Bát Tràng phải tiến hành thanh lý tài sản trên đất, trả cổ tức lại cho cổ đông; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các sai phạm của công ty theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định cho các hộ đang kinh doanh thuê lại phần đất tại chợ Bát Tràng. Việc thuê lại này sẽ thông qua đại diện của các hộ kinh doanh là HTX chợ Gốm làng cổ Bát Tràng.

Trao đổi với Kiến Thức, ông Dương Dũng cũng cho biết, việc Hapro sử dụng đất sai mục đích đã được Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội kết luận. Hapro được giao đất nhưng hoạt động không hiệu quả trong nhiều năm, cho các hộ thuê không đúng quy định. Cử chi của xã Bát Tràng đã kiến nghị việc này lên các cấp. “Những kiến nghị chính đáng của nhân dân, UBND huyện sẽ chỉ đạo yêu cầu các bên liên quan phối hợp giải quyết thỏa đáng, công khai, dân chủ”, ông Dũng nói.

Về việc cần giải quyết tình hình đang căng thẳng hiện nay để chợ có thể hoạt động bình thường trở lại, ông Dũng cho rằng, phải có sự hợp tác từ phía nhân dân: “Sáng nay, tôi đã nêu rõ tình hình để nhân dân hiểu và đã mời các hộ ra kinh doanh. Vấn đề là nhân dân cần bình tĩnh, am hiểu các quy định của pháp luật để cùng ngồi bàn bạc với nhau cho thấu tình đạt lý. Giải quyết những bức xúc, kiến nghị của nhân dân, các ban ngành chức năng sẽ đứng ra làm trung gian, đảm bảo công bằng công khai. Riêng vấn đề an ninh tại chợ, chúng tôi đảm bảo không để xảy ra vấn đề gì nên các hộ cứ yên tâm kinh doanh bình thường”, ông Dũng khẳng định.

Nguyên Đan
Kienthuc


_____________________

06 tháng mười một 2012

Tiểu thương chợ gốm Bát trang biểu tình, đả đảo bọn khủng bố !

Hàng trăm tiểu thương chợ Gốm bãi thị phản đối Hapro Bát Tràng


Thứ ba 06/11/2012

Không đồng tình với việc Công ty cổ phần sứ Bát Tràng (Hapro Bát Tràng), tự đặt ra mức giá cho thuê ki ốt cao, không bàn bạc với người dân, cho công ty khác thuê mặt bằng đẩy người buôn bán ra khỏi chợ, hàng trăm tiểu thương buôn bán tại chợ gốm cổ Bát Tràng đã đồng loạt đóng cửa, để bãi thị.
Các tiểu thương chợ Gốm mang băng rôn khẩu hiệu phản đối Hapro Bát Tràng ngay trước cổng chợ.
Ảnh Xuân Hải.

Từ 8h sáng 5/11, hàng trăm tiểu thương buôn bán tại chợ gốm làng cổ Bát Tràng, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội đã đồng loạt đóng cửa, mang nhiều băng rôn, khẩu hiệu tới cổng chợ để phản đối Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng vì đã cho đơn vị khác thuê 5 ki ốt của các hộ dân đang kinh doanh tại chợ.

Theo ông Phùng Văn Hữu, Trưởng ban Quản lý chợ lâm thời của Hợp tác xã sản xuất, thương mại và dịch vụ chợ gốm làng cổ Bát Tràng, chợ gốm Bát Tràng ra đời từ năm 2004, do người dân làng gốm và Công ty Cổ phần sứ Bát Tràng hợp tác xây dựng.

Theo đó, 2 bên thống nhất đầu tư xây dựng dưới dạng hợp đồng thuê ki-ốt, phía Hapro Bát Tràng có mặt bằng được nhà nước giao sản xuất, phía người dân làng gốm góp tiền xây dựng với diện tích ban đầu là 13,5 m2/ki ốt. Ban đầu, các ki ốt không có cửa, không vách ngăn. Bản thân các hộ kinh doanh phải tự bỏ tiền ra để xây dựng và hoàn thiện nội thất các gian hàng.
Toàn bộ các gian hàng trong chợ đóng cửa, kèm theo các tấm khẩu hiệu được treo trước các gian hàng.
Ảnh. Xuân Hải.

Việc ký hợp đồng được thực hiện giữa bên A - Hapro Bát Tràng và  bên A là Câu lạc bộ gốm sứ làng nghề Bát Tràng và Ban quản lý chợ gốm làng cổ Bát Tràng, đại diện cho các hộ dân làng gốm với thời hạn 5 năm từ 2004 – 2009. Sau khi ký hợp đồng người dân đã ứng trước 50% số tiền so với giá trị hợp đồng để công ty lấy kinh phí xây dựng. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng người dân thanh toán nốt số tiền còn lại.

Theo bản cam kết trong hợp đồng, thời gian đầu Hapro Bát Tràng phối hợp với bà con chợ gốm thành lập ban quản lý chợ và cung cấp điện nước đầy đủ. Tuy nhiên, sau thời gian ngắn chợ hoạt động không hiệu quả, Hapro Bát Tràng đã giải tán ban quản lý, cắt điện nước trao lại chợ cho người dân tự quản lý. Tháng 6/2006 UBND xã Bát Tràng đã có quyết định thành lập Ban quản lý chợ.
 
Cả chợ Gốm đóng cửa để bãi thị phản đối Hapro Bát Tràng. Ảnh. Xuân Hải.


Đến năm 2009, hợp đồng thuê 5 năm hết hạn. Vào thời điểm này, Hapro Bát Tràng đã yêu cầu các hộ kinh doanh phải ký hợp đồng trực tiếp với công ty thay vì thông qua Hợp tác xã gốm sứ Bát Tràng do chính các hộ bầu ra như trước đây với mức giá cao hơn.
Ông Hữu cho biết, trong 5 năm đầu, mức giá thuê ki ốt là từ 200.000 - 300.000 đồng/tháng. Sau năm 2009, Hapro tự đặt ra mức giá cho thuê, không hề bàn bạc, thỏa thuận với các tiểu thương với mức giá hơn 60.000 đồng/m2/tháng, cao gấp 3 lần so với trước đây.

Không đồng tình với việc áp đặt này của Hapro Bát Tràng, hàng trăm tiểu thương kinh doanh trong chợ chưa ký hợp đồng mới. Trong khi Hapro Bát Tràng và các tiểu thương chưa tìm được tiếng nói chung thì ngày 26/10 vừa qua, 5 hộ kinh doanh trong chợ nhận được thông báo từ Công ty Cổ phần Đồng Tiến Thành, có trụ sở tại quận Ba Đình, Hà Nội, về việc Công ty Đồng Tiến Thành đã ký hợp đồng thuê 5 ki-ốt mà 5 hộ đang kinh doanh vơi Hapro Bát Tràng. Và đề nghị đến ngày 5/11, 5 hộ dân này phải dọn hàng đi, nếu không dọn thì họ sẽ cho người đến chuyển hàng ra khỏi ki ốt.

Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Văn Hưng - Nghệ nhân gốm, Phó ban đại diện nhân dân làng Bát Tràng bức xúc: Tiền xây dựng chợ do các hộ đóng góp, từ 16.500.000 đến 18.000.000 đồng cho mỗi ki ốt rộng chừng 13m2 trong thời hạn 5 năm. Hợp đồng cho thuê ki-ốt có quy định, nếu chúng tôi có nhu cầu thì Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng cho thuê tiếp.

Năm 2010, Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng có văn bản nhờ Câu lạc bộ Làng nghề Bát Tràng thu tiếp tiền thuê ki-ốt với số tiền hơn 3 triệu đồng/ki ốt.
Hơn 100 hộ kinh doanh tại Chợ gốm làng cổ Bát Tràng đóng quầy, ngừng kinh doanh, tập trung trước cổng chợ phản đối chính sách cho thuê ki-ốt của Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

Từ khi Chợ gốm làng cổ Bát Tràng ra đời đến nay, ngoài số tiền nộp cho Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng để xây chợ, mỗi hộ kinh doanh đã phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để hoàn thiện nội thất cho gian ki-ốt của mình; tạo ra cho làng nghề một diện mạo mới và nhiều việc làm cho nhân dân trong khu vực; là điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

"Chúng tôi góp tiền để Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng xây chợ nhưng nay Công ty lại tự ấn định giá cho thuê với mức cao ngất ngưởng, không hề bàn bạc, trao đổi với chúng tôi", ông Hưng bức xúc.

Ông Nguyễn Phương Doanh, xóm 5, xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội, người có ki ốt đang kinh doanh tại chợ “bỗng dưng” nhận được thông báo “đuổi” ra khỏi chợ bức xúc: “ Gia đình tôi cũng như các hộ dân khác đang kinh doanh tại đây, do Hapro Bát Tràng chưa thỏa thuận về mức giá với các tiểu thương nên chúng tôi chưa ký hợp đồng. Chỉ sau 1 ngày chúng tôi nhận được thông báo của Công ty Đồng Tiến Thành, tức ngày 2/11 có hơn 50 đối tượng măt mũi bợm trợn kéo đến chợ, đe dọa chúng tôi. Chính vì cách đối xử như vậy của Hapro Bát Tràng nên người dân chúng tôi mới bãi thị để phản đối công ty này”.
 
Các tiểu thương đề nghị chính quyền đứng ra giải quyết dứt điểm những sai phạm của Hapro Bát Tràng. Ảnh. Xuân Hải.

Cũng theo ông Doanh, tại buổi làm việc chiều 5/11 tại UBND xã Bát Tràng, giữa đại diện các hộ kinh doanh trong chợ với Hapro Bát Tràng và UBND huyện Long Biên. Đại diện UBND huyện đề nghị Hapro Bát Tràng và các tiểu thương tiếp tục thỏa thuận, bàn bạc để thống nhất mức giá thuê ki ốt phù hợp.

Trao đổi với PV báo điện tử Infonet, ông Phạm Văn May – Phó chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho biết: Nguyên nhân của sự việc là do tranh chấp về giá. Tháng 6/2012, UBND xã Bát Tràng đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các hộ kinh doanh trong Chợ gốm làng cổ Bát Tràng, 114/115 hộ đã nhất trí ủy quyền cho HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ chợ gốm làng cổ Bát Tràng là đại diện hợp pháp ký hợp đồng thuê ki-ốt với Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng nhưng đến nay Công ty Cổ phần Sứ Bát Tràng chưa thương thảo cũng không phản hồi thông tin gì cho chính quyền địa phương.

Cũng theo ông Phó chủ tịch UBND xã Bát Tràng, từ khi được giao đất đến nay, Công ty Cổ phần Sứ bát Tràng – Tổng công ty Thương mại Hà Nội không tổ chức sản xuất kinh doanh gì, chỉ cho thuê đất lấy doanh thu.

"Đề nghị Thành phố, Tổng công ty Thương mại Hà Nội giao lại khu đất này cho địa phương để làm chợ gốm cho nhân dân", Phó Chủ tịch xã Bát Tràng nói.

Báo điện tử Infonet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này…

Xuân Hải - Kiên Trung
http://danoan2012.blogspot.com/2012/11/tieu-thuong-cho-gom-bat-trang-bieu-tinh.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét