Các tập đoàn quốc doanh Việt Nam nợ hàng chục tỉ đô la
HÀ NỘI (NV) -Hệ
thống quốc doanh của nhà cầm quyền Việt Nam gồm các tập đoàn và tổng
công ty hàng đầu đang trong tình trạng tràn ngập nợ vì thua lỗ và đầu tư
bừa bãi.
|
Trụ sở
tập đoàn đóng tàu Vinashin, một đại công ty quốc doanh đang bên bờ vực
thẩm. WB tiếp tục thúc hối Việt Nam cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà
nước. (Hình: VNExpress) |
Các con số tổng quát được nêu ra trong một bản báo cáo của Bộ Tài
Chính Việt Nam không biết gần với sự thật được bao nhiêu phần, cũng ít
nhất cho người ta hình dung ra phần nào về cái “chủ đạo” của nền kinh tế
đang đình đốn tại Việt Nam.
Tính cho đến tháng 9, 2011, tổng số tiền nợ ngân hàng của hệ thống
tập đoàn, tổng công ty quốc doanh của Việt Nam là 415,347 tỉ đồng
(khoảng $19 tỉ 882 triệu USD tính theo hối suất chính thức hiện nay là
20,890 đồng/đô la), tương đương với gần 17% tổng nợ của cả nước.
Riêng 4 tập đoàn lớn nhất của chế độ đã ôm tổng cộng nợ tới 175,200
tỉ đồng (khoảng $8 tỉ 386 triệu USD). Trong đó, tập đoàn dầu khí Petro
Vietnam nợ 72,300 tỉ đồng (khoảng $3 tỉ 461 triệu USD); Tập đoàn Ðiện
Lực (EVN) nợ 62,800 tỉ đồng (khoảng $3 tỉ USD); Tập đoàn Than Khoáng Sản
Vinacomin nợ 20,500 tỉ đồng (khoảng $981 triệu USD) và Vinashin nợ
19,600 tỉ đồng (khoảng $938 triệu USD).
Chỉ nhìn riêng khoản nợ của Vinashin vừa nêu cho thấy các con số đưa
ra không gần với sự thật bao nhiêu. Trước khi Chủ tịch kiêm Tổng giám
đốc Phạm Thanh Bình bị bắt, Vinashin được nêu ra số công nợ ngang dọc
lên đến $4 tỉ USD, nhiều hơn tổng trị giá tài sản.
Nếu tính tổng số nợ (theo các con số của Ðề Án Tái Cơ Cấu Doanh
Nghiệp) tập trung vào 12 tập đoàn lớn nhất của chế độ thì chiếm tới quá
nửa của tổng số nợ của hệ thống quốc doanh, tức khoảng 218,738 tỉ đồng
(khoảng $10 tỉ 470 triệu USD).
Dựa vào thế của nhà nước, một số công ty lớn đã được ưu đãi cho vay thả giàn.
“Có đến 30/85 tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn
chủ sở hữu cao hơn 3 lần. Ðặc biệt có 7 tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ
này trên 10 lần gồm TCT Xây Dựng Công Nghiệp (Tập đoàn Sông Ðà), TCT Xây
Dựng CTGT 1, TCT Xây Dựng CTGT 5, TCT Xây Dựng CTGT 8, TCT Xăng Dầu
Quân Ðội, TCT Thành An và TCT Phát Triển Ðường Cao Tốc.”
Ðây là các dữ kiện nêu ra trong “đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước của Bộ Tài Chính CSVN được báo điện tử Diễn Ðàn Kinh Tế Việt Nam
(VEF) nêu ra hôm Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012.
Tính cho tới tháng 10, 2011, chế độ Hà Nội còn “1,309 doanh nghiệp
nhà nước gồm 11 tập đoàn, 11 tổng công ty đặc biệt và 74 tổng công ty.
Tổng quy mô tài sản đạt 1,760 ngàn tỷ đồng và vốn chủ sở hữu gần 700
ngàn tỷ đồng,” theo bản tin VEF.
Vì được bơm tiền vô tội vạ, quan chức tìm cách moi ruột hay mua sắm
gian lận để tham nhũng, “đề án tái cơ cấu doanh nghiệp” chỉ được tường
thuật trên báo ít chi tiết về các khoản lỗ của hệ thống kinh tài quốc
doanh.
Ðáng chú ý nhất là “một số tập đoàn có lỗ lớn như EVN (năm 2010 lỗ
12,313 tỷ (khoảng $589 triệu USD), lũy kế hợp nhất 2010 là 24,262 tỷ hay
$1 tỉ 161 triệu USD). Vinashin (năm 2009 lỗ 5,000 tỷ hay $239 triệu USD
theo kết luận của Thanh tra Chính phủ), TCT Chè Việt Nam, TCT Dâu Tơ
Tằm, TCT Xăng Dầu Quân Ðội, TCT Xây Dựng Công Trình Ðường Thủy...
Tổng
số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31 tháng 12, 2011
là 26,110 tỷ đồng” hay khoảng $1 tỉ 249 triệu USD.
Không thấy các bản tin nêu ra chi tiết tại sao lại lỗ những khoản lớn
như vậy mà các đại gia đó vẫn không bị xóa sổ, VEF chỉ nhẹ nhàng nói
chúng đổ tiền bừa bãi vào những lãnh vực nằm ngoài ngành hoạt động chính
của chúng như “đầu tư chứng khoán, bất động sản” hoặc những loại hình
dầu tư hay kinh doanh khác mà “hiệu quả các khoản đầu tư này không cao
hoặc không có hiệu quả.”
Năm ngoái là chủ tịch và tổng giám đốc tập đoàn đóng tàu Vinashin bị
kết án tù. Năm nay, nguyên chủ tịch Vinalines còn đang lẩn trốn và mới
chỉ bắt được nguyên tổng giám đốc. Dù lỗ chỏng chơ, nhiều đại gia trong
hệ thống quốc doanh vẫn khai có lời. Chỉ khi bị kiểm toán và không còn
được “ở trên” chống lưng thì mới lộ ra những sai trái tày trời.
Bà Victoria Kwakwa, đại diện Ngân Hàng Thế Giới (WB) tại Việt Nam
ngày 28 tháng 5, 2012 vừa qua đã bày tỏ sự quan ngại của nhà tài trợ
quốc tế về cách làm ăn đầy sai phạm của nhóm quốc doanh. Bà cũng như các
nhà tài trợ quốc tế đã nhiều lần đòi hỏi CSVN cải cách thật nhanh, thật
sâu rộng hệ thống quốc doanh nhưng chế độ Hà Nội vẫn cứ ôm lấy chúng
làm “chủ đạo” cho nền kinh tế. (TN)
nguoi-viet
+++++++++++
Xem thêm : Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ
REUTERS
Ngày 30/05/2012, bộ Tài chính công bố thống kê về hoạt động
của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Theo đó, với mức nợ là 450 000
tỷ đồng và thua lỗ trên 216 000 tỷ, nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh
nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả. Bộ Tài chính đề nghị giám sát tài chính
và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
Thống kê cung cấp thông tin về mức nợ của doanh nghiệp nhà nước
cho biết : tính đến tháng 9/2011 các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
hiện còn nợ ngân hàng 415.347 tỷ đồng. Trong số đó, 12 tập đoàn kinh tế
của nhà nước nợ 218.738 tỷ đồng, tương đương với 8,76% tổng số nợ của
các doanh nghiệp nhà nước. Đứng đầu trong số các tập đoàn vay nợ nhiều
nhất gồm có tập đoàn tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam (với 72.300 tỷ
đồng), tập đoàn Điện lực (với 62.800 tỷ đồng) và tập đoàn Công nghiệp
Than và khoáng sản TKV (với 20.500 tỷ đồng).
Một điều đáng lo ngại khác là tại Việt Nam hiện có tới gần 1/3 các tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần so với vốn sở hữu. Vẫn theo báo cáo của bộ Tài chính, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo và các doanh nghiệp nhà nước phải đối phó với nguy cơ rủi ro cao, mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty cao hơn gấp 12 lần so với các doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước.
Ngày 29/05/2012, phó cục truởng cục Tài chính – Doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho biết là các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cáo bạch tài chính. Vì thế bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước.
Hãng tin Bloomberg nhắc lại, tính thiếu minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã khiến hai cơ quan thẩm định về mức độ rủi ro là Standard & Poor's và Moody’s hạ điểm tín nhiệm đối với đầu tư vào Việt Nam. Vào tháng 8/2011, Standard & Poor's hạ 3 bậc điểm tín nhiệm so với thời điểm là tháng 12/2012 và hiện chỉ còn là điểm BB-. Trong lúc Moody’s mạnh tay hơn khi cho rằng mức độ an toàn của đầu tư vào Việt Nam hiện chỉ còn là điểm B1.
Một điều đáng lo ngại khác là tại Việt Nam hiện có tới gần 1/3 các tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần so với vốn sở hữu. Vẫn theo báo cáo của bộ Tài chính, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo và các doanh nghiệp nhà nước phải đối phó với nguy cơ rủi ro cao, mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty cao hơn gấp 12 lần so với các doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước.
Ngày 29/05/2012, phó cục truởng cục Tài chính – Doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho biết là các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cáo bạch tài chính. Vì thế bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước.
Hãng tin Bloomberg nhắc lại, tính thiếu minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã khiến hai cơ quan thẩm định về mức độ rủi ro là Standard & Poor's và Moody’s hạ điểm tín nhiệm đối với đầu tư vào Việt Nam. Vào tháng 8/2011, Standard & Poor's hạ 3 bậc điểm tín nhiệm so với thời điểm là tháng 12/2012 và hiện chỉ còn là điểm BB-. Trong lúc Moody’s mạnh tay hơn khi cho rằng mức độ an toàn của đầu tư vào Việt Nam hiện chỉ còn là điểm B1.
Đan Mạch hủy bỏ các dự án tài trợ cho Việt Nam vì có gian lận
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/05/mach-huy-bo-cac-du-tai-tro-cho-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét