Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Video chiều 8-5-2012 của dân oan Vụ Bản, Nam Định . Trong sáng 9-5-2012, chính quyền huyện Vụ Bản sẽ tiến hành cưỡng chế đất dịch vụ của nông dân xã Liên Minh. Với tinh thần giữ đất và không chấp nhận phương án đền bù sai luật, tình hình sẽ rất căng thẳng. Bà con Vụ Bản đã đồng loạt chít khăn tang quyết giữ đất.

Hình ảnh chiều 8-5-2012 của nông dân Vụ Bản, Nam Định


http://www.youtube.com/watch?v=XMVjNfxFIHA












Thứ ba, ngày 08 tháng năm năm 2012

ĐÊM CHONG ĐÈN CANH GIỮ ĐẤT CÙNG BÀ CON VỤ BẢN




21h25′ABS đăng tin: CTV cho biết:  ”Thông báo khẩn, trong đêm nay rạng sáng mai, 9-5-2012 theo nghị quyết họp của huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định về việc cưỡng chế đất dịch vụ của nông dân xã Liên Minh, nằm trong tổng thể dự án khu công nghiệp Bảo Minh. KCN Bảo Minh do Tập đoàn dệt may VN làm chủ đầu tư, lấy mất 160 ha đất ruộng của 3 xã Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái. Với tinh thần giữ đất và không chấp nhận phương án đền bù sai luật sẽ rất căng thẳng.

Liên Hệ giúp đỡ, hiệp thông: 

- Chị Lan – 0168 529 8689 ( xã Kim Thái – nông dân Công giáo )
- Anh Tiếp – 0165 806 2602 ( xã Kim Thái – nông dân Công giáo )
- Anh Hải – 0165 253 4796
- Anh Hà – 01677 838 261
- Bà Hải 016 359 85278

Tình hình hiện tại: có khoảng 200 người dân tập trung xung quanh lều trực chiến… dự báo, 4h sáng sẽ đánh…
____________________________

Hiện tại: Công an huyện, dân phòng, công an xã...tất cả đều mặc thường phục đang tập trung về khu vực gần nơi sẽ cưỡng chế vào sáng mai. 

Cuộc họp chỉ đạo tác chiến của chính quyền đã kết thúc cách đây hơn một giờ đồng hồ. Được biết có cả quân đội tham gia, và kiêm cả việc phòng cháy chữa cháy tại hiện trường.

Dự kiến chính quyền sẽ ra tay hành sự vào lúc 03h00 đến 06h00 sáng mai, ngày 9.5.2012.

Vài nét về Vụ Bản:

(đáng lẽ lúc này phải nói chuyện về Luật đất đai, về QĐ nọ kia kia nọ, phân tích, luận bàn; nhưng Lâm Khang chủ nhân hoàn toàn không hiểu rõ về chuyện đó, nên nói chuyện linh tinh về văn hóa, lịch sử, truyền thuyết quanh quanh Vụ Bản, mong bà con thông cảm) 

Khu vực cưỡng chế sáng mai thuộc về đất của ba xã: Kim Thái, Liên Bảo, Liên Minh, đều thuộc huyện Vụ Bản. Huyện Vụ Bản có núi Gôi - một dãy núi đất nhỏ, nhưng đã thành biểu tượng của Thành Nam: Non Côi, Sông Vị.

Vụ Bản xưa có tên là Thiên Bản. "Thiên Bản lục kỳ" là bốn sự tích của các nhân vật thần kỳ của đất Thiên Bản, gồm: 

Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Sự tích Cường Bạo Đại vương
Sự tích Bà Chúa Thông Khê
Sự tích Điền Quận Công
Sự tích Tam Ranh Sừng Sỏ Sắt
Sự Tích Lữ Thần Gia

Mời chư vị ghé thăm trang này để biết chi tiết về Thiên Bản lục kỳ. 

Liên Minh là đất cách mạng. Quê của Nhạc sĩ Văn Cao (tác giả bài Quốc ca Việt Nam), Vũ Cao (tác giả bài Núi Đôi), Thượng tướng Song Hào, ông Lê Đức Thọ, và cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch  (tức Phạm Văn Cương) - cha của đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Rộng hơn là Vụ Bản, quê hương của thi sĩ Nguyễn Bính. một nhà thơ được Hoài Thanh - Hoài Chân ca ngợi hết lời...
_________________________

23h45: Trong lều trực chiến giữa cánh đồng Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định mọi người đã nằm xuống nghỉ cả. Chỉ còn một hai người ngồi thức chong chong, thỉnh thoảng đảo mắt ra hai bên đường quốc lộ để trông chừng giặc càn đến. Xa xa trên đường quốc lộ, những vệt đèn xe tải thỉnh thoảng lại lừ lừ lướt qua như những bóng ma. Cứ 15 phút lại có một xe tải chở cảnh sát đi tuần, nhưng đôi khi có cả những thanh niên lạ lượn xe máy chầm chậm, ngó nghiêng, dò xét... Khoảng 100 cái rào sắt đã được chở về từ chiều, tập kết ngay gần đó. Nghe đồn, ngoài chó nghiệp vụ, chiều nay chủ đầu tư thuê cả xe cứu hỏa từ Nam Định về Vụ Bản, và còn thuê cả lực lượng công binh dò mìn nữa... Trận chiến ngày mai lại khốc liệt rồi... 

Những hình ảnh đầu tiên của đêm nay:





03h28: Tình hình vẫn yên ắng.
4h sáng công an đang bắt đầu cho việc cưỡng chế ở Vụ Bản, Nam Định. 

4h30 có 5 xe công an từ huyện, UBND xã đang di chuyển.

4h55: Lính tráng đang ở UBND huyện bắt đầu ăn sáng.

Dự kiến 06h00 cưỡng chế. 


http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/05/em-chong-en-canh-giu-at-cung-ba-con-vu.html






++++++++++++++







Thứ ba, ngày 08 tháng năm năm 2012

BÀ CON VỤ BẢN ĐỒNG LOẠT CHÍT KHĂN TANG QUYẾT GIỮ ĐẤT




Bà con xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, Nam Định đang tích cực chuẩn bị để chống đợt càn ngày mai... ảnh chụp lúc 10h45 tại cánh đồng xã Liên Minh. Khu công nghiệp Bảo Minh đang được nhà thầu là công ty cổ phần xây dựng Hồi An thi công hạ tầng.










Tiếp tục cập nhật...



http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/05/ba-con-vu-ban-ong-loat-chit-khan-tang.html






+++++++++++++







Thêm một vụ cưỡng chế đất gây bất bình

2012-05-07
Từ đêm ngày 6 tháng 5 đến hết sáng ngày hôm nay, 7 tháng 5, hơn 100 nông dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đang chuẩn bị tinh thần giữ đất ruộng của mình trước khả năng chính quyền địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế trong một vài ngày tới.


blog nguyenxuandien
Người dân Vụ Bản căng cờ, biểu ngữ để giữ ruộng hôm 06/05/2012


Trong khi vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn còn chưa nguôi, thì dư luận những ngày gần đây lại xôn xao về khả năng những người dân ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định sẽ phải đối mặt với một vụ cưỡng chế đất cũng không kém phần nghiêm trọng như ở Văn Giang.


Một người dân địa phương cho biết tình hình vào sáng ngày 7 tháng 5 như sau:


"Tất cả lực lượng đang ém ở trên huyện hết, khoảng hơn 100 cảnh sát cơ động. Ém từ cách đây 2 ngày. Họ đã phát giấy cho tất cả các hộ ra nhận đất dịch vụ, những hộ đã nhận tiền đợt rồi. Người ta đến từng nhà một. Một số hộ chưa nhận thì người ta chỉ đưa quyết định thôi. Theo thông tin là họ sẽ cưỡng chế bằng được để giao đất".

Người dân này cho biết theo thông báo trên loa đài địa phương thì vào ngày 9 tháng 5 tới những hộ dân đã nhận tiền đền bù sẽ lên ủy ban nhân dân xã để gắp thăm nhận đất dịch vụ.



Số đất dịch vụ này là đất đền bù cho những người dân bị chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi ruộng vào cuối năm 2012 để lấy mặt bằng cho dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Tuy nhiên phần đất dịch vụ này lại  nằm trong phần đất ruộng của khoảng 120 hộ dân không chịu nhận tiền đền bù và vẫn kiên quyết giữ đất sau vụ cưỡng chế vào tháng 12 năm 2010.


Chính vì vậy vào chiều tối ngày 6 tháng 3, các hộ gia đình này đã tập trung tại ruộng của mình, căng cờ, biểu ngữ kiên quyết giữ ruộng. Theo thông tin mà người dân cung cấp thì cho đến hết sáng ngày 7 tháng 5, chính quyền địa phương vẫn chưa thực hiện cưỡng chế nhưng người dân vẫn tiếp tục ở lại ruộng để chờ đợi.



Nhiều sai phạm



Khoảng gần 100 bà con 3 xã Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái đang ở cổng UBND huyện Vụ Bản để phản đối việc thu hồi đất ruộng cho dự án KCN Bảo Minh. blog Nguyenxuandien-May-7,2012
Nhiều người tập trung trước UBND huyện Vụ Bản để phản đối việc thu hồi đất.

Từ cuối tuần trước, trên các trang blog Nguyễn Xuân Diện và Lê Hiền Đức đã xuất hiện các tài liệu văn bản của người dân huyện Vụ Bản tường trình về những sai phạm trong dự án khu công nghiệp Bảo Minh. 

Theo một đơn gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ngày 26 tháng 4 năm 2012 của một người dân địa phương, dự án này được thực hiện trên diện tích hơn 165 ha của 988 hộ dân thuộc ba xã Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái. Dự án được bắt đầu từ cuối năm 2007, đầu 2008.


Người dân tố cáo ông chủ tịch huyện Vũ Văn Rung (nay là bí thư huyện ủy Vụ Bản) câu kết với ông Vương Trần Lâm, tổng giám đốc VINATEX lợi dụng việc thủ tướng phê duyệt dự án để áp đặt giá đền bù quá rẻ mạt cho người dân ở mức 27,000 đồng một mét vuông, và vi phạm các quyền căn bản của người dân.


Mức giá đền bù này sau đó được tăng lên 42,000 đồng và  cuối cùng là 67,000 đồng một mét vuông do sự đấu tranh của người dân. Mặc dù vậy nhiều hộ gia đình vẫn kiên quyết không nhận tiền đền bù này.

Để ép các hộ dân phải ký phương án và nhận tiền đền bù, chính quyền địa phương đã dùng nhiều biện pháp mà người dân cho là vi phạm quyền tự do căn bản. Người dân địa phương cho biết: "Người ta dọa nạt rồi làm đủ kiều, các cô giáo bị cho nghỉ dậy để về vận động."

Một quyết định của ủy ban nhân dân xã Kim Thái đề ngày 4 tháng 6 năm 2009 được lan truyền trên mạng cho thấy, chính quyền địa phương đã bắt ép nhà trường cho một cô giáo nghỉ việc để về vận động gia đình nhận tiền đền bù. Khi nào vận động xong gia đình ký phương án và nhận tiền đền bù thì trường mầm non xã mới bố trí cho cô đi làm lại.



Vào tháng 12 năm 2010, chính quyền địa phương đã huy động hàng ngàn bộ đội và công an đến cưỡng chế khu đất hơn 165 ha của người dân ba xã trước sự chống trả của người dân.

Không những thế, chính quyền địa phương cũng không trao cho người dân số đất dịch vụ theo đúng quy định của chính phủ là bằng 7% số diện tích đất bị thu hồi. Người dân địa phương cho chúng tôi biết:

"Quy định của chính phủ là chúng tôi được 7% nhưng hiện tại chúng tôi chỉ được 1 hay 2%. Họ chia theo độ dốc. người ta không làm đúng trình tự. Theo nguyên tắc chúng tôi được 7%, nhưng họ không làm thế mà họ làm là ví dụ người nào mất từ 30% ruộng trở lên mới được đất dịch vụ, còn không là người ta cắt hết."

Người dân này cho biết gia đình ông có hơn 8 sào ruộng và đã nhận tiền đề bù là hơn 90 triệu đồng vào năm 2008 vì bị bắt ép.



Ngày 24 tháng 8 năm 2009, ông phó chủ tịch tỉnh Nam Định, Nguyễn Văn Tuấn, giờ là chủ tịch tỉnh, đã có cuộc đối thoại với người dân. Ông Tuấn sau đó có đưa ra kết luận rằng với mức đền bù 42,000 đồng một mét vuông, người dân nhất trí thì nhận tiền để nhà đầu tư thi công, nếu không đồng thuận thì chuẩn bị tiền trả cho nhà đầu tư, nhà đầu tư trả lại đất.

Thực hiện theo kết luận này của ông phó chủ tịch tỉnh, nhiều hộ gia đình đã chuẩn bị tiền để trả nhưng không được chấp nhận:



"Chúng tôi thực hiện theo đúng tinh thần của ông Phó chủ tịch tỉnh nói với dân là giá chỉ 42 ngàn đồng một mét vuông ai bán thì bán, không bán thì trả lại tiền, nhà đầu tư trả lại đất. Ông công bố dự án này là được phép thỏa thuận, đây không phải là dự án an ninh quốc phòng. Chúng tôi đang chờ trả mà họ không nhận. Lên trả không ai nhận, không ai có ý kiến gì nên mới dẫn đến vụ cưỡng chế."


Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với văn phòng chủ tịch huyện Vụ Bản vào ngày hôm nay nhưng điện thoại không có người trả lời.


Người dân huyện Vụ Bản cũng đã gửi nhiều đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền từ quốc hội đến thanh tra chính phủ nhưng vẫn chưa được giải quyết. Sự việc được chuyển về tỉnh rồi sau đó xuống huyện và dừng ở đó.  



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-land-seizure-looming-05072012070319.html

1 nhận xét: