Chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.
++++++++++++++++++++++++++++
Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Tác phẩm đang có một tiếng vang lớn về công trình nghiên cứu của bà có liên quan đến những điều mà nhiều người gọi sự giả dối của lịch sử, mời quý vị theo dõi.
Nhà phê bình văn học nổi tiếng
Bà viết rất nhiều tiểu luận phê bình văn học xuất hiện trên các tạp chí văn học hải ngoại.
Thụy Khuê tên thật là Vũ Thị Tuệ sinh năm 1944 tại làng Doanh Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Năm 1954 bà theo gia đình di cư vào Nam. Tháng 9 năm 1962 bà sang Pháp du học.
Hai mươi hai năm sau bà về nước lần thứ hai vào năm 1984 và trong chuyến đi này theo bà kể lại đã để lại dấu ấn sâu đậm vì đã xa nhà từ lúc 18 tuổi. Cũng từ lần về nước này bà chạm mặt với những hình ảnh thật của quê hương đã khiến bà có ý định viết lách.
Tìm lại dấu vết Nhân Văn Giai Phẩm
Trong phần lời tựa tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Thụy Khuê viết:
“Năm 1984, khi trở về Hà Nội, tôi muốn tìm lại, dù chỉ một dấu vết nhỏ, chứng minh sự hiện diện của Nhân Văn Giai Phẩm trong lòng người dân Bắc. Nhưng vô ích. Tất cả đều đã bị xóa sổ. Kín đáo dò hỏi những người thân trong gia đình sống ở Hà Nội, thuộc thế hệ ‘phải biết’ Nhân Văn, xem có ai còn nhớ gì không? Nhưng không, tuyệt nhiên chẳng ai ‘nghe nói’ đến những cái tên như thế bao giờ: linh hồn Nhân Văn đã bị xóa trong ký ức quần chúng, và như vậy, ‘nọc độc’ Nhân Văn đã hoàn toàn bị tẩy sạch.
Ðó là lý do chính khiến vài năm sau, khi thực sự bước vào nghề cầm bút, tôi đã coi Nhân Văn Giai Phẩm là một trong những nghi vấn văn học hàng đầu, cần phải tìm hiểu. Bài viết đầu tiên của tôi về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, đăng trên nguyệt san Văn Học, California, số 27, tháng 4 năm 1988; tiếp theo là những buổi phát thanh trên đài RFI, trong nhiều chương trình từ 1991 đến 2004, trong số đó có những buổi phỏng vấn các tác nhân chính của phong trào: Lê Đạt, Hoàng Cầm và Nguyễn Hữu Đang.
Cuốn sách này tổng kết công việc tìm kiếm và thu thập các dữ kiện xung quanh phong trào Nhân Văn Giai Phẩm trong hơn 20 năm, từ 1988 đến ngày nay.”
Chứng minh sự giả mạo lịch sử
Thụy Khuê dành 8 chương để viết về những nhân vật chủ chốt trong vụ án. Đầu tiên là Thụy An, kế đến là Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Văn Cao, Phùng Cung. Trong chương 21 dành cho Phan Khôi và chương 23 dành cho Nguyễn Mạnh Tường.
Có lẽ mục đích chính của tác phẩm “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thụy Khuê là bà cố gắng chứng minh vụ án Nhân Văn Giai Phẩm xảy ra có nguyên ủy từ những ngày đầu khi Nguyễn Tất Thành dùng bút hiệu Trần Dân Tiên để đánh bóng về mình mà sự đánh bóng ấy không mấy lương thiện.
“Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” chứng minh sự “giả mạo lịch sử” của nhân vật Nguyễn Tất Thành để từ đó như một vệt xăng dẫn đường đến những vụ cháy sau này trong chính sách oan khiên áp dụng vào Nhân Văn Giai Phẩm nhiều chục năm sau đó. Chúng tôi chú ý các điểm mấu chốt chính mà tác giả nêu ra nơi trang 470 chứng minh những điều mà Trần Dân Tiên khẳng định về vai trò của Nguyễn Tất Thành trong các hoạt động chính trị quan trọng tại Pháp khi ông viết:
Thứ nhất: chính Nguyễn Tất Thành đã dựng nên nhóm Người An Nam yêu nước.
Thứ hai, chính Nguyễn Tất Thành chủ động đưa ra ý kiến về bản Thỉnh Nguyện thư ở Hội nghị Hòa Bình Versailles, năm 1919.
Kế đó, chính Nguyễn Tất Thành viết được những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc là do đã ở Pháp từ 1914 và đã hết sức cố gắng học tiếng Pháp.
Thụy Khuê đã chứng minh ngược lại rằng tất cả những điều mà Trần Dân Tiên, tức Nguyễn Tất Thành viết ra đều trái với sự thật vì Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào tháng 8 năm 1919 trong khi Hội nghị Hòa Bình Versailles đã được khai mạc vào ngày 18 tháng 1 năm 1919 tức là trước khi Nguyễn Tất Thành đến Pháp bảy tháng. Nhóm Người An Nam yêu nước đã hoạt động từ năm 1916 vì vậy không thể do ông Nguyễn Tất Thành gầy dựng.
Nơi trang 458 Thụy Khuê cũng phân tích tại sao tiểu sử của Hồ Chí Minh luôn là những trang viết đầy bí mật. Với những phân tích sâu sắc Thụy Khuê đã làm công việc của một sử gia, lật lại những hồ sơ lâu năm trong thư khố quốc gia Pháp về những văn bản như: Đơn xin học của ông Nguyễn Tất Thành vào trường Thuộc địa và rồi lần tới trình độ học vấn thật sự của ông Nguyễn Tất Thành. Quan trọng nhất Thụy Khuê chứng minh ngày mà ông Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Paris không phải như báo chí Việt Nam luôn viết là năm 1914 mà thật ra là tháng 8 năm 1919 để từ đó mọi chứng cứ ngụy tạo đã bị đánh đổ bởi những khám phá này.
Công trình hơn 20 năm
Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Thụy Khuê nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến trong lúc bà viết và thu nhặt chứng cứ, tài liệu về vấn đề hệ trọng này. Trước tiên bà cho biết thời gian mà bà thật sự bỏ ra cho bộ sách:
Thụy Khuê: “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” nếu mà nói cuốn sách này làm trong bao lâu thì quả tình tôi cũng không biết là bao lâu. Từ ngày tôi bắt đầu chủ định viết về Nhân Văn Giai Phẩm cũng đã 20 năm rồi. Trong suốt quãng thời gian đó dĩ nhiên tôi cũng làm những việc khác nhưng luôn luôn để thời giờ thêm ra để viết nó nếu phát hiện ra thêm một tư liệu gì đó. Cho dù nhỏ đến đâu hay là có một cuộc phỏng vấn gì liên quan đến Nhân Văn Giai Phẩm thì tôi cũng tìm cách đưa lên đài phát thanh hồi đó khi tôi làm cho RFI. Hoặc là tôi viết ra và đưa lên báo. Như vậy có thể nói công việc này tôi đã ấp ủ và làm việc từ hơn 20 năm rồi anh ạ.
Mặc Lâm: Không riêng gì tôi mà rất nhiều thính giả yêu quý chương trình bà phụ trách trên đài RFI đều thấy rằng bà đặc biệt thích thú và mài miệt với chủ đề Nhân Văn Giai Phẩm, tôi nghĩ là trong từng ấy chương trình có lẽ những gì cần viết, cần khai thác về chủ đề này chắc cũng tạm đủ… Vậy bà có thể cho thính giả biết những yếu tố mới trong “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc” có phải tập trung vào ba chữ Nguyễn Ái Quốc như tựa của cuốn sách hay không?
Thụy Khuê: Trong khi mình tập trung nghiên cứu thì có những tình cờ nó len vào. Riêng về vấn đề Nguyễn Ái Quốc lúc đầu tôi không chủ động để viết về Nguyễn Ái Quốc nhưng khi tôi nghiên cứu Phan Khôi là một nhân vật chủ chốt của Nhân Văn Giai Phẩm thì sau khi tìm kiếm tôi mới thấy ông Phan Khôi có một giai đoạn liên hệ mật thiết với cụ Phan Chu Trinh, và khi tìm hiểu cụ Phan Chu Trinh thì tôi lại thấy thời gian mà cụ ở Pháp rất lâu.
Tất nhiên thời gian đó thì ai cũng biết là khoảng mười mấy năm. Cụ ở Pháp từ 1911 trở đi thế nhưng không ai biết rõ trong thời gian đó cụ làm gì và chúng ta chỉ biết sơ sơ là lúc đó cụ và cụ Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc là ba người mà cho tới bây giờ người ta cứ kể như cột trụ của phong trào ái quốc đầu tiên ở Pháp.
Tôi tìm đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc bằng tiếng Pháp thì tôi thấy rằng những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc viết tiếng Pháp rất tài năng mà một tài năng như vậy không thể nào là của một người mới học tiếng Pháp hay có một trình độ kém mà có thể viết được. Lúc đó tôi mới liên kết tới những yếu tố trong một hồi ký của Hồ Chí Minh ký tên là Trần Dân Tiên thì ông ấy nói là lúc sang Pháp ông ấy mới học tiếng Pháp! Điều đó làm cho tôi hồ nghi và vì thế nên tôi phải đi vào vấn đề văn bản Nguyễn Ái Quốc để tìm xem Nguyễn Ái Quốc là ai và những người viết bài ký tên Nguyễn Ái Quốc là ai, sự tình là nó như thế.
Mặc Lâm: Trong khi tìm hiểu như vậy bà đã đi đến kết luận cụ thể bằng những tài liệu khả tín mà các sử gia có thể chấp nhận phải không ạ?
Thụy Khuê: Thưa anh chắc chắn! Ở trong cuốn sách đó tôi chứng minh nhiều khía cạnh lắm. Dĩ nhiên phương pháp khoa học thì không bao giờ dám nói chứng minh của mình là cái cuối cùng, nhưng ít ra tôi nghĩ chứng minh của tôi là chứng minh đầu tiên rằng những người ký tên Nguyễn Ái Quốc thời đó là các ông Phan Văn Trường, ông Nguyễn Thế Truyền, ông Nguyễn An Ninh chứ không phải ông Nguyễn Tất Thành tức là ông Hồ Chí Minh về sau này.
HCM là người chịu trách nhiệm về vụ NVGP
Thụy Khuê: Có thể gọi sự mờ ám của lịch sử trong lúc đầu thì mình thấy là những sự kiện lịch sử đã được ít nhiều tráo lộn và thay đổi nguồn gốc phát xuất. Tạm gọi là “người anh hùng” đi, tức là ông Hồ Chí Minh, thì mình thấy là tất cả những nguồn gốc phát xuất đó nó đưa đến những hệ quả như thế nào về văn hóa. Về sau này khi ông Hồ Chí Minh lên cầm quyền ông ấy tiếp tục chính sách có thể gọi là không những coi thường văn hóa, mà còn chà đạp lên văn hóa nữa. Đấy là hậu quả mà mình nhìn thấy về sau. Cái hậu quả có thể gọi là tàn khốc nhất về văn hóa là vấn đề Nhân Văn Giai Phẩm. Cùng với Nhân Văn Giai Phẩm là tất cả những sự đối xử với văn hóa miền Nam chẳng hạn thì đó là hậu quả.
Mặc Lâm: Theo bà thì chính ông Hồ Chí Minh là người chịu trách nhiệm về vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm tuy nhiên khi theo dõi những ý kiến của người trong cuộc thì hầu như ai cũng kết án Tố Hữu, cùng lắm đi xa hơn một chút thì cho rằng những chính sách của Trường Chinh đã bị Tố Hữu lạm dụng và bẻ cong để hãm hại văn nghệ sĩ theo khuynh hướng cải cách. Bà nghĩ sao về điều này?
Thụy Khuê: Thưa anh từ chuyện ông Hồ Chí Minh tới ông Tố Hữu thì sự liên kết của nó có thể về mặt chính trị. Khi bất cứ một chuyện xảy ra như Nhân Văn Giai Phẩm nếu mình thấy ngoài mặt thì Tố Hữu có trách nhiệm trực tiếp nhưng nếu nhìn sâu thêm một chút nữa thì Tố Hữu cũng chỉ là người thi hành thôi. Tố Hữu thi hành chính sách văn hóa của Trường Chinh đề xướng và nếu mình nhìn sâu hơn nữa thì sở dĩ có cái chính sách của Trường Chinh là do ông Hồ Chí Minh đã quyết định cho ông Trường Chinh, nghĩa là giao cho Trường Chinh làm những việc như vậy. Trong chế độ toàn trị những người như ông Mao, ông Hồ không thể nói họ không có trách nhiệm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà Thụy Khuê.
Thưa quý vị vừa rồi là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và nhà phê bình văn học Thụy Khuê về tác phẩm mới nhất của bà mang tên “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc”. Chúng tôi cũng được biết vào ngày 19 tháng 5 này tác giả có buổi ra mắt sách tại Thủ đô Washington, mong rằng nhiều người Việt sẽ có tác phẩm quan trọng này trong tủ sách gia đình để so sánh, đối chiếu một sự thật lịch sử mà tác giả dày công chứng minh qua kinh nghiệm hơn 20 năm nghiên cứu của bà về đề tài này.
Theo dòng thời sự:
- Ôn lại vụ án Nhân Văn Giai Phẩm
- Mở lại hồ sơ vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 1)
- Phỏng vấn ông Trần Gia Phụng về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 2)
- Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 3)
- Ông Nguyễn Minh Cần kể tiếp về diễn tiến của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm (phần 4)
- Giai Phẩm Mùa Thu ra đời với những bài vở nặng về chính trị hơn (phần 5)
- Sắc lệnh Báo chí bóp chết các tờ Trăm Hoa, Giai Phẩm, và Đất Mới không kèn không trống (phần 6)
- Những nhân vật trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (phần 7)
- Hình thức kỷ luật trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 8)
- Vai trò của nhạc sĩ Văn Cao trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (phần 9)
- Nhận định của những nhà nghiên cứu về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm (phần 10)
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
+++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM
Trò chuyện với Thụy Khuê, tác giả ‘Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc’
voa
Nhà văn, nhà phê bình văn học Thụy Khuê, từng
phụ trách mục Văn học Nghệ thuật cho đài RFI ở Paris vừa đến Washington
để ra mắt tác phẩm mới nhất: “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn
ÁiQuốc.” Mặc dù vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là đề tài của vô số bài báo,
trang blog, sách vở, một số độc giả đến dự buổi giới thiệu sách nhận
định đây là lần đầu tiên những tư liệu và chi tiết tản mạn khắp nơi được
phối hợp, dẫn chứng, đào sâu và hệ thống hóa một cách mạch lạc thành
một tập biên khảo nghiêm túc về “Nhân Văn Giai Phẩm,” hiện tượng đã
khuấy động sinh hoạt văn học và chính trị miền Bắc trong thập niên 1950.
Phong trào này tuy đã bị Đảng Cộng Sản Việt Nam đập tan sau một vài
năm, nhưng dư âm của nó vẫn vang vọng cho tới bây giờ. Câu chuyện Việt
Nam do Hoài Hương phụ trách tuần này xin được dành để gửi đến quý độc
giả một số chi tiết trong cuộc phỏng vấn mà tác giả Thụy Khuê dành cho
Ban Việt Ngữ khi đến thăm Đài VOA trong tuần này.
Hình: Hoài Hương - VOA
Nhà văn Thụy Khuê được người Việt hải ngoại biết tiếng qua làn sóng
của đài RFI với mục Văn học Nghệ thuật đặc sắc do bà phụ trách hàng
tuần. Trong 20 năm qua, Thụy Khuê còn bỏ nhiều công sức để cuối cùng cho
ra mắt một tập biên khảo về phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, vừa được Tủ
Sách Tiếng Quê Hương của nhà văn Uyên Thao giới thiệu với công chúng tại
thủ đô Washington.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Cơ duyên nào, động lực nào đã thôi thúc nhà phê bình văn học Thụy Khuê theo đuổi cuộc nghiên cứu trong hơn 2 thập niên về một hiện tượng đã bùng ra để rồi bị dập tắt không lâu sau đó cách đây hơn nửa thế kỷ?
Thụy Khuê: “Lúc tôi đi học thì như tất cả những học sinh miền Nam thì được học những bài thơ của Trần Dần, của Hoàng Cầm trích trong cuốn “Nhân Văn Giai Phẩm” của cụ Hoàng văn Chí. Những bài thơ đó, những câu thơ nó xúc động lắm, nó làm cho thế hệ chúng tôi tưởng tượng ra một miền Bắc với những cơn mưa phùn trong thơ Trần Dần thì …đau thương lắm! Và khi nghĩ đến những nhà thơ đã làm được những câu thơ như thế thì họ phải yêu đất nước biết là bao nhiêu. Từ cái đó, nó đi sâu vào lòng con người và lớn lên, lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng là bao giờ trở lại, tôi sẽ tìm lại những nhà thơ đã viết ra những câu thơ như thế.”
Nơi Thụy Khuê, dễ nhận ra một tâm hồn đa cảm, dễ xúc động và tình yêu đậm đà dành cho quê hương bỏ lại từ khi bà sang Pháp du học:
Thụy Khuê: “Cái mốc quan trọng là năm 1984, tôi về Việt Nam và lúc đó mới thấy được thực trạng đất nước, tôi mới cảm thấy tất cả những cái ích kỷ của chính mình… đi du học từ năm 1962, những giai đoạn đau thương của đất nước thì không trải qua…thì có một cái gì đó nó đánh động và thấy rằng khi mà mình ra lại hải ngoại thì mình không thể nào tiếp tục cái cuộc đời bình yên như trước nữa, và lúc đó tôi bắt đầu quyết định vào cái nghề viết, và chọn phê bình văn học ạ.”
Thụy Khuê cho biết là khi quyết định viết văn, bà đã tự đặt cho mình chủ đích đầu tiên, là phải tìm hiểu những con người đã viết lên những câu thơ trong Nhân Văn Giai Phẩm đã từng làm cho bà xúc động. Trả lời câu hỏi vì sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại sợ một nhóm trí thức văn nghệ sĩ chỉ muốn được tự do tư tưởng, và đòi “trả văn nghệ lại cho văn nghệ sĩ lãnh đạo”?
Thụy Khuê giải thích: “Tôi nghĩ là bất cứ chế độ độc tài nào, đặc biệt là những chế độ toàn trị tức là họ muốn cai quản tất cả những tư tưởng của con người như chế độ cộng sản thì họ rất ngại những người văn nghệ sĩ, dù cho những người đó đòi tự do tư tưởng hay không, họ vẫn ngại bởi vì trong đám những công dân của một đất nước, thì văn nghệ sĩ là đám mà mình khó nắm bắt tư tưởng của nó nhất.”
Bà Thụy Khuê nói rằng chế độ có thể trói tay, treo bút văn nghệ sĩ nhưng không thể nắm bắt tư tưởng của họ. Vì lý do đó, các chế độ độc tài toàn trị thường tìm cách thu gọn nhóm trí thức văn nghệ sĩ lại một mối để dễ bề kiểm soát và điều khiển. Trong bối cảnh đó, cuộc đấu tranh của trí thức và văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân văn Giai Phẩm lại càng có ý nghĩa hơn nữa:
Thụy Khuê: “Trong một chế độ như thế mà lại có một số người dám đứng lên! Lúc đó họ không hề đòi đánh đổ đảng gì cả nhưng chỉ đòi hỏi tự do tư tưởng mà thôi, nhưng từ chuyện họ đòi tự do tư tưởng, chế độ Cộng Sản nghĩ rằng họ có thể làm lung lay chế độ, và vì thế mà họ có thái độ rất tàn khốc đối với những người trong Nhân văn Giai Phẩm.”
Nửa thế kỷ là một thời gian đủ dài để luận công và tội. Ai phải chịu trách nhiệm chính trong vụ trù dập trí thức văn nghệ sĩ miền Bắc và “đập nát” Nhân Văn Giai Phẩm? Nhà văn Thụy Khuê nói trách nhiệm nằm trong tay lãnh đạo cấp cao nhất trong Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Thụy Khuê: “Thưa chị, trong cuốn sách của tôi, tôi đưa ra những dữ kiện theo đó Tố Hữu thi hành, bắt người này người kia nhưng nếu nhìn sâu xa thì Tố Hữu cũng chỉ làm theo lệnh trên. Và cái lệnh trên của Tố Hữu là Trường Chinh. Ông Trường Chinh viết “Đề cương Văn Hóa Việt Nam” từ năm 1943, hướng dẫn tất cả những chính sách văn hóa của Đảng Cộng Sản đối với nước Việt Nam. Nhưng mà nếu tìm sâu hơn thì Trường Chinh cũng không thể nào viết được một cái bản như thế nếu không có lệnh của ông Hồ Chí Minh bởi vì chúng ta còn lạ gì, tất cả những chuyện trong một nước là do người làm chủ đất nước, lúc đó là ông Hồ Chí Minh, phải chịu trách nhiệm, kể cả chuyện phong trào Nhân Văn Giai Phẩm và Cải cách Ruộng đất nữa.”
Trong số rất đông trí thức và văn nghệ sĩ ưu tú bị trù dập, nhiều người không ngóc đầu lên được trong nhiều thập niên, có Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, từng được người Pháp bái phục là một nhà hùng biện đại tài. Ông đạt một lúc hai bằng Tiến sĩ tại Pháp, Ưu hạng Luật Khoa và Tiến sĩ Quốc gia Văn chương khi mới lên 22 tuổi. Hãy nghe nhà phê bình Thụy Khuê nói về con người lỗi lạc này:
Thụy Khuê: “Một trí thức như Nguyễn Mạnh Tường không phải thế kỷ nào cũng có, vừa toàn diện về văn học, về luật khoa, về kiến thức đại cương, về triết học, thế mà trong suốt thời gian còn lại của ông, ông không được dùng kiến thức đó để dạy cho học trò. Những tác phẩm của ông đòi hỏi tự do dân chủ không bao giờ hời hợt, mà khi nào đặt vấn đề, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cũng đặt vấn đề cơ bản từ triết học, đòi hỏi quyền sống cho con người, một cách sâu sắc.”
Bà lấy làm tiếc là mấy chục tác phẩm của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường cho tới nay vẫn chưa được in, ngoại trừ 2 cuốn “Un Excommunié- Kẻ bị Khai Trừ”, và “Une voix dans la nuit- Tiếng vọng trong đêm." Cả một thế hệ trí thức và văn nghệ sĩ bị dồn vào chân tường, bị vùi dập, bị cấm sáng tạo, cấm đóng góp, cấm dạy học, cấm in sách. Có người, như Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, bị bỏ rơi trong “sa mạc” của đói khát, khốn cùng. Thụy Khuê đánh giá những mất mát to lớn của thành phần tinh hoa đó đối với nền văn học nước nhà:
Thụy Khuê: “Thưa chị, nếu nói đến mất mát thì nó vô cùng, nó mênh mông, mình không biết làm sao đo lường chính xác sự mất mát đó. Bởi vì chỉ riêng Nguyễn Mạnh Tường không thôi, chỉ có hai tác phẩm trong một cái chiều kích mênh mông của Nguyễn Mạnh Tường, ông viết phải mười mấy, hai mươi mấy tác phẩm mà mình không được biết đến thì đủ biết là cái sự mất mát là bao nhiêu rồi.”
Thế nên rút ra bài học nào từ phong trào Nhân văn Giai Phẩm?
Nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Chúng ta phải tự ý thức rằng mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với đất nước ngày hôm nay, người Việt Nam ở hải ngoại cũng như người Việt Nam ở trong nước, phải ý thức được rằng nước mình sở dĩ ở trong tình trạng như thế này, không phải là chỉ có một số người người ta có quyền đè ép đâu, mà tự bản thân, mình có đòi hỏi cho dân chủ không. Trách nhiệm ấy là trách nhiệm của một thế hệ đã biết như thế nào là tự do tư tưởng, và cần phải đứng lên làm một cái gì đó, nhất là làm sao phải có một chế độ văn học không có kiểm duyệt, một nền báo chí không kiểm duyệt để ai ai cũng có thể nói được ý kiến của mình thì lúc đó mới có cơ may cho đất nước.”
Nhà phê bình chia sẻ nguyện vọng của bà cho tập biên khảo “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”:
“Nguyện vọng sâu xa của người viết cuốn sách này là mong nó sống lâu và nó sẽ được nhiều thế hệ độc giả đọc, không những trong nước mà ở ngoài nước, bởi vì tất cả những công trình nghiên cứu khoa học thì cái cuốn của mình chưa bao giờ là cuốn cuối cùng, nó chỉ là cái cuốn đầu tiên. Nếu được độc giả đọc và khám phá ra những lỗ hổng trong cuốn sách này, hoặc có những người sẽ từ những tìm kiếm của mình mà đi tìm kiếm thêm nữa thì cái đó là cái nguyện vọng sâu xa của tôi.”
Thụy Khuê cho biết tác phẩm kế tiếp của bà sẽ là một cuốn phê bình văn học thế kỷ 20.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét