Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Bà Hồ Thị Bích Khương và Mục sư Tin lành Nguyễn Trung Tôn vẫn bị y án trong phiên tòa phúc thẩm bỏ túi.




Phiên phúc thẩm xử bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn

Tòa án tối cao thành phố Vinh, tỉnh Nghệ an đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Bà Hồ thị Bích Khương và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.
Courtesy of Blog HungViet
Chị Hồ Thị Bích Khương (áo trắng) con trai Nguyễn Trung Đức và bà chị Hồ Thị Lan ảnh chụp năm 2009.


Y án sơ thẩm





Vào lúc 10.30 sáng 30 tháng 5 năm 2012, tại Vinh, thành phố Nghệ An, tòa án tối cao đã mở  phiên phúc thẩm để xử bà Hồ thị  Bích Khương, người từng giúp dân oan và viết nhiều bài báo chống tham nhũng và Mục sư Nguyễn Trung Tôn.


Hiện diện trong phiên tòa là bà Nguyễn thị Lành, vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Nguyễn Viết Thịnh, chấp pháp hội thánh Tin Lành, bà  Hồ thị Lan, chị của bà Hồ thị  Bích Khương và luật sư bào chữa cho cả hai là luật sư Hà Huy Sơn.


Bà Nguyễn thị Lành cho biết diễn tiến phiên tòa như sau:


“Thường thì các phiên tòa giết người xử trước, các phiên chính trị xử sau. Phiên chính trị thì 10.04 giờ VN, đến 12 giờ thì họ đình phiên tòa . Đến 2 giờ chiều thì tiếp tục đến 4 giờ chiều kết thúc. Phiên tòa rất chi là kéo dài: 4 tiếng.”


Dù có sự bào chữa của luật sư, bản án phúc thẩm vẫn y án sơ thẩm : bà Hồ thị Bích Khương 5 năm với 3 năm quản chế và Mục sư Nguyễn Trung Tôn 2 năm với 2 năm quản chế. Bà Lành cho biết tiếp:


“Luật sư bào chữa cho phiên tòa đã vạch ra cho thấy ông Tôn với chị Khương là không làm điều gì sai cả, luật sư nói họ đúng hết, họ không có gì làm sai mà kết tội cho hai bị cáo này. Luật sư Sơn nói hai người này không có tội mà họ vẫn kết án anh Tôn 2 năm tù và 2 năm quản chế ở nhà. Chị Khương 5 năm và 3 năm quản chế ở nhà.”


Tường An: Hiện MS Tôn và bà Khương bị giam ở đâu ạ?


Bà Lành: Mục sư Tôn bị giam ở tỉnh Nghệ an, trại đó là trại tạm giam, nhưng bây giờ thành trại tù rồi.”


Tường An: Bà thấy tình trạng Mục sư Tôn như thế nào? Và trong phiên tòa, bà có cơ hội nói chuyện với mục sư không ạ?


Bà Lành: “Chuẩn bị vào phần kết thúc phiên tòa để tuyên án hai người thì họ bố trí để nói chuyện một lúc, tọa đàm xong mới tuyên án thì lúc đó tôi mới được nói chuyện với anh ấy. Nói chung là nói về những công việc của gia đình. 
Nhìn anh ấy thì gầy nhưng tinh thần anh ấy nói chung thì rất là tốt. Những bài viết của anh ấy và chị Khương thì vạch ra những đường lối sai trái của Đảng và nhà nước VN. Họ không chống lại nhà nước VN nhưng họ lên tiếng cho những người dân thấp cổ bé họng cũng như những người dân nói nhưng bị khống chế. Tôi thấy tiếng nói của hai người rất chi là tốt. Hôm nay tranh luận ở phiên tòa thì rất là tốt.”


Tường An: Bà nghĩ sao về kết quả bản án của phiên tòa này?


Bà Lành: “Sơ thẩm và phúc thẩm chẳng có sai chệch gì cả, nó không có giảm mà nó còn kết tội hai con người này nữa nên tôi nghĩ rằng sự bất công của người dân, những người đại diện cho những người dân oan như chồng tôi là Nguyễn Trung Tôn và chị Hồ thị Bích Khương. Tôi thấy đó là những tấm lòng đấu tranh rất chi là tốt. Tôi rất khâm phục. Tôi cũng là một người vợ nhưng mà đối với tôi, một tấm lòng muốn thay đổi một chế độ độc tài cho người dân thấp cổ bé họng đỡ phải khổ. Nhưng đơn khiếu nại, khiếu kiện, đơn thư của gia đình tôi là gia đình tôn giáo họ cũng đâu có trả lời gì đâu! Họ còn tiếp tục lũng đoạn gia đình nhà tôi nữa”


Tường An: Riêng mục sư Tôn có được quyền tự bào chữa không ạ?


Bà Lành: “Chồng tôi nói là chúng tôi không chấp nhận phiên tòa hôm nay là cho chúng tôi vào điều 88. Chúng tôi không tuyên truyền chống phá nhà nước VN, chúng tôi chỉ muốn thay đổi cái chế độ ngày hôm nay cho đất nước cho dân tộc, chúng tôi có tinh thần yêu đất nước, yêu dân tộc chúng tôi mới làm những điều như thế, còn bắt chúng tôi vào đây để kết tội chúng tôi thì chúng tôi phải chịu thôi.”


Tình trạng sức khỏe bà Khương



Bà Hồ thị Lan, chị của bà Hồ thị Bích Khương, mặc dù trong gia đình có nhiều người đang bệnh và bản thân bà  cũng đang bệnh, nhưng bà cũng cố gắng trả lời chúng tôi. Bà Lan cho biết tình trạng của bà Hồ thị Bích Khương như sau:


“Tôi thấy tình trạng chị Khương hiện nay là rất nguy hiểm, người ốm, ho và cứ ôm bụng đau, gương mặt thất thần và da mặt bầm tím tái, tôi không biết em tôi đã bị bệnh gì và cuối cùng ra về thì em tôi có nói to: “Sau khi xử 5 ngày, nếu như mà em không được đi viện thì chị hãy xuống gặp em” có nói như thế thôi.”


Tường An: Bà Hồ thị Bích Khương bị xử 5 năm tù và 3 năm quản chế, bà nghĩ sao về bản án này ạ?


Bà Lan : «Nói chung là không đúng! Theo tôi nhận định là 
không đúng ! Vì tôi nói thật, nếu như con người mà không có quyền nói lên những cái gì mình thấy và những cái gì mình biết  thì đó cũng chẳng phải là con người nữa . Thực tế xã hội hiện này là tham nhũng, oan sai rất nhiều.


Người dân bức xúc, họ nói chị Khương thế này thế kia, nhưng tôi nghĩ là người dân bức xúc mà chẳng dám nói ra. 


Họ nói chị Khương nói cái gì cũng đúng, nhưng không ai dám nói ra những điều chị Khương nói. Ở đây họ nhận định như thế, mà nhiều người họ nói với tôi là chị Khương dại.


Riêng bản thân tôi, chồng tôi bị tai nạn giao thông từ năm 2000 mà tòa án đã tuyên án, chúng tôi đã làm đơn hết nơi này đến nơi khác nhưng cuối cùng tôi phải bỏ cả cái xác của chồng tôi vì tôi không dám liên quan đến công an và luật pháp nữa. Sợ mình bức xúc nên rồi họ lại bỏ tù tôi nữa thì sao!»


Biện hộ cho bà Hồ thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn là  luật sư Hà Huy Sơn, có mặt trong phiên tòa phúc thẩm hôm nay, luật sư Hà Huy Sơn cho biết :


«Phiên phúc thẩm thì không khác gì nhiều với phiên sơ thẩm, tức là bà Khương và ông Tôn thì khẳng định là họ không phạm tội tuyên truyền chống nhà nước XHCN VN. 
Nhưng chứng cứ đưa ra thì cũng không được rõ ràng lắm nhưng mà bên đại diện luật pháp thì họ dẫn ra những chứng cứ nói xấu Đảng và nói xấu lãnh đạo đảng nên cuối cùng thì người ta vẫn y án sơ thẩm.»

Sau khi xử 5 ngày, nếu như mà em không được đi viện thì chị hãy xuống gặp em.
Bà Bích Khương nói với Bà Hồ thị Lan


Tường An : Về phần luật sư thì luật sư đã dùng những lập luận như thế nào để biện hộ cho hai bị cáo ạ ?


LS Hà Huy Sơn : «Chị Khương và anh Tôn cũng được lên tiếng, nói chung là cũng nói được đầy đủ. Không bị hạn chế gì nhiều. Tôi dựa vào, thứ nhất là thủ tục tố tụng có những vi phạm nghiêm trọng thì tôi cũng đã trình bày, thứ hai là chứng cứ nó không đảm bảo tính khách quan, không hợp pháp. Tôi cho rằng những chứng cứ mà bên đại diện luật pháp đưa ra để cáo buộc hai người này là không thể chấp nhận được tức là nó không hợp pháp. Tôi đề nghị là vô tội. 
Thế còn một lập luận nữa mà tôi có đưa ra để bảo vệ ông Tôn, bà Khương đó là các vị đó thực hiện khoản A điều 19 của công ước dân sự và chính trị trong công ước quốc tế do do Liên Hiệp Quốc thông qua năm 1966 mà VN đã tham gia năm 1982. Đấy là hai vấn đề cơ bản mà tôi dùng để bảo vệ hai vị ấy. »


Bản án được định sẵn?





Tường An : Thưa luật sư, so với các phiên tòa khác thì phiên tòa này có phần nào tiến bộ, có nghĩa là phiên tòa kéo dài hơn và bị can được quyền lên tiếng bào chữa cho mình. Tuy nhiên, dù bị can hay luật sư bào chữa như thế nào thì bản án thì vẫn không thay đổi. Điều này làm cho người ta có thể nghĩ rằng việc bào chữa chỉ là hình thức và có vẻ như là bản án đã được định sẵn, Luật sư nghĩ gì về nhận định này ạ ?


LS Hà Huy Sơn: “Đúng như là chị nói, cái chuyện đối đáp giữa luật sư và đại diện luật pháp cũng không được ông chủ tọa thực hiện nghiêm túc cho lắm. Tức là gọi là đối đáp để cho có hình thức thôi chứ còn không làm rõ từng vấn đề ra và thời gian đối đáp thì ông ấy cũng hạn chế cho nên phần nào nó cũng thể hiện chuyện phiên tòa có một sự chuẩn bị trước. Người ta cũng không căn cứ vào chuyện tranh tụng tại tòa để mà nghị án.”


Hiện tình trạng gia đình của bà Tôn rất khó khăn, bà tâm sự:


“Cám ơn chị đã quan tâm đến gia đình tôi. Bố Mẹ chồng tôi thì già, Bố thì bị bệnh phổi mãn tính, tôi là vợ thì cũng có trách nhiệm , Bố nằm việ thì tôi cũng phải đi nuôi. Ngoài ra tôi còn phải vất vã nuôi ba đứa con, một đứa đã vào đại học , còn hai đứa, một đứa thì còi, chậm phát triển về chiều cao, trí tuệ, nói chung là suy dinh dưỡng, còn đứa thứ ba thì mới 3 tuổi rưởi. Hoàn cảnh này thì anh Đài cũng biết cho nên anh ấy quan tâm và động viên tôi trong hoàn cảnh này, tôi cũng cảm ơn anh ấy và cảm ơn nhiều người lắm ạ.

Chuyện đối đáp giữa luật sư và đại diện luật pháp cũng không được ông chủ tọa thực hiện nghiêm túc cho lắm.Người ta cũng không căn cứ vào chuyện tranh tụng tại tòa để mà nghị án.
LS Hà Huy Sơn


Tôi cũng mong là đài RFA và những người ở nước ngoài cũng giúp cho đất nước ra khỏi cơn khổ ải này, đấu tranh cho những người như chị Bích Khương và những người tù chính trị ngày hôm nay”


Xin được nhắc lại, tháng tư năm 2007, bà Hồ thị Bích Khương bị bắt lần đầu tại một quán cà phê Internet ở Nghệ An và bị xử hai năm tù vì tội “lạm dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo Điều 258 của bộ luật hình sự.


Sau đó vào ngày 15 tháng 1 năm 2011, bà Hồ Thị Bích Khương bị bắt lần thứ hai tại Nam Đàn, Nghệ An. Vào 17/01/2011, công an đến khám xét nhà MS Tôn ở Thanh Hóa và bắt ông để « kiểm tra thủ tục hành chính » . Cả hai bị ra tòa sơ thẩm vào ngày 29/12/2011 với bản án 5 năm tù và 3 năm quản chế cho bà Hồ thị Bích Khương, 2 năm tù và 2 năm quản chế cho MS Nguyễn Trung Tôn về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN theo điều 88 bộ luật hình sự VN.


Phiên tòa phúc thẩm lẽ ra diễn ra ngày 28/3 vừa qua, nhưng đã bị hoãn lại cho đến hôm nay. Bà Hồ thị Bích Khương là 1 trong 4 cây bút VN đã được trao giải Hellman Hammet năm 2011.



Theo dòng th?i s?:



2012-05-30

++++++++++++++++++++++







|

VN: Cần xóa bỏ bản án đối với nhà hoạt động viết blog


(New York, ngày 29 tháng Năm năm 2012) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng chính quyền Việt Nam cần hủy bỏ bản án dành cho blogger Hồ Thị Bích Khương, 44 tuổi và ngay lập tức trả tự do cho bà. Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An dự kiến mở phiên phúc thẩm vào ngày 30 tháng Năm năm 2012 để xử việc kháng án của bà đối với bản án năm năm tù giam vì vi phạm điều 88 bộ luật hình sự, có nội dung cấm “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”


Bà Hồ Thị Bích Khương bị xử sơ thẩm vào ngày 29 tháng Mười Hai năm 2011 vì đã trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, với nội dung bị chính quyền cho là phê phán chính phủ, và vì đã làm ra, tàng trữ và phát tán các tài liệu bị coi là chống nhà nước.


“Đây là lần thứ ba trong vòng bảy năm, Hồ Thị Bích Khương bị vào tù vì đã thực thi quyền bày tỏ quan điểm của mình,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Việc áp dụng điều 88 một cách có hệ thống để tùy tiện trừng phạt các blogger và những người phê phán chính phủ cho thấy mức độ coi thường tự do ngôn luận của Việt Nam vẫn không hề suy giảm.”


Vào tháng Năm năm 2005, chính quyền bắt giữ Hồ Thị Bích Khương ở Hà Nội, nơi bà tới văn phòng khiếu tố của chính phủ để nộp đơn khiếu nại về việc chính quyền địa phương tịch thu các cửa hàng của bà. Tòa án Nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội, xử bà sáu tháng tù giam vì hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo điều 245 bộ luật hình sự. Vào tháng Tư năm 2007, công an bắt giữ bà tại một tiệm Internet ở Nghệ An vì đang đọc thông tin trên các trang mạng nước ngoài. Tháng Tư năm 2008, một năm sau khi bắt giam Hồ Thị Bích Khương, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An xử bà hai năm tù về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258.


Hồ Thị Bích Khương là một thành viên tích cực của một nhóm dân oan đang phát triển rất nhanh, gồm những người đi khiếu kiện đã sử dụng mạng Internet để bảo vệ quyền lợi của mình và của những người bị oan ức khác. Bà công bố những thông tin chi tiết về các hành động đàn áp và sách nhiễu nhằm vào bản thân và gia đình mình, và viết về những nỗi khổ cực của những người nông dân nghèo và những người bảo vệ nhân quyền phải chịu đựng. Bà được trao giải thưởng uy tín Hellman-Hammett năm 2011.


Ngày 28 tháng Ba năm 2012, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An dự định mở phiên phúc thẩm vụ Hồ Thị Bích Khương. 
Bà đã thành công trong việc yêu cầu hoãn phiên xử khi tuyên bố trước tòa rằng mình đã bị biệt giam và thậm chí không được thông báo trước về ngày xử phúc thẩm. Bà kể với người nhà rằng mình đã bị một phạm nhân khác đánh bốn lần trong khi quản giáo ngoảnh mặt làm ngơ.


Đó không phải là lần đầu Hồ Thị Bích Khương bị đánh đập trong khi bị tạm giam. Hồi ký ngục tù của bà được báo Người Việt Online, một tờ báo có nhiều ảnh hưởng của người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam, bang California đăng nhiều kỳ trong tháng Bảy và tháng Tám năm 2009. Trong hồi ký, bà thuật lại chi tiết việc bị công an điều tra đánh trong khi tạm giam, đồng thời tả khái quát về điều kiện sống khủng khiếp sau song sắt.


“Công an vẫn tiếp tục tra tấn những người bị tạm giam, tạm giữ một cách có hệ thống,” ông Robertson nói. “Chính quyền cần tiến hành điều tra kỹ càng và công khai về những cáo buộc nghiêm trọng của Hồ Thị Bích Khương và quy trách nhiệm đối với những cán bộ đã đánh đập hoặc dung túng cho những tù nhân khác lạm dụng bà.”


Sau khi được thả vào tháng Tư năm 2009, Hồ Thị Bích Khương tiếp tục lên án chính quyền đã gây ra những nỗi bất công cho mình và gia đình mình. Bà từng tham gia vào ít nhất là hai cuộc biểu tình tự phát của những người mất đất hoặc đòi quyền lợi ở Nghệ An trong năm 2010 và viết bài trên mạng Internet về những vi phạm bà cho là do chính quyền địa phương gây ra đối với quyền lợi người dân ở đó.


Trong tháng Mười Một năm 2010, Hồ Thị Bích Khương đi thăm gia đình các nạn nhân bị chết dưới tay công an trong một cuộc xung đột về quyền lợi đất đai ở Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, vào tháng Năm năm 2010, và chất vấn sự im lặng của chính quyền trước vụ việc này. Tháng Mười Hai cùng năm đó, bà thuật lại việc chính quyền địa phương dùng bạo lực đối với các nhóm Tin lành Mennonite độc lập ở Thanh Hóa khi họ cố họp mặt tổ chức thánh lễ mừng Giáng sinh. Ba tuần sau đó, Hồ Thị Bích Khương bị bắt.


“Đáng lẽ Việt Nam phải biết ơn những người như Hồ Thị Bích Khương đã kêu gọi sự chú ý về những hành vi lạm dụng của chính quyền địa phương,” ông Robertson nói. “Họ tạo cho chính phủ một cơ hội điều tra sự việc và thể hiện cam kết tôn trọng pháp quyền. Khi chính quyền phản ứng ngược lại bằng cách xiết chặt báo chí và bắt giam các blogger độc lập, họ đương nhiên khuyến khích các hành vi tham nhũng và lạm quyền hơn nữa.”


Muốn biết thêm các báo cáo về Việt Nam của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, xem: http://www.hrw.org/asia/vietnam


Để có thêm thông tin, xin liên hệ


Ở Tokyo, Phil Robertson (tiếng Anh, tiếng Thái): +66-85-060-8406 (di động);


Ở Washington, DC, John Sifton (tiếng Anh): +1-646-479-2499 (di động);


Ở London, Brad Adams (tiếng Anh): +44-7908-728-333 (di động);


THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Phỏng vấn gia đình Hồ Thị Bích Khương
  2. Tuổi Trẻ ‘đổi hướng’ vụ Hoàng Khương?
  3. Comics Hoàng Khương
  4. Hoàng Khương nổi sóng làng báo đầu năm
  5. Hồ thị Bích Khương viết bản kiến nghị khẩn cấp
  6. Bắc Giang: Khởi tố hình sự thiếu úy công an

http://www.danchimviet.info/archives/58728



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét