Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Bao giờ thì đến VN ?? Dân Myanmar bắt đầu hành xử quyền biểu tình




Ngày 23.05.2012, 08:15 (GMT+7)

Dân Myanmar bắt đầu hành xử quyền biểu tình


Người dân Myanmar đang bắt đầu “thử” quyền mới của mình là quyền tổ chức các cuộc biểu tình công cộng, một giai đoạn mới trong quá trình mở cửa chính trị ở Myanmar gần đây, có thể tăng áp lực lên các nhà lãnh đạo quốc gia.



Trong cuộc biểu tình gần đây nhất, hàng trăm người đã tập trung tại trung tâm thành phố Mandalay (380km về phía bắc 
của Yangon) thấp nến và diễu hành suốt một giờ đồng hồ trong đêm 20.5 để phản đối tình trạng cúp điện kinh niên mà không hề bị chính quyền cản trở. Một ngày sau đã có hơn 1.000 người tham dự cuộc biểu tình này. Đây không chỉ là một bằng chứng minh họa cho tự do chính trị và kinh tế ở Myanmar mà còn là sự thiếu kiên nhẫn của người dân với các tiêu chuẩn sống thuộc hàng thấp nhất ở Châu Á.


Hàng trăm người đã tập trung tại trung tâm thành phố Mandalay (380km về phía bắc của Yangon) thắp nến và diễu hành suốt một giờ đồng hồ trong đêm 20.5, để phản đối tình trạng cúp điện kinh niên.
Ảnh: Irrawaddy.org
Khi khả năng bày tỏ sự bất mãn ngày càng cao, nhu cầu cho sự thay đổi nhanh hơn có thể khiến áp lực đè nặng lên chính phủ và vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của các nhà lãnh đạo. Cố vấn cho tổng thống Thein Sein, Nay Zin Latt, cho biết “Myanmar đã bắt đầu thực hành đường hướng dân chủ của mình từ cả hai phía, chính phủ và công chúng. Các cuộc biểu tình là dấu hiệu cho thấy xã hội Myanmar đang ngày càng dân chủ hơn và không có sự can thiệp của chính quyền”.


Nguồn điện ở Mandalay gần đây bị cúp 12 tiếng một ngày gây ra sự bất mãn ngày càng lan rộng. Ông Tin Htut Oo, một thành viên của đảng đối lập Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) ở Mandalay cho biết “chính phủ không thể làm gì vì ở đây đã không có mưa một thời gian dài, các đập thủy điện gần như cạn nước”. Một số thành viên khác của NLD cho biết chính quyền Myanmar đã ra lệnh bắt giữ và thẩm vấn ba thành viên của NLD sau cuộc biểu tình mà không nói rõ lý do vì sao.


Chính phủ đã nhanh chóng tổ chức họp báo với các quan chức để đảm bảo với người dân rằng mối quan tâm của họ không bị bỏ qua. Đại diện Bộ điện lực Myanmar, ông Gyi Soe, giải thích rằng phân phối điện như thế là để đáp ứng cho các nhu cầu lớn hơn và giảm cung cấp điện trong những tháng mùa hè nóng bức, mặc khác thiếu điện còn do các nhóm phiến quân tấn công đường dây tải điện khiến nguồn cung bị giảm.


Mặc dù sản xuất thủy điện, nhưng phần lớn điện năng của Myanmar được xuất khẩu sang Trung Quốc trong các thỏa thuận trước đó. Các công ty Trung Quốc dự kiến ​​sẽ xây dựng và vận hành 33 trong số 45 nhà máy thuỷ điện dự kiến ​​ở Myanmar. Khoảng 75% trong số 60 triệu người dân Myanmar thường xuyên không có điện, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á. Cắt điện xuất hiện hàng ngày ngay cả trong thành phố thương mại Yangon. Bộ điện lực cũng cho biết chính phủ đã mời gọi các công ty trong và ngoài nước đầu tư sản xuất điện ở Myanmar, đặc biệt là các công ty Mỹ và Nhật Bản.


Theo luật của chính quyền quân sự trước đây, các cuộc tụ họp hơn năm người nơi công cộng được xem là bất hợp pháp, các cuộc biểu tình lớn hơn liên quan đến các vấn đề chính sách của chính phủ sẽ bị đàn áp bằng vũ lực. Từ khi đạo luật mới được thông qua năm 2011 cho phép công dân tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa, nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra và phần lớn các nhà lãnh đạo đều nhượng bộ. Tuy nhiên người biểu tình vẫn phải được sự chấp thuận của chính phủ năm ngày trước khi tổ chức biểu tình, các quan chức có thể từ chối cấp giấy phép dù cuộc biểu tình có lý do chính đáng.


Một cuộc biểu tình tương tự phản đối tình trạng thiếu điện cũng đã xảy ra ở Yangon ngày 17.5. Trước đó, vào tháng giêng, khoảng 200 nhà hoạt động trong màu áo xanh đã diễu hành dọc một bãi biển phía nam Myanmar để phản đối kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện mới trong khu vực, sau đó chính quyền đã phải hủy bỏ dự án. Một nhóm 30 nông dân cũng đã tổ chức biểu tình ôn hòa chống lại lệnh tịch thu đất đai, còn công nhân nhà máy Yangon đã tổ chức đình công vì tiền lương trong những tháng gần đây. Mới tuần trước, khoảng 1.500 cư dân tập hợp từ khắp nơi trên đất nước để thúc đẩy quyền đồng tính nam và đồng tính nữ, cái mà không ai có thể tưởng tượng ra ở đất nước này cách đây vài thập kỷ.


Theo ông Aung Myo Min, Giám đốc viện giáo dục nhân quyền của Myanmar tại Chiang Mai, Thái Lan thì mọi người đang cố gắng để theo dõi xem đất nước này thay đổi như thế nào”. Myanmar đã trãi qua những thay đổi đáng kể trong suốt những năm qua kể từ khi chính phủ quân đội hậu thuẫn tiếp quản từ chính phủ quân đội cai trị từ năm 1962. Người dân đã được phép tự do hơn trong việc nêu lên những bất đồng chính kiến chính trị, các hạn chế trên internet được nới lỏng, các nhà đầu tư Mỹ được chào đón sau hơn một thập kỷ đóng cửa, nhiều biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ được dỡ bỏ.


Tuy nhiên, Myanmar vẫn tiếp tục bỏ tù một số nhà bất đồng chính kiến chính trị, các nhóm nhân quyền mới và các tờ báo địa phương phải đối mặt với sự kiểm duyệt khắc khe về các chủ đề nhạy cảm. Mặc dù các nhà bất đồng chính kiến hết sức hoan nghênh việc chính phủ sẵn sàng cho phép các cuộc biểu tình diễn ra, họ vẫn lo lắng liệu các nhà lãnh đạo Myanmar có nên suy nghĩ lại những chính sách mở cửa gần đây không nếu các cuộc biểu tình phát triển quá lớn có thể thách thức sự kiểm soát của chính phủ.


Ngọc Khanh (WSJ, Myanmar Times, Reuters, AFP)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét