Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

"Thành tích" của nhà nước CHXHCH Việt Nam năm nay dài như sớ Táo Quân. Nhân quyền tại Việt Nam theo phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.




Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Công Bố Phúc Trình Nhân Quyền

by Myhanh Nguyen on Thursday, May 24, 2012 at 7:51pm ·

"Thành  tích" của nhà nước CHXHCH Việt Nam năm nay dài như sớ Táo Quân.
 Nguyên văn bản phúc trình ở đây:
  http://www.state.gov/j/drl/rls/hrrpt/humanrightsreport/index.htm?dynamic_load_id=186319#wrapper

Chị Bùi Hằng, chị Dương Hà, vợ chồng Nhân - Quyền, LS Lê Quốc Quân, hai em Kim Tiến - Thanh Tuyền vào đây nhận hàng đây nè, Từng trường hợp đều được nêu lên rõ ràng trong bản phúc trình. Cái lũ "dân phòng" với "quần chúng tự phát" kia, chúng mày cũng bị vạch mặt chỉ tên, nhá, nhá! Đừng tưởng thế giới không hay không biết để cho chúng mày muốn làm gì thì làm đâu nhá!

 Trích báo Mạch Sống, ngày 24/05/2012


-------------------------


Ngày hôm nay, Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton công bố bản phúc trình về tình trạng nhân quyền ở gần 200 quốc gia trên thế giới. Trong phần nói về Việt Nam, bản phúc trình cho thấy một toàn cảnh đen tối, tụt lùi:

“Các vấn đề nhân quyền đáng kể nhất ở quốc gia này là sự hạn chế trầm trọng của chính quyền đối với quyền chính trị của người dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính quyền; các biện pháp gia tăng nhằm hạn chế quyền tự do công dân; và tình trạng lũng đoạn hệ thống tư pháp và công an.”
Bản phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao năm nay thay đổi về hình thức so với những năm trước đây.

“Chúng tôi hoan nghênh sự thay đổi này vì bản phúc trình năm nay liệt kê các sự kiện tương đối rành mạch và đầy đủ theo thứ tự ngày tháng, và như vậy sẽ giúp cho chính Bộ Ngoại Giao theo dõi tiến triển về nhân quyền từ năm này sang năm khác”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành của BPSOS, nhận xét. Tuy nhiên, Ông cho biết rằng có nhiều điểm vẫn còn khiếm khuyết hay thiếu chính xác về nội dung.

“Chẳng hạn, bản phúc trình chỉ công nhận khoảng 100 tù chính trị, trong khi chúng tôi đã đưa cho họ danh sách của gần 600 người.”

Như một ví dụ khác, Ông cho biết rằng vấn đề đàn áp đẫm máu các đồng bào người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đã chỉ được nhắc đến một cách lướt qua và bị lờ đi khía cạnh đàn áp tôn giáo và cướp đất. Phần nói về đồng bào thiểu số Tây Nguyên cũng vậy.

“Một điểm tích cực của bản phúc trình là thừa nhận rằng các cải thiện về tự do tôn giáo đã bị khựng lại,” Ts.Thắng nói.

Ông cho biết là một nhóm chuyên gia về nhân quyền được BPSOS thành lập đang nghiên cứu kỹ lưỡng hơn bản phúc trình này để góp ý với Bộ Ngoại Giao.

Hàng năm BPSOS đều đóng góp thông tin cho bản phúc trình nhân quyền, do Vụ Dân Chú, Nhân Quyền và Lao Động của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đảm nhận việc soạn thảo. Trong thời gian bản phúc trình đang được soạn thảo, tháng 4 và tháng 5 vừa qua, BPSOS đã hai lần gặp riêng các giới chức thuộc bộ phận này để đề nghị một số điểm cần nêu lên trong bản phúc trình.

“Có một số điểm chúng tôi đề nghị đã được thể hiện trong bản phúc trình năm nay, nhưng có nhiều điểm chúng tôi thấy rằng vẫn chưa thay đổi,” Ts. Thắng nhận định. “Tất cả những người tranh đấu cho nhân quyền ở Việt Nam cần tiếp tục vận động để cải tiến bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.”.

Gần đây, BPSOS phối hợp với Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Tại Hoa Kỳ (NCVA) để phát hành bản tin nhân quyền hàng tháng với mục đích cập nhật thông tin đều đặn hơn cho Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội Hoa Kỳ, các chính quyền trong thế giới tự do, và các tổ chức nhân quyền quốc tế.


+++++++++





Nhân quyền tại Việt Nam theo phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm qua đã công bố bản phúc trình về tình trạng Nhân quyền trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam.


Courtesy AnhBaSam
An ninh, cảnh sát cơ động đàn áp, bắt người dân biểu tình chống Trung Quốc lên xe buýt sáng 17-07-2011 tại Hà Nội.


Phần nói về Việt Nam trong phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu rõ vấn đề nhân quyền lớn nhất tại Việt Nam năm qua là sự giới hạn nghiêm nhặt từ phía chính quyền đối với các quyền chính trị của công dân; việc gia tăng các biện pháp hạn chế quyền tự do dân sự cũng như vấn đề tham nhũng trong hệ thống tư pháp và cảnh sát.


Những vi phạm nhân quyền được nêu lên trong bản phúc trình bao gồm sự ngược đãi vẫn tiếp diễn của cảnh sát đối với các đối tượng trong quá trình bắt giữ, chẳng hạn như sử dụng các biện pháp có thể gây tử vong hay các điều kiện giam giữ khắc nghiệt; việc bắt giữ tuỳ tiện những nhà hoạt động chính trị và không tiến hành xét xử công bằng và nhanh chóng những đối tượng này.


Ngoài ra, bản phúc trình cũng chỉ ra nạn lạm quyền chính trị, tham nhũng tràn lan và sự thiếu hiệu quả đã bóp méo hệ thống tư pháp. Chính phủ không ngừng hạn chế quyền riêng tư và tự do bày tỏ ý kiến, ngôn luận, tụ tập, hội họp; tình trạng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến tăng cao.


Bản phúc trình cũng cho hay, Chính phủ ngày càng hạn chế quyền tự do internet cũng như được cho là có liên đới đến nhiều vụ tấn công vào những website chỉ trích Nhà nước, theo dõi các nhà blogger bất đồng chính kiến.


Chính sách tôn giáo của Nhà nước được áp dụng không đồng đều, những trường hợp vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo vẫn tiếp tục xảy ra ở các cấp làng xã.


Chính quyền duy trì sự cấm đoán đối với các tổ chức nhân quyền độc lập.


Bạo lực và phân biện đối xử với phụ nữ cũng như nạn buôn người vẫn tồn tại, nạn xâm hại tình dục trẻ em và phân biệt đối xử vì các lý do sắc tộc, giới tính hay tình trạng bệnh HIV/AIDS vẫn không được cải thiện.


Chính phủ vẫn còn hạn chế quyền thành lập và tham gia công đoàn độc lập của người công nhân.
Về mặt truy tố và xử phạt các quan chức lạm quyền, Chính phủ cũng có những bước thực hiện không đồng nhất và lực lượng cảnh sát đôi khi vẫn có quyền miễn tội.








+++++++++





Mỹ chỉ trích VN hạn chế tự do ngôn luận


Cập nhật: 23:32 GMT - thứ năm, 24 tháng 5, 2012

Hình minh họa
Báo cáo nói chính phủ Việt Nam giám sát các hoạt động Internet


Báo cáo thường niên về nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại giao Mỹ, vừa công bố thứ Năm 24/5, nói chính phủ Việt Nam "tiếp tục dùng các điều khoản an ninh quốc gia và chống vu khống rộng khắp để hạn chế" tự do ngôn luận, trong đó có tự do báo chí.

Các phóng viên nước ngoài vẫn phải đóng ở Hà Nội, ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ của một phóng viên chỉ tường thuật chủ đề kinh tế thì được sống ở TP. HCM, theo phúc trình nhìn lại một năm ở Việt Nam.


Bấm Phúc trình cho biết các phóng viên nước ngoài phải xin lại visa mỗi ba hay sáu tháng. Số lượng nhân viên nước ngoài cũng bị hạn chế, và nhân viên người Việt phải đăng ký với Bộ Ngoại giao.


Thủ tục thuê phóng viên, người chụp ảnh là người Việt được nói là "tiếp tục nhiêu khê".


Nhiều phóng viên cho các hãng nước ngoài cho hay họ bị an ninh quấy rầy, đe dọa không cấp visa nếu "còn làm các tin về chủ đề nhạy cảm".


Báo cáo của Mỹ cũng đề cập các trường hợp cây bút người Việt bị "tấn công hoặc đe dọa" trong năm qua.


Nói về báo chí chính thống, phúc trình cho biết "tổng biên tập trang web Sài Gòn Tiếp Thị bị buộc rời chức vụ sau khi đăng những bài nhạy cảm cuối năm 2010".


Theo phía Mỹ, ông Nguyễn Anh Tuấn, người sáng lập và là tổng biên tập trang VietnamNet, "bị gây sức ép phải từ chức" tháng Hai năm ngoái.




Tự do Internet




Báo cáo nói mặc dù người dân ngày càng dễ tiếp cận Internet hơn, nhưng chính phủ "theo dõi email, tìm những từ nhạy cảm, và kiểm soát nội dung Internet".


Về các điều luật và quy định, Mỹ ghi nhận các công ty Internet toàn cầu mở blog hoạt động trong nước phải báo cáo với chính quyền sáu tháng một lần. Nếu được yêu cầu, họ phải cung cấp thông tin về các blogger.


Phía Mỹ cho biết chính phủ Việt Nam "dường như dỡ bỏ hầu hết hạn chế đối với trang web VOA, mặc dù tiếp tục chặn RFA trong phần lớn thời gian".


"Trang web BBC tiếng Việt và tiếng Anh có những lúc bị chặn trong năm," theo báo cáo.


Báo cáo cho biết ít nhất chín blogger bị bắt trong năm qua, và nhắc đến trường hợp các thanh niên Công giáo tại tỉnh Nghệ An bị bắt.


Cũng trong ngày 24/5, bốn trong số những người này đã bị các mức án khác nhau trong phiên tòa một ngày ở Vinh, Nghệ An.


Về tự do học thuật, Mỹ ghi nhận các học giả nước ngoài "được phép thảo luận các chủ đề phi chính trị một cách rộng rãi và tự do trong lớp, nhưng người quan sát của chính quyền thường xuyên dự các lớp của cả người nước ngoài và người Việt".


Các ấn phẩm học thuật "thường phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản và chính phủ". Các tổ chức khoa học kỹ thuật vẫn bị cấm không được "công khai chỉ trích chính sách của Đảng và nhà nước".


Giới nghệ sĩ "được phép có nhiều quyền chọn chủ đề tác phẩm hơn so với các năm trước", trong khi các đại học cũng có thêm tự chủ đối với các chương trình hợp tác và trao đổi quốc tế.


Báo cáo nhắc đến sự trấn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hè 2011, với ví dụ đoạn phim trên mạng cho thấy cảnh Đại úy Minh, một công an thành phố Hà Nội, đạp vào mặt người biểu tình.


Phía Mỹ cho hay ban đầu người này bị tạm đình chỉ công tác, nhưng sau đó đã được phục chức.


Báo cáo cũng cho rằng vào tháng 11, "an ninh mặc thường phục đã đánh và tạm giữ khoảng 30 học viên Pháp Luân Công" khi họ biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội.


Bấm Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Năm 24/5 nói các vấn đề nhân quyền lớn nhất tại Việt Nam là sự hạn chế quyền chính trị của người dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ; tăng cường biện pháp hạn chế tự do dân sự; và tham nhũng trong hệ thống tòa án và cảnh sát.


Việt Nam chưa đưa ra phản ứng, nhưng báo cáo của Mỹ viết "chính phủ chỉ trích hầu hết các tuyên bố về nhân quyền và tôn giáo của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ nước ngoài".


Bbc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét