Có những người sẽ cố tình làm phai mờ đi hình ảnh những người lính ở Lạng Sơn hay Mạc Ga trong lòng chúng ta, nhưng chúng ta có thể nào quên? Và rồi lịch sử hào hùng lại tiếp diễn với những người lính của ngày hôm nay.
"Người lính của hôm nay không mặc áo trận, họ đang mặc áo trắng, họ thướt tha trong chiếc áo dài của cô gái trẻ Trịnh Kim tiến, họ có mặt trên từng nốt nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Để giành được một nền dân chủ đích thực, người lính hôm nay không cần đến xe tăng, đạn pháo. Họ chỉ cần có mặt trong đêm thắp nến, có mặt cùng nhau trên khắp những nẻo đường của Hà Nội trong các cuộc xuống đường..."
+++++
Người Lính bị xoá bỏ
Các em nằm yên nghỉ bên
sông
Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất
Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt
Trời biên cương xanh ngắt
Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi
Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia
Nước ngập cầu Khánh Khê xe ca chưa sang được
...
(Gặp Lại Các Em - Nguyễn Đình Chiến)
Những cánh hoa hồi phủ thơm mặt đất
Anh về thăm mà khôn cầm nước mắt
Trời biên cương xanh ngắt
Mây trắng bồi hồi đỉnh chốt người đi
Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia
Nước ngập cầu Khánh Khê xe ca chưa sang được
...
(Gặp Lại Các Em - Nguyễn Đình Chiến)
Những
câu thơ trên Nguyễn Đình Chiến viết cho những người lính trẻ nằm lại Lạng Sơn
trong cuộc chiến tranh Biên Giới năm 1979. Bài thơ khắc thật sâu vào lòng tôi
một nỗi thương cảm
tận cùng. Nỗi thương cảm đã mặn hơn cả nước mắt khi nhìn
thấy những khuôn mặt non trẻ rạng rỡ của họ. Bỗng dưng tôi chợt có ý nghĩ tha
thiết một cách lạ lùng - giá mà tôi được vuốt mắt cho họ. Bài thơ đoạt giải
nhất cuộc thi Thơ của báo Văn nghệ năm 1982, nhưng bài thơ cũng mang cùng số
phận bị bôi xóa, bị lãng quên như những người lính ấy. Không biết ai trong cái
hội nhà văn gồm những tên tuổi lớn như Hữu Thỉnh, Hữu Nhuận… đã quyết định cho
đục bỏ hai câu thơ: “Sông Kỳ Cùng đỏ đang đợi bên kia / Nước ngập cầu Khánh
Khê xe ca chưa sang được” ?!
Bất
chấp lịch sử, bất chấp những hy sinh hào hùng của những chiến binh tại Lạng
Sơn, dấu tích của Sông Kỳ Cùng, cầu Khánh Khê trong bài thơ đã bị đục bỏ để xóa
nơi chốn của trận đánh. Ngày ấy, trước sức tấn công dữ dội của địch quân, sư
đoàn 3 đã một mình phải đương đầu với 3 sư đoàn của bộ binh Trung Quốc. Người
Cộng Sản sẵn sàng xóa bỏ ngay chính những người lính của họ, chuyện bắt giam và
đày đọa một triệu quân dân cán chính miền Nam trong các trại tù cải tạo sau
biến cố tháng 4 năm 75 phải chăng là chuyện “đương nhiên” ?! Đây là nỗi đau
chung mà mỗi gia đình Việt Nam
có người thân trong các biến cố này đã gánh chịu.
Có
điều tôi vẫn tự hỏi những người lính dũng cảm của sư đoàn 3, sư đoàn 337 ngày
nào nay ở nơi đâu? Các anh ngày xưa, tóc xanh, tuổi trẻ, ba lô trên vai đi suốt
dặm đường khói lửa cùng quê hương. Các anh nghĩ gì khi nhìn tấm bia ghi chiến
tích trận đánh ác liệt tại cầu Khánh Khê. Dấu tích máu xương đồng đội bây giờ
nằm trơ vơ nham nhở trên những mảng bia bị đập phá! Ngọn lửa trong tim ngày nào
bây giờ chỉ còn là những đốm ma trơi!
Suốt
từ 5 giờ sáng ngày 17/02/1979 quân đội Trung Quốc tiến vào biên giới cho đến
ngày 18/03/1979 khi người lính xâm lược cuối cùng rời khỏi Việt Nam. Biết bao
xương máu, biết bao hy sinh đã đổ xuống trong trận chiến này! Ở bất kỳ một đất
nước nào, vì bất cứ một lý do gì, khi mà những hy sinh của người lính bị rẻ
khinh, chắc chắn quốc gia đó sẽ không thể giữ được nước.
Không
riêng gì những người lính ở Lạng Sơn bị lãng quên! Nhà văn Nguyễn Quang Lập kể
rằng trong một vụ bắt bớ và thẩm vấn người biểu tình chống Trung Quốc, một sĩ
quan công an đã hỏi Gạc Ma là cái gì? Rất nhiều người VN hôm nay không hề biết
đến 64 thuỷ thủ đã chiến đấu trong cô đơn hôm 14/3/1988 tại bãi đá Gạc Ma. Họ
không hề nghe được câu nói cuối cùng của Thiếu úy Trần Văn Phương. Trong lúc bị
thương anh đã cố hét to với đồng đội: "Thà hy sinh chứ không chịu mất
đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải
quân". Danh dự người lính không chỉ nằm ở những phút giây chiến thắng,
mà còn ở giây phút cận kề cái chết. Và họ bất tử. Không một ai có thể bôi xoá.
Tôi
còn nhớ ở thập niên 70, ban nhạc pop Abba của Thuỵ Điển đã làm cả thế giới xúc
động về hình ảnh người lính qua câu chuyện của hai người cựu chiến binh. Bài
hát là ký ức của họ về những ngày còn trẻ khi cả hai tham gia cuộc cách mạng Mexico năm
1910. Trong trận đánh này họ thua trận; Fernando là tên một trong hai người
lính và cũng là tên bài hát. Fernando được mệnh danh là đĩa hát bán chạy nhất
của mọi thời đại với sáu triệu bản được bán ra năm 1976. Trọn bài hát là một
chuỗi hồi tưởng: “Bây giờ mình đã già, tóc đã bạc, đã từ lâu tôi không còn
nhìn thấy khẩu súng trên tay anh… Fernando, ngày ấy tôi đã rất sợ. Chúng ta còn
trẻ, đầy sức sống, không một ai trong chúng ta chuẩn bị cho cái chết. Tôi không
xấu hổ khi nói rằng tiếng gầm thét của súng và đại bác gần như đã làm tôi
khóc…”
Có một cái gì trong không
gian đêm ấy
Những ngôi sao thật sáng
Chúng chiếu sáng ở đó cho anh và tôi, cho tự do, Fernando
Mặc dù mình không bao giờ nghĩ rằng mình có thể thua trận
Không có gì để hối tiếc
Nếu phải làm lại một lần nữa, tôi sẽ bạn ơi, Fernando
Vâng, nếu phải làm lại như xưa, tôi sẽ, Fernando
Những ngôi sao thật sáng
Chúng chiếu sáng ở đó cho anh và tôi, cho tự do, Fernando
Mặc dù mình không bao giờ nghĩ rằng mình có thể thua trận
Không có gì để hối tiếc
Nếu phải làm lại một lần nữa, tôi sẽ bạn ơi, Fernando
Vâng, nếu phải làm lại như xưa, tôi sẽ, Fernando
Tôi
tin rằng những người lính đã ngã xuống ở Gạc Ma, ở Lạng Sơn,... cũng đã nghĩ
như người bạn của Fernado: “Vâng, nếu phải làm lại như xưa, tôi sẽ”. Họ
chiến đấu vì Tổ Quốc nhưng họ còn chiến đấu vì Trách Nhiệm và Danh Dự của chính
họ.
Một
vài tháng, trước ngày 14/3/2012, báo Thanh Niên và một vài Hội Cựu Chiến Binh
chuẩn bị ráo riết, dự định tổ chức lễ tưởng niệm, tri ân, và tặng quà cho một
số gia đình các chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến Gạc Ma. Nhưng cuối cùng
buổi lễ đã bị hủy bỏ vào phút chót theo lịnh của lãnh đạo vì lý do “nhạy cảm”
!? Tuy nhiên, tối ngày 13/3/2012 tại bãi biển Quảng Ninh nhóm Thanh Niên Yêu
Nước đã thầm lặng tổ chức một lễ tưởng niệm dành cho 64 chiến sĩ đã ngã xuống
trong biến cố này. Ba con thuyền mang số HQ 604, HQ 505, HQ 606 với biểu tượng
No-U chở đầy những ngọn nến hoa đăng đã được thả trôi trên biển. Các thanh niên
này cho rằng không thể vì 16 chữ vàng mà những chiến binh này tiếp tục bị bỏ rơi,
tiếp tục chết một lần nữa trước sự im lặng và bưng bít của nhà cầm quyền. Trong
cái rét tê tái của một đêm đầy gió, những ngọn nến lung linh rời bãi mang theo
lời khấn nguyện của tuổi trẻ Việt Nam: “chúng em kính cẩn nghiêng mình tưởng
nhớ tới các anh và xin được thắp những ngọn nến, nén hương, hoa đăng tưởng
niệm, tưởng nhớ tới linh hồn của các anh, cầu mong các anh thanh thản yên nghỉ.
Chúng tôi, những người trẻ nguyện sẽ tiếp bước tinh thần anh dũng của các anh
và các bậc tiền nhân”.
Khi
viết bài thơ cho những tân binh đã ngã xuống ở Lạng Sơn, Nguyễn Đình Chiến đã
có hơn mười năm tuổi lính. Anh về thăm lại Lạng Sơn, thăm lại hàng hàng ngôi mộ
mà những tấm bia khắc tên đã không còn nhìn rõ chữ. Anh nhắc lại tiếng hát hồn
nhiên và những đêm cùng họ đẩy mảng vượt thác. Ánh trăng của anh lính Fernando
chắc cũng chỉ đẹp bằng ánh trăng vàng đêm họ cùng nhau đập sóng qua sông. Đọc
những câu thơ cuối của Nguyễn Đình Chiến tôi tin anh và những người lính hôm
nay sẽ không phản bội họ:
Thôi các em nằm yên
Quân ta đang tiến về phía trước
Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc
Phải giữ yên mảnh đất các em nằm
Lửa cháy rồi trên cao điểm bốn trăm….
(Gặp Lại Các Em - Nguyễn Đình Chiến)
Thôi các em nằm yên
Quân ta đang tiến về phía trước
Đường bình độ cả trung đoàn thầm nhắc
Phải giữ yên mảnh đất các em nằm
Lửa cháy rồi trên cao điểm bốn trăm….
(Gặp Lại Các Em - Nguyễn Đình Chiến)
Ngày
ấy, với hoả lực và thế mạnh như chẻ tre, trong suốt ba ngày, 5 Sư đoàn của
Trung Quốc đã không vượt nổi đoạn đường 4km cửa ngõ vào Lạng Sơn. Có ai trong
chúng ta dám hình dung có bao nhiêu chiến binh Việt Nam đã liều chết để giữ
đoạn đường này! Những hy sinh của họ, không một ai có thể xoá bỏ được. Xoá bỏ
những hy sinh ấy là có tội với dân tộc. Và chính dân tộc sẽ cương quyết xoá bỏ
những kẻ nào muốn nhấn chìm phần máu xương ấy vào lãng quên.
Vì
sự sống còn của tổ quốc và của chính bản thân mình, quân đội Miến Điện đã từ bỏ
quyền lực. Liệu quân đội Việt Nam
có theo chân quân đội Miến Điện để đem lại những đổi thay cần thiết cho đất
nước? Tôi tin vào dân tộc, tôi tin vào người lính. Hình ảnh những người lính
ngày nào giành giật với quân thù từng cao điểm quanh Lạng Sơn vẫn rạng rỡ, và
tôi nhìn thấy họ trong mỗi người dân hôm nay. Người lính của hôm nay không mặc
áo trận, họ đang mặc áo trắng, họ thướt tha trong chiếc áo dài của cô gái trẻ
Trịnh Kim tiến, họ có mặt trên từng nốt nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Để giành
được một nền dân chủ đích thực, người lính hôm nay không cần đến xe tăng, đạn
pháo. Họ chỉ cần có mặt trong đêm thắp nến, có mặt cùng nhau trên khắp những
nẻo đường của Hà Nội trong các cuộc xuống đường. Chính các anh các chị là những
người lính của Trách Nhiệm và Danh Dự. Chính các anh, các chị sẽ là người quyết
định vận mệnh của đất nước mình.
http://www.viettan.org/Nguoi-Linh-bi-Xoa-Bo.html
http://diendanctm.blogspot.com/2012/05/nguoi-linh-bi-xoa-bo.html
http://diendanctm.blogspot.com/2012/05/nguoi-linh-bi-xoa-bo.html
1 comments:
Cái chết đã trở nên đa dạng. Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài trên đất nước chúng ta cũng đã được đang dạng hóa. Súng bom được thay bằng băng rôn, biểu ngữ, biểu tình, đình công, blog, Facebook, internet, ngòi bút, bàn phím, chuột điện. ...
Khi độc tài coi rẻ sinh mạng dân, dùng luật rừng xử người yêu nước, yếu hèn dâng biển, dâng đất cho ngoại bang và đàn áp người chống quân xâm lược, họ còn nguy hiểm hơn đoàn quân xâm lược.
Chiến trường cũng phải được đang dạng hóa. Nó không còn là những vùng biên giới. Nó là ở mọi nơi, là từng góc phố, từng con đường, từng trang blog, FB, trong từng trái tim thổn thức cho một ngày Việt Nam thực sự có dân chủ, tự do.