Lại bày trò mèo, bắt ngư dân nghèo chết thay cho mình.
http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/05/lai-bay-tro-meo-bat-ngu-dan-ngheo-chet.html
+++++++++++
Tàu Trung Quốc tràn ngập biển Đông
Bắc Kinh đang điều động một lực lượng hùng hậu gồm nhiều loại tàu cùng những thiết bị hạng nặng để tận lực khai thác biển Đông.
Gần đây, Học viện Nghiên cứu quốc phòng quốc gia Nhật Bản (NIDS) vừa đưa
ra báo cáo mang tên China Security Report 2011 đánh giá tiềm lực an
ninh của Trung Quốc. Trong đó, báo cáo cung cấp những thông tin chi tiết
về sự phát triển của lực lượng ngư chính, hải giám và cảnh sát biển mà
Bắc Kinh đang triển khai.
Tàu Hải Nam Bảo Sa 001 có 500 tàu cá kèm theo - Ảnh: Xinjunshi
Lực lượng hùng hậu
Theo NIDS, Trung Quốc đang đẩy nhanh kế hoạch tăng cường số tàu tuần tra
và khu vực biển Đông trở thành trọng tâm mà nước này hướng đến. Tháng
10.1998, Cơ quan giám sát hàng hải (CMS) Trung Quốc chính thức được
thành lập, chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lợi ở các vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) và khu vực biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Khi đó,
CMS đã được biên chế một số tàu hải giám cùng trực thăng tuần tra.
Thời gian đầu, hầu hết các tàu hải giám đều là loại nhỏ có độ choán nước
dưới 1.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, khi Trung Quốc triển khai Kế
hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001 - 2005) thì nước này lập tức bổ sung các
tàu lớn hơn như Hải giám 27 (1.200 tấn), Hải giám 46 (1.101 tấn), Hải
giám 51 (1.690 tấn), Hải giám 83 (3.420 tấn). Kèm theo đó, CMS còn được
trang bị thêm máy bay tầm xa. Sau đó, khi Trung Quốc triển khai Kế hoạch
5 năm lần thứ 11 (2006 - 2010), CMS lại được bổ sung thêm hàng chục tàu
hải giám và máy bay các loại.
Gần đây nhất, để tiến hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015), Bắc
Kinh tuyên bố bổ sung 36 tàu hải giám gồm 7 chiếc trên 1.500 tấn, 15
chiếc trên 1.000 tấn và 14 chiếc trên 600 tấn. Ngoài ra, Trung Quốc hồi
năm ngoái đã chính thức triển khai tàu Hải giám 50 (3.980 tấn), chở được
máy bay trực thăng Z-9A có khả năng tuần tra đêm.
Tính đến năm 2011, CMS có khoảng 280 tàu hải giám gồm 27 tàu trên 1.000
tấn. Theo tiết lộ của Tân Hoa xã, CMS được biên chế hơn 8.000 nhân sự và
sẽ sớm được bổ sung để tăng lên trên 10.000 người.
Không chỉ CMS, Cục Ngư chính Trung Quốc cũng là một lực lượng nòng cốt
trong việc kiểm soát nguồn lợi trên các vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố
chủ quyền. Tuy nhiên, cơ quan này chuyên trách những hoạt động đánh bắt.
Tính đến nay, Cục Ngư chính triển khai hơn 140 tàu với gần 10 chiếc
trên 1.000 tấn. Trong đó, một số tàu được trang bị vũ khí. Điển hình như
tàu Ngư chính 310 (2.580 tấn) được gắn súng máy và có thể mang theo 2
trực thăng Z-9A.
Tương tự, tàu Ngư chính 311 được trang bị “tận răng” và có độ choán nước
lên đến 4.450 tấn, lớn hơn cả các tàu hộ tống. Từ năm 2009, Bắc Kinh
đặc phái chiếc tàu này, với sự hỗ trợ của tàu Ngư chính 45001, đến hoạt
động tại khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngoài ra,
tàu Ngư chính 310 hiện tại cũng đang tuần tra trên biển Đông.
Bên cạnh lực lượng tàu ngư chính và hải giám, Bắc Kinh còn có 250 tàu
cảnh sát biển cùng 800 tàu giám sát an toàn hàng hải. Như vậy, Trung
Quốc hiện có tổng cộng gần 1.500 tàu tuần tra và hàng chục máy bay, tạo
nên mạng lưới giám sát dày đặc trên các vùng biển, đặc biệt là khu vực
biển Đông.
Tận lực khai thác
Dàn khoan 981 đã tiến đến biển Đông - Ảnh: Gmw.cn
Nhờ vào số tàu “bảo kê” hùng hậu, ngành đánh bắt hải sản Trung Quốc
nhanh chóng ra sức tận thu nguồn lợi. Hồi đầu tháng 5, tỉnh Hải Nam
(Trung Quốc) chính thức triển khai một hải đội đánh bắt hùng hậu đến
biển Đông, gồm tàu công xưởng Hải Nam Bảo Sa 001 (32.000 tấn), 1 tàu chở
dầu (20.000 tấn), 2 tàu vận chuyển (10.000 tấn), 3 tàu hỗ trợ (3.000 -
5.000 tấn). Trong đó, tàu Hải Nam Bảo Sa 001 là công xưởng chế biến đích
thực với hơn 600 công nhân, 14 dây chuyền sản phẩm.
Theo Hãng tin CAN, chiếc tàu này có công suất chế biến lên đến trên
2.100 tấn hải sản mỗi ngày. Chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào cho nhà
máy Hải Nam Bảo Sa 001 là khoảng 500 tàu cá lớn nhỏ, tạo nên một hạm đội
đánh bắt khổng lồ trên biển Đông. Hạm đội này đóng vai trò nòng cốt
trong chương trình khai thác hải sản của tỉnh Hải Nam với nguồn thu dự
định đạt 8 tỉ USD vào năm 2015. Theo NIDS, nền kinh tế biển hiện chiếm
khoảng 10% thu nhập quốc gia của Trung Quốc và tạo ra gần 40 triệu công
ăn việc làm cho nước này. Vì thế, bên cạnh đánh bắt hải sản, Bắc Kinh
cũng không ngừng tăng cường khai thác dầu khí, đặc biệt trên biển Đông.
Ngày 16.5, tờ China Daily đưa tin tàu Hải Dương 201 (trọng tải 59.100
tấn), trị giá gần nửa tỉ USD, vừa bắt đầu đặt ống dẫn ở độ sâu 1.500 m
tại giếng dầu Lệ Loan 3-1, phía bắc biển Đông. Thuộc Tập đoàn dầu khí xa
bờ quốc gia Trung Quốc, đây là tàu thăm dò dầu khí nước sâu đầu tiên
của nước này. Nó có thể đặt 5 km ống dẫn mỗi ngày ở độ sâu tối đa lên
đến 3.000 m và bốc dỡ các thiết bị nặng 4.000 tấn.
Trước đó, hồi cuối tháng 4, Trung Quốc cũng đưa giàn khoan khổng lồ Hải
Dương 981 đến biển Đông. Trị giá gần 1 tỉ USD, Hải Dương 981 trở thành
giàn khoan lớn nhất của nước này, nặng 31.000 tấn và có khả năng hoạt
động ở độ sâu 3.000m. Theo Nhân Dân nhật báo, giàn khoan này được thiết
kế để chống chọi trước những trận siêu bão cấp 17, thường phải 200 năm
mới xảy ra một lần. Ngoài ra, nó còn có 8 máy phát điện công suất 44.000
kW, đủ sức cung cấp năng lượng cho một thành phố cỡ vừa. Hiện tại, Hải
Dương 981 đang hoạt động tại phía bắc biển Đông và có thể sớm di chuyển
về hướng nam.
Rõ ràng, việc Trung Quốc liên tục điều động các phương tiện khủng đến
biển Đông là những dấu hiệu cho thấy nước này có thể đang đẩy nhanh kế
hoạch khai thác nguồn lợi tại đây. Diễn biến này tạo ra không ít quan
ngại khi biển Đông đang là khu vực tranh chấp giữa nhiều bên.
Ước tính số tàu tuần tra biển của Trung Quốc (năm 2011)
|
Ngô Minh Trí
thanhnien
+++++++++++++
Trung Quốc ồ ạt đưa phương tiện 'khủng' ra Biển Đông
Bắc Kinh thời gian qua liên tục đưa những phương tiện khổng lồ ra Biển Đông, với mục đích thăm dò và khai thác những nguồn lợi ở vùng biển này.
Trong bối cảnh đang có tranh chấp chủ quyền bãi đá Scarborough/Hoàng Nham với Philippines, Trung Quốc hôm 18/4 điều tàu Ngư Chính 310 tới tăng cường tuần tra quanh khu vực này. Trong ảnh là tàu Ngư Chính 310 hoạt động gần bãi đá Scarborough/Hoàng Nham. Ảnh: Nddaily |
Báo chí Trung Quốc cho hay Ngư Chính 310 là tàu lớn nhất và hiện đại nhất trong các tàu cùng loại của nước này. Ngư Chính 310 nặng 2.580 tấn, được trang bị công nghệ tối tân. Đây là tàu có tốc độ nhanh nhất trong số các tàu ngư chính của Trung Quốc, với tốc độ tối đa khoảng 40 km/giờ. Tàu có trang bị bãi đáp đủ cho hai máy bay trực thăng. Ngư Chính 310 có hệ thống liên lạc vệ tinh và theo dõi bằng quang điện. Ảnh: Qianyan001 |
Cục Năng lượng Quốc gia Trung Quốc mới đây cho hay giàn khoan khổng lồ Ocean Oil 981 của nước này cũng chính thức đi vào hoạt động tại phía đông của Biển Đông sau 6 năm xây dựng. Ocean Oil 981 bắt đầu khoan dầu tại lô Lệ Loan 6-1-1, cách Hong Kong khoảng 300 km, gần sát đảo Hải Nam và tương đối gần Philippines. Việc này được thực hiện trong thời điểm căng thẳng Bắc Kinh - Manila lên cao. Ảnh: Xinhua |
Ocean Oil 981 là một giàn khoan kiểu "nửa chìm nửa nổi". Nó hiện có thể hoạt động được ở độ sâu 1.500 m và được thiết kế để làm việc tốt tại độ sâu tới 2.371 m. Độ sâu giếng khoan tối đa của Ocean Oil 981 lên tới 12.000 m. Ảnh: CNR |
Song song với việc đưa giàn khoan khổng lồ vào hoạt động, Trung Quốc còn vừa cho tàu Dầu khí Hải dương 201 ra khơi. Con tàu này bắt đầu được đóng vào tháng 9/2009. Nó được coi là một phần của đội tàu nước sâu thuộc CNOOC. Toàn bộ đội tàu này được cho là sẽ tiêu tốn của CNOOC tổng số tiền lên tới 11,5 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1,8 tỷ USD). Ảnh: Marine Traffic |
Dầu khí Hải dương 201 có trị giá 2,8 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 442 triệu USD). Nó có thể đặt những ống thăm dò ở độ sâu khoảng 3.000 m và mang được 380 người trong mỗi chuyến ra khơi. Tàu dài 200 m và rộng 40 m, được trang bị hệ thống định vị động lực DP-3, cần trục khổng lồ với chiều cao tương đương tòa nhà 45 tầng. Con tàu này có thể di chuyển liên tục suốt 12.000 hải lý. Ảnh: Marine Traffic |
Bên cạnh đó, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc còn đang triển khai ra Biển Đông đội tàu hùng hậu đóng vai trò như một tổ hợp chế biến hải sản di động, trong đó giữ vị trí trung tâm của đội tàu này là tàu Hải Nam Bảo Sa 001 (Hainan Baosha 001) có trọng tải 32.000 tấn. Ảnh: Dwnews |
Con tàu này đóng vai trò như một nhà máy chế biến thủy sản di động trên biển, với số công nhân làm việc thường xuyên lên tới 600 người. Trên tàu có 14 dây chuyền sản xuất trên, với công suất chế biến lên tới 2.100 tấn thủy sản mỗi ngày. Hải Nam Bảo Sa 001 là tàu chế biến thủy sản lớn nhất của Trung Quốc và nằm trong top 4 của thế giới về loại tàu này. Ảnh: China News. |
Nhật Nam
Nguồn: VNExpress.
như điềm tận thế xuống nơi đây .
nào tàu chiến ,hạm đội ,máy bay
tiềm thuỷ đỉnh quay cuồng trong cơn lốc .
cứ tàn sát nhau đi các cường quốc
khói bóc cao lên che ánh mặt trời
vũ điệu tinh cầu những loài ngạ quỉ .
bay sẽ được gì sao hiếp nước Nam ta .
Này Asian ,Mỹ , Nhật ,này Hoa .
cứ thử đi nhồi thêm máu lửa
say cho hết cơn nghiện chiến tranh
sau còn ai trên thế giới tanh bành .
Trái đất lại bước vào kỳ hoang dại !
Mồm loa. mép dãi bọn Việt cộng tuyên truyền láo khoét, nào là quân đội
nhân dân anh hùng, kẻ thù nào cũng đánh thắng ! Hãy đưa hơn 1 triệu CAND ra biển đông để cắn Tàu cộng xem sao ? CAND có anh hùng như trận đánh với Đoàn Văn Vươn và nông dân "phản động" ở Văn Giang không ?
khi những cánh tuyết trắng tươi - lạnh lẽo rơi rụng xuống nơi đây - là mây đóng quánh trên trời .mùa đông '
đất trắng ngát từng bước chân đi - lạnh - té - ngã chổng mông - gãy xương là thường .
cũng có đôi khi người nằm chết bên đường .
con người đang ngăn sông lấp biển dời non phá tan hoang những bầu trời mây rộng bay
con người đang xông ra trận biển đông ,nơi mây thành dựng kín ,
nơi hiện ra lời sấm rao truyền .
[ bắc kim thành tráng -nam ngọc bích thành ]
nơi -kình nghê ngoài biển máu loang hồng .
cho nên .ta đắp chăn ngũ qua đêm nay .
những buổi bình minh cũng bắt đầu trên biển .
xé phay con gà trống
chặt con bò ra từng cục thịt
xong .
con người - đốt lên từng đóng lữa.
đứa nhảy -đứa ca -cứ thế loay hoay .
bởi ta sinh ra bên biển bao nhiêu làn sóng bước lên chân núi đứng
núi đứng cao đợi chờ mây về ấp ũ.-che nắng sinh mưa .
gờn gợn những đường công gờn gợn thân thể cơn mưa
vạt nắng chao chao từng hơi gío thở .
biển cứ nghiêng nghiêng từng cơn sóng đổ
mặt trời đi dọi xuống trần gian bóng thời gian
từ chân núi lớn - ta đi .
pleiku .bụi đỏ bay theo gío hồng trời gặp nhau không nói cúi đầu cười
tận giữa tim ta có điều chi đang ở .
ôi những ngày ra trận quá thơ ngây cười như trời nắng đang trưa ,buồn như những cơn mưa rơi trên con đường đất đỏ.những ngày thất trận .bước giữa vinh quang ,những mãnh tình tan .vẫn ôm đất nước VIỆT NAM -đi mấy kiếp .
cã quê hương bổng dưng đầy hờn căm và đầy sợ hải .tắm vải đỏ. lấm máu búa liềm cắt cổ đập đầu .
dân tộc tôi như đang trôi trên cơn hồng thủy ,như đang bị núi lữa chôn
ngồi trên ván thuyền đi ra biển cả mêng mông .trời đầy mây giông cuồn cuộn rền vang sấm sét
biển đầy bão nổi,sóng chồm lên như trùng trùng ngọn núi cao ,trùng trùng thung lũng sâu ,
ôi miệng biển ngoác ra to không thể tưởng nuốt trọn vẹn con thuyền
tôi đứng trên thuyền vượt biển cứ ngó biển trời như bầy thú dử ,
đang cứ chồm lên ,đang muốn ăn tươi nuốt sống ,chúng tôi là những thuyền nhân
là boat people đang là trang sử .
những ngày tị nạn -mệt làm sao ?trên vai .những gánh hàng đâu ai trong thấy ?
sống là buổi bắt đầu mở mắt ra .
chết là thời gian nhắm mắt ,chỉ một chớp mắt thôi .
công an thì để đứng ngồi canh dân,
cọng sản siêng ăn nhác mần,
lũ chó cắn trộm, rình dân, bắt cóc,
đàn áp, đánh đập dân ta,
nếu ai nói đến trung hoa cọng tàu,
cọng sản lợn, bò, giống nhau,
giặc tàu ngoài khơi không đánh, không hăm,
chỉ biết đĩ điếm, ăn cướp,
Giặc tràn vào bờ biển, chúng khiếp đảm,
chúng giết dân lành vô tội.
Giặc tràn vào làm sao chúng đánh nổi,
chúng đã trót bán lâu rồi,
chúng đã mắc mưu bọn giặc tàu cọng.
cứt giặc đổ vào họng chúng,
suốt cả ngày cứ lúng xúng, lang xang,
sung sướng, xa hoa, cướp giật,
cọng sản anh hùng, vật thử ván coi?
Chúng bay thật bọn tanh hôi,
láo toét cho lắm, cũng lòi cái đuôi,
gây bao đau thương, đổ máu,
tàu cọng sẽ vào trước đánh, đánh sau.
Lùa dân ra biển cho hay,
"đội quân gác biển" chúng bay bày trò.
Từ thằng nhỏ đến tên to,
ăn rồi hởn mỡ, việc nước không lo,
đem quân đánh dân, hô to:
"Cưỡng chiếm thành công, cọng lu như chó,
đừng tay ác quỉ, đừng dọa,
thả bologgers, thả tù nhân,
cho dân no ấm, cho quân đánh tàu.
bao nhiêu tiền để đầu tư cho quốc phòng , hay trả lương cho quân đội ,vv... mỗi năm tôi nghĩ chắc số tiền ấy không nhỏ , nên để số tiền ấy mà cấp cho dân nghèo , nó ích lợi hơn rất nhiều .
tôi nghĩ có quân đội hay không có thì tình hình ở VN cũng vậy thôi , Tây phương thì nó không rảnh qua xâm chiếm rồi , thế giới bây giờ sống trong văn minh , đậm tính nhân văn , đâu còn như xưa mà đi tìm thuộc địa ,có chăng là vài ba chiếc tàu lạ , một mình ông NGHị ở bộ ngoại giao chống đỡ cũng được rồi .
Tóm lại VN không cần Quân đội ! Phí tiền lắm !
Không phải làm cướp biển mà dùng bắn quân Tàu bảo vệ tổ quốc, biển đảo VN
DLB nghe rõ chưa
Mong bạn đọc thêm, tìm hiểu thêm nhiều nữa để biết đâu là sự thật
Xin bạn cứ trao đổi, bạn sẽ tìm thấy thông tin bạn cần