Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Cựu Thủ tướng Nhật yêu cầu quốc hội loại bỏ năng lượng hạt nhân

Tại sao VN lại yêu cầu nước Nhật lắp đặt Điện Hạt Nhân , trong khi chính nước Nhật lại có hướng xóa sổ tất cả lò phản ứng Hạt Nhân của họ. Có chấm mút gì trong phi vụ này?

Nhằm giảm áp lực thu phí c
ủa dân, bán dinh thự.. lên bộ Giao Thông Vận Tải, đồng chí La Thăng nên liên hệ với bộ Năng Lượng xem có kiếm chác được gì không ? :)))


 
Biểu tình phản đối điện hạt nhân tại Nhật Bản.


 


 


++++++++


Cựu Thủ tướng Nhật yêu cầu quốc hội loại bỏ năng lượng hạt nhân

Ông Naoto Kan, cựu Thủ tướng Nhật





Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ra điều trần ngày 28/5/2012 trước ủy ban độc lập của Nghị viện về tai nạn hạt nhân Fukushima.
Cựu thủ tướng Nhật Naoto Kan ra điều trần ngày 28/5/2012 trước ủy ban độc lập của Nghị viện về tai nạn hạt nhân Fukushima.
REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Đức Tâm - rfi


Ngày hôm nay, 28/05/2012, ông Naoto Kan, người đảm trách chức vụ thủ tướng khi xẩy ra thảm họa hạt nhân Fukushima, đã ra điều trần trước một ủy ban điều tra độc lập của Nghị viện. Cựu thủ tướng Nhật Bản thừa nhận trách nhiệm của Nhà nước trong thảm kịch này và cho rằng giải pháp an toàn nhất là từ bỏ điện hạt nhân.



Thảm họa hạt nhân Fukushima đã xẩy ra, sau khi nước Nhật phải hứng chịu một trận động đất và sóng thần kinh hoàng, ngày 11/03/2011. Ủy ban điều tra của Nghị viện muốn làm rõ trách nhiệm của thủ tướng Naoto Kan và chính phủ của ông trong việc kiểm soát, xử lý cuộc khủng hoảng này.


Cựu thủ tướng Nhật tuyên bố: « Tai nạn hạt nhân xẩy ra trong một nhà máy điện nguyên tử mà hoạt động của nó thuộc phạm vi chính sách quốc gia. Do vậy, trách nhiệm trước tiên là thuộc về Nhà nước ». Ông nói thêm: "Là người lãnh đạo đất nước lúc xẩy ra tai nạn, tôi thành thật xin lỗi vì đã không ngăn chặn được tai nạn này". Sau khi nhận lỗi, cựu thủ tướng Nhật cũng cố gắng giải thích, biện minh cho các quyết định của mình, nhưng ông cũng phải thừa nhận là nhiều biện pháp đã được đưa ra chậm trễ.


Ủy ban điều tra đã đặt ra nhiều câu hỏi như về chuyến thăm nhà máy điện hạt nhân Fukushima của thủ tướng Kan vào ngày 12/03, về việc thông gió khu lò hạt nhân chậm trễ, phun nước biển làm nguội lò, về ý định của tập đoàn khai thác TEPCO muốn bỏ mặc nhà máy đang lâm nạn và có nguy cơ bị nổ, về thông tin nói rằng Nhật Bản từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ v.v...


Các câu trả lời, giải thích của ông Naoto Kan cho thấy một sự thật phũ phàng: Trong những giờ đầu, ngày đầu xẩy ra tai nạn, thủ tướng không có thông tin chi tiết và rõ ràng. Ông phải đến hiện trường thì mới có thể ra các quyết định đối phó với khủng hoảng. Thủ tướng hỏi vì sao tiến độ xử lý chậm, ai cũng trả lời là không biết. Đích thân thủ tướng Nhật phải ra lệnh cho lãnh đạo TEPCO không cho phép rút hết nhân viên ra khỏi hiện trường và do vậy, đến ngày 15/03, tức là 4 ngày sau thảm họa, chính phủ mới thành lập một bộ phận chuyên trách chỉ đạo giải quyết tai nạn.


Liên quan đến việc sơ tán người dân trong vòng bán kính 3km, rồi 10 km và cuối cùng là 20km, cựu thủ tướng Nhật khẳng định rằng các quyết định của ông dựa theo ý kiến của nhóm chuyên gia mà những người này lại thường không đồng ý với nhau.


Sự rối loạn trong quản lý tai nạn còn thể hiện rõ khi cựu thủ tướng Nhật thừa nhận là cho đến khi từ chức vào tháng Tám năm ngoái, ông vẫn không có được đầy đủ thông tin, các ý kiến và đề xuất. Ông Naoto Kan nêu ví dụ là hôm qua, lần đầu tiên, ông nghe thấy cựu phát ngôn viên chính phủ, khi ra điều trần, nói rằng Cơ quan An toàn Hạt nhân từ chối sự trợ giúp kỹ thuật của Mỹ, trong khi ông lại là người chủ trương đón nhận mọi hình thức giúp đỡ.


Một năm sau thảm họa Fukushima, tất cả 54 lò phản ứng nguyên tử của Nhật Bản đều ngừng hoạt động và xứ hoa anh đào đang xem xét lại chính sách điện hạt nhân.


Chính vì vậy, cuộc điều trần của cựu thủ tướng Nhật Bản biến thành một diễn đàn chống điện hạt nhân. Mở đầu, ông Naoto Kan nói: « Với kinh nghiệm vụ 11 tháng 3, tôi đã hiểu rằng cách tư duy của tôi, lòng tin của tôi đối với việc khai thác năng lượng nguyên tử là không đúng ». Kết thúc phần trình bày, cựu thủ tướng Nhật Bản tuyên bố: « Năng lượng hạt nhân an toàn nhất khi chúng ta không phụ thuộc vào nó. Nói một cách khác, cần phải tống khứ năng lượng nguyên tử đi ».







+++++++++






ĐỌC THÊM:


- Thứ ba, ngày 22 tháng năm năm 2012 Tám lý do Việt Nam sẽ có lợi nếu chính phủ hoãn xây nhà máy điện hạt nhân http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/05/tam-ly-do-viet-nam-se-co-loi-neu-chinh.html


- Thứ tư, ngày 16 tháng năm năm 2012, Người Việt trong và ngoài nước phản đối dự án điện hạt nhân do Nhật tài trợ - MỜI KÝ TÊN VÀO THƯ PHẢN ĐỐI CHíNH PHỦ NHẬT BẢN VIỆN TRỢ XÂY NHÀ MÁY ĐIỆN NGUYÊN TỬ TẠI VIỆT NAM http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/05/nguoi-viet-trong-va-ngoai-nuoc-phan-oi.html


- Thứ hai, ngày 07 tháng năm năm 2012 , Nhật Bản đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuối cùng http://bietkichxaxu.blogspot.com/2012/05/nhat-ban-ong-cua-lo-phan-ung-hat-nhan.html 


++++++++++



Ý kiến


Tu Do Nguyen : Đúng là năng lượng hạt nhân cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn cho quốc gia nhưng nó là một con dao hai lưỡi. cho tới bây giờ , không một quốc gia đứng đầu thế giới về lĩnh vực dein965 hạt nhân như Pháp , Đức Nhật dám nói rằng làm chủ hoàn toàn kỹ thuật. fukusima là một trong những bằng chứng cực kỳ rõ nét. khi nhà máy bị nổ, tất cả mọi scenarios mà các chuyên gia đặt ra đều sai lầm cả. Thảm họa này cho tới bây giờ KHÔNG MỘT AI NÓI LÀ TỚI BAO GIỜ MỚI HẾT.

Pháp là một quốc gia đứng đầu thế giới về diện hạt nhân. Họ đã bỏ ra hơn 30 năm nghiên cứu để có thể xây nhà máy đầu tiên trên đất nước họ. Thế nhưng sau thảm họa Chernobyl và Fukusima, tất cả mọi nhận định từ hàng chục năm tới nay đều đảo lộn. Họ đã nhận thức về kiến thức hạt nhân giới hạn của các chuyên gia và khả năng YẾU KÉM của con người khi thảm họa xảy ra. Tại Việt Nam, chỉ vài ba ông TS đi học nước ngoài về, chưa có một đội ngũ KHKT có đầy đủ kiến thức để bảo đảm sự an toàn cho nhà máy. Việc xảy ra tai nạn hạt nhân là KHÔNG THỂ TRÁNH KHỎI.

Hơn nữa nguyên liệu hạt nhân ngày càng ít ỏi. hiện nay, chỉ có vài nước như Nigeria là cung cấ cho thế giới mà thôi. Và việc xử lý chất thải vô cùng tốn kém. Điều này dẫn tới hiệu quả đầu tư không còn cao. Chính vì thế mà Đức , Nhật đã tiến hành việc xóa sổ dein965 hạt nhân trên đất nước họ. Thật kỳ lạ khi Nhật ra sắc lịnh xóa bỏ điện hạt nhân trên đất nước và lại xuất khẩu kỹ thuật này sang nước khác, tôi cho rằng đây là một tội ác. Và cũng không thể hiểu nổi chính phủ VN tại sao không nhìn thấy được điều "tréo cẳng ngỗng "này?.

Tại Pháp hiện nay, họ cũng bắt đầu tiến hành đòi bỏ hệ thống hạt nhân dù rằng họ đang làm chủ một thế hệ mới nhất về nhà máy điện EPR3. Nhưng khi được hỏi tới khả năng sinh ra thảm họa thì KHÔNG 1 CHUYÊN GIA NÀO dám đảm bảo rằng không . Và khi hỏi tới nếu thảm họa xảy ra, thì không ai có thể cho biết được điều gì có thể xảy ra. Chính vì thế mà dự án xây đựngnha2 máy diện EPR3 bị "ngâm tôm" cho tới nay.

Về việc xây đựng, không chỉ đòi hỏi khả năng, kỹ thuật ,mà nó đòi hỏi sự trong sạch của con người. Điều này VN lại càng không có. Đướng sá là loại dễ dàng nhất, vậy mà chưa xây đã hỏng. Đại lộ cầu Thăng Long, đường cao tốc tại SG là một bằng chứng cụ thể về việc rút ruột công trình. Nhà máy thủy diện Sông Tranh đã bị hỏng nứt sai vài năm hoạt động. Với những bằng chứng cụ thể, không thể chối cãi được, chúng ta cần nhận thức được rằng cái văn hóa "rút ruột công trình" đã ăn sâu vào đầu óc của ngành xây dựng VN. Hãy tưởng tượng điều đó xảy ra với nhà máy điện hạt nhân. Hàng triệu người sẽ chết, và sẽ xuất hiện những vùng đất chết tại VN.

Chưa kể đến khả năng chiến tranh với người đồng chí Phương Bắc. Lấy gì bảo đảm rằng họ sẽ không dội bom các nhà máy điện hạt nhân? Khả năng quân đội VN có đủ sức để chống lại điều đó hay không? Theo tôi thì KHÔNG.

Trong khi các nước phát triển đang lao vào đầu tư cho những ngành năng lương mới, sử dụng năng lượng mà tự nhiên cho con người như điện mặt trời, diện gió, điện sóng ngầm. Vừa an toàn, sạch sẽ và nguồn cung cấp là vô tận. Tại sao VN không đầu tư vào đó?

Trung QUốc rất khôn ngoan khi họ đầu tư nghiên cứu và họ đã đưa ra luật năng lượng là cho tới 2025, năng lượng sạch phải cung ứng đủ 30 % cho quốc gia . Họ đã cho tạm ngưng các dự án xây đựng điện hạt nhân tại TQ. 

Việc các công ty TQ đật được hợp đồng cung cấp pin mặt trời cho quân đội Mỹ đã chúng tỏ rằng họ đã có nhiều thành công lớn trong lĩnh vực này.

VN là một quốc gia có năng lượng Mặt trời rất cao. Tôi không hiểu vì sao lại không sử dụng.

Tại Pháp, vào những năm trước khủng hoảng kinh tế, Chính phủ khuyến khích người dân bằng cách gắn các tấm pin mặt trời hoặc sử dụng điện gió để sản xuất điện gia đình. Nếu điện sản xuất ra còn dư , thì họ bắt buộc Công ty Điện lực phải mua lại với giá cao. Và đồng thời , người sản xuất được giảm thuế thu nhập. Do hậu quả cuộc khủng hoảng, việc giảm thuế đã xóa bỏ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều biện pháp khuyến khíc. Những căn nhà mới xậy dựng, phù hợp với tiêu chuẩn "bảo vệ môi trường" ( do được trang bị điện mặt trời, v.v.. và tường được cách nhiệt tốt, được giảm thuế. Người mua được mượn tiền với lãi suất thấp...

Đây có thể là những việc mà chính phủ VN có thể học hỏi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét