Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Mr. Trọng Lú tiếp tục chém gió tại Hội nghị trung ương đảng CSVN, lần 5, khoá XI sau khi "chém"tại Cuba và bị từ chối tiếp đón ở Brasil. - “Nhà nước ta không tam quyền phân lập” – Nhà nước nào?






Việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền. Như vậy Tam quyền phân lập là cách giúp đất nước và dân tộc thoát ra khỏi chế độ độc tài, chuyên chế phong kiến, và cũng ngăn ngừa sự lạm quyền, thông đồng.





++++++++++++



“Nhà nước ta không tam quyền phân lập” – Nhà nước nào?


Đăng bởi admin lúc




VRNs (08.05.2012) - Cần Thơ – “Nhà nước ta không tam quyền phân lập”, là khẳng định của Ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng cộng sản VN, người vừa bị tổng thống Brasil từ chối tiếp đón như nguyên thủ quốc gia, bởi ông chỉ đại diện cho 3 triệu đảng viên chứ không đại diện cho 90 triệu dân.


Trong bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị trung ương đảng CSVN, lần 5, khoá XI, hôm qua, 07.05.2012, ở phần chỉ đạo về sửa đổi Hiến pháp, Ông Trọng nói: “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 1992. Đó là: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp; các cơ quan nhà nước khác do Quốc hội lập ra, có trách nhiệm báo cáo công tác và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Nhà nước ta không tam quyền phân lập”.


Xây dựng một nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật mà Tam quyền không phân lập thì nhà nước đó là nhà nước nào?


Theo tự điển Bách khoa mở Wikipedia giới thiệu nội dung căn bản của Tam quyền phân lập như sau:
“Thuyết tam quyền phân lập xuất hiện lần đầu tiên bởi nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp Aristote. Theo Aristote, nhà nước quản lý xã hội bằng 3 phương pháp: luật pháp, hành pháp và phân xử.


Ông cho rằng, không có loại hình chính phủ nào là duy nhất có thể phù hợp với tất cả các thời đại và các quốc gia. Ông phân chính phủ theo tiêu chuẩn số lượng (số người cầm quyền) và chất lượng (mục đích của sự cầm quyền) – kết hợp 2 mặt đó, các chính phủ có thể xếp theo 2 loại: chân chính (quân chủ, quý tộc, cộng hoà) và biến chất (độc tài, quá đầu, dân trị)


Bên cạnh Aristote, bàn về thuyết ”tam quyền phân lập” còn có John Locke. Theo ông, quyền lực của nhà nước là quyền lực của nhân dân. Nhân dân nhường một phần quyền của mình cho nhà nước qua khế ước. Và để chống độc tài phải thực hiện sự phân quyền. Kế thừa tư tưởng phân quyền của Aristote, Locke cho rằng, quyền lực phải phân chia theo 3 lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và liên hợp.


Từ thế kỷ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu, đã phát triển thuyết tam quyền phân lập trở thành một học thuyết độc lập. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Mongtesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân.


Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Aristote và J. Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp.


-          Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân – Quốc hội

-          Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.

-          Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.


Tư tưởng phân quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết:”tam quyền phân lập”. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua


Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc “phân chia quyền lực” đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Học thuyết pháp luật – chính trị (thuyết “phân quyền”) với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc “kiềm chế và đối trọng”, tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền”.


Như vậy Tam quyền phân lập là cách giúp đất nước và dân tộc thoát ra khỏi chế độ độc tài, chuyên chế phong kiến, và cũng ngăn ngừa sự lạm quyền, thông đồng.


Khi Ông TBT nói “Nhà nước ta không tam quyền phân lập”, tức là ông khẳng định “nước ta” là nước “độc tài, chuyên chế phong kiến” do ông là người đứng đầu. “Ông là người đứng đầu” là một khái niệm không có trong Hiếp pháp và pháp luật VN hiện hành, mà chỉ có trong sự chỉ đạo ngầm phi pháp.


Và như vậy việc chống tham nhũng như ông vừa hô hào trong cuộc gặp các cử tri, trong tư cách đại biểu QH, của tuần qua chỉ là lời lừa bịp, vì “nhà nước ta không tam quyền phân lập” thì “nhà nước ta” không ngăn ngừa được lạm quyền, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng.


Chúng tôi đặt câu hỏi “nhà nước ta” trong phát biểu của Ông TBT là “nhà nước” nào? Có bao gồm 90 triệu dân chúng tôi không? Nếu có thì chúng tôi (hơn 80 triệu dân) mới có quyền nói “nhà nước ta” như thế nào, chứ Ông TBT chỉ đại diện cho thiểu số 3 triệu dân – số đảng viên, chiếm chưa tới 4% dân số – làm sao có thể đại diện để nói “nhà nước ta” phải thế này thế kia?


K.Thuyên

Bài Trong Ngày





http://www.chuacuuthe.com/archives/31120

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét