Việt Nam đứng thứ 123/176 quốc gia về Chỉ số cảm nhận tham nhũng
05.12.2012
Việt Nam xếp hạng thứ 123 trên 176 trong bảng xếp hạng Chỉ số Cảm nhận
Tham nhũng năm 2012 do Tổ chức minh bạch Quốc tế công bố.
Kết quả khảo sát năm nay hầu như không thay đổi về mức độ tham nhũng được cảm nhận trong khu vực công ở Việt Nam.
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 2/3 các nước có điểm số dưới 50.
Đan Mạch, Phần Lan, và New Zealand dẫn đầu bảng xếp hạng với 90 điểm trên thang điểm 100 là mức cực kỳ trong sạch.
Ðứng chót bảng là Afghanistan, Somalia, và Bắc Triều Tiên.
Kết quả khảo sát năm nay hầu như không thay đổi về mức độ tham nhũng được cảm nhận trong khu vực công ở Việt Nam.
Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 2/3 các nước có điểm số dưới 50.
Đan Mạch, Phần Lan, và New Zealand dẫn đầu bảng xếp hạng với 90 điểm trên thang điểm 100 là mức cực kỳ trong sạch.
Ðứng chót bảng là Afghanistan, Somalia, và Bắc Triều Tiên.
Tin liên hệ
_____________________
Thứ tư 05 Tháng Mười Hai 2012 -
Sửa đổi lần cuối Thứ tư 05 Tháng Mười Hai 2012
Việt Nam bị mất hơn 10 hạng trên danh sách các nước tham nhũng
Bản đồ của tổ chức Minh bạch Quốc tế (www.transparence.org)
Vào hôm nay, 05/12/2012, tổ chức chống tham nhũng có uy tín
trên thế giới là Transparency International – Minh bạch Quốc tế - trụ sở
tại Đức, đã công bố bản Chỉ số Tham nhũng CPI thường niên, xếp hạng các
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về mức độ tham nhũng được ghi
nhận. Trong danh sách năm 2012 này, Việt Nam chỉ xếp thứ 123 tụt hơn 10
hạng so với năm ngoái.
Chỉ số CPI, tên tắt của Corruption Perception Index là một số
liệu tổng hợp, dựa trên các thống kê, điều tra, thăm dò khác đã được
công bố trong năm về tình hình tham nhũng tại một quốc gia nhất định.
Đây không phải là một chỉ số xếp loại tình trạng tham nhũng thuần túy, mà chỉ là con số nêu bật cảm nhận – chẳng hạn như của các doanh nhân ngoại quốc - về tình hình tham nhũng tại một nơi.
Trên danh sách 176 được Minh bạch Quốc tế xếp hạng năm nay, theo thứ tự từ « trong sạch » nhất đến « tham nhũng » nhất, như vậy là Việt Nam đứng thứ 123, bị thụt lùi 11 hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, khi Việt Nam được xếp thứ 112, và trên tổng số 183 quốc gia.
Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Việt Nam lẽ dĩ nhiên thua xa Singapore, nước thường xuyên đứng trong các thứ hạng đầu của các nước trong sạch nhất. Năm nay Singapore xếp thứ 5 trong danh sách, chỉ thua Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand và Thụy Điển.
Việt Nam cũng thua Brunei (hạng 46), Malaysia (hạng 54), Thái Lan (88), thậm chí thua cả Philippines (hạng 105) và Indonesia (hạng 115), hai nước thường bị tiếng tăm vì tham nhũng. Philippines chẳng hạn, trong năm 2011, còn đứng dưới Việt Nam với hạng 129, nhưng năm nay đã qua mặt Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bản xếp hạng CPI năm 2012, Việt Nam vẫn hơn ba nước còn lại trong vùng, bị rớt vào diện các quốc gia bị xem là tham nhũng nhất thế giới : Cam Bốt (hạng 157), Lào (hạng 160) và Miến Điện (hạng 172).
RFI
Đây không phải là một chỉ số xếp loại tình trạng tham nhũng thuần túy, mà chỉ là con số nêu bật cảm nhận – chẳng hạn như của các doanh nhân ngoại quốc - về tình hình tham nhũng tại một nơi.
Trên danh sách 176 được Minh bạch Quốc tế xếp hạng năm nay, theo thứ tự từ « trong sạch » nhất đến « tham nhũng » nhất, như vậy là Việt Nam đứng thứ 123, bị thụt lùi 11 hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái, khi Việt Nam được xếp thứ 112, và trên tổng số 183 quốc gia.
Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Việt Nam lẽ dĩ nhiên thua xa Singapore, nước thường xuyên đứng trong các thứ hạng đầu của các nước trong sạch nhất. Năm nay Singapore xếp thứ 5 trong danh sách, chỉ thua Đan Mạch, Phần Lan, New Zealand và Thụy Điển.
Việt Nam cũng thua Brunei (hạng 46), Malaysia (hạng 54), Thái Lan (88), thậm chí thua cả Philippines (hạng 105) và Indonesia (hạng 115), hai nước thường bị tiếng tăm vì tham nhũng. Philippines chẳng hạn, trong năm 2011, còn đứng dưới Việt Nam với hạng 129, nhưng năm nay đã qua mặt Việt Nam.
Tuy nhiên, trong bản xếp hạng CPI năm 2012, Việt Nam vẫn hơn ba nước còn lại trong vùng, bị rớt vào diện các quốc gia bị xem là tham nhũng nhất thế giới : Cam Bốt (hạng 157), Lào (hạng 160) và Miến Điện (hạng 172).
RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét