“Bác Hồ cùng với Bác Tôn
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Cái khăn quàng đỏ bay quanh cái cổ cò...”
(thơ của Nguyễn Chí Thiện)
+++++++++++++++++++++++++
Càng học Bác càng suy thoái, tham nhũng hơn
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
được đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện từ đầu năm 2007 theo Chỉ thị
06-CT/TW, ngày 07-11-2006 đã hoàn toàn thất bại dù được Bộ Chính trị kêu
gọi “tiếp tục đẩy mạnh” bằng Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011.
Bằng chứng này không những chỉ thấy từ hai bài viết mới nhất của báo
Quân đội Nhân Dân, tiếng nói của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng;
báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận trung ương của Mặt trận Tổ Quốc, tổ
chức chính trị ngoại vi của đảng mà còn phát ra từ cửa miệng Tổng Bí thư
đảng Nguyễn Phú Trọng.
Trước hết, Trọng tuyên bố tại Hội nghị sơ kết một năm triển khai thực
hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 16-5-2012 tại Hà Nội rằng: “Việc
triển khai thực hiện Chỉ thị 03 cũng còn những hạn chế, tồn tại. Việc
triển khai nhìn chung còn chậm. Một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
Trung ương chưa hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Kế
hoạch của Ban Bí thư. Trong tổ chức thực hiện, nhiều việc còn lúng túng,
nhất là trong các hoạt động cụ thể ở địa phương và cơ sở.
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Chỉ thị chưa tạo được sự hồ
hởi, phấn khởi, lôi cuốn đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tích
cực, tự giác tham gia. Nguyên nhân là do chúng ta chưa nhận thức được
thật sâu sắc, thật đầy đủ những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư
tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng ở nước ta. Ở một số nơi, việc học tập và làm theo gương Bác mới chỉ
dừng lại ở các hoạt động mang tính hình thức, chưa có các nội dung
thiết thực, thiếu sức thuyết phục.”
Tại sao lại vẫn còn nhiều “hạn chế, tồn tại, hình thức”, thậm chí có nhiều “đoàn thể Trung ương chưa hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao” và chưa có nhiều “cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực, tự giác tham gia” việc học tập quan trọng này?
Bởi vì tình trạng “trên bảo dưới không nghe” và “đùn đẩy trách nhiệm” đã
phổ biến trong đảng theo nguyên tắc “thượng bất chính, thì hạ phải
loạn”, hay “nhân nào thì sinh ra quả ấy” không sai đi đâu một ly.
Đó là lý do tại sao đảng không phòng, chống nổi tham nhũng, lãng phí từ
khi có Nghị quyết 6 (lần 2) năm 1999 thời Khóa đảng VIII về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
13 năm sau, tham nhũng, lãng phí vẫn là khối u bất trị khiến đảng khóa XI phải ra thêm Nghị quyết 4 ngày 31/12/2011 cũng về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Sở dĩ tệ nạn tham nhũng đã thành mối đe dọa cho sự sống còn của đảng vì
mỗi cán bộ, đảng viên bây giờ là một ông vua con sống theo chủ nghĩa cá
nhân. Họ không làm theo lời họ nói và rất nhiều người hết còn tin vào
đảng vì xung quanh họ, kể cả nhiều cấp lãnh đạo, có ai “nói đi đôi với
làm” đâu?
Vì vậy tại Hội nghị Trung ương 5 ngày 15-5 (2012), Nguyễn Phú Trọng vẫn nói: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.”
Chuyện này không khó hiểu vì bài học “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” mà đảng bảo của Hồ Chí Minh để lại đã bị đảng viên bỏ ngoài tai từ lâu lắm rồi. Họ còn dẹp sang một bên lệnh đảng bắt phải “thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng” và “Quy định về những điều đảng viên không được làm.”
Những điều cấm kỵ này, có từ Quy định số 115-QĐ/TW ngày 7/12/2007 của Bộ
Chính trị (khóa X) cũng đã bị vô hiệu hóa nên ngày 01/11/2011, Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng phải bổ sung bằng Quy định số 47-QĐ/TW với hy vọng
sẽ có người làm theo.
Nguyên văn 19 Điều “không được làm” như sau:
1- Nói, làm trái hoặc không thực hiện
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết
định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
2- Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài,
đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những
việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi
dục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình
thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
3- Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự
thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử,
không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản
xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật
không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán
phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.
4- Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt
động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc
phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích,
vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác. Đe
doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.
5- Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố
cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một
đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép
người khác khiếu nại, tố cáo.
Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
6- Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.
7- Đảng viên (kể cả cấp ủy viên và đảng
viên là cán bộ diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy quản lý) tự ứng cử,
nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng
giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
8- Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa
phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham
nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.
Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con,
anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc
lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.
Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
9- Làm trái quy định trong những việc:
quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước; huy động
vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực
hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng.
10- Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá
nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học,
đi nước ngoài trái quy định.
Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định.
Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
11- Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia
ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố,
mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công
tác của mình nhằm trục lợi.
12- Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới
làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng
thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi
giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.
13- Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch,
lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng
quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động
rửa tiền.
14- Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để
lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có
lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham
gia.
15- Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp
khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương
tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức
hoặc trái quy định.
Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho
vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử
dụng trái quy định.
16- Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ
(chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa
bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong
nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có
thẩm quyền.
17- Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi
hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma túy;
uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi
bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết
hôn với người nước ngoài trái quy định.
18- Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã,
hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của
các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham
gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho
phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.
19- Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày
lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên
chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.
Trong 19 điều, nếu có ai hỏi Ban Thanh tra đảng hay nhà nước thì sẽ được trả lời “chỗ nào cũng có vi phạm cả”,
tiêu biểu như chuyện thua lỗ nặng kéo dài nhiều năm của các Doanh
nghiệp Nhà nước là ổ tham nhũng khổng lồ, nhưng vì có nhiều “nhóm lợi
ích” ràng buộc nên “vứt dây sẽ động rừng”, không Tổng Bí thư nào dám sờ
vào!
Bằng chứng Bộ Tài chính đã báo cáo cuối tháng 5/2012: “Đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước là 415.347 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng”.
Ấy là chưa nói đến khoản tiền ngót 100 tỷ của dân bị Vinashin nướng ra
khói, trước vụ Vinalines tiêu tán trên 42 ngàn tỳ đồng trong 3 năm từ
năm 2009 đến 2011 mà chưa thấy có Bộ trưởng nào bị kỷ luật hay xin từ
chức thì chỉ có ở Việt Nam thời Cộng sản mới nhiễu nhương như thế.
KÊ KHAI TÀI SẢN GIẤU ĐI
Ngoài 19 điều nghiêm cấm, nhiều thành phần cán bộ, đảng viên còn phải có
cuộc sống trong sáng, minh bạch chuyện công với việc tư để làm gương
cho dân và người dưới quyền. Một trong những việc làm này là “minh bạch
tài sản, thu nhập” đã được quy định trong Nghị định Chính phủ số
37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007.
Nhưng ai phải kê khai tài sản? Nguyên văn các thành phần được trích lại theo Điều 6 của Nghị định 37 như sau:
1. Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại
biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân.
2. Cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng
của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức
vụ tương đương phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó
tiểu đoàn trưởng, phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện trở
lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó
tiểu đoàn trưởng, phó trưởng công an phường, thị trấn, phó đội trưởng
trở lên trong Công an nhân dân.
4. Giám đốc, phó giám đốc, viện trưởng,
phó viện trưởng, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng
khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ chính tại các bệnh viện, viện nghiên cứu
của Nhà nước.
5. Tổng biên tập, phó tổng biên tập, kế
toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban
báo, tạp chí có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
6. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán
trưởng trường mầm non, tiểu học của Nhà nước tại quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường trung
học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy
nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên của Nhà nước; hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng
khoa, phó trưởng khoa, giảng viên chính trường đại học, cao đẳng của Nhà
nước.
7. Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng,
trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban tại ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước;
giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng ban quản lý dự án sử dụng vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA).
8. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám
đốc, phó giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng
quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, phó trưởng
ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng, trưởng phòng,
phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban các phòng, ban nghiệp vụ
trong công ty nhà nước; người được Nhà nước cứ giữ chức vụ kể trên trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước.
9. Bí thư, phó bí thư Đảng ủy; chủ tịch,
phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn; trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự
xã; cán bộ địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn.
10. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm
phán, thư ký tòa án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành
viên, công chứng viên nhà nước.
11. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi thống
nhất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ
tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Trung
ương Đảng, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã
hội, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh sách đối với người có nghĩa
vụ phải kê khai tài sản, thu nhập là: người làm công tác quản lý ngân
sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công
việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong cơ quan hành chính nhà
nước các cấp, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng
Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Chủ tịch nước.
Bây giờ 5 năm sau, đố ai biết các hồ sơ khai báo này do ai giữ và cất ở đâu?
Chuyện trớ trêu của màn kịch “tự biên tự diễn” hình thức này là người
dân đừng hy vọng có ngày sẽ được nhìn hay đọc để so sánh với khối tài
sản của chìm, của nổi kếch xù của nhiều cán bộ, đảng viên đang phơi ra
trước mắt mọi người.
Nếu Hồ Chí Minh còn sống chắc ông ta cũng phải bực mình với chuyện khuất tất này lắm.
BA ĐẦU SÁU TAY
Chuyện tham nhũng cũng được nhiều Đại biểu than phiền ở diễn đàn Quốc
hội nhưng xem ra đã biến thành chuyện “nghe qua rồi bỏ” nên ngày 7-6
(2012) Ông Lê Như Tiến, Đại biểu của tỉnh Quảng Trị đã phải gay gắt hơn.
Ông nói: “Tham nhũng có mặt khắp nơi, với nhiều mặt nạ, nhiều vỏ bọc
khác nhau như thách đố kỷ cương, phép nước. Các lĩnh vực là nơi khu trú
của tham nhũng, là mảnh đất màu mỡ, nuôi dưỡng tham nhũng nảy nở, phát
triển và lũng đoạn như: đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây
dựng cơ bản, tín dụng ngân hàng, thu chi ngân sách, quản lý vốn và tài
sản nhà nước, mua sắm tài sản công, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ.
Chỉ riêng lĩnh vực đất đai, với trên 365.000 ha đất để hoang hóa, cấp
sai đối tượng, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích kém
hiệu quả, nhiều dự án treo xuyên thế kỷ... của trên 10.796 tổ chức, đơn
vị, cá nhân trong toàn quốc là lĩnh vực phát sinh nhiều tham nhũng, tiêu
cực nhất…
Giống buôn lậu và gian lận thương mại, tham nhũng, hối lộ không đi
theo con đường "chính ngạch" mà thường qua các con đường "tiểu ngạch" là
các quý bà, quý cô, quý cậu, quý người thân trong gia đình; bằng hình
thức chuyển dịch tiền và tài sản cho các chủ sở hữu khác nhau. Bằng cách
dùng phép thuật nhào nặn, biến hóa các số liệu thu chi tài chính phi
pháp thành hợp pháp mỗi khi thanh tra, kiểm toán "hỏi thăm".
Đó là kết quả nhãn tiền của mặt trái chuyện học tập theo “tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, hay con cháu ông Hồ cũng chỉ học cho có lệ nên báo
Quân đội Nhân dân (QĐND) ra ngày 17/05 (2012) mới viết rằng: “Tham
nhũng, lãng phí vẫn còn rất nghiêm trọng với nhiều biểu hiện ngày càng
tinh vi, phức tạp hơn; xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều cơ quan, đơn vị.”
Báo này trích báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thì: “Trong
5 năm (2006-2011) cả nước đã điều tra, khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng
với hơn 3000 bị can, “nhưng chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng đang
diễn ra. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở
cấp cơ sở, chủ yếu là đối tượng trực tiếp thực hiện; số vụ việc, vụ án
có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít”.
Tại sao vậy?
Quân đội Nhân dân viết tiếp: “Hội nghị đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản
là do một số cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu vừa chưa quyết
tâm, vừa thiếu gương mẫu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; những bất cập về thể chế, nhất là trong việc ban hành, thực thi
luật pháp, cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội, trên nhiều lĩnh
vực vẫn còn sơ hở, bất cập, thiếu công khai, minh bạch, nhất quán; vẫn
còn tình trạng “xin-cho”; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy
thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn
luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận
trước Đảng, trước nhân dân; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm.”
Như thế thì từ 2007 đến năm 2012, các đảng viên đâu có nghe theo lệnh đảng để học “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”?
Hay là họ biết “có học cũng vô ích vì có ai làm theo đâu mà mình làm để chết đói à? “
GIẶC NỘI XÂM
Vì vậy, báo QĐND mới khẩn trương báo động rằng: “Đảng, toàn dân, toàn
quân cần nhận thức sâu sắc hơn nữa tệ nạn tham nhũng, lãng phí đang là
“quốc nạn” làm cản trở, gây tắc nghẽn công cuộc đổi mới đất nước do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo; phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
nạn tham nhũng mà Người ví như là “giặc nội xâm. Chống tham nhũng, lãng
phí phải như chống giặc. Các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, toàn bộ hệ
thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm thực sự trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí để nâng cao vai trò trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng và người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, lãng
phí. Các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là người
đứng đầu phải thực sự tiên phong, gương mẫu, cam kết công khai trước
nhân dân về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí.”
Trong khi đó báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc lại kêu gọi toàn đảng phải ra sức “Ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân”, của Tác giả Nguyễn Minh Đức trong số ra ngày 06/06 (2012).
Ông Đức viết: “Hiện nay, bên cạnh rất nhiều cán bộ, đảng viên ta mẫu
mực, nêu cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng
giản dị, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, tận tụy hy sinh phục vụ Tổ quốc
và nhân dân, được nhân dân tin tưởng… thì cũng đang tồn tại một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào CNCN, cơ hội, thực dụng, chạy theo
danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy
tiện, vô nguyên tắc. Vì ham danh lợi mà để đồng tiền chi phối lập
trường, ý chí; vì tham quyền cao chức trọng mà đánh mất đạo đức và lương
tâm, danh dự... Đáng lo ngại nhất là tình trạng đó đang diễn ra với mức
độ và phạm vi ngày càng gia tăng, ở ngay trong một số cán bộ, đảng viên
giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, thậm chí ngay cả một số cán bộ cấp cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm, yếu kém nói trên, nhưng
đáng chú ý nhất là bắt nguồn từ sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý
chí chiến đấu, sa vào CNCN của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Và suy đến cùng là do không vượt qua được CNCN.”
Nhưng tại sao Chủ nghĩa cá nhân lại bành trướng lớn trong đảng đến mức
đã làm ung thối “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”?
Vậy có ai thử hỏi Nguyễn Phú Trọng xem cái “bộ phận không nhỏ” này là bao nhiêu trong số trên 3 triệu đảng viên?
Liên quan đến chuyện này, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nói với Báo Tuổi Trẻ ngày 3/5 (2012) rằng: “Từng
cá nhân phải tự liên hệ xem mình có khuyết điểm hay không. Nếu chỉ nói
anh này, anh kia có khuyết điểm mà bản thân mình hay cấp mình chẳng có
khuyết điểm gì là không được. Chúng ta đang nói đến “một bộ phận không
nhỏ...” thì bộ phận này ở đâu phải được chỉ ra cụ thể. Nhóm lợi ích nằm ở
đâu cũng phải được chỉ ra. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, không được né
tránh. Tư tưởng của nghị quyết trung ương 4 lần này đòi hỏi như vậy….”
“…Việc che giấu có nhiều lý do. Có thể do “bệnh thành tích”, tức là
thành tích giả nhưng muốn biến thành thành tích thật nên phải báo cáo
láo, hoặc thành tích của người khác nhưng nói đó là thành tích của
mình... Nhưng điều nghiêm trọng hơn là vấn đề lợi ích cá nhân, lợi ích
cục bộ, lợi ích nhóm, có khi làm lệch lạc về chủ trương, chính sách, nên
hết sức nguy hiểm. Lần đầu tiên trong văn kiện đã được Tổng bí thư cảnh
báo vấn đề lợi ích nhóm, nên rất hệ trọng.”
À thì ra trong đảng bây giờ có nhiều nhóm “lợi ích” quá. Chúng mạnh đến nỗi có thể “làm lệch lạc” được cả “chủ trương” và “chính sách” của đảng thì nguy thật rồi!
Vì vậy Sang mới cảnh giác rằng: “Chống tham nhũng, lãng phí... thực
chất cũng là xây dựng Đảng. Hai vấn đề này đều có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Chẳng hạn như nếu cuối nhiệm kỳ này, trung ương công bố rằng
việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 thật tốt, nhưng tham nhũng, lãng
phí không giảm là không thành công. Chắc chắn là như thế. Hay nói rõ
hơn, nếu như trung ương lãnh đạo chống tham nhũng, lãng phí trong nhiệm
kỳ không làm giảm đi, không đẩy lùi được thì cũng có nghĩa nghị quyết
trung ương 4 không thành công. Nếu không muốn nói là thất bại.”
Lời nói của Sang đưa ra trước khi Ban Chấp hành Trung ương tước mất chức
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng của Nguyễn Tấn
Dũng, Thủ tướng để trao cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 15/05
(2012).
Như vậy, nếu đến 2016, khi nhiệm kỳ Khóa đảng XI chấm dứt mà tham nhũng
vẫn ngồi chễm chệ trên mũi đảng thì Nguyễn Phú Trọng có mất chức không
hay cả Sang và đảng CSVN sẽ tiêu tùng luôn? -/-
(06/012)
Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
được đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện từ đầu năm 2007 theo Chỉ thị
06-CT/TW, ngày 07-11-2006 đã hoàn toàn thất bại dù được Bộ Chính trị kêu
gọi “tiếp tục đẩy mạnh” bằng Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011.
Bằng chứng này không những chỉ thấy từ hai bài viết mới nhất của báo
Quân đội Nhân Dân, tiếng nói của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng;
báo Đại Đoàn Kết, cơ quan ngôn luận trung ương của Mặt trận Tổ Quốc, tổ
chức chính trị ngoại vi của đảng mà còn phát ra từ cửa miệng Tổng Bí thư
đảng Nguyễn Phú Trọng.
Trước hết, Trọng tuyên bố tại Hội nghị sơ kết một năm triển khai thực
hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 16-5-2012 tại Hà Nội rằng: “Việc
triển khai thực hiện Chỉ thị 03 cũng còn những hạn chế, tồn tại. Việc
triển khai nhìn chung còn chậm. Một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể
Trung ương chưa hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Kế
hoạch của Ban Bí thư. Trong tổ chức thực hiện, nhiều việc còn lúng túng,
nhất là trong các hoạt động cụ thể ở địa phương và cơ sở.
Nhìn chung, việc triển khai thực hiện Chỉ thị chưa tạo được sự hồ
hởi, phấn khởi, lôi cuốn đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tích
cực, tự giác tham gia. Nguyên nhân là do chúng ta chưa nhận thức được
thật sâu sắc, thật đầy đủ những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư
tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách
mạng ở nước ta. Ở một số nơi, việc học tập và làm theo gương Bác mới chỉ
dừng lại ở các hoạt động mang tính hình thức, chưa có các nội dung
thiết thực, thiếu sức thuyết phục.”
Tại sao lại vẫn còn nhiều “hạn chế, tồn tại, hình thức”, thậm chí có nhiều “đoàn thể Trung ương chưa hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao” và chưa có nhiều “cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực, tự giác tham gia” việc học tập quan trọng này?
Bởi vì tình trạng “trên bảo dưới không nghe” và “đùn đẩy trách nhiệm” đã
phổ biến trong đảng theo nguyên tắc “thượng bất chính, thì hạ phải
loạn”, hay “nhân nào thì sinh ra quả ấy” không sai đi đâu một ly.
Đó là lý do tại sao đảng không phòng, chống nổi tham nhũng, lãng phí từ
khi có Nghị quyết 6 (lần 2) năm 1999 thời Khóa đảng VIII về “Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”.
13 năm sau, tham nhũng, lãng phí vẫn là khối u bất trị khiến đảng khóa XI phải ra thêm Nghị quyết 4 ngày 31/12/2011 cũng về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Sở dĩ tệ nạn tham nhũng đã thành mối đe dọa cho sự sống còn của đảng vì
mỗi cán bộ, đảng viên bây giờ là một ông vua con sống theo chủ nghĩa cá
nhân. Họ không làm theo lời họ nói và rất nhiều người hết còn tin vào
đảng vì xung quanh họ, kể cả nhiều cấp lãnh đạo, có ai “nói đi đôi với
làm” đâu?
Vì vậy tại Hội nghị Trung ương 5 ngày 15-5 (2012), Nguyễn Phú Trọng vẫn nói: “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.”
Chuyện này không khó hiểu vì bài học “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” mà đảng bảo của Hồ Chí Minh để lại đã bị đảng viên bỏ ngoài tai từ lâu lắm rồi. Họ còn dẹp sang một bên lệnh đảng bắt phải “thực hiện nghiêm túc Điều lệ Đảng” và “Quy định về những điều đảng viên không được làm.”
Những điều cấm kỵ này, có từ Quy định số 115-QĐ/TW ngày 7/12/2007 của Bộ
Chính trị (khóa X) cũng đã bị vô hiệu hóa nên ngày 01/11/2011, Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng phải bổ sung bằng Quy định số 47-QĐ/TW với hy vọng
sẽ có người làm theo.
Nguyên văn 19 Điều “không được làm” như sau:
1- Nói, làm trái hoặc không thực hiện
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết
định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.
2- Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài,
đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những
việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi
dục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình
thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật
của Nhà nước.
3- Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự
thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử,
không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản
xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật
không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán
phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật.
4- Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt
động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc
phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích,
vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với người khác. Đe
doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý.
5- Tố cáo mang tính bịa đặt; viết đơn tố
cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một
đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép
người khác khiếu nại, tố cáo.
Cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
6- Tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người gây mất an ninh, trật tự.
7- Đảng viên (kể cả cấp ủy viên và đảng
viên là cán bộ diện cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy quản lý) tự ứng cử,
nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng
giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
8- Quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ.
Thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa
phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham
nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác.
Có hành vi để bố, mẹ, vợ (chồng), con,
anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc
lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định.
Biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
9- Làm trái quy định trong những việc:
quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước; huy động
vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực
hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng.
10- Can thiệp, tác động đến tổ chức, cá
nhân để bản thân hoặc người khác được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, đi học,
đi nước ngoài trái quy định.
Lợi dụng chức vụ được giao để chiếm dụng, vay, mượn tiền, tài sản của đối tượng trực tiếp quản lý trái quy định.
Ép buộc, mua chuộc cá nhân hoặc tổ chức để bao che, giảm tội cho người khác.
11- Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia
ban hành các văn bản trái quy định. Tạo điều kiện hoặc có hành vi để bố,
mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột lợi dụng chức vụ, vị trí công
tác của mình nhằm trục lợi.
12- Đưa, nhận, môi giới hối lộ; môi giới
làm thủ tục hành chính hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới hưởng
thù lao dưới mọi hình thức trái quy định. Đưa, nhận hoa hồng hoặc môi
giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định.
13- Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch,
lịch sử bản thân không trung thực; kê khai tài sản, thu nhập không đúng
quy định; mở tài khoản ở nước ngoài trái quy định; tham gia hoạt động
rửa tiền.
14- Tổ chức du lịch, tặng quà, giải trí để
lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có
lợi riêng cho bản thân hoặc tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp mà mình tham
gia.
15- Dùng công quỹ để thăm viếng, tiếp
khách, tặng quà, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị, phương
tiện làm việc, đi lại, thông tin liên lạc vượt quá tiêu chuẩn, định mức
hoặc trái quy định.
Chiếm giữ, cho thuê, cho mượn tài sản, cho
vay quỹ của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức được giao quản lý, sử
dụng trái quy định.
16- Tự mình hoặc có hành vi để bố, mẹ, vợ
(chồng), con, anh, chị, em ruột đi du lịch, tham quan, học tập, chữa
bệnh ở trong nước hoặc ngoài nước bằng nguồn tài trợ của tổ chức trong
nước hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có
thẩm quyền.
17- Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi
hình thức; cho vay trái quy định của pháp luật; sử dụng các chất ma túy;
uống rượu, bia đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.
Vi phạm đạo đức nghề nghiệp; có hành vi
bạo lực trong gia đình, vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia
đình, sống chung với người khác như vợ chồng; bản thân hoặc để con kết
hôn với người nước ngoài trái quy định.
18- Mê tín, hoạt động mê tín (đốt đồ mã,
hành nghề đồng cốt, thầy cúng, thầy bói). Lập đền, miếu, nơi thờ tự của
các tôn giáo trái phép; ủng hộ hoặc tham gia tôn giáo bất hợp pháp; tham
gia các tổ chức do tôn giáo lập ra chưa được cấp có thẩm quyền cho
phép. Lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi.
19- Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày
lễ, tết, sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới; mừng thọ, mừng nhà mới, lên
chức, lên cấp, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc nhằm trục lợi.
Trong 19 điều, nếu có ai hỏi Ban Thanh tra đảng hay nhà nước thì sẽ được trả lời “chỗ nào cũng có vi phạm cả”,
tiêu biểu như chuyện thua lỗ nặng kéo dài nhiều năm của các Doanh
nghiệp Nhà nước là ổ tham nhũng khổng lồ, nhưng vì có nhiều “nhóm lợi
ích” ràng buộc nên “vứt dây sẽ động rừng”, không Tổng Bí thư nào dám sờ
vào!
Bằng chứng Bộ Tài chính đã báo cáo cuối tháng 5/2012: “Đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước là 415.347 tỷ đồng, chiếm tới 16,9% tổng dư nợ tín dụng”.
Ấy là chưa nói đến khoản tiền ngót 100 tỷ của dân bị Vinashin nướng ra
khói, trước vụ Vinalines tiêu tán trên 42 ngàn tỳ đồng trong 3 năm từ
năm 2009 đến 2011 mà chưa thấy có Bộ trưởng nào bị kỷ luật hay xin từ
chức thì chỉ có ở Việt Nam thời Cộng sản mới nhiễu nhương như thế.
KÊ KHAI TÀI SẢN GIẤU ĐI
Ngoài 19 điều nghiêm cấm, nhiều thành phần cán bộ, đảng viên còn phải có
cuộc sống trong sáng, minh bạch chuyện công với việc tư để làm gương
cho dân và người dưới quyền. Một trong những việc làm này là “minh bạch
tài sản, thu nhập” đã được quy định trong Nghị định Chính phủ số
37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007.
Nhưng ai phải kê khai tài sản? Nguyên văn các thành phần được trích lại theo Điều 6 của Nghị định 37 như sau:
1. Đại biểu Quốc hội chuyên trách, đại
biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại
biểu Hội đồng nhân dân.
2. Cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng
của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và người được hưởng phụ cấp chức
vụ tương đương phó trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó
tiểu đoàn trưởng, phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện trở
lên trong Quân đội nhân dân; sĩ quan giữ cương vị chỉ huy từ cấp phó
tiểu đoàn trưởng, phó trưởng công an phường, thị trấn, phó đội trưởng
trở lên trong Công an nhân dân.
4. Giám đốc, phó giám đốc, viện trưởng,
phó viện trưởng, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng
khoa, phó trưởng khoa, bác sĩ chính tại các bệnh viện, viện nghiên cứu
của Nhà nước.
5. Tổng biên tập, phó tổng biên tập, kế
toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban
báo, tạp chí có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
6. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán
trưởng trường mầm non, tiểu học của Nhà nước tại quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường trung
học cơ sở, trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy
nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên của Nhà nước; hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng
khoa, phó trưởng khoa, giảng viên chính trường đại học, cao đẳng của Nhà
nước.
7. Giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng,
trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban tại ban quản
lý dự án đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước;
giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng ban quản lý dự án sử dụng vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA).
8. Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám
đốc, phó giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng
quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, phó trưởng
ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng, trưởng phòng,
phó trưởng phòng, trưởng ban, phó trưởng ban các phòng, ban nghiệp vụ
trong công ty nhà nước; người được Nhà nước cứ giữ chức vụ kể trên trong
doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước.
9. Bí thư, phó bí thư Đảng ủy; chủ tịch,
phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn; trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự
xã; cán bộ địa chính - xây dựng, tài chính - kế toán của Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn.
10. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm
phán, thư ký tòa án, kiểm toán viên nhà nước, thanh tra viên, chấp hành
viên, công chứng viên nhà nước.
11. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, sau khi thống
nhất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ
tịch nước, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Trung
ương Đảng, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã
hội, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh sách đối với người có nghĩa
vụ phải kê khai tài sản, thu nhập là: người làm công tác quản lý ngân
sách, tài sản của Nhà nước hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công
việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong cơ quan hành chính nhà
nước các cấp, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, Văn phòng
Quốc hội, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Chủ tịch nước.
Bây giờ 5 năm sau, đố ai biết các hồ sơ khai báo này do ai giữ và cất ở đâu?
Chuyện trớ trêu của màn kịch “tự biên tự diễn” hình thức này là người
dân đừng hy vọng có ngày sẽ được nhìn hay đọc để so sánh với khối tài
sản của chìm, của nổi kếch xù của nhiều cán bộ, đảng viên đang phơi ra
trước mắt mọi người.
Nếu Hồ Chí Minh còn sống chắc ông ta cũng phải bực mình với chuyện khuất tất này lắm.
BA ĐẦU SÁU TAY
Chuyện tham nhũng cũng được nhiều Đại biểu than phiền ở diễn đàn Quốc
hội nhưng xem ra đã biến thành chuyện “nghe qua rồi bỏ” nên ngày 7-6
(2012) Ông Lê Như Tiến, Đại biểu của tỉnh Quảng Trị đã phải gay gắt hơn.
Ông nói: “Tham nhũng có mặt khắp nơi, với nhiều mặt nạ, nhiều vỏ bọc
khác nhau như thách đố kỷ cương, phép nước. Các lĩnh vực là nơi khu trú
của tham nhũng, là mảnh đất màu mỡ, nuôi dưỡng tham nhũng nảy nở, phát
triển và lũng đoạn như: đất đai, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, xây
dựng cơ bản, tín dụng ngân hàng, thu chi ngân sách, quản lý vốn và tài
sản nhà nước, mua sắm tài sản công, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ.
Chỉ riêng lĩnh vực đất đai, với trên 365.000 ha đất để hoang hóa, cấp
sai đối tượng, chuyển nhượng trái pháp luật, sử dụng sai mục đích kém
hiệu quả, nhiều dự án treo xuyên thế kỷ... của trên 10.796 tổ chức, đơn
vị, cá nhân trong toàn quốc là lĩnh vực phát sinh nhiều tham nhũng, tiêu
cực nhất…
Giống buôn lậu và gian lận thương mại, tham nhũng, hối lộ không đi
theo con đường "chính ngạch" mà thường qua các con đường "tiểu ngạch" là
các quý bà, quý cô, quý cậu, quý người thân trong gia đình; bằng hình
thức chuyển dịch tiền và tài sản cho các chủ sở hữu khác nhau. Bằng cách
dùng phép thuật nhào nặn, biến hóa các số liệu thu chi tài chính phi
pháp thành hợp pháp mỗi khi thanh tra, kiểm toán "hỏi thăm".
Đó là kết quả nhãn tiền của mặt trái chuyện học tập theo “tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, hay con cháu ông Hồ cũng chỉ học cho có lệ nên báo
Quân đội Nhân dân (QĐND) ra ngày 17/05 (2012) mới viết rằng: “Tham
nhũng, lãng phí vẫn còn rất nghiêm trọng với nhiều biểu hiện ngày càng
tinh vi, phức tạp hơn; xảy ra trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều
ngành, nhiều cơ quan, đơn vị.”
Báo này trích báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thì: “Trong
5 năm (2006-2011) cả nước đã điều tra, khởi tố 1.458 vụ án tham nhũng
với hơn 3000 bị can, “nhưng chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng đang
diễn ra. Các vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chủ yếu ở
cấp cơ sở, chủ yếu là đối tượng trực tiếp thực hiện; số vụ việc, vụ án
có quy mô lớn được phát hiện, xử lý còn ít”.
Tại sao vậy?
Quân đội Nhân dân viết tiếp: “Hội nghị đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản
là do một số cấp ủy đảng, chính quyền và người đứng đầu vừa chưa quyết
tâm, vừa thiếu gương mẫu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; những bất cập về thể chế, nhất là trong việc ban hành, thực thi
luật pháp, cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế-xã hội, trên nhiều lĩnh
vực vẫn còn sơ hở, bất cập, thiếu công khai, minh bạch, nhất quán; vẫn
còn tình trạng “xin-cho”; một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy
thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn
luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không làm tròn trách nhiệm, bổn phận
trước Đảng, trước nhân dân; kỷ cương, kỷ luật không nghiêm.”
Như thế thì từ 2007 đến năm 2012, các đảng viên đâu có nghe theo lệnh đảng để học “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”?
Hay là họ biết “có học cũng vô ích vì có ai làm theo đâu mà mình làm để chết đói à? “
GIẶC NỘI XÂM
Vì vậy, báo QĐND mới khẩn trương báo động rằng: “Đảng, toàn dân, toàn
quân cần nhận thức sâu sắc hơn nữa tệ nạn tham nhũng, lãng phí đang là
“quốc nạn” làm cản trở, gây tắc nghẽn công cuộc đổi mới đất nước do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo; phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
nạn tham nhũng mà Người ví như là “giặc nội xâm. Chống tham nhũng, lãng
phí phải như chống giặc. Các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, toàn bộ hệ
thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm thực sự trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí để nâng cao vai trò trách nhiệm của
các cấp ủy Đảng và người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, lãng
phí. Các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, trước hết là người
đứng đầu phải thực sự tiên phong, gương mẫu, cam kết công khai trước
nhân dân về sự liêm khiết và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng
phí.”
Trong khi đó báo Đại Đoàn Kết của Mặt trận Tổ quốc lại kêu gọi toàn đảng phải ra sức “Ngăn chặn, đẩy lùi chủ nghĩa cá nhân”, của Tác giả Nguyễn Minh Đức trong số ra ngày 06/06 (2012).
Ông Đức viết: “Hiện nay, bên cạnh rất nhiều cán bộ, đảng viên ta mẫu
mực, nêu cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống trong sáng
giản dị, có ý thức rèn luyện, tu dưỡng, tận tụy hy sinh phục vụ Tổ quốc
và nhân dân, được nhân dân tin tưởng… thì cũng đang tồn tại một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức,
lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào CNCN, cơ hội, thực dụng, chạy theo
danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy
tiện, vô nguyên tắc. Vì ham danh lợi mà để đồng tiền chi phối lập
trường, ý chí; vì tham quyền cao chức trọng mà đánh mất đạo đức và lương
tâm, danh dự... Đáng lo ngại nhất là tình trạng đó đang diễn ra với mức
độ và phạm vi ngày càng gia tăng, ở ngay trong một số cán bộ, đảng viên
giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, thậm chí ngay cả một số cán bộ cấp cao.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết điểm, yếu kém nói trên, nhưng
đáng chú ý nhất là bắt nguồn từ sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý
chí chiến đấu, sa vào CNCN của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Và suy đến cùng là do không vượt qua được CNCN.”
Nhưng tại sao Chủ nghĩa cá nhân lại bành trướng lớn trong đảng đến mức
đã làm ung thối “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”?
Vậy có ai thử hỏi Nguyễn Phú Trọng xem cái “bộ phận không nhỏ” này là bao nhiêu trong số trên 3 triệu đảng viên?
Liên quan đến chuyện này, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã nói với Báo Tuổi Trẻ ngày 3/5 (2012) rằng: “Từng
cá nhân phải tự liên hệ xem mình có khuyết điểm hay không. Nếu chỉ nói
anh này, anh kia có khuyết điểm mà bản thân mình hay cấp mình chẳng có
khuyết điểm gì là không được. Chúng ta đang nói đến “một bộ phận không
nhỏ...” thì bộ phận này ở đâu phải được chỉ ra cụ thể. Nhóm lợi ích nằm ở
đâu cũng phải được chỉ ra. Đó là nhìn thẳng vào sự thật, không được né
tránh. Tư tưởng của nghị quyết trung ương 4 lần này đòi hỏi như vậy….”
“…Việc che giấu có nhiều lý do. Có thể do “bệnh thành tích”, tức là
thành tích giả nhưng muốn biến thành thành tích thật nên phải báo cáo
láo, hoặc thành tích của người khác nhưng nói đó là thành tích của
mình... Nhưng điều nghiêm trọng hơn là vấn đề lợi ích cá nhân, lợi ích
cục bộ, lợi ích nhóm, có khi làm lệch lạc về chủ trương, chính sách, nên
hết sức nguy hiểm. Lần đầu tiên trong văn kiện đã được Tổng bí thư cảnh
báo vấn đề lợi ích nhóm, nên rất hệ trọng.”
À thì ra trong đảng bây giờ có nhiều nhóm “lợi ích” quá. Chúng mạnh đến nỗi có thể “làm lệch lạc” được cả “chủ trương” và “chính sách” của đảng thì nguy thật rồi!
Vì vậy Sang mới cảnh giác rằng: “Chống tham nhũng, lãng phí... thực
chất cũng là xây dựng Đảng. Hai vấn đề này đều có mối quan hệ biện chứng
với nhau. Chẳng hạn như nếu cuối nhiệm kỳ này, trung ương công bố rằng
việc thực hiện nghị quyết trung ương 4 thật tốt, nhưng tham nhũng, lãng
phí không giảm là không thành công. Chắc chắn là như thế. Hay nói rõ
hơn, nếu như trung ương lãnh đạo chống tham nhũng, lãng phí trong nhiệm
kỳ không làm giảm đi, không đẩy lùi được thì cũng có nghĩa nghị quyết
trung ương 4 không thành công. Nếu không muốn nói là thất bại.”
Lời nói của Sang đưa ra trước khi Ban Chấp hành Trung ương tước mất chức
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống Tham nhũng của Nguyễn Tấn
Dũng, Thủ tướng để trao cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 15/05
(2012).
Như vậy, nếu đến 2016, khi nhiệm kỳ Khóa đảng XI chấm dứt mà tham nhũng
vẫn ngồi chễm chệ trên mũi đảng thì Nguyễn Phú Trọng có mất chức không
hay cả Sang và đảng CSVN sẽ tiêu tùng luôn? -/-
(06/012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét