Năm 2011 tỉnh Lào Cai tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày tái lập. Em gái ông
bí thư tỉnh uỷ Nguyễn Hữu Vạn là bà Nguyễn Thị Bắc đã có “sáng kiến”
yêu cầu các hộ dân treo đèn lồng. Thực ra là ép dân treo đèn lồng Trung
Quốc, không biết việc làm này phải chăng là để làm đẹp lòng ông bạn láng
giềng 4 tốt, hay là tự nguyện làm nô dịch văn hoá? Việc làm này đã bị
người dân phản đối dữ dội, khiến Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch phải
có văn bản nhắc nhở: "Sở VHTT&DL thấy việc treo đèn lồng ở TP.Lào
Cai là không phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam…" đồng thời đề
nghị TP. Lào Cai dừng ngay việc treo đèn lồng Trung Quốc trên các tuyến
phố.
Tưởng chuyện ấy đã xong, thì bây giờ người dân Lào Cai lại thấy cờ Trung Quốc treo hiên ngang giữa TP. Lào Cai, như khẳng định chủ quyền lãnh thổ của họ. Lá cờ Trung Quốc dường như treo đã lâu nên màu đã bạc bên cạnh lá cờ Việt Nam và một lá cờ màu xanh không rõ là cờ nước nào hay là cờ của tập đoàn kinh tế nào đó trước khách sạn LAOCAI STAR HOTEN ngay giữa TP. Lào Cai chỉ cách Hà Khẩu (TQ) chừng hơn một km.
Cờ Trung Quốc treo trước khách sạn LAOCAI STAR HOTEN.
Điều rất lạ, lá cờ Việt Nam thì ủ rũ còn lá cờ Trung Quốc thì bay phần
phật rất hiên ngang và kiêu hãnh, còn lá cờ xanh bên cạnh thì ủ rũ chả
khác gì cờ Việt Nam như sự tuân phục vô bờ bến.
Cờ Trung Quốc bay hiên ngang phần phật, cờ Việt Nam ủ rũ, khúm núm.
Nhiều người tò mò hỏi: Không biết ai cho phép người ta treo cờ Trung Quốc trên đất Việt Nam, hay đây là mảnh đất đã được ai đó bán cho Trung Quốc rồi?
Nhìn cho rõ hỡi quan chức Lào Cai.
Danlambaovn
+++++++++++++
Hàng Trung Quốc tràn ngập chợ Ðồng Xuân, Hà Nội
Monday, June 04, 2012 6:08:23 PM
HÀ NỘI (NV) - Chợ Ðồng Xuân là ngôi chợ lớn và lâu đời nhất của thành phố Hà Nội nhưng hiện nay các loại hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc đang tràn ngập ngôi chợ này.
Hàng hóa Made in China tràn ngập chợ. (Hình: Báo Tiền Phong)
|
Báo Tiền Phong hôm 4 tháng 6 dẫn lời ông Ðỗ Xuân Thủy, tổng giám đốc công ty cổ phần Ðồng Xuân, thừa nhận rằng: “Hàng Trung Quốc bán tại chợ chiếm tới 90%; những mặt hàng tạp phẩm, vải sợi, quần áo may sẵn... hàng Trung Quốc chiếm đến hơn 70%, còn lại là hàng hóa của một số cơ sở tư nhân trong nước.”
Theo ông Thủy, hiện chợ Ðồng Xuân có khoảng hơn 2,000 hộ kinh doanh. Mỗi ngày lượng hàng hóa luân chuyển qua chợ ước tính trên 20 tấn. Dù là chợ đầu mối giữ vai trò quan trọng đối với hệ thống bán lẻ ở khu vực phía Bắc và ở các tỉnh nhưng Ðồng Xuân lại là nơi tập trung hàng hóa nhập ngoại, chủ yếu từ Trung Quốc.
Theo phóng viên báo Tiền Phong thì “điều thất vọng là dù tìm đỏ mắt cũng không tài nào lần ra một món hàng nhỏ mang mác ‘Made in Vietnam.’”
Một người bán hàng tên Hoa giải thích: “Hàng Trung Quốc giá rẻ, mẫu mã đẹp, nhỏ gọn. Từ những mặt hàng đơn giản như vòng tay hột nhựa, cúc, kim... đến các hàng hóa đòi hỏi công nghệ cao khác cái gì dân Tàu cũng làm được. Quầy hàng của tôi không gian hẹp nên bầy hàng Trung Quốc thì được nhiều chứ bầy hàng Việt thì vài cái là hết chỗ rồi”.
Ðến ô mai cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc. (Hình: Báo Tiền Phong) |
“Chúng tôi không bán hàng Việt vì nó không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Nhập hàng Việt về mà không bán được thì ai bù lỗ cho chúng tôi” - chị nói.
Một người bán hàng tên Nguyệt cho biết thêm, “Quầy bán toàn hàng Trung Quốc, không bán bất cứ mặt hàng nào của Việt Nam. Chỉ Trung Quốc mới sản xuất được hàng nhái các thương hiệu lớn trên thế giới như: Hermes, Burberry, Louis Vutton... Chỉ cần bỏ ra chưa đến 200 ngàn đồng khách hàng có thể mua được túi có kiểu dạng túi hàng hiệu”.
Vẫn theo báo Tiền Phong thì “Một lý do khác khiến hàng Việt không được chuộng đó là hàng Việt không mang lại lợi nhuận cao.” (K.N.)
Nguoi-Viet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét