đ/c Nhanh, lập tức điều động đ/c Đổ Hửu Ca cùng toàn bộ UBND, Tỉnh Ủy, Huyện Ủy, công an, bộ đội , dân phòng , quần chúng tự phát tại Tiên Lãng, Hưng Yên, Văn Giang , Vụ Bản Nam Định tiến hành cưỡng chế thế lực thù địch, phản động nước "lạ" dám cấm đoán CHXHCN Việt Nam đánh bắt cá hải sản trong vùng biển chủ quyền của ta.
Ngay cả Thành Uỷ, UBND cùng tất cả các l/l vũ trang Công An , Bộ Đội , An ninh mật vụ , quần chúng tự phát..., trực thuộc thành phố Hà Nội phải sẵn sàng để cơ động, tiếp ứng cho l/l cưỡng chế.
Các đ/c nào có tư tưởng chủ nghĩa xét lại, báo bệnh, "chém vè", đào ngũ ,tìm cách trốn đi nước ngoài ... Sẽ bị xử theo luật Rừng của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ qúa độ để tiến nhanh tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa Xã Hội trong 1 thế giới Đại Đồng không còn cảnh người bóc lột người. Đ/c Nhanh khẩn trương tiến hành, liên lạc với Hải Quân để chuẩn bị tàu bè cho l/l cưỡng chế.
:-))))
++++++++++++
TQ lại ra lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông
Trung Quốc lại đơn phương ra
lệnh cấm đánh bắt thủy hải sản ở Biển Đông, trong khi căng
thẳng và đối đầu đang tiếp tục.
Trong đó có cả vùng biển tranh chấp với Việt Nam và Philippines, như vùng Bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham Đảo) - tâm điểm căng thẳng hiện thời giữa Bắc Kinh và Manila.
Thời hạn cấm đánh bắt năm nay giống hệt năm ngoái và năm 2010.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cũng nói nhà chức trách nước này sẽ tịch thu thiết bị đánh bắt, tàu thuyền và hải sản của ngư dân nước ngoài vi phạm.
Đặc biệt lệnh cấm năm nay lại khuyến khích ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trên vùng biển gần quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
Việt Nam, Trung Quốc và Philippines cùng có yêu sách chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Philippines 'cũng cấm'
Trung Quốc biện hộ cho lệnh cấm đánh bắt, được áp dụng hàng năm từ 1999, là để bảo vệ trữ lượng cá tại khu vực kinh tế đặc quyền của Trung Quốc và việc này "đã áp dụng từ lâu theo thông lệ quốc tế".
Tuy nhiên Việt Nam nói lệnh cấm của Trung Quốc ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn ngư dân vì đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam.
Trong khi đó, Philippines cũng tuyên bố sẽ áp dụng lệnh cấm đánh bắt của riêng mình.
Ngoại trưởng nước này, Albert del Rosario, tuyên bố hôm thứ Hai 14/5 rằng Tổng thống Benigno Aquino đã quyết định rằng Manila sẽ sớm thông báo về lệnh cấm đánh bắt trong các vùng biển của Philippines vào những ngày tới.
Bbc
++++++++
Philippines không công nhận lệnh cấm đánh cá của TQ ở Biển Đông
VN đâu??
Hình: REUTERS
Philippines ngày 14/5 loan báo sẽ không công nhận lệnh cấm đánh bắt cá do Trung Quốc ban hành trên Biển Đông.
Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines bác bỏ chỉ thị của Bắc Kinh cấm các hoạt động đánh bắt trong 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 16/5 tới đây trên khu vực mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
Ông Rosario tố cáo lệnh cấm của Bắc Kinh xâm phạm đặc khu kinh tế của Philippines.
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng Philippines cũng nên ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn để bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
Khi được hỏi về thời điểm ban hành lệnh này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết nước ông chưa ấn định thời gian cụ thể.
Báo chí Trung Quốc cho hay lệnh cấm thường niên của Bắc Kinh có hiệu lực từ ngày 16/5 tới 1/8 năm nay sẽ bao gồm cả khu vực bãi đá ngầm Scarborough, nơi xảy ra cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trong 6 tuần qua khi Trung Quốc ngăn cản không cho Philippines bắt giữ 8 tàu cá của Trung Quốc bị tố cáo xâm phạm lãnh hải Philippines.
Tân Hoa xã nói lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè được Trung Quốc đưa ra hằng năm kể từ 1999 trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên cá. Theo đó, những ai vi phạm sẽ bị phạt tới 8.000 đô la và bị tịch thu tài sản và tàu bè.
Lệnh cấm này áp dụng đối với các khu vực phía Bắc Biển Đông nhưng không bao gồm hầu hết quần đảo Nam Sa rộng 820.000 cây số vuông mà Việt Nam gọi là Trường Sa.
Nguồn: Rappler.com,GMA, The Philippine Star, Xinhua, ABS-CBNnews
VOA
Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philippines bác bỏ chỉ thị của Bắc Kinh cấm các hoạt động đánh bắt trong 2 tháng rưỡi bắt đầu từ ngày 16/5 tới đây trên khu vực mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
|
Từ hơn 1 tháng nay, các tàu bè của Trung Quốc và Philippines đã lâm vào một vụ giằng co về các nhóm đảo không có người ở trong vùng biển Ðông. Sau đây là những thời điểm chính trong vụ tranh chấp này: 10 tháng 4, 2012: Tàu Trung Quốc chận một tầu chiến của Philippines không cho bắt ngư dân Trung Quốc tại bãi cạn. 16 tháng 4, 2012: Quân đội Hoa Kỳ và Philippines bắt đầu các cuộc tập trận thường niên, một số diễn ra trong vùng biển Nam Trung Hoa. 18 tháng 4, 2012: Bắc Kinh bác bỏ yêu cầu của Manila đòi đưa vụ tranh chấp ra tòa án quốc tế. 19 tháng 4, 2012: Trung Quốc phái một tầu tuần tối tân nhất là đến hòn đảo đang tranh chấp. 30 tháng 4, 2012: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nói Washington cảnh báo Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong vụ tranh chấp. 8 tháng 5, 2012: Trung Quốc nói sẵn sàng đáp lại “bất cứ sự leo thang nào” từ phía Philippines. 11 tháng 5, 2012: Các vụ biểu tình chống Trung Quốc diễn ra bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Manila. Trung Quốc đổ lỗi cho chính phủ Philippines. |
Ngược lại, Bộ Ngoại giao Philippines nói rằng Philippines cũng nên ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá có thời hạn để bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
Khi được hỏi về thời điểm ban hành lệnh này, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, cho biết nước ông chưa ấn định thời gian cụ thể.
Báo chí Trung Quốc cho hay lệnh cấm thường niên của Bắc Kinh có hiệu lực từ ngày 16/5 tới 1/8 năm nay sẽ bao gồm cả khu vực bãi đá ngầm Scarborough, nơi xảy ra cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trong 6 tuần qua khi Trung Quốc ngăn cản không cho Philippines bắt giữ 8 tàu cá của Trung Quốc bị tố cáo xâm phạm lãnh hải Philippines.
Tân Hoa xã nói lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè được Trung Quốc đưa ra hằng năm kể từ 1999 trong các vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên cá. Theo đó, những ai vi phạm sẽ bị phạt tới 8.000 đô la và bị tịch thu tài sản và tàu bè.
Lệnh cấm này áp dụng đối với các khu vực phía Bắc Biển Đông nhưng không bao gồm hầu hết quần đảo Nam Sa rộng 820.000 cây số vuông mà Việt Nam gọi là Trường Sa.
Nguồn: Rappler.com,GMA, The Philippine Star, Xinhua, ABS-CBNnews
VOA