Trời đất như sụp dưới chân tôi, tôi ngất ngay tại cuộc họp. Tôi suy sụp. Đến tận ngày hôm nay tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. 25 năm công tác cống hiến cho xã hội, có 2 bằng đại học chính quy và bằng chính trị cao cấp, lại thuộc đối tượng gia đình chính sách, nay hai bàn tay trắng. 25 năm công tác hết lòng, các huy chương, bằng khen, giấy khen, các thành tích, các danh hiệu thi đua, các cương vị đảm nhiệm cả về đảng, hội đồng nhân dân và hội phụ nữ, không một lần kỷ luật... Vậy mà giờ đây trở nên vô nghĩa, trống rỗng!
Lại càng trớ trêu hơn, 15 năm công tác tại hội PN đã bao lần tôi bảo vệ được quyền lợi của hội viên. Vậy mà nay không bảo vệ được quyền lợi của mình và cũng không được ai bảo vệ cho mình! Tại sao tôi phải chịu sự thiệt thòi quá lớn này? Và làm sao để tôi lấy lại được quyền lợi chính đáng của mình?
++++++++++
25 năm cống hiến - trắng tay!
Thứ năm 10/05/2012 08:00
Đó là lời thốt lên cay đắng của chị Đinh Thị Minh Châu - nguyên là Chủ tịch Hội LHPN quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) - qua lá thư dưới đây của chị gửi đến Báo Lao Động.
Thông báo và quyết định chị Châu nghỉ hưu.
Năm 1986, UBND phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhận tôi vào công tác và phân công tôi đảm nhiệm công việc văn phòng, tư pháp hộ tịch; quản lý lao động.
Đến năm 1996, Quận ủy quận Hai Bà Trưng điều tôi về Hội LHPN quận và được bầu vào chức danh phó chủ tịch; sau này là chủ tịch. Đến tháng 6.2010, BTC Quận ủy Hai Bà Trưng ra thông báo và 31.12.2010 ra quyết định tôi bắt đầu nghỉ công tác, hưởng chế độ hưu trí từ 1.3.2011. Cả thông báo và quyết định đều ghi rõ căn cứ vào các nghị định của Chính phủ về “Quy định về thủ tục thực hiện nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện nghỉ hưu”.
Sau 25 năm công tác liên tục và chỉ công tác trên địa bàn quận Hai Bà Trưng; và nhất là giai đoạn 15 năm công tác tại Hội LHPN quận, tôi có thể tự hào là mình đã đóng góp một phần công sức cho phong trào phụ nữ quận, nhiều sáng kiến của tôi được nhân rộng toàn thành phố. Vinh dự nhất là năm 2010, Hội LHPN quận Hai Bà Trưng được tặng thưởng Huân chương Lao Động hạng Ba.
Ngày được về nghỉ, tôi vô cùng tự hào và thanh thản vì mình đã hoàn thành nghĩa vụ đối với cuộc đời và xã hội, yên tâm đợi nhận sổ hưu.
Đến tháng 12.2011, Quận ủy mời tôi đến và thông báo tôi không được hưởng chế độ hưu trí vì 8 năm ở phường không đóng BHXH và lựa chọn 1 trong 2 cách: Nhận trợ cấp 1 lần hoặc tự đóng bảo hiểm đến khi đủ thời gian được hưởng lương hưu(?!).
Trời đất như sụp dưới chân tôi, tôi ngất ngay tại cuộc họp. Tôi suy sụp. Nếu không có sự động viên chăm sóc của chồng con, chắc tôi không gượng lại nổi.
Tôi thật không hiểu, 10 năm làm việc ở phường, tôi chỉ biết làm việc và phải làm thật tốt công việc của mình, làm sao tôi biết được 8 năm mình không được đóng bảo hiểm để đến nay tôi phải gánh chịu sự thiệt thòi quá lớn: Từ người có tiêu chuẩn khám - chữa bệnh tại BV Hữu nghị Việt - Xô, trở thành người không có BHYT, và tới tuổi này bao nhiêu bệnh tật phát ra đã phải tự bỏ tiền khám và mua thuốc. Muốn đi làm thêm để lấy tiền đóng bảo hiểm, nhưng tuổi đã lớn ai nhận?
Ngay cả việc gần 1 năm Quận ủy Hai Bà Trưng không ai quan tâm làm chế độ cho tôi, cũng không báo cho tôi biết để đóng bảo hiểm, nay bắt đầu đóng khi nào tính khi ấy - cũng không ai chịu trách nhiệm về việc này! Nay vừa tăng lương cơ bản, tiền đóng bảo hiểm tăng lên thì khó khăn lại tăng lên...!
Đến tận ngày hôm nay tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. 25 năm công tác cống hiến cho xã hội, có 2 bằng đại học chính quy và bằng chính trị cao cấp, lại thuộc đối tượng gia đình chính sách, nay hai bàn tay trắng. Tôi vẫn chưa đóng được tháng bảo hiểm nào vì nghĩ thật tủi phận khi phải trích phần tiền chồng đưa cho lo việc cơm nước để đóng. Và chồng tôi cũng sắp nghỉ hưu thì càng khó khăn. Thật buồn và nghĩ thật trớ trêu khi hằng tháng xin tiền chồng để đóng Đảng phí!
Những người hưu trí trong chi bộ, trong cụm dân cư hỏi tại sao nghỉ hưu 1 năm rồi mà không chuyển sổ hưu về đây, tôi lại tủi hổ tuôn trào nước mắt. Đến nay, trừ gia đình tôi, còn anh em ruột, họ hàng và bạn bè không ai biết được là tôi không được hưởng lương hưu!
25 năm công tác hết lòng, các huy chương, bằng khen, giấy khen, các thành tích, các danh hiệu thi đua, các cương vị đảm nhiệm cả về đảng, hội đồng nhân dân và hội phụ nữ, không một lần kỷ luật... Vậy mà giờ đây trở nên vô nghĩa, trống rỗng!
Lại càng trớ trêu hơn, 15 năm công tác tại hội PN đã bao lần tôi bảo vệ được quyền lợi của hội viên. Vậy mà nay không bảo vệ được quyền lợi của mình và cũng không được ai bảo vệ cho mình! Tại sao tôi phải chịu sự thiệt thòi quá lớn này? Và làm sao để tôi lấy lại được quyền lợi chính đáng của mình?
Kính gửi Báo Lao Động
Tôi là Nguyễn Thị Thuỷ, hiện
là Phó Trưởng ban Dân vận Quận uỷ Hai Bà Trưng (Hà Nội). Tháng 9 này
tôi đến tuổi nghỉ hưu sau 27 năm công tác, trong đó tôi cũng có thời
gian công tác ở phường như chị Đinh Thị Minh Châu - nguyên Chủ tịch Hội
LHPN quận Hai Bà Trưng. Việc chị Châu không được hưởng lương hưu làm tôi
vô cùng lo lắng, vì tôi cũng sẽ như vậy.
Hoàn cảnh tôi vô cùng khó khăn, hiện 2 mẹ con tôi ở với nhau, cháu chưa có công ăn việc làm, bản thân tôi ốm đau bệnh tật, sức khoẻ kém. Đã bao đêm tôi khóc ròng và không ngủ được, vì tới đây tôi sống làm sao khi mà không có sức khoẻ để làm thêm bất cứ việc gì thì lấy tiền đâu mà đóng bảo hiểm, lấy tiền đâu mà thuốc men chữa bệnh, nuôi con, đóng tiền điện, tiền nước, và lấy tiền đâu mà ăn... Tôi chỉ muốn qua một đêm không thức dậy nữa!
Nguyễn Thị Thuỷ
|
laodong
Chính quyền CS đối xử " quá sức tốt và cực kỳ hậu hĩnh " với cán bộ của mình, thật oan uổng cho chính quyền nếu có ai đó nói cs chỉ là những tên nói dối và lừa bịp...
Trả lờiXóa