Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Chuyện như cơm bữa ở xứ "thiên đường"...Rút Ruột và cứ đổ lỗi cho mấy ông xe tải là xong chuyện :)) - Cầu rộng nhất hiện đại và rộng nhất thủ đô có dấu hiệu xuống cấp




Cầu rộng nhất thủ đô có dấu hiệu xuống cấp

Mặt cầu xuất hiện những khe co giãn, những ụ nhựa đường nhô cao tới 10 cm, có nơi bị lõm sâu. Cầu Vĩnh Tuy và Thanh Trì (Hà Nội) hiện đại và rộng nhất thủ đô hiện nay đang trong tình trạng xuống cấp.


Cầu Vĩnh Tuy khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 9/2009, với tổng vốn đầu tư 5.500 tỷ đồng. Hiện nay mặt cầu rộng 19m song đã đang được mở rộng lên 30m (cầu rộng nhất Việt Nam). Cây cầu có kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất, đúc hẫng dài và chiều dài cầu chính, cầu dẫn bằng bê tông và bê tông cốt thép dự ứng lực dài nhất...
Cây cầu này góp phần giải quyết ách tắc giao thông ở cửa ngõ phía đông bắc thủ đô, làm giảm áp lực giao thông cho cầu Chương Dương và đáp ứng nhu cầu vận chuyển từ các tỉnh phía Bắc và Nam vào Hà Nội. Tuy nhiên, sau 2 năm hoạt động, mặt cầu đang xuống cấp.
Sau khi mặt cầu được thảm lại, các ụ nhựa đường cao 15-20cm xuất hiện.
Con lươn này dài hơn 100m, ở đầu cầu giáp với đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Còn mặt cầu xuất hiện những vết co giãn, tạo khe hở rộng vài cm.
Cũng nằm ở đầu Nam của cầu, khe nứt rộng 3-4cm đã khiến một phần đường tách rời khỏi thành cầu.
Tại đường dẫn xuống phố Trần Khánh Dư, mặt đường hỏng đang được vá lại.
Tương tự, cầu Thanh Trì có nhiều vệt lún trên đỉnh cầu và lún trên phía đường dẫn phía bắc cầu.
Mới đây, làn giữa đường dẫn phía bắc được đổ nhựa lại nên mặt đường đã đẹp hơn.
Nhưng cách đó không xa, trên mặt cầu, hiện tượng chảy dẻo và dồn cục mặt đường bê tông nhựa vẫn tiếp diễn, khiến những rãnh lún sâu trước đây nay lại càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhiều đoạn rãnh sâu tới hơn 10cm khiến ôtô phải đánh lái để tránh.
Nhiều xe tải trọng lớn thường xuyên đi vào những rãnh này khiến vết lún ngày càng sâu thêm. Tuyến đường này đang được các nhà thầu sửa chữa lại.

Mới đây, trao đổi với VnExpress, ông Đặng Vũ Nhật Thăng, Giám đốc Ban quản lý hạ tầng Tả Ngạn, cho biết, cầu Vĩnh Tuy vẫn đang trong giai đoạn bảo hành, những vết nứt tại khe co giãn vẫn trong tính toán cho phép.

Ông Vũ Xuân Hòa, Tổng giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, cho biết nguyên nhân đoạn đường dẫn cầu Thanh Trì ngày càng hư hỏng là do xe tải trọng lớn qua lại thường xuyên. Các đoạn trồi sụt ở đây giống nhiều đoạn trên quốc lộ 5 bởi tuyến này lưu thông nhiều xe quá tải từ Quảng Ninh, Hải Phòng về Hà Nội. (Cứ đổ lỗi cho mấy ông xe tải là xong :))




bó tay
toàn kỹ sư giỏi thiết kế, thi công và giám sát vậy sao không dựng cái biển cấm xe trọng tải bao nhiêu không được lưu thông, mà biết trước là xây cầu để các xe lưu thông chứ có phải cho mấy cụ đi tập thể dục đâu mà nói do nhiều xe. nói chung là cái kiểu cứ làm xong rồi lại cho sửa kiểu chắp vá chỗ cao chỗ thấp chỉ khổ người dân thôi. cứ phải quy trách nhiệm cụ thể phải phạt nặng mấy ông chịu trách nhiêm thi công công trình kém chất lượng may ra còn chắp vá ít. ôi ................đường quê tôi.

Chất lượng
Chất lượng công trình như vậy mà vẫn nghiệm thu.

Lỗi do ai ?
Bản vẽ thiết kế khi được duyệt tất nhiên là đã đạt các yếu tố. chịu được tải trọng cho phép, chịu được nhiệt độ cao, môi trường... Nếu nói là do tải trọng và xe quá khổ chạy quá nhiều điều này là không đúng. Lỗi này là do chủ đầu tư và đơn vị nhà thầu chưa làm đúng theo thiết kế... đừng đổ lỗi cho ai cả !

Nguyên nhân cũ
Quá tải trọng là lý do dễ nói nhất.

Bao gio phat trien
Cu tinh trang nhu vay VIET NAM ta bao gio may phat trien duoc day. Cau vua lam xong da nhu vay roi? Chan that.

Không chấp nhận được
Đường làm chưa xong đã xuống cấp lại đổi cho do xe trọng tải lớn làm hư, xe chạy tạo ra những rãnh sâu chỉ một nguyên nhân duy nhất là mặt đường yếu, mà nguyên nhân yếu là do đâu? Phải quy trách nhiệm cho các ban quản lý dự án và Bộ giao thông vận tải.


làm đường không tính xe tải
 các nước khác họ làm đến 20, 30 năm vẫn chưa xuống cấp, còn ở việt nam thì đường nào cũng thấy xuống cấp, khi hỏng thì đổ cho thời tiết, xe tải ...

khôi hài
 Ai không biết là còn thời gian bảo hành thì phải sửa, nhưng mới vận hành được tý tháng đã vậy thì hết hạn bảo hành sẽ ra sao?! Sao không trả lời thẳng nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chất lượng, thiết kế ra sao, thi công làm sao, giám sát như thế nào. toàn nói chuyện vòng vo. Đúng là chuyện hài nhiều tập!!!

Thu phí
Đề nghị bà con đóng phí bảo dưỡng cầu đường nhé. Cầu bên giao thông làm chỉ có thế thôi, thông cảm mà đóng phí nhé.

Trách nhiệm
Hiện tượng như thế này mà không thấy Bộ giao thông Vận tải nói gì?

Giải thích như ông Tổng Giám Đốc BQL dự án Thăng Long là không chấp nhận được, chất lượng thi công quá kém, cầu đường vừa đưa vào sử dụng đã hỏng .

Lo lắng
Cần phải có ý kiến gì đi chứ. Đường xá còn chịu khó đi lại được, đằng này cầu bắc qua sông mà xuống cấp thế này chẳng may rơi tõm xuống sông Hồng thì ai cứu hả các bác!

nói thế không đúng
Lúc thiết kế tải trọng tính toán đã tính đủ hết cho các loại tải trọng xe...vì thế không có lí do gì mà đổ do tải trọng làm hỏng đường được.

Khi làm đường, làm cầu thì phải tính toán lưu lượng xe qua lại chứ! Đường lớn, đường vành đai thì phải có xe tải nặng chạy, đấy là điều đương nhiên! Sao nhiều nước trên thế giới cũng làm đường, cũng có xe tải trọng lớn chạy mà không sao! Tôi thấy lời giải thích của ông Tổng giám đốc là không hợp lý! Chẳng lẽ làm đường chỉ cho xe máy chạy thôi sao?

khó nghe
Khi làm đường anh phải biết con đường đó, hay cái cầu đó loại xe nào lưu thông nhiều nhất để mà lên thiết kế chứ? Tại sao cứ mỗi khi đường bị hư, xuống cấp là đổ thừa do xe tải nặng...chạy nhiều quá là sao? Nếu vậy thì để bảng cấm xe tải nặng lưu thông cho nó...lành! Đường làm ra để xe lưu thông mà ! Công trình ngàn tỷ mà mới đưa vào sử dụng có...2 năm đã xuống cấp rồi!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét