Đăng bởi lúc 4:32 Chiều 4/01/13
VRNs (04.01.2013)
– Dẫu biết rằng thiên tai không do lỗi của ai, nhưng khi tai nạn xảy
ra, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình đã hoàn toàn phủi tay, vô
cảm, vô trách nhiệm mặc dù họ được trang bị những phương tiện tối tân từ
tiền đóng thuế của dân. Tồi tệ hơn nữa là những bài viết trên báo Thanh
Niên của tác giả Trương Quang Nam lại phản ánh không đúng sự thật, ngụy
biện, đổ lỗi cho khó khăn, thậm chí còn trích đăng những lời đầy dối
trá của Thiếu tá Ngô Văn Bình, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu
Cảng Gianh.
Sự thật
được người dân ở thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh
Quảng Bình cho chúng tôi biết như sau: khi được tin từ người nhà trên
tàu cá mang số hiệu QB 93714 TS do anh Nguyễn Phong làm thuyền trưởng
cho biết sóng lớn và thời tiết quá xấu nên tàu không thể vào bờ được,
xin gia đình cầu nguyện và kêu cứu. Thế nhưng khi người nhà cấp báo
với Hải đội 2 thuộc Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình thì
được trả lời rằng: “Bão lớn thế này chúng tôi ra đó chết thì sao?”.
Người nhà đã chạy đến báo tin cho cha xứ Cồn Sẻ. Cha xứ đã gọi đến công
an tỉnh Quảng Bình nhưng họ đã không điều động lực lượng ra cứu hộ. Cha
xứ đành phải gọi ra tận Nghệ An và Đà Nẵng thì sau đó cơ quan chức năng
Đà Nẵng cho tàu ra khơi. Tuy nhiên, do chậm trễ nên tất cả 14 ngư dân đã
bị dìm vào lòng biển. Thời điểm tàu gặp nạn khoảng 3 giờ sáng ngày
30/12/2012.
Tất cả 14
ngư dân này đều là giáo dân của giáo xứ Cồn Sẻ. Vì là dân chài nên tất
cả đàn ông, thanh niên trong giáo xứ đều chọn thánh Bổn mạng là Phêrô.
Người may mắn tìm được xác là anh Phêrô Mai Khương Duy. Lại một sự thật
nữa bị báo lề đảng lừa dối độc giả: chính tàu của giáo dân Cồn Sẻ phải
ra khơi tìm xác những người xấu số chứ các cơ quan chức năng không hề
giúp đỡ một chút nào.
Cha xứ Cồn Sẻ Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi bên giường nạn nhân Phêrô Mai Khương Duy
Dưới đây là danh sách của 14 giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ gặp nạn trong vụ chìm tàu cá:
-
Phêrô Nguyễn Phong (trưởng tàu)
-
Phêrô Nguyễn Lưu
-
Phêrô Nguyễn Chung
-
Phêrô Nguyễn Hùng
-
Phêrô Mai Kiểu
-
Phêrô Phạm Nghĩa
-
Phêrô Cao Hữu Lộc
-
Phêrô Mai Khương Duy (người duy nhất tìm được xác)
-
Phêrô Mai Thái Bạch
-
Phêrô Hoàng Dũng
-
Phêrô Phạm Hiền
-
Phêrô Hoàng Tới
-
Phêrô Mai Hạnh
-
Phêrô Nguyễn Bình
Gia đình nạn nhân Phêrô Mai Khương Duy
Thế mà tác giả Trương Quang Nam trên báo Thanh Niên dẫn lời các cơ quan chức năng cho rằng: “Thiếu
tá Ngô Văn Bình, Chính trị viên Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh, cho
biết ngay trong đêm, khi nhận tín hiệu cầu cứu của một tàu cá khác (bạn
thuyền với tàu bị nạn), đồn đã lập tức thông báo lên Bộ chỉ huy điều
động tàu đi cứu nạn, nhưng vì sóng to nên không thể ra biển được.
Đồn cũng
đã báo tin tầm xa đến các tàu cá khác đang hoạt động trong vùng để sẵn
sàng ứng cứu. Đồng thời, đồn cũng chuẩn bị các phương án hỗ trợ cấp cứu
và các phương án khác…” (Trích báo Thanh Niên)
“Trước đó,
khoảng 5 giờ sáng qua 30.12, Hải đội 2 Bộ đội biên phòng (BĐBP) Quảng
Bình nhận được tin báo tàu cá mang số hiệu QB 93714 TS, do ông Nguyễn
Phong (ở xã Quảng Lộc, H.Quảng Trạch) làm thuyền trưởng cùng 14 ngư dân
bị sóng đánh chìm cách cửa Gianh (H.Quảng Trạch) khoảng 6-7 hải lý về
phía đông bắc. Hải đội 2 đã điều 2 tàu ra ứng cứu, nhưng vì gió to cấp
8-9, sóng biển quá lớn nên tàu không thể tiếp cận được khu vực tàu chìm.
Hai tàu cá khác đang neo đậu gần đó cũng không chạy được vì sóng quá
to.
Đến cuối
chiều qua, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 cho
biết tàu SAR 411 đã tiếp cận được khu vực tàu cá bị chìm. Tuy nhiên,
hiện chưa tìm thấy các ngư dân; tàu tiếp tục tìm kiếm về phía nam theo
hướng gió và dòng chảy, đồng thời phối hợp lực lượng BĐBP ven biển để hỗ
trợ tìm kiếm và cứu nạn khi phát hiện ngư dân.” (Trích báo Thanh Niên)
Bài trên
báo Thanh Niên viết: “Mặc dù vị trí chìm tàu chỉ cách cửa Gianh khoảng
6-7 hải lý và được báo tin kịp thời, ở đó có 2 đơn vị biên phòng là Hải
đội 2 và Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh, cùng với Cảng vụ Quảng Bình
đồn đóng nhưng khi có sự cố thì lực bất tòng tâm. Do điều kiện sóng to
gió lớn, 2 tàu biên phòng không ra được nên tàu SAR 411 được điều động
từ Nghệ An vào. Tuy nhiên, khi tàu SAR 411 vào được đến nơi (chiều
30.12) thì đã quá trễ. Trời tối, tàu về neo đậu trước cửa sông Gianh,
theo kế hoạch tàu sẽ tiếp tục ra tìm kiếm vào ngày hôm sau nhưng do vị
trí neo đậu quá gần bờ, lại nằm trong khu vực bị bồi lấp, mực nước thấp
nên đến sáng 31.12 tàu không thể nhổ neo chạy. Nếu chạy thì có nguy cơ
gãy chân vịt. Thế nên tàu này nằm đó suốt ngày 31.12.
Hai tàu
biên phòng không ra được vì kết cấu đáy tàu nhỏ đứng, dễ chiềng trong
điều kiện sóng dữ trong khi tàu của Cảng vụ Quảng Bình dễ chạy hơn lại
không được điều động. Mãi đến hơn 15 giờ ngày 31.12, tàu của Cảng vụ mới
được nhắc đến và điều chạy. Nhưng sự điều hành chỉ đạo không đồng bộ
khiến tàu này phải quay lại vào cầu cảng để đón lực lượng quân y khi đã
ra ngoài biển. Hiện đội tàu 12 chiếc của thôn Cồn Sẻ vẫn tiếp tục tìm
những ngư dân còn lại.” (Trích báo Thanh Niên)
Thi thể anh Phêrô Mai Khương Duy
Những
người đồng hương Cồn Sẻ đang làm việc và sinh sống tại Sài Gòn sẽ xin
dâng một thánh lễ cầu nguyện cho 14 người làng của mình vào tối mai, thứ
bảy 05/01/2013, tại DCCT Sài Gòn.
Trong khi đó, hai tác giả Bá Cường và Cảnh Hoa cho biết:
“…Và khi chúng tôi đến đây để chia sẻ nỗi đau cùng họ, những người dân
chất phác ấy cũng dè xẻn hơn, không mấy thiện cảm với những “người nhà
nước”. Bởi, họ luôn nghĩ rằng “nghĩa tử là nghĩa tận”, khi người thân
của họ đã mất đi thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc tập trung tìm
kiếm, lãnh đạo các cấp mới đến chia sẻ, động viên gia đình thì còn gì
nữa?. Tại sao, khi tàu cá của họ đang gặp nạn ngoài kia, ranh giới giữa
sự sống và cái chết chỉ còn trong gang tấc thì không có ai ra đó giúp đỡ
họ, không có thuyền cứu hộ nào ra đó cùng họ thoát đi lưỡi hái của tử
thần. Mà đợi đến khi 14 nạn nhân cùng chiếc thuyền đã hòa mình vào với
biển cả các cơ quan chức năng, đội cứu hộ cứu nạn mới tập trung tìm
kiếm… thi thể. Tại sao không thay vì tìm xác chết giữa biển mà họ không
đi cứu những người đang còn sống, khao khát sống và sợ hãi khi ở giữa
ngàn khơi kia?.
Trước khi
bị nạn, thuyền trưởng Nguyễn Phong đã gọi điện về gia đình, nói chuyện
cùng con gái 7 tuổi Nguyễn Thị Tha lo lắng: “Ngoài ni sóng to gió lớn,
biển động dữ lắm con ơi! Mấy mẹ con đọc kinh cầu nguyện cho ba với”.
Trong tình thế khẩn cấp, anh vẫn còn đủ tỉnh táo gọi điện về nói chuyện
với vợ con, nhưng anh không lẽ anh không biết gửi tín hiệu cầu cứu đến
các cơ quan chức năng hay sao?. Thuyền bị nạn khi cách cảng Gianh 7 hải
lý, ở đó có Hải đội 2 – Bộ đội biên phòng Quảng Bình túc trực mà không
nhận được tín hiệu cầu cứu hay sao? Hay nhận được tín hiệu những đành
bất lực bởi sóng biển quá lớn?.” (hết trích)
Và thêm một bài viết khác của tác giả Trang Bình,
có lời nói đầu như sau: “Thật may mắn cho người viết được mục kích tận
nơi con tàu chìm trên biển đông, người viết cố gắng tường thuật lại sự
việc thật nghiêm túc để phần nào đó nói lên sự vất vả và cần mẫn của các
chú thợ lặn cũng như đội quân của Cha xứ và Giáo xứ Cồn Sẻ. Qua đây
cũng cho người viết một cảm nhận sâu sắc rằng: “Giá như, vâng chỉ giá
như thôi, nếu các cấp lãnh đạo thương dân hơn một chút thôi thì công
việc đâu đến nỗi khó khăn và vất vả như thế này. Họ đã không giúp gì
nhưng trên các phương tiện truyền thông, hầu hết các báo đài đều kể công
lực lượng Hải Quân và lãnh đạo các cấp chính quyền Quảng Bình”.
Trong bài
viết có đoạn: “Tôi rời biển trong tâm trạng nửa vui nửa buồn. Vui vì tôi
cảm nhận được sự mênh mông của tình người, những con người thợ lặn.
Không quen biết, không họ hàng thân thích, họ chỉ cùng là con một Cha
trên trời xa. Vậy mà mặc cho thời tiết lạnh buốt, mặc cho độ sâu không
an toàn, mặc cho sự nguy hiểm của tính mạng. Họ chỉ biết rằng cứu giúp
người và đem những tia hy vọng cho những thân nhân của các thủy thủ gặp
nạn. Tôi thầm cảm ơn Mẹ Maria Mẹ Thiên Chúa đã phù hộ chở che cho các
chú và nuôi tia hy vọng ấy đến ngày hôm sau. Buồn vì sao? Thưa bởi như
ban đầu tôi đã nói, giá như… chỉ giá như thôi. Giá như những chiếc tàu
cứu hộ của Hải Quân với trang thiết bị đầy đủ ấy ra tay cứu giúp thì đâu
phải vất vả như thế này! Giá như sự quan tâm trên thực tế bằng 2/10 của
lời nói thì tốt biết bao. Ông bà ta thường nói rằng “Hữu sự thì vái tứ
phương”, trong cơn khốn khó cha xứ Cồn Sẻ đã gọi điện và van xin sự cứu
vớt của chính quyền nhưng đổi lại họ không cứu giúp mà còn lừa cả ngài.
Ôi! buồn thay thế sự! Về vấn đề này, chúng tôi sẽ có một bài viết chi
tiết khác để làm rõ. Hẹn gặp lại vào ngày mai với những tia hy vọng mới.
Tàu cứu hộ cập cảng lúc 18h00.”
PV. VRNs
http://www.chuacuuthe.com/?p=44615
___________
Đại tang ở giáo xứ Cồn Sẻ, giáo phận Vinh
Đăng bởi lúc 10:54 Sáng 6/01/13
Mã HTML để dán lên website
VRNs (06.01.2013)-
Quảng Bình – Vào lúc 16g00 ngày 05/01/2013, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái
Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh đã chủ tế thánh lễ an táng cho 14 ngư dân
tại giáo xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)
vừa qua đời trong tai nạn chìm tàu cá rạng sáng ngày 30/12/2012. Đồng tế
với Đức giám mục có các cha Tổng đại diện Phêrô Nguyễn Văn Viên,
cha Phêrô Nguyễn Văn Hương, thư ký Tòa GM, cha Phêrô Lê Thanh Hồng, quản
xứ Sen Bàng, cha Gioan B. Nguyễn Khắc Bá, Giám đốc ĐCV Vinh Thanh, Cha
chủ tịch Caritas giáo phận và cha Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi, quản xứ
Cồn Sẻ.
Cho đến thời điểm này giáo dân Cồn Sẻ mới chỉ tìm được xác của anh Phêrô Mai Khương Duy, 13 người còn lại vẫn chưa tìm thấy xác.
Di ảnh của
14 ngư dân được đặt giữa nhà thờ Cồn Sẻ trong thánh lễ này. Đại tang
đang bao trùm trên giáo xứ khi cùng lúc 14 người anh em ra đi, trong đó
có 6 người trong một gia đình, vừa con trai vừa con rể.
Cồn Sẻ là
một giáo xứ nghèo, giáo dân đa số làm nghề đánh cá trên biển. Hàng năm
hứng chịu thiên tai, lũ lụt, nhưng chưa bao giờ có một đại tang như thế
này. Sắp tới, giáo xứ Cồn Sẻ có một linh mục đầu tiên xuất thân từ giáo
xứ. Mọi sự chuẩn bị cho thánh lễ Mở tay Tân linh mục đã sẵn sàng, nhưng
nay phải gác lại vì đại tang vừa xảy ra.
Những vành khăn tang phủ trắng nhà thờ Cồn Sẻ
Cũng vào lúc 18g30 ngày 05/01/2013, các
bạn trẻ đồng hương Cồn Sẻ đang sinh sống và làm việc xa quê tại Sài
Gòn đã qui tụ nhau dâng thánh lễ cầu nguyện cho 14 ngư dân này và gia
đình của họ. Thánh lễ được cử hành tại nhà nguyện Hiệp nhất DCCT Sài
Gòn, qui tụ khoảng 50 anh chị em, hầu hết là giới trẻ. Trong số đó có
một nữ tu dòng Mến Thánh giá Vinh, một Phó tế Dòng Ngôi Lời và một số tu
sĩ dòng Ngôi Lời. Thánh lễ diễn tả sự liên đới, gắn bó với quê hương
của những anh chị em xa quê. Dù xa quê hương nhưng lòng họ vẫn hướng về
và cầu nguyện cho quê hương Cồn Sẻ.
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, DCCT chủ tế thánh lễ cầu nguyện cho 14 ngư dân Cồn Sẻ
Thầy Phó tế Loan, dòng Ngôi Lời công bố Tin Mừng
Nữ tu
Maria Nguyễn Thị Nhân khoảng 30 tuổi, dòng Mến Thánh giá Vinh, đang theo
học Thần học tại Sài Gòn chia sẻ: “… khi nghe tin về vụ tai nạn này, dù
kỳ thi sắp tới, bài vở rất nhiều nhưng con không thể nào học nổi… Mỗi
khi suy nghĩ về quê hương, con chẳng làm được gì nữa…” Kết thúc phần
chia sẻ cuối thánh lễ (nghe audio), Sơ Nhân xác tín: “Qua biến cố đó,
một đại tang như vậy, không phải mình còn trẻ mà mình không chết, biết
đâu được lát nữa xuống cầu thang mình sẽ chết…vì ngày nào cũng có thể là
ngày tận thế của mình… Nói như thế để chúng ta luôn tỉnh thức và cầu
nguyện.”
Cuối thánh lễ, dù không có di ảnh của 14
ngư dân, tất cả mọi người cũng thắp lên mỗi người một nén nhang để
tưởng nhớ và cầu nguyện cho những anh em này. Danh tánh của họ là:
-
Phêrô Nguyễn Phong (trưởng tàu)
-
Phêrô Nguyễn Lưu
-
Phêrô Nguyễn Chung
-
Phêrô Nguyễn Hùng
-
Phêrô Mai Kiểu
-
Phêrô Phạm Nghĩa
-
Phêrô Cao Hữu Lộc
-
Phêrô Mai Khương Duy (người duy nhất tìm được xác)
-
Phêrô Mai Thái Bạch
-
Phêrô Hoàng Dũng
-
Phêrô Phạm Hiền
-
Phêrô Hoàng Tới
-
Phêrô Mai Hạnh
-
Phêrô Nguyễn Bình
Sơ Maria Nguyễn Thị Nhân chia sẻ cuối thánh lễ
Đồng hương Cồn Sẻ tại Sài Gòn
Xin tiếp
tục cầu nguyện và nâng đỡ anh chị em Cồn Sẻ, nhất là các gia đình của 14
ngư dân bị nạn. Đặc biệt, xin cầu nguyện để việc tìm kiếm thi thể của
13 ngư dân còn lại có kết quả.
PV. VRNs
http://www.chuacuuthe.com/?p=44709
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét