Hốt hết bầy sâu làm nghèo đất nước
Câu nói của ông Nguyễn Bá Thanh "hốt liền, không nói nhiều" dường như đã trở thành tâm điểm của dư luận mấy ngày nay. Đây có thể coi là phát ngôn ấn tượng đầu tiên của tân Trưởng Ban Nội chính TƯ từ khi ông nhậm chức.Dường như ông Bá Thanh muốn gửi thông điệp tới một lĩnh vực quan trọng, xương sống của nền kinh tế hiện nay cần được làm lành mạnh, đó là lĩnh vực ngân hàng. Tiếp theo là thông điệp về hành động - điều mà nhân dân chờ đợi hơn cả.
Việc lập lại Ban Nội chính và thực hiện thêm chức năng là văn phòng của Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng đã thể hiện quyết tâm của Đảng đối với lĩnh vực nước sôi lửa bỏng này.
Tìm ra mắt xích
Đây thực sự là trận tuyến, có khi còn hơn cả trận tuyến bởi giặc tham nhũng rất khó xác định. Nó vừa ở cạnh ta, là bà con của ta, đồng nghiệp của ta, có khi còn ở trong ta. Khó nên Đảng và Nhà nước đã quyết tâm cao, giải pháp nhiều, lực lượng cũng không thiếu nhưng vẫn “chưa đạt được kết quả như mong muốn”.
|
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh. Ảnh: Minh Thăng |
Theo kết quả khảo sát chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2011 do UNDP công bố tháng 5/2012, tình trạng tham nhũng ở Việt Nam phổ biến, trở thành vấn nạn mang tính hệ thống.
Vì vậy phải tìm ra những mắt xích quan trọng. Mỗi năm tuy đưa ra ánh sáng hàng trăm vụ nhưng nó như cỏ dại, nhổ chỗ này lại mọc chỗ khác. Có nhiều nguyên nhân nảy sinh tham nhũng trong đó có cơ chế, song ngay cách “đánh” xét về hệ thống ta chưa điểm đúng huyệt, chưa tìm ra “sâu chúa” trong một mạng lưới và trong liên hiệp các mạng lưới mà khi đánh vào đó sẽ làm rung chuyển cả hệ thống khiến chúng không tự ứng cứu cho nhau. Phải tìm được những Buôn Ma Thuột, vị trí chiến lược xung yếu như trong giải phóng miền Nam trước đây để đánh.
Trong nền kinh tế của ta không một lĩnh vực nào lại tồn tại riêng lẻ. Sự tồn tại của lĩnh vực này đều phụ thuộc vào lĩnh vực khác, cùng tồn tại. Ngay cả tham nhũng cũng vậy, không có bên nào được hưởng lợi tất cả mà như một ma trận. Trong các mối quan hệ thì quan hệ giữa doanh nghiệp và chính trị là quan trọng. Nhưng nó sẽ không còn lành mạnh nếu bị những “con sâu” chi phối.
Trước Hội nghị Trung ương 6, dư luận đã phấn khởi vì một số ‘sâu’ của ngân hàng bị bắt. Đây là một mắt xích hay những “tử huyệt” mà từ đó có thể tìm ra nguyên nhân làm suy yếu nền kinh tế.
Đánh giá về vấn đề này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Đã tập trung chỉ đạo xử lý một số vấn đề phức tạp, nổi cộm trong thực hiện chủ trương cơ cấu lại các tập đoàn kinh tế nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường tài chính... Chỉ đạo việc điều tra, xử lý một số vụ án kinh tế nghiêm trọng, điển hình là việc khởi tố Nguyễn Đức Kiên và một số nguyên lãnh đạo ngân hàng… về các hoạt động phi pháp nhằm mục đích đầu cơ, thao túng thị trường tiền tệ…”.
Cho đến nay vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra. Tuy nhiên hệ lụy và nợ xấu mà nó để lại cho nền kinh tế là vô cùng nặng nề. Chính phủ đang chỉ đạo xử lý rốt ráo nhưng kết quả còn hạn chế, vẫn còn kéo dài khó thu hồi vốn, là gánh nặng cho nền kinh tế.
Tử huyệt phanh phui tham nhũng
Trình bày trước Quốc hội, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho biết trong năm 2012 “tội phạm về kinh tế, tham nhũng phức tạp nổi lên trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng, tác động xấu đến an ninh tài chính, tiền tệ”.
Dư luận quan tâm và hy vọng tân Trưởng ban Nội chính TƯ tham mưu rốt ráo xử lý nghiêm, dứt điểm như người đứng đầu Đảng yêu cầu.
Một trong những thủ đoạn tham nhũng, gót chân A-sin mà như ông Thanh đã chỉ ra, “cán bộ ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng khống giá đất để được vay vốn lớn hơn so với giá trị thế chấp nên để xảy ra nợ xấu ngân hàng. "Hiện cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ ít à. Mấy ông đó là phải bắt ngay, không cần đợi có bằng chứng chung chi gì hết".
Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, và cũng được xem là tử huyệt để từ đó phanh phui tham nhũng, làm lành mạnh thị trường tiền tệ, tạo đà cho kinh tế phát triển.
Chống tham nhũng là nhiệm vụ chính trị hệ trọng hiện nay. Công cuộc này được cả xã hội quan tâm và ủng hộ. Đã đến lúc “không cần nói” - như ông Nguyễn Bá Thanh khẳng định - mà phải hành động. Bước đầu cần tạo tiền đề, tạo đà để từ đó thành hiệu ứng, thành cấp số cộng, số nhân. Một “Buôn Ma Thuột” để tạo niềm tin cho xã hội, làm lộ diện và từ đó xử lý những con sâu, tiến tới hốt cả bầy sâu làm nghèo đất nước.
Nguyễn Đăng Tấn
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/105253/hot-het-bay-sau-lam-ngheo-dat-nuoc.html
_____________
Hỏi con sâu chúa XXX Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ rõ!
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực nói chuyện "chạy" vào công chức ở thủ đô tại kỳ họp HĐND TP cuối năm 2012. Ảnh: Tuổi Trẻ
Tin vui và tin buồn!
Tin vui là Hà Nội không phát hiện bất cứ trường hợp nào “chạy”
công chức. Tin buồn là người dân thủ đô lại có vẻ tin vào “tin buồn” chạy công chức
mất 100 triệu của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy hơn là việc
phủ nhận bằng “tin vui”, sau sự xuất hiện của 3 đoàn thanh tra.
Nếu phải có thêm một chi
tiết để nói về niềm tin thì đó là những câu chuyện nói theo kiểu dân
gian thời @ “chém gió vỉa hè”, về một câu chuyện hoàn toàn nghiêm túc:
“Có phải ông Dực sắp về hưu?”, “Hôm đó, ông Dực có uống nhầm thứ gì
không?”. Hình như đối với người dân, việc một quan chức đương chức công
bố một “tin buồn” thì hoặc ông “dũng cảm bất thường”, hoặc ông sắp phải
nhận một “tin buồn”.
Nhắc lại, tại phiên thảo luận trong kỳ
họp Hội đồng Nhân dân thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp
thành phố hôm 7.12, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng
Dực khẳng định: Để “chạy” công chức
thủ đô phải mất khoảng 100 triệu đồng. Ông nói thẳng địa chỉ: Chỗ
trưởng phòng nội vụ các quận, huyện: “Ngoài 2 cán bộ mà tôi phát hiện và
yêu cầu kiểm điểm, việc tôi chỉ ra trưởng phòng nội vụ một số quận,
huyện là đầu mối nhận hồ sơ, chạy việc thì phải biết chứ không thể lờ mờ
được”.
Chuyện chạy công chức, trong logic thông
thường, thực ra rất khó lý giải. Ông Thang Văn Phúc có lần than thở:
Hồi còn làm thứ trưởng (Bộ Nội vụ), lương ông chưa tới 10 triệu đồng,
không đủ sống. Còn quan chức Sở Nội vụ Hà Nội thì nói đến “cái gốc”:
“Cái gốc là phải có sự quan tâm cải thiện thu nhập cho cán bộ công chức.
Mức lương hiện nay quá thấp so với trách nhiệm và lao động của cán bộ
công chức. Khối lượng công việc của bộ máy chính quyền mà công chức phải
thực hiện tăng gấp hàng chục lần, trong khi thu nhập thì còn quá thấp”.
Làm việc quá nhiều, lương quá thấp, thấp đến độ lương thứ trưởng còn
không đủ sống, ấy thế mà vẫn có người mất cả trăm triệu để phải chạy. Âu
cũng là một chuyện lạ, kiểu “chỉ có ở Việt Nam”.
Nhưng chưa hết, những công chức “lương
không đủ sống” đó đang mắc phải chứng bệnh người giàu. Theo Viện Dinh
dưỡng quốc gia, có tới 15% công chức ở Hà Nội và TPHCM ở độ tuổi từ 45 -
49 thừa cân, béo phì.
Thế là chúng ta có một thứ logic: Người
ta phải mất cả trăm triệu để “chạy” vào công chức. Công chức đang nhận
đồng lương chết đói. Nhưng công chức lại “hưởng” bệnh béo phì.
Chữ “không”, con số "0" lạnh lùng mà Hà
Nội vừa công bố đang là lời tự khẳng định của Hà Nội. Với những cán bộ
cấp trên thì trong sạch, liêm khiết, cấp dưới thì chất lượng, trung
thực. Còn chuyện “chạy” thì “bằng chứng đâu?”, rằng là chuyện ở đâu đó,
của ai đó, chứ không phải của thủ đô.
Không hề ngẫu nhiên, trong buổi họp công
bố chữ "không" này, Hà Nội đưa ra câu chuyện “cơ quan chức năng còn
phát hiện nhiều trường hợp thí sinh bị lừa tiền chạy công chức, do cả
tin và nhờ vả giúp đỡ. Cụ thể, chị P.T.T (quận Hoàng Mai) bị Nguyễn Thu
Hằng (xã Dương Hà, Gia Lâm) mạo danh là cán bộ Sở Nội vụ lừa 280 triệu
đồng để “chạy” vào làm giáo viên THPT”.
Sẽ không bao giờ như mong muốn, chi tiết
này không bao giờ có ý nghĩa “cái cọc” cho niềm tin dư luận. Bởi “cái
cọc”- nếu muốn có, phải là câu chuyện làm thật; chứ không phải là cái
lắc đầu, hay việc “đề nghị lắp camera” để “minh bạch quá trình thi tuyển
và khi cần thì có thể bật lại để kiểm tra”.
“Đến thời điểm này, tôi không phải chịu
sức ép nào cả!” - ông Dực vừa khẳng định với báo chí. Ông đúng. Vì sức
ép đó đang được đổ lên niềm tin của dân chúng thủ đô, của nhân dân cả
nước khi có lúc họ đã trót tin rằng, với lời khẳng định của một quan
chức đầu ngành kiểm tra, sẽ có những ''con sâu'' được lôi ra trong một
bộ phận không nhỏ nào đó.
http://laodong.com.vn/Su-kien-binh-luan/Tin-vui-va-tin-buon/99038.bld
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét