Mua bán vàng không đúng chỗ có thể bị phạt 50 – 100 triệu đồng
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc ngân
hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, mua bán vàng tại các đơn vị cấp
phép sẽ an toàn cho người mua. Còn nếu người tiêu dùng cố tình mua bán ở
những tiệm vàng không được cấp phép sẽ rất rủi ro vì nếu cơ quan chức
năng phát hiện sẽ xử phạt cả tiệm vàng lẫn các bên mua – bán với mức
phạt rất cao.
Từ
10.1.2013, mua bán vàng miếng ngoài các đơn vị được cấp phép sẽ bị phạt
từ 50 – 100 triệu đồng và tịch thu tang vật (trong ảnh: giao dịch vàng
miếng tại công ty SJC). Ảnh: Thanh Hảo
|
Từ ngày 10.1, mua bán vàng miếng được xem như mua bán
ngoại tệ, theo quy định trong nghị định 95 của Chính phủ về xử phạt hành
vi kinh doanh, mua bán vàng không đúng với quy định của pháp luật. Cụ
thể, nghị định 95/2011 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền
tệ và ngân hàng ra đời và có hiệu lực từ ngày 20.10.2011. Theo nghị
định này, hành vi “mua bán, thanh toán ngoại tệ không đúng quy định của
pháp luật” sẽ bị phạt 50 – 100 triệu đồng. Hành vi này còn bị áp dụng
hình thức phạt bổ sung là “tịch thu tang vật là số ngoại tệ, đồng Việt
Nam hoặc vàng”.
Như vậy, nếu mua bán vàng không đúng nơi quy định,
người dân có thể bị tịch thu vàng (nếu đem bán), tịch thu tiền (nếu đem
tiền đi mua), và còn bị phạt thêm 50 – 100 triệu đồng.
Về việc kiểm tra và giám sát các hoạt động mua bán
vàng, theo ông Phan Hoàn Kiếm, phó giám đốc sở Công thương kiêm chi cục
trưởng chi cục Quản lý thị trường thành phố, mỗi khi tiến hành kiểm tra,
cùng với quản lý thị trường sẽ có các đơn vị chức năng liên quan như
đại diện ngân hàng Nhà nước, công an địa phương…
Theo đại diện ngân hàng Nhà nước, để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, khi mua bán vàng, người mua nên yêu cầu nơi bán (các công ty, ngân hàng) xuất hoá đơn, trong đó ghi rõ số series để có thể khiếu nại nếu phát sinh sự cố.
Như vậy, hiện trên toàn quốc có 2.497 điểm giao dịch
được kinh doanh vàng miếng thuộc 38 đơn vị (22 tổ chức tín dụng và 16
doanh nghiệp) theo quy định của nghị định 24/CP của Chính phủ. Riêng tại
TP.HCM, từ 3.000 điểm chỉ còn 900 điểm kinh doanh vàng miếng.
Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại, kể cả chi nhánh,
điểm giao dịch của ngân hàng và các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh
doanh vàng miếng đều treo biển thông báo bán vàng miếng. Người tiêu
dùng có thể tìm đến các điểm này, cũng như có thể đến các điểm giao dịch
của công ty SJC, PNJ…
Bích Thảo
http://sgtt.vn/Tieu-dung/174149/Mua-ban-vang-khong-dung-cho-co-the-bi-phat-50-%E2%80%93-100-trieu-dong.html
______
_______
Cập nhật lúc 19:31, 03/01/2013
Khoảng 4.000 điểm kinh doanh vàng đã đóng cửa
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện cả nước chỉ còn khoảng
8.000 điểm kinh doanh vàng thay vì hơn 12.000 điểm trước đây.
Trước khi thực hiện cấp phép và tổ chức hệ thống kinh doanh vàng miếng theo Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện khảo sát và đánh giá lại tình hình mạng lưới kinh doanh vàng trên cả nước.
Kết quả cho thấy hiện chỉ còn khoảng
8.000 điểm kinh doanh vàng, thuộc các thành phần khác nhau thay vì hơn
12.000 điểm trước đây.
“Mạng lưới kinh doanh vàng đã có sự sụt giảm một cách tự nhiên trong những tháng gần đây”, vị lãnh đạo trên nói.
Thời gian qua xuất hiện vàng nhái, vàng giả hay những phát sinh với vàng miếng cong vênh... khiến người dân có tâm lý chọn giao dịch ở những điểm lớn, có thương hiệu hơn là các cửa hàng nhỏ lẻ. |
Như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói
trước Quốc hội vừa qua, các doanh nghiệp chỉ cần trong giấy phép có ghi
kinh doanh vàng là có thể tham gia mở các điểm giao dịch, mua bán vàng
miếng “thoải mái”. Quy mô các điểm giao dịch theo đó mở rộng và mang
tính lịch sử.
Tuy nhiên, khoảng 4.000 điểm đã bỏ cuộc
trong những tháng gần đây là đáng chú ý. Sụt giảm “một cách tự nhiên”
theo giải thích của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước là do kinh doanh ngày
một khó khăn.
“Rất nhiều cửa hàng trước đây là kinh doanh vàng nhưng chủ yếu nữa là ngoại tệ trái phép. Nhưng ngoại tệ một thời gian dài gần như không có biến động, giao dịch không còn sôi động như trước nên cơ hội tạo nhuận ngày một hẹp đi.
“Rất nhiều cửa hàng trước đây là kinh doanh vàng nhưng chủ yếu nữa là ngoại tệ trái phép. Nhưng ngoại tệ một thời gian dài gần như không có biến động, giao dịch không còn sôi động như trước nên cơ hội tạo nhuận ngày một hẹp đi.
Mặt khác, giao dịch ngoại tệ không khéo
lại bị bắt và bị phạt. Lợi nhuận khó, rủi ro cao nên họ bỏ. Còn với
vàng, năm rồi buôn bán vàng miếng khó khăn vì biến động khó lường, nếu
ít vốn thì càng khó sống sót”, ông này giải thích.
Ở lý do trên, Nghị định 95 của Chính phủ
là một cơ sở pháp lý để cơ quan chức năng tăng cường xử phạt trong kinh
doanh ngoại tệ trái phép; trong đó có điều khoản có sức nặng răn đe là
tịch thu tang vật vi phạm…
Ngoài ra, trong năm 2012, thị trường bắt
đầu rộ lên nhiều rủi ro trong giao dịch vàng miếng như vàng giả, vàng
không đủ tuổi, vàng cong vênh…, nên người dân càng thận trọng hơn trong
giao dịch, họ chủ yếu tìm đến các điểm lớn và có thương hiệu; các cửa
hàng nhỏ lẻ càng hẹp cửa kinh doanh và đã tìm cách chuyển hướng.
Từ ngày 10/1 tới, triển khai Nghị định
24 của Chính phủ về quản lý kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước đã cấp
phép cho 31 đầu mối với gần 2.500 điểm giao dịch tại 63 tỉnh thành trên
cả nước. Dự kiến, thời gian tới sẽ tiếp tục xem xét để cấp phép thêm mà
mở rộng mạng lưới này.
- Theo VnEconomy
- http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong-doanh-nghiep/201301/Khoang-4000-diem-kinh-doanh-vang-da-dong-cua-2209345/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét